[Funland] Chỉ bàn về kinh tế, xã hội Trung Quốc

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,022
Động cơ
398,660 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Có điều TQ đã làm được mà VN chưa học được là xây dựng bổ chỉ số kinh tế xã hội để đánh giá lãnh đạo cấp tỉnh - TP, nôm na là KPI, ở VN thì tỉnh nhà cứ nghèo bền vững còn lđ thì cứ tại nhiệm 2 nhiệm kỳ hoặc lên chức đều chính vì vậy mà hiện nay có tới 46/63 tỉnh thành ko tự cân đối thu chi được Trung ương phải hỗ trợ năm này qua năm khác
Tq mỗi bí thư tỉnh như một ông vua con không khác gì nguyên thủ 1 nước khác. Không hiểu họ quản lý kiểu gì mà tập quyền Tw cũng rất cao mà tự do chủ động cấp dưới cũng khủng? Tài thật
E chưa nghe vụ TQ có cái này, cụ cho em xin thêm thông tin tham khảo được không ? Vì cái này mà các tỉnh ko tự cân đối thu chi thật à ?
Nguyên tắc tổ chức lãnh đạo của TQ là thế này các cụ: Lãnh đạo địa phương tự chủ kinh tế, phụ thuộc chính trị.

Ở TQ không có chuyện lấy thu ngân sách tỉnh nọ bù cho tỉnh kia như VN, mà các địa phương (cho đến cấp huyện) đều tự làm tự ăn. Thu ngân sách trên địa bàn chia ra 2 nguồn: thu địa phương (của các doanh nghiệp địa phương) và thu trung ương (từ các doanh nghiệp trung ương và thuế XNK). Nguyên tắc là thế này: thu địa phương giữ lại 100%, thu trung ương được giữ lại bao nhiêu % là tùy tình hình, tóm lại anh chỉ có thể tiêu nhiều nhất là số thu trên địa bàn, không có chuyện chạy về cấp cao hơn xin tiền (trừ khi anh xin được dự án). Bù lại, lãnh đạo địa phương được quyền tự chủ rất lớn trong các vấn đề kinh tế, ví dụ phát hành trái phiếu địa phương, thưởng kêu gọi đầu tư vv.

Thế nhưng, trong tổ chức nhân sự thì TQ cực kỳ độc tài. Nguyên tắc của họ là chính quyền nắm kinh tế, còn Đảng nắm nhân sự. 1 ông tỉnh trưởng hoặc huyện trưởng có thể rất có chủ kiến, rất quyền lực ở địa phương, nhưng chỉ cần ông bí thư cấp trên đánh 1 tờ A4 là có thể bị điều đi địa phương khác, và như thế mất hết gốc rễ quyền lực.

Đảng thì lại là cơ cấu ngành dọc và không bị ước chế bởi các quy định pháp luật, nên có thể quản lý các lãnh đạo địa phương theo chính sách riêng. Cho nên TQ có thể vừa lỏng vừa chặt là như vậy.
 

rgbhis

Xe tăng
Biển số
OF-26681
Ngày cấp bằng
31/12/08
Số km
1,957
Động cơ
507,907 Mã lực
Có điều TQ đã làm được mà VN chưa học được là xây dựng bổ chỉ số kinh tế xã hội để đánh giá lãnh đạo cấp tỉnh - TP, nôm na là KPI, ở VN thì tỉnh nhà cứ nghèo bền vững còn lđ thì cứ tại nhiệm 2 nhiệm kỳ hoặc lên chức đều chính vì vậy mà hiện nay có tới 46/63 tỉnh thành ko tự cân đối thu chi được Trung ương phải hỗ trợ năm này qua năm khác
E hóng hớt thời sự thấy bộ ngành địa phương nước mình cũng có mấy bộ chỉ số kiểu: năng lực cạnh tranh, chuyển đổi số, .. rồi cụ. Cho nên e nghĩ nguyên nhân ở ý chí lãnh đạo TW và các vấn đề nội tình thâm sâu khác mà dân thường như e ko rõ được. Vì vậy nước ta chưa sử dụng những bộ chỉ số đã có như là 1 công cụ để đánh giá lãnh đạo.
Như vấn đề tham nhũng ấy, quan chức TQ tham nhũng ác liệt hơn VN nhưng cp TQ chống tham nhũng cũng quyết liệt hơn nhiều.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,357
Động cơ
217,559 Mã lực
Như vấn đề tham nhũng ấy, quan chức TQ tham nhũng ác liệt hơn
lại nghe đồn bậy bạ rồi, Lý Khắc Cường là người không có vết tham nhũng gì, nếu không các cụ đã lôi lên trên này! :D
 

langtoilangtoi

Xe điện
Biển số
OF-520012
Ngày cấp bằng
6/7/17
Số km
3,429
Động cơ
42,291 Mã lực
Tuổi
48
Nguyên tắc tổ chức lãnh đạo của TQ là thế này các cụ: Lãnh đạo địa phương tự chủ kinh tế, phụ thuộc chính trị.

