[Funland] Chỉ bàn về kinh tế, xã hội Trung Quốc

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,817
Động cơ
410,568 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhưng có một điểm là ông chủ Trung Quốc có thể mắng nhân viên như con mà không sợ nhân viên xiên dao vào lưng.
Bí quyết chăng? Hàn và Nhật cũng thế hoặc cũng từng thế. Trong phim Hàn gì mới là lớp trưởng thôi mà đã được đánh lớp viên rồi.
Tàu Nhật Hàn vẫn còn ảnh hưởng nặng bởi Nho giáo, rất coi trọng thứ bậc. Mình thì nhạt lắm rồi. Nhưng nếu cụ đọc các tác phẩm viết từ thời trước 54 sẽ thấy hồi đó ở mình thứ bậc vẫn rất được coi trọng, trong nhà chỉ cần là anh cả thôi nói 1 câu là các em răm rắp.
Hàn quốc thì đó là tâm lý thứ bậc bị cực đoan hóa. Cấp trên được mặc nhiên điều khiển cấp dưới, và cấp dưới phải nghe theo gần như vô điều kiện. Những nhóm người yếu thế bị đối xử rất tệ, kể cả khi họ không hề có lỗi hoặc gây hại gì cho ai (như trẻ mồ côi).

Còn Trung quốc thì trong lịch sử từng xáo trộn rất nhiều, khoảng trăm năm gần đây lại càng nhiều. Điều đó tạo nên cho dân Trung quốc tính cách xu thời để sống sót. Khi may mắn ngoi lên thì họ là bề trên, khi không may tuột xuống thì họ chấp nhận ngay vị trí bề dưới. Trung quốc có câu ngạn ngữ "Hảo hán không nhắc oai quá khứ" nhấn mạnh việc phải chấp nhận thực tại. Cho nên ở TQ, một ông chủ tuần trước vừa thét ra lửa, tuần sau vỡ nợ đi làm thuê lại khúm núm như thường. Đó là đặc tính của người TQ mà nhiều dân tộc khác có thể khó hình dung.
 
Chỉnh sửa cuối:

