Các cụ nên để ý: Muốn làm lãnh đạo thế giới như Mỹ (và trước đây là Liên xô) thì phải có ít nhất 3 yếu tố: 1/ Sức mạnh kinh tế, 2/Thực chất và danh tiếng về sự phóng khoáng và quảng đại và 3/ Đại diện cho 1 hệ giá trị và tư tưởng mà người khác cũng hướng tới và tình nguyện đi theo.
Trong 3 yếu tố trên, Trung quốc mới có yếu tố thứ nhất, chỉ có 1 chút yếu tố thứ 2 và thiếu hẳn yếu tố thứ 3. Ngày xưa Liên xô là hiện thân của mơ ước về 1 xã hội công bằng ấm no không có bóc lột, Mỹ thì đại diện cho Tự do, Bình đẳng và Cơ hội làm giàu (cái gọi là "giấc mơ Mỹ"). Còn Trung quốc hiện tại không có 1 hệ giá trị nào khiến con người hướng đến, nên TQ chỉ có thể đóng vai 1 gã nhà giàu béo bụng chứ không thể làm lãnh đạo thế giới được.
Cụ 3005 nói đến chuyện TQ chọn ra chục nước đang phát triển, buff lên thành nước phát triển thì tự khắc nhiều nước khác sẽ "quy thuận". Đó là điều không thể xảy ra, vì nếu 1 nước có khả năng tốt như vậy thì nó đã phát triển rồi, không cần đến TQ. Hơn nữa, TQ sẽ không bao giờ tự tạo ra kẻ cạnh tranh với mình.
Trung quốc chỉ có thể làm mưa làm gió ở các nước ít nhiều ở vị thế "cùng đường" như Pakistan hay Campuchia. Mà các nước này thì thậm chí thành nước thu nhập trung bình cao còn khó, chưa nói đến nước phát triển.
Đồng ý với cụ, nhưng xin bổ sung thêm 1 vài điều kiện cần tôi nghĩ cũng rất quan trọng cho 1 quốc gia tiến lên tầm lãnh đạo thế giới:
- Lãnh đạo có tầm tư duy vượt ra ngoài khuôn khổ trong nước
- Năng suất lao động tăng mạnh
- Mức độ cạnh tranh của nước đó tăng, thương mại với các nước khác tăng
- Sức mạnh quân sự tăng
- Đầu tư mạnh vào giáo dục, cơ sở hạ tầng, nghiên cứu phát triển tăng
- Có cơ chế hữu hiệu để khuyến khích người dân có điều kiện làm giàu và tái đầu tư liên tục không ngừng
- Có một thị trường vốn hàng đầu thế giới để tạo điều kiện cho người dân trong nước đầu tư tài sản cũng như thu hút vốn đầu tư từ nước khác
Tàu đang làm được rất tốt công việc của họ, có những mặt đã vươn lên tầm thế giới, nhưng để vươn lên vai trò lãnh đạo còn một chặng đường rất dài và khó khăn.
Đáng ngạc nhiên là gần đây chính lãnh đạo Tàu đang tự bắn vào chân mình khi có những bước đi tôi nghĩ là ngược dòng phát triển: gia tăng kiểm soát sự phát triển của một vài doanh nghiệp tư nhân khi chúng đạt đến quy mô quá lớn, hạn chế sự phát triển sáng tạo ở một số ngành mà họ không cho là cốt lõi, tăng đầu tư cho khối doanh nghiệp có vốn nhà nước... Của cải tích lũy sau một thời gian làm giàu đang bị thất thoát một phần ra nước ngoài để tìm nơi trú ẩn thay vì tiếp tục được tái đầu tư trong nước. Có khi kinh tế - điểm mạnh nhất của Tàu cũng là điểm dễ bị tổn thương nhất.