Ở TQ không có chuyện lấy thu ngân sách tỉnh nọ bù cho tỉnh kia như VN, mà các địa phương (cho đến cấp huyện) đều tự làm tự ăn. Thu ngân sách trên địa bàn chia ra 2 nguồn: thu địa phương (của các doanh nghiệp địa phương) và thu trung ương (từ các doanh nghiệp trung ương và thuế XNK). Nguyên tắc là thế này: thu địa phương giữ lại 100%, thu trung ương được giữ lại bao nhiêu % là tùy tình hình, tóm lại anh chỉ có thể tiêu nhiều nhất là số thu trên địa bàn, không có chuyện chạy về cấp cao hơn xin tiền (trừ khi anh xin được dự án). Bù lại, lãnh đạo địa phương được quyền tự chủ rất lớn trong các vấn đề kinh tế, ví dụ phát hành trái phiếu địa phương, thưởng kêu gọi đầu tư vv.

Thế nhưng, trong tổ chức nhân sự thì TQ cực kỳ độc tài. Nguyên tắc của họ là chính quyền nắm kinh tế, còn Đảng nắm nhân sự. 1 ông tỉnh trưởng hoặc huyện trưởng có thể rất có chủ kiến, rất quyền lực ở địa phương, nhưng chỉ cần ông bí thư cấp trên đánh 1 tờ A4 là có thể bị điều đi địa phương khác, và như thế mất hết gốc rễ quyền lực.

Đảng thì lại là cơ cấu ngành dọc và không bị ước chế bởi các quy định pháp luật, nên có thể quản lý các lãnh đạo địa phương theo chính sách riêng. Cho nên TQ có thể vừa lỏng vừa chặt là như vậy.
E nghĩ với cấp tỉnh có thể làm được như vậy và phù hợp với TQ bởi 1 tỉnh của họ rất lớn, có thể nói gần như 1 quốc gia với các món.
Ở VN thì mỗi tỉnh có nhiều lợi thế nhưng cũng có tỉnh có nhiều bất lợi trong cân đối thu chi. Điều 1 ông năng lực hạn chế về HN thì HN vẫn cứ thu cao vì địa tô tốt, điều 1 ông rất giỏi về Hà Giang thì vẫn âm thôi. Có nơi bà con nông dân bội thu đấy nhưng chính quyền có thu được đồng nào đâu. Ai đó so sánh với HN là ko công bằng.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
5,024
Động cơ
22,680 Mã lực
Châu Âu mặc dù trì trệ và tụt hậu về nhiều thứ, nhưng nói đến các công nghệ vật chất thì vẫn rất giỏi. Như con A350 của Airbus, Mỹ ra B787 cánh composite, Airbus cạnh tranh làm phát được luôn. Thế mà con ARJ của Nhật nhỏ hẹp hơn rất nhiều mà cả Mitsu, Kawasaki và Fuji Heavy xúm lại làm không nổi cái cánh composite, cứ bay thử là nứt. Đó là 1 trong các lý do khiến Mitsu nản quá phải bỏ chương trình làm máy bay chở khách.

Về AUKUS thì có thể hình dung, với Mỹ thì NATO là chiến hữu, còn Anh Úc là họ hàng. Cho chiến hữu 10 đồng thì cũng phải cho họ hàng 1 đồng, chương trình tàu ngầm AUKUS chính là như vậy.

Phương Tây đã có thỏa thuận cầm vận vũ khí Trung quốc suốt từ sự kiện Thiên An Môn 1989 đến nay, và sẽ càng ngày càng khắc nghiệt. Nên Pháp kiểu gì cũng không dám bán công nghệ nhạy cảm cho Mỹ. Có con buôn Israel bán trộm được gì thì bán (đã bán được thiết kế nhái F-16 cho TQ).
Mr Vượng cũng đi con đường đó VFS copy của Đức một số.