Forceseller

Xe hơi
Biển số
OF-780182
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
104
Động cơ
36,747 Mã lực
Tuổi
44
Công cụ thiết thực thứ 2 của BRICS là swap bản tệ. Riêng đồng Nhân dân tệ đã swap với 16 nước hơn 1,6 nghìn tỷ NDT (hơn 200 tỷ $) như vậy đỡ biến động tỷ giá và giảm áp lực ngoại hối
Em nghĩ BRICS sẽ làm thế này thôi. Việc lập đồng tiền chung là rất khó khả thi vì khi sử dụng đồng tiền chung sẽ phải chấp nhận hi sinh chính sách tiền tệ. 5 nước hiện tại và sắp tới còn mở rộng nữa liệu có nước nào chấp nhận hi sinh đồng bản tệ của mình để dùng chung đồng tiền với các nước khác ko? thực sự là hoang đường, đặc biệt với 5 nước hiện tại có khoảng cách địa lý lịch sử văn hóa cách xa nhau như thế này. Chỉ có chăng nhóm này sẽ làm như cách G7 hiện nay đó là SWAP đồng bản tệ như cách cụ nói. Trung tâm ở đây sẽ là PBOC, NHTW Trung Quốc, sẽ đóng vai trò như Fed trong nhóm G7. Ký các cam kết SWAP đồng nội tệ với một số nước đối tác. Tôi nói 1 số nước vì hiện nay 5 nước BRICS thì có chỉ số lạm phát tương đối khác nhau, nước nào không kiểm soát đc lạm phát mà để lạm phát cao khiến giá trị đồng tiền giảm sút chắc hẳn đối tác sẽ ngại swap đồng tiền. Cơ bản khi có cơ chế SWAP này, các nước sẽ có 1 lợi thế là bớt áp lực duy trì dự trữ ngoại hối, mà dành nguồn lực đó cho đầu tư phát triển. Thiếu ngoại tệ thì có thể swap nội tệ với nước đối tác để có xèng. NHưng nói chung để làm được việc này cần phải có 1 thời gian đủ lâu để tin tưởng nhau. Chứ giờ trong BRICS vẫn còn nghi ky nhau nhiều lắm, chưa đủ đoàn kết như G7 hiện tại với Mỹ quyền lực tuyệt đối so với các thành viên còn lại. Còn BRICS thì 3 ông Nga Trung Ấn theo kiểu ngang cơ nhau đôi khi khó phục tùng nhau lắm.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
884
Động cơ
283,342 Mã lực
Em nghĩ BRICS sẽ làm thế này thôi. Việc lập đồng tiền chung là rất khó khả thi vì khi sử dụng đồng tiền chung sẽ phải chấp nhận hi sinh chính sách tiền tệ. 5 nước hiện tại và sắp tới còn mở rộng nữa liệu có nước nào chấp nhận hi sinh đồng bản tệ của mình để dùng chung đồng tiền với các nước khác ko? thực sự là hoang đường, đặc biệt với 5 nước hiện tại có khoảng cách địa lý lịch sử văn hóa cách xa nhau như thế này. Chỉ có chăng nhóm này sẽ làm như cách G7 hiện nay đó là SWAP đồng bản tệ như cách cụ nói. Trung tâm ở đây sẽ là PBOC, NHTW Trung Quốc, sẽ đóng vai trò như Fed trong nhóm G7. Ký các cam kết SWAP đồng nội tệ với một số nước đối tác. Tôi nói 1 số nước vì hiện nay 5 nước BRICS thì có chỉ số lạm phát tương đối khác nhau, nước nào không kiểm soát đc lạm phát mà để lạm phát cao khiến giá trị đồng tiền giảm sút chắc hẳn đối tác sẽ ngại swap đồng tiền. Cơ bản khi có cơ chế SWAP này, các nước sẽ có 1 lợi thế là bớt áp lực duy trì dự trữ ngoại hối, mà dành nguồn lực đó cho đầu tư phát triển. Thiếu ngoại tệ thì có thể swap nội tệ với nước đối tác để có xèng. NHưng nói chung để làm được việc này cần phải có 1 thời gian đủ lâu để tin tưởng nhau. Chứ giờ trong BRICS vẫn còn nghi ky nhau nhiều lắm, chưa đủ đoàn kết như G7 hiện tại với Mỹ quyền lực tuyệt đối so với các thành viên còn lại. Còn BRICS thì 3 ông Nga Trung Ấn theo kiểu ngang cơ nhau đôi khi khó phục tùng nhau lắm.
Tàu muốn đưa vị thế đồng tệ lên ngang cơ với đô, nó chả dở mà lập đồng tiền chung với mấy ông kia theo mô hình đồng EUR.

Tàu đưa đồng tệ điện tử ra làm đồng tiền thanh toán chung của khối thì có nhiều tính khả thi hơn là đồng tiền chung BRICS.
 

Forceseller

Xe hơi
Biển số
OF-780182
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
104
Động cơ
36,747 Mã lực
Tuổi
44
Tàu muốn đưa vị thế đồng tệ lên ngang cơ với đô, nó chả dở mà lập đồng tiền chung với mấy ông kia theo mô hình đồng EUR.

Tàu đưa đồng tệ điện tử ra làm đồng tiền thanh toán chung của khối thì có nhiều tính khả thi hơn là đồng tiền chung BRICS.
Cũng tốt mà, đó là sức hút cho các nước khác xin tham gia BRICS để tham gia vào cơ chế SWAP này. Mua dầu, khí, ngũ cốc, than đá thì swap Rúp với Nga, mua các mặt hàng khác thì swap CNY với Trung Quốc. Chỉ cần cân đối vài đồng tiền chính là cũng đỡ đi 1 sức ép về cán cân thanh toán rồi.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,561
Động cơ
351,976 Mã lực
Cái văn hóa phục tùng bề trên thì Hàn, Nhật ở trên VN, TQ một tầm rất xa. Một phần nguyên nhân là hiện VN và TQ hàng chục năm qua theo CNXH, giai cấp công nông lãnh đạo trên danh nghĩa cộng với công bằng xã hội luôn được đề cao, nên ông chủ không thể có quyền uy quá lớn với nhân công được.
 

