Cái tôi định nói ở đây là sự phân biệt đối xử với các lao động nhập cư ở các thành phố lớn. Cụ nói là "1 số thành phần thiểu số", nhưng trong trường hợp này thì nó không hề là thiểu số chút nào. Cụ tham khảo bài nghiên cứu này:
"Rural migrant workers have been the most important engine for growth in China’s labour market for three decades and as of 2022 make up 33.7 percent of the total workforce of approximately 876 million. However, in 2022, the number of rural labourers working in China's urban areas increased by 3.1 million (1.1 percent) to 295.6 million, from 292.5 million in 2021, according to the annual survey conducted by the National Bureau of Statistics (NBS)"
Theo đó thì lao động nhập cư ở TQ năm 2022 là gần 300 triệu, chiếm gần 34% tổng số lao động đất nước và hơn 1/5 tổng dân số. Đó không phải là "1 thành phần thiểu số". Và khác cơ bản với đối tượng của "Luật ưu sinh" ở Nhật (những người tâm thần, khuyết tật vv), các lao động nhập cư đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia và chính nơi mà họ sinh sống. Khác biệt duy nhất là họ bị đóng chết hộ khẩu tại nơi sinh ra, không phải là nơi họ sinh sống hiện tại.
Khác biệt hộ khẩu thực ra không phải là vấn đề, vấn đề là những phân biệt đối xử đi theo nó, và sự bất khả thi khi một người muốn thay đổi hộ khẩu ở TQ. Như 1 cụ lấy vợ Thượng hải kể trong 1 post trước, ngay cả 1 người ngoại tỉnh kết hôn với người Thượng hải/Bắc kinh, có ĐKKH đàng hoàng mà cũng không sao nhập khẩu được Thượng hải hay Bắc kinh, thậm chí với cả các tiến sĩ:
Là giảng viên đại học Bắc Kinh song ông bố Trung Quốc thấy mình vô dụng vì mãi không làm được khai sinh và hộ khẩu cho con.
vnexpress.net