Nguyên tắc tổ chức lãnh đạo của TQ là thế này các cụ: Lãnh đạo địa phương tự chủ kinh tế, phụ thuộc chính trị.

Ở TQ không có chuyện lấy thu ngân sách tỉnh nọ bù cho tỉnh kia như VN, mà các địa phương (cho đến cấp huyện) đều tự làm tự ăn. Thu ngân sách trên địa bàn chia ra 2 nguồn: thu địa phương (của các doanh nghiệp địa phương) và thu trung ương (từ các doanh nghiệp trung ương và thuế XNK). Nguyên tắc là thế này: thu địa phương giữ lại 100%, thu trung ương được giữ lại bao nhiêu % là tùy tình hình, tóm lại anh chỉ có thể tiêu nhiều nhất là số thu trên địa bàn, không có chuyện chạy về cấp cao hơn xin tiền (trừ khi anh xin được dự án). Bù lại, lãnh đạo địa phương được quyền tự chủ rất lớn trong các vấn đề kinh tế, ví dụ phát hành trái phiếu địa phương, thưởng kêu gọi đầu tư vv.

Thế nhưng, trong tổ chức nhân sự thì TQ cực kỳ độc tài. Nguyên tắc của họ là chính quyền nắm kinh tế, còn Đảng nắm nhân sự. 1 ông tỉnh trưởng hoặc huyện trưởng có thể rất có chủ kiến, rất quyền lực ở địa phương, nhưng chỉ cần ông bí thư cấp trên đánh 1 tờ A4 là có thể bị điều đi địa phương khác, và như thế mất hết gốc rễ quyền lực.

Đảng thì lại là cơ cấu ngành dọc và không bị ước chế bởi các quy định pháp luật, nên có thể quản lý các lãnh đạo địa phương theo chính sách riêng. Cho nên TQ có thể vừa lỏng vừa chặt là như vậy.
Cái trò lấy chỗ này nuôi chỗ kia đúng là quá tai hại. An chơi nhảy múa tiêu tiền mà không bị làm sao, giảm động lực rất nhiều đúng là ở đất ơ kìa rất ơ kìa :) có ví dụ rất tốt là Tq vậy mà học được hơi ít
 
Chỉnh sửa cuối:

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
5,644
Động cơ
520,952 Mã lực
E hóng hớt thời sự thấy bộ ngành địa phương nước mình cũng có mấy bộ chỉ số kiểu: năng lực cạnh tranh, chuyển đổi số, .. rồi cụ. Cho nên e nghĩ nguyên nhân ở ý chí lãnh đạo TW và các vấn đề nội tình thâm sâu khác mà dân thường như e ko rõ được. Vì vậy nước ta chưa sử dụng những bộ chỉ số đã có như là 1 công cụ để đánh giá lãnh đạo.
Như vấn đề tham nhũng ấy, quan chức TQ tham nhũng ác liệt hơn VN nhưng cp TQ chống tham nhũng cũng quyết liệt hơn nhiều.
Căn cứ nào cụ bảo nó tham nhũng ác liệt hơn? Nó xếp thứ 65/180 về chỉ số cảm nhận tham nhũng.
2022 Corruption Perceptions Index: Explore the… - Transparency.org
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,125
Động cơ
532,237 Mã lực
thu nhập liên quan gì tới tính mạng hở cụ? đời em sẽ không bao giờ bước chân lên cái máy bay tàu đâu, và em nghĩ rất nhiều người khác cũng vậy, dù giá rẻ cách mấy cũng không đáng để đánh đổi sự an tâm và an toàn.
Em cũng từng nghĩ ko bao giờ đi cái tàu điện trên cao và đi ở dưới cũng tránh đường tàu ra. Và giờ em chỉ mong nó hoàn thành nhanh chuyến ga HN- Nhổn để đi thôi. Em nản với đường bộ HN quá rồi.
 

conngua280390

Xe điện
Biển số
OF-818430
Ngày cấp bằng
31/8/22
Số km
2,405
Động cơ
105,439 Mã lực
Tuổi
34
Thì em nói rồi đó, bản chất là nếu để tự do các tập đoàn công nghệ khi có dư thừa tài chính sẽ có xu hướng đổ nguồn lực để giữ vị trí (độc quyền) và làm các thứ linh tinh được gọi dưới cái tên R&D. Anh Tập nhận ra vấn đề đó nên bắt đầu hành động để chấn chỉnh lại, bảo chúng mày rảnh rồi thì giúp nước đi đừng lo đấu đá lẫn nhau với làm mấy cái trò vô bổ nữa.