CuongNguyenPhuc71

Xe container
Biển số
OF-797820
Ngày cấp bằng
21/11/21
Số km
8,106
Động cơ
113,104 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hàn quốc thì đó là tâm lý thứ bậc bị cực đoan hóa. Cấp trên được mặc nhiên điều khiển cấp dưới, và cấp dưới phải nghe theo gần như vô điều kiện. Những nhóm người yếu thế bị đối xử rất tệ, kể cả khi họ không hề có lỗi hoặc gây hại gì cho ai (như trẻ mồ côi).

Còn Trung quốc thì trong lịch sử từng xáo trộn rất nhiều, khoảng trăm năm gần đây lại càng nhiều. Điều đó tạo nên cho dân Trung quốc tính cách xu thời để sống sót. Khi may mắn ngoi lên thì họ là bề trên, khi không may tuột xuống thì họ chấp nhận ngay vị trí bề dưới. Trung quốc có câu ngạn ngữ "Hảo hán không nhắc oai quá khứ" nhấn mạnh việc phải chấp nhận thực tại. Cho nên ở TQ, một ông chủ tuần trước vừa thét ra lửa, tuần sau vỡ nợ đi làm thuê lại khúm núm như thường. Đó là đặc tính của người TQ mà nhiều dân tộc khác có thể khó hình dung.
Thức thời mới là trang tuấn kiệt hở kụ
 

3doxoc

Xe đạp
Biển số
OF-541765
Ngày cấp bằng
16/11/17
Số km
19
Động cơ
20,278 Mã lực
Tuổi
24
Nhật hay nói chung các FDI đều giữ bí kíp công nghệ. Nhưng Nhật thì đặc biệt khép kín, người Việt làm cho Nhật ít học được cái gì sâu. Nên như Toyota rút đi là rút hết, đọng lại rất ít.

Không biết có doanh nghiệp nào Nhật chuyển giao cái gì không? Hàn như Samsung còn hướng dẫn cho các suppliers kỹ hơn

Chung quy muốn phát triển công nghệ cũng phải tự lực cánh sinh thôi. Kỳ vọng vào nguồn lực nhà nước như Viettel?
Chính vì các FDI đều giữ bí kíp công nghệ nên tất nhiên đợi họ chuyển giao cho , dạy cho thì có mút mùa. Với cách nghĩ thụ động đó thì mình không phát triển được công nghệ.Trong khi đó theo em hiểu Trung Quốc họ đã được chính phủ gây áp lực cho các công ty FDI vào làm ăn ở họ về việc chuyển giao công nghệ bắt buộc , rõ ràng là rất chủ động. Một bên là làm thuê và một bên là tiếp quản tư thế hoàn toàn khác nhau.
Ngoài ra như bác rachfan viếtở dưới, Trung Quốc tạo ra được một thế hệ doanh nhân thiện chiến, từ chủ thành thợ rồi quay lại làm chủ là bình thường và rất nhiều, họ được va quệt với thực tế, sẵn sàng dùng cả thủ đoạn tiêu diệt nhau để vươn lên chiếm lĩnh.Còn Việt Nam mình phần nhiều ở trong đầu luôn định hình là đi làm thuê, cùng lắm là đi học tập ở nước ngoài , lôi dc một công ty về làm Giám đốc tại VN nghĩ mình đã to lắm.Không có tư duy chiếm lĩnh bá vương, làm ông chủ.
Ngay từ bản thân em cũng như nhiều bạn bè học ở nước ngoài về, ở bên kia mình làm cùng thì tốc độ, kỹ năng mình cũng chả ngán kỹ sư bản xứ.Nhưng khi được điều về Việt Nam làm quản lý thì mình thỏa mãn rồi, xa rời, không sâu về kỹ thuật nữa, thành dở ông dở thằng, khi có cơ hội phát triển thêm về mặt kỹ thuật công nghệ thì ngại, không có tinh thần chiến đấu lăn lộn nữa.
Viettel hay nói rộng hơn chút là ngành điện tử viễn thông dưới sự hỗ trợ của nhà nước của mình đúng là mô hình đáng nhân rộng vì sự phát triển và tư duy chiếm lĩnh công nghệ lõi.Em tin VN mình sẽ có cơ hội có thế hệ doanh nhân thiện chiến như Trung Quốc nếu nhà nước nhìn ra , hỗ trợ và đầu tư cho cho hệ sinh thái khởi nghiệp tốt, chính là tạo ra môi trường cạnh tranh. Thế hệ gen Z giờ nhiều đứa giỏi, nhanh nhậy và chiến lắm.Đừng để chúng nó rơi vào bẫy thỏa mãn do nhận lại từ thế hệ trước mà phải hưởng sự sung sướng, thành quả do chính tay mình làm ra
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Với tình hình kinh tế như này của tq. Nhiều cty sẽ sang vn để kiếm sống. Hàng giá rẻ sẽ ngập tràn và bóp nát cty của VN. Khó khăn thật sự
Đây có thể là một áp lực rất lớn của của VN khi thị trường Âu Mỹ suy giảm thì VN dễ trở thành nơi xả hàng của TQ. Kết hợp hệ thống logistics có sẵn của họ nên rất cạnh tranh.

TQ vs Mỹ oánh nhau và hành động của chúng ta? :)
 

pqh

Xe tải
Biển số
OF-599199
Ngày cấp bằng
15/11/18
Số km
319
Động cơ
87,534 Mã lực
Tuổi
43
em chấm phát, tối về ngâm cứu :)
 

3doxoc

Xe đạp
Biển số
OF-541765
Ngày cấp bằng
16/11/17
Số km
19
Động cơ
20,278 Mã lực
Tuổi
24
Các kụ quảng bá Tàu nhiều mà quên hẳn vấn đề giảm phát và bất bình đẳng cực cao, tạo nên bong bóng tài sản ở Tàu... Ta rơi vào tình huống tương tự
Về giảm phát em không hiểu lắm nhưng đúng là với việc càng phát triển mạnh về công nghệ đặc biệt với sự vươn lên của Trung Quốc về AI thì vấn đề bất bình đẳng, phân hóa giàu nghèo sẽ cực cao cụ nhỉ.Bài toán cho Trung Quốc sẽ là phải tìm ra bản thiết kế cho sự cộng sinh giữa người và máy móc công nghệ hài hòa nhất . Khó phết đấy
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
6,860
Động cơ
525,296 Mã lực
Cái văn hóa phục tùng bề trên thì Hàn, Nhật ở trên VN, TQ một tầm rất xa. Một phần nguyên nhân là hiện VN và TQ hàng chục năm qua theo CNXH, giai cấp công nông lãnh đạo trên danh nghĩa cộng với công bằng xã hội luôn được đề cao, nên ông chủ không thể có quyền uy quá lớn với nhân công được.
CNCS của TQ khác cực kỳ nhiều, thuyết 3 đại diện giờ là cấm kỵ ngang với đa nguyên đa đảng
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,070
Động cơ
135,435 Mã lực
Mô hình quản trị xã hội ưu việt theo mình là mô hình vừa hiệu quả vừa duy trì mâu thuẫn, động lực. Đúng triết học Marx luôn :) Hiệu quả là gì, là dùng công nghệ tiên tiến, quản trị, phân bổ nguồn lực bằng thị trường để tăng năng suất giá trị lao động, dùng 4.0 để cắt giảm mọi lãng phí xã hội.

Duy trì mâu thuẫn, động lực là gì? là đẩy mâu thuẫn, động lực lên bậc cao. Trong tháp nhu cầu Maslow cho người ta thỏa mãn nhu cầu sinh học, nhu cầu an toàn tối thiểu, ví dụ chịch tẹt ga :P đừng để người ta đánh nhau vì miếng cơm manh áo. Cái này cũng "xã hội" như Marx kỳ vọng luôn :) Mà tranh nhau khẳng định bản thân, ví dụ như viết ra một bản nhạc hay nhất, khám phá mặt trăng; cạnh tranh lành mạnh.