Alibaba cũng như Google thôi, xây dựng sản phẩm chính của mình đều rất cần cho xã hội, là những tấm gương sáng của người làm công nghệ. Nhưng khi nó thành công rồi, phình to rồi, dư thừa nguồn lực rồi thì có thể nó bắt đầu đi sai đường, anh Jack Ma và Alibaba may hơn vì được sống dưới mái nhà TQ, được Tập chủ tịch soi sáng nên đã sớm tỉnh ngộ không đi theo vết xe đổ của Google nên vẫn là tấm gương sáng cho thế hệ sau học hỏi.
Bôi đen, thôi được rồi đã hiểu lòng nhau!
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
5,024
Động cơ
22,680 Mã lực
Thông tin này có điểm sai sót. TQ đánh giá cao các thành tích phát triển kinh tế xã hội địa phương nhưng không có KPI cụ thể cho lãnh đạo. Ai có thành tích thì thêm điểm cộng vào lý lịch thôi. Còn thế nào được xác định là "thành tích" thì còn phải do ô dù phía trên đứng ra nói hộ. Làm ra thành tích lớn nhưng không có ô dù thì đường thăng tiến cũng tối mù. Ngược lại có những ông "sống lâu lên lão làng" vì có phe cánh khỏe lên cứ leo ầm ầm lên trung ương.
Cũng có chuyện thành tích do người này làm ra (ví dụ phó chủ tịch kéo đầu tư về) nhưng lại bị đá đi để người khác đến hái quả.
Nhìn chung trong chính trị TQ thì không nhập phe không thể leo cao, bất chấp thành tích. Điều này thì tương tự như ở các nước khác thôi chứ không có gì lạ.
Khốn nạn nhất là làm ra thành tích vang dội cho địa phương nhưng ô dù yếu hoặc mới về hưu thì cũng sẽ được "thăng chức" đến mấy vị trí vớ vẩn chờ hưu.

Bí thư các tỉnh thì như vua con nên làm ra nhiều trò che mắt trung ương rất láo. Trong đó em thấy thú vị nhất là trò cho công ty sân sau mạo danh là công ty con của tập đoàn nhà nước đến đầu tư và nhận thầu ở địa phương mình. Kết quả là vừa tăng được GDP, cộng điểm trong lý lịch, vừa biến tiền ngân sách thành tiền túi.

Tuy nhiên ngoài mặt xấu thì cũng có mặt tốt. Vì chạy đua thành tích và kiếm tiền cho công ty sân sau thì bài ngon ăn nhất là phát triển cơ sở hạ tầng. Vì vậy các thành phố tỉnh lẻ mới đua nhau làm đường thật to thật rộng, công viên thật đẹp, dự án bất động sản hàng vạn căn hộ. Nhiều thành phố đường quá to so với dân số. Dân ở đó đi đường cực thoáng, nhiều vườn hoa cây xanh.

Vừa rồi em ghé một thành phố hơn 3 triệu dân trên bờ sông Đông Giang. Trông thành phố cũng bình thường thôi, xét dân số, mật độ hay số lượng nhà cao tầng thì chắc là thua kém HN và SG. Nhưng đường xá ở đây thì tuyệt vời. Cái ngõ ở đây cũng to hơn con phố ở HN. Đường đi thì rộng thênh thang mênh mang. Những con phố nhỏ chỉ để phục vụ các block nhà thôi cũng là đại lộ 10 làn xe. Chỗ đậu xe dọc đường thì phải nói là bạt ngàn. Không có bất kỳ đường nào cấm đậu xe. Có lẽ người dân thành phố này mỗi người đi 1 xe riêng cũng không bao giờ tắc đường, không bao giờ thiếu chỗ đậu. Nếu nói về kinh tế thì cực kỳ lãng phí nhưng về góc độ người dân thì quá sướng.
Đầu tư hạ tầng thì không lãng phí đâu. Càng để lâu càng khó đầu tư vì khó gpmb, dân trí lên cao dễ cản. Núi nợ lên thâm hụt ngân sách lên càng ngại