Hiện nay TQ có thể đang gặp vấn đề ở khúc "được tôn trọng" hay "tự do khẳng định bản thân"? làm sao để tự do trong khuôn khổ, cạnh tranh lành mạnh chứ không đạp lên đầu nhau triệt tiêu lẫn nhau là việc khó
Giờ này đang rảnh, muốn trao đổi thêm cái này chút với cụ (tiếp theo comment trên kia của em).
1. Cái này thì đúng, ông nào cũng muốn tăng năng suất lao động và thực ra xã hội nào vẫn duy trì được năng suất lao động tăng thì xã hội ấy tất yếu sẽ ổn, chẳng phải lo ngại gì vì miếng bánh to ra thì ai cũng có phần. Câu hỏi khó là làm thế nào để duy trì điều ấy cho một xã hội cụ thể ở một thời điểm cụ thể. Cái đó mới khó.
2. Cái này của cụ không rõ ràng lắm và ví dụ của cụ lại càng làm cho nó khó hiểu hơn? Ý cụ là duy trì động lực cạnh tranh trong xã hội để tạo ra năng suất lao động cao hơn? Chứ nếu chỉ là thỏa mãn nhu cầu sinh học rồi vẫn chưa thỏa mãn cho một đối tượng cụ thể thì làm tiếp thế nào? Nhu cầu của mỗi người so với tháp Maslow là khác nhau chứ không ai giống ai? Lấy ví dụ tình hình TQ hiện tại. Có những bạn trẻ, nhìn thấy không có khả năng giàu có như cha ông họ nữa nên quyết định "nằm thẳng". Những bạn ấy chắc chắn không thiếu ăn, thiếu mặc nhưng cảm thấy không thể tiến hơn nữa trong tháp Maslow. Nếu nhiều người quyết định nằm thẳng thì cái hiệu suất lao động ở điểm 1 trên khó mà ở mức tối ưu được. Còn để tranh nhau khẳng định bản thân: không hẳn ai cũng kì vọng viết lên một bản nhạc hay nhất... nên việc đẩy mâu thuẫn, động lực lên bậc cao không dễ.

Giờ quay lại cái duy trì mâu thuẫn, động lực của cụ. Thực ra, cái này lý thuyết nó cũng có ý đúng đấy, theo em. Nhưng khi duy trì động lực mâu thuẫn, động lực (tóm lại là duy trì cạnh tranh) trong xã hội, thì sau một thời gian, sẽ dẫn đến sự phân hóa trong xã hội. Một nhóm sẽ trở lên giàu có (vì họ giỏi, vì họ may mắn, vì họ được tiếp cận thông tin...) và tiến lên mức cao hơn trong tháp Maslow về nhu cầu. Nhóm còn lại (có thể do thiếu may mắn, có thể do trời sinh ra, có thể chẳng may gặp đen đủi do thiên tai, bệnh tật, vì bất đối xứng thông tin...) sẽ trở thành nghèo đói. Nhóm này có thể sẽ ngày càng đông theo thời gian và họ sẽ "bức xúc" vì không có cơ hội thỏa mãn nhu cầu tối thiểu theo quan điểm của họ. Trong khi đó, có khả năng nhóm giàu có càng ngày càng thấy xa cách và ít "cảm thông" hơn với nhóm nghèo. Lúc đó, mâu thuẫn hay động lực của quản trị tiếp tục duy trì có thể sẽ khiến xã hội bất ổn, đặc biệt nếu kết hợp với việc năng suất lao động không thể tăng do những giới hạn nhất định của nó (không thể tăng mãi và tăng đều được). Hay lúc đó chuyển động lực sang là gì trong mô hình quản trị xã hội?
Thêm nữa là văn hóa (dân trí chỉ là một phần nhỏ trong văn hóa) trong mỗi xã hội ảnh hưởng rất nhiều tới mô hình quản trị xã hội cho một nhóm người. Cái này rộng quá nên em chỉ lấy một ví dụ nhỏ: người dân Butan (nói chung) có động lực làm giàu (để hạnh phúc) như người dân Hoa Kỳ (nói chung) hay không?

Tóm lại, cái mô hình quản trị xã hội tối ưu này nó phụ thuộc vào cực kỳ nhiều yếu tố và không có mô hình tối ưu nhất. Bàn về nó cũng cực kỳ phức tạp. Mấy dòng trao đổi để bác và mọi người cùng ngẫm.
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,070
Động cơ
135,435 Mã lực
CNCS của TQ khác cực kỳ nhiều, thuyết 3 đại diện giờ là cấm kỵ ngang với đa nguyên đa đảng
Thật hả cụ? Cụ có nguồn thông tin nào liên quan tới cái này không? Em vân heo dõi một số báo/trang tin tổng hợp tình hình TQ nhưng chưa đọc được nội dung này (có thể em bỏ sót tin). Nếu thật vậy, thì TCB xoay chính sách quá kinh. Và nếu cấm nghĩa là "cấm" không được nói đến (nhưng chấp nhận thực tại) hay là cấm theo kiểu thực thi việc cấm triển khai thuyết trong thực tế và những ai không thuộc "thành phần" thì ra khỏi cuộc chơi?
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
6,860
Động cơ
525,296 Mã lực
Thật hả cụ? Cụ có nguồn thông tin nào liên quan tới cái này không? Em vân heo dõi một số báo/trang tin tổng hợp tình hình TQ nhưng chưa đọc được nội dung này (có thể em bỏ sót tin). Nếu thật vậy, thì TCB xoay chính sách quá kinh. Và nếu cấm nghĩa là "cấm" không được nói đến (nhưng chấp nhận thực tại) hay là cấm theo kiểu thực thi việc cấm triển khai thuyết trong thực tế và những ai không thuộc "thành phần" thì ra khỏi cuộc chơi?
à chắc e nói ko rõ, cấm kỵ là ở quê mình, vì hạn chế chém lan về VN kẻo bay thớt. E nói thế để thấy là CNCS của nó và mình khác nhau nhiều
 

DucoHanoi

Xe đạp
Biển số
OF-839075
Ngày cấp bằng
22/8/23
Số km
38
Động cơ
69 Mã lực
Tuổi
24
Trung Quốc vs Mỹ là một cuộc tranh đua hay
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,962
Động cơ
247,947 Mã lực
Vậy thể chế hiện tại có giúp TQ phát triển thành số 1 thế giới không, bài học tốt cho ta
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Vậy thể chế hiện tại có giúp TQ phát triển thành số 1 thế giới không, bài học tốt cho ta
Thể chế gỉ gì gi gì thì quan trọng là kết quả thực tế: hiệu lực quản lý nhà nước và kiến tạo. Trung Quốc cho đến gần đây đã làm quá tốt, nhất là đối nội phát triển kinh tế công nghệ
 

Hoang1988

Xe tải
Biển số
OF-116369
Ngày cấp bằng
11/10/11
Số km
447
Động cơ
388,001 Mã lực
Cụ cho em biết thời cổ đại trung đại thì thành phố nào của Đông Á đông dân hơn thành phố Rome với ạ (thời điểm chúa Jesus sinh ra thì Rome có khoảng 5 triệu dân). Em đam mê lịch sử TQ đến nay cũng 20 năm rồi mà đọc bài của cụ em bàng hoàng rụng rời chân tay.
Theo em được biết thì các thành phố của TQ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều đạt đến quy mô triệu dân khá muộn. Hầu hết là trong vòng 200 năm gần đây. Đến Bắc Kinh đông như thế mà sau thời điểm Rome 5 triệu người cả nghìn năm mới được 400.000 dân.
Cụ nhầm chăng?
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Giờ này đang rảnh, muốn trao đổi thêm cái này chút với cụ (tiếp theo comment trên kia của em).
1. Cái này thì đúng, ông nào cũng muốn tăng năng suất lao động và thực ra xã hội nào vẫn duy trì được năng suất lao động tăng thì xã hội ấy tất yếu sẽ ổn, chẳng phải lo ngại gì vì miếng bánh to ra thì ai cũng có phần. Câu hỏi khó là làm thế nào để duy trì điều ấy cho một xã hội cụ thể ở một thời điểm cụ thể. Cái đó mới khó.
2. Cái này của cụ không rõ ràng lắm và ví dụ của cụ lại càng làm cho nó khó hiểu hơn? Ý cụ là duy trì động lực cạnh tranh trong xã hội để tạo ra năng suất lao động cao hơn? Chứ nếu chỉ là thỏa mãn nhu cầu sinh học rồi vẫn chưa thỏa mãn cho một đối tượng cụ thể thì làm tiếp thế nào? Nhu cầu của mỗi người so với tháp Maslow là khác nhau chứ không ai giống ai? Lấy ví dụ tình hình TQ hiện tại. Có những bạn trẻ, nhìn thấy không có khả năng giàu có như cha ông họ nữa nên quyết định "nằm thẳng". Những bạn ấy chắc chắn không thiếu ăn, thiếu mặc nhưng cảm thấy không thể tiến hơn nữa trong tháp Maslow. Nếu nhiều người quyết định nằm thẳng thì cái hiệu suất lao động ở điểm 1 trên khó mà ở mức tối ưu được. Còn để tranh nhau khẳng định bản thân: không hẳn ai cũng kì vọng viết lên một bản nhạc hay nhất... nên việc đẩy mâu thuẫn, động lực lên bậc cao không dễ.