Cái giá trị công việc hạ tầng đó lại tạo ra GDP, GDP lại quay lại thúc đẩy công ăn việc làm tiêu dùng thu nhập như vòng xoáy phát triển. Đặc biệt Tq tỷ lệ nội địa hoá hạ tầng rất cao. Miễn là đến mức quả bóng nợ còn chịu được

Mỹ có mấy chục năm bỏ quên đầu tư hạ tầng. Trump nói hạ tầng Mỹ như nước thế giới thứ 3. Nên bây giờ sẽ thúc lại chứ đang là rào cản lớn của Mỹ; nhưng thúc cũng khó đấy, kể cả công nghệ tàu cao tốc Mỹ cũng không có, sản xuất cũng không phải nhập khẩu, mọi chi phí quá đắt đỏ trong khi nợ công đã quá cao
 
Chỉnh sửa cuối:

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,375
Động cơ
296,557 Mã lực
Tuổi
39
Chủ tịch Hứa Gia Ấn của Evergrande đã bị cảnh sát xích hôm nay. Thử thách thực sự cho Lý Cường.
 

Tuấn_132

Xe tải
Biển số
OF-581625
Ngày cấp bằng
26/7/18
Số km
426
Động cơ
276,470 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Lâm Đồng
Năm nay Tq nghỉ lễ trung thu và quốc khánh lâu quá, giá sầu riêng tại Tây Nguyên giảm từ 80k/kg xuống còn 60k/kg. Cũng do đó mà dân neo trái, không cắt nên lượng chín rụng rất nhiều, nhờ đó mà dân Việt Nam được ăn sầu riêng loại 1 mà còn chín rụng tự nhiên...
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
5,475
Động cơ
58,898 Mã lực
Luyện kim để làm đầu bút bi nó nằm ở hiệu quả chi phí. Còn làm turbin máy bay thì nó phức tạp hơn rất nhiều. Trong thép có cái gì chả ai biết được, mỗi quặng sắt, mỗi loại than, mỗi cách kết hợp sẽ cho ra một loại thép chất lượng khác nhau. Em nói vui chứ đôi khi china không có quặng sắt chất lượng như Anh-Mỹ thì trình độ kiểu gì cũng thua thôi.
Nga mới là số 1 về luyện kim cụ. Không phải Anh Mỹ.
 

playboy83

Xe buýt
Biển số
OF-141253
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
529
Động cơ
-186,259 Mã lực
Nguyên tắc tổ chức lãnh đạo của TQ là thế này các cụ: Lãnh đạo địa phương tự chủ kinh tế, phụ thuộc chính trị.

Ở TQ không có chuyện lấy thu ngân sách tỉnh nọ bù cho tỉnh kia như VN, mà các địa phương (cho đến cấp huyện) đều tự làm tự ăn. Thu ngân sách trên địa bàn chia ra 2 nguồn: thu địa phương (của các doanh nghiệp địa phương) và thu trung ương (từ các doanh nghiệp trung ương và thuế XNK). Nguyên tắc là thế này: thu địa phương giữ lại 100%, thu trung ương được giữ lại bao nhiêu % là tùy tình hình, tóm lại anh chỉ có thể tiêu nhiều nhất là số thu trên địa bàn, không có chuyện chạy về cấp cao hơn xin tiền (trừ khi anh xin được dự án). Bù lại, lãnh đạo địa phương được quyền tự chủ rất lớn trong các vấn đề kinh tế, ví dụ phát hành trái phiếu địa phương, thưởng kêu gọi đầu tư vv.

Thế nhưng, trong tổ chức nhân sự thì TQ cực kỳ độc tài. Nguyên tắc của họ là chính quyền nắm kinh tế, còn Đảng nắm nhân sự. 1 ông tỉnh trưởng hoặc huyện trưởng có thể rất có chủ kiến, rất quyền lực ở địa phương, nhưng chỉ cần ông bí thư cấp trên đánh 1 tờ A4 là có thể bị điều đi địa phương khác, và như thế mất hết gốc rễ quyền lực.

Đảng thì lại là cơ cấu ngành dọc và không bị ước chế bởi các quy định pháp luật, nên có thể quản lý các lãnh đạo địa phương theo chính sách riêng. Cho nên TQ có thể vừa lỏng vừa chặt là như vậy.
Lên mới co truyện trải qua đợt Covid vừa rồi , các tỉnh bị thâm hụt ngăn sách lên tìm mọi cách đẻ tăng phạt hành chính, xử phạt giao thông người dân. . Câu truyện tưởng như đùa như lại thật xẩy ra ở TQ
 

wildcat74

Xe điện
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
4,861
Động cơ
574,476 Mã lực
Theo em thì có 3 cấp độ tự chủ:
1. Làm ra sản phẩm. Máy móc thì nhập. TQ đã làm chủ bậc này ở rất đa số các ngành.