Giờ quay lại cái duy trì mâu thuẫn, động lực của cụ. Thực ra, cái này lý thuyết nó cũng có ý đúng đấy, theo em. Nhưng khi duy trì động lực mâu thuẫn, động lực (tóm lại là duy trì cạnh tranh) trong xã hội, thì sau một thời gian, sẽ dẫn đến sự phân hóa trong xã hội. Một nhóm sẽ trở lên giàu có (vì họ giỏi, vì họ may mắn, vì họ được tiếp cận thông tin...) và tiến lên mức cao hơn trong tháp Maslow về nhu cầu. Nhóm còn lại (có thể do thiếu may mắn, có thể do trời sinh ra, có thể chẳng may gặp đen đủi do thiên tai, bệnh tật, vì bất đối xứng thông tin...) sẽ trở thành nghèo đói. Nhóm này có thể sẽ ngày càng đông theo thời gian và họ sẽ "bức xúc" vì không có cơ hội thỏa mãn nhu cầu tối thiểu theo quan điểm của họ. Trong khi đó, có khả năng nhóm giàu có càng ngày càng thấy xa cách và ít "cảm thông" hơn với nhóm nghèo. Lúc đó, mâu thuẫn hay động lực của quản trị tiếp tục duy trì có thể sẽ khiến xã hội bất ổn, đặc biệt nếu kết hợp với việc năng suất lao động không thể tăng do những giới hạn nhất định của nó (không thể tăng mãi và tăng đều được). Hay lúc đó chuyển động lực sang là gì trong mô hình quản trị xã hội?
Thêm nữa là văn hóa (dân trí chỉ là một phần nhỏ trong văn hóa) trong mỗi xã hội ảnh hưởng rất nhiều tới mô hình quản trị xã hội cho một nhóm người. Cái này rộng quá nên em chỉ lấy một ví dụ nhỏ: người dân Butan (nói chung) có động lực làm giàu (để hạnh phúc) như người dân Hoa Kỳ (nói chung) hay không?

Tóm lại, cái mô hình quản trị xã hội tối ưu này nó phụ thuộc vào cực kỳ nhiều yếu tố và không có mô hình tối ưu nhất. Bàn về nó cũng cực kỳ phức tạp. Mấy dòng trao đổi để bác và mọi người cùng ngẫm.
Mấy đứa trẻ đi du học kể thế này: quen mấy đứa TQ đi du học nhà rất giàu, nhưng không thèm học tiếng Anh luôn, lõm bõm câu được câu chăng. Học thì gần như có người học hộ, cốt lấy cái bằng thôi rồi cũng không biết để làm gì. TQ có 1 vấn đề là "con một". Như cụ nói là "nằm thẳng",

Đến lúc đó, khi thoả mãn vật chất rồi (nhu cầu bậc thấp trong Maslow) thì giá trị tinh thần là rất quan trọng. Nên xây dựng hệ giá trị phổ quát, ví dụ yêu nước, trung thực, chịu khó, hoài bão, cạnh tranh lành mạnh, vv chứ không tự do tài chính rồi cái là chậc lưỡi dễ "nằm thẳng" về hiu non à, mất cạnh tranh mất động lực
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top