2. Làm ra cái máy để làm ra sản phẩm. TQ đã làm chủ bậc này ở một số ngành. Âu Mỹ Nhật vẫn nắm lợi thế tương đối ở bậc này nhưng chênh lệch không quá lớn.

3. Làm ra cái máy để sản xuất những cái máy. Đây là bậc mà TQ tự chủ thấp nhất. Và đây cũng là bậc duy nhất mà Âu Mỹ Nhật có lợi thế vượt trội so với TQ.
Tự chủ hay không thường được đánh giá trên cơ sở có nắm được công nghệ lõi (core technology) hay chưa. Core technology được hiểu nôm na là tập hợp các quy trình triển khai dựa trên kết quả nghiên cứu phát triển công nghệ được thể hiện dưới dạng phương pháp thống nhất. Giới học thuật vẫn quan niệm nhân loại có 9 thứ công nghệ lõi: Cơ khí, quang học, cấu kiện, điện, điện tử, chất lỏng, sinh học, vật liệu và nhiệt năng. Mà nói về nghiên cứu thì khoai tây nó tầm nhìn hàng mấy trăm năm; chẳng hạn chức danh giáo sư Lucasian của trường Cambridge là do đại gia Lucas để lại đất đai hoa lợi dùng trả lương cho ông giáo sư Lucasian từ TK 17, từ đó đến nay rất nhiều các bộ não thuộc hàng khủng của nhân loại được tuyển làm giáo sư Lucasian từ Newton,... đến Paul Dirac, Hawking. Qua nhiều thế kỷ và nhiều trường đại học, cơ sở nghiên cứu... lượng tri thức được tập hợp là vô cùng khổng lồ. Số trường đại học có khoảng vài chục giải Nobel của Anh và Mỹ là rất nhiều. Việt Nam mình có GS Ngô Bảo Châu được giải Field cũng đang làm bên Mỹ, mà bên ấy nó nuôi cỡ như GS Châu số lượng chắc phải hàng chục nghìn. Chị Kariko nó cũng nuôi từ ngày vô danh tiểu tốt ở Hung qua, cả mấy chục năm chỉ ăn và nghiên cứu, chả ai biết; rồi tự nhiên một ngày đẹp giời có con Covid nó mới lôi cái nghiên cứu của chị ấy ra làm vaccine- cỡ như chị Kariko cũng nhiều chục nghìn...; TQ tự ái ko thèm tiêm vaccine Mỹ, kết quả là đến tận 2023 vẫn cách ly. Chứng tỏ ko có những thứ đó giấu trong tay áo!
 

playboy83

Xe buýt
Biển số
OF-141253
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
529
Động cơ
-186,259 Mã lực
Chủ tịch Hứa Gia Ấn của Evergrande đã bị cảnh sát xích hôm nay. Thử thách thực sự cho Lý Cường.
Bắt từ hôm 25 rồi chứ đâu phải hôm nay. Báo chí đăng về tổng nợ của thằng này rơi vào tầm 340 tỉ $ . Có lẽ nhà nc sẽ nhảy vào tái cấu trúc chứ chắc k để thằng này sụp đổ đâu . Nếu để Evergrande phá sản thì người dân bị thiệt hại rất lớn , những người đã nộp tiền nhưng chưa nhận đc nhà
 

ar3a

Xe điện
Biển số
OF-64406
Ngày cấp bằng
19/5/10
Số km
4,704
Động cơ
541,742 Mã lực
Bắt từ hôm 25 rồi chứ đâu phải hôm nay. Báo chí đăng về tổng nợ của thằng này rơi vào tầm 340 tỉ $ . Có lẽ nhà nc sẽ nhảy vào tái cấu trúc chứ chắc k để thằng này sụp đổ đâu . Nếu để Evergrande phá sản thì người dân bị thiệt hại rất lớn , những người đã nộp tiền nhưng chưa nhận đc nhà
Mấy hôm trước thì là quản chế. Em tìm trên mạng nhưng chưa thấy tin bắt, mà vẫn là quản chế.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top