[Funland] Chỉ bàn về kinh tế, xã hội Trung Quốc

Politeboy

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-839202
Ngày cấp bằng
25/8/23
Số km
1,124
Động cơ
23,269 Mã lực
Tuổi
36
Cái này không bao giờ tránh được .. vì quyền với tiền nó đi với nhau. Cái vấn nạn này thì ngay cả Mẽo hay ở đâu cũng vậy, phân hoá giàu nghèo ở đâu cũng có.

Như cụ nào ở trên nói đấy, XH là phải có phân cấp, có giàu nghèo, có bất công.

Nếu sau này như trong viễn tưởng, xã hội Utopia, tất cả đều robot làm việc, loài người chỉ nằm hưởng thụ .... rồi diệt vong hết.
Đồng ý là ở đâu cũng có vấn nạn tham nhũng
Nhưng ở TQ nó phóng đại lên 1000 lần, vì độc tài.
Ví dụ ở Mỹ có tham nhũng đi, thì khả năng ăn trộm của 1 người nó bị giới hạn bởi rất nhiều người nhòm ngó. Ở TQ thì chỉ nhìn thấy quan đã không dám ho rồi nói gì đến chuyện soi quan ăn trộm.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,159
Động cơ
220,386 Mã lực
Đồng ý là ở đâu cũng có vấn nạn tham nhũng
Nhưng ở TQ nó phóng đại lên 1000 lần, vì độc tài.
Ví dụ ở Mỹ có tham nhũng đi, thì khả năng ăn trộm của 1 người nó bị giới hạn bởi rất nhiều người nhòm ngó. Ở TQ thì chỉ nhìn thấy quan đã không dám ho rồi nói gì đến chuyện soi quan ăn trộm.
Nhầm quá to, lịch sử cho thấy là ông độc tài thì không cần tham nhũng, thích gì cũng có, tham nhũng thường nó đi theo băng hỗ trợ nhau. Càng dân chủ quá trớn, dân chủ đến thế là cùng càng tham nhũng.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
819
Động cơ
283,079 Mã lực
Hình như trước em có đọc bài của ông này viết nhận xét về mô hình XH của các nước ..

Cũng từ bài đấy mà em nhận ra Mỹ/Châu Âu không còn là mô hình sống lí tưởng nữa. Ngày xưa mình cứ nghĩ dân chủ/tự do/dân quyền/chính kiến v..v là tuyệt vời ..

Nhưng nhìn vào tình hình hiện tại, khi kinh tế suy giảm thì mặt trái của sự tự do thái quá sẽ bộc lộ. Tệ nạn, cướp giật, rồi biểu tình, đình công, hỗn loạn nhiều mặt. Rồi Đa đảng đa nguyên đấu đá nhau, không có sự dài hơi ổn định. Ông sau mâu thuẫn với ông trước .....

Cực thịnh thì tất suy, Mỹ đi đầu thế giới về mọi mặt, nhưng TQ chắc chắn không thụt sau quá lâu đâu. Hiện tại nhiều mặt Mỹ còn phải sợ TQ (đơn cử như vụ 5G sợ đến mức phải cấm của Huawei, rồi giờ thì chặn cả chip xử lý, chip AI).

Trung quốc tuy nó chuyên chế, nhưng lãnh đạo thì quá giỏi, cả XH thì nhất quán phục tùng đường lối, luật pháp thì nghiêm trị, quản lý từ giáo dục, văn hoá (ca sĩ nào vớ vẩn là 1 đêm phong sát luôn), giới trẻ chỉ nhìn vào tấm gương đạo đức tốt để học tập.

Như hiện tại các cụ cứ nhìn giới trẻ của VN xem, Nhà nước chậm chạp, giáo dục thì hỗn loạn, văn hoá phẩm độc hại thì tràn lan. Mà hỏng giới trẻ thì hỏng cả tương lai đất nước.
Chủ nghĩa tư bản nói chung, nước Mỹ nói riêng đã qua vài trăm năm phát triển, con đường phát triển không bằng phẳng (chả có cái gì phát triển bằng phẳng cả), nhưng sức phát triển của nó vẫn cực tốt. Mô hình xã hội này đã tự chứng minh sự dẻo dai của nó qua lịch sử hàng trăm năm, trong đó có những giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng kéo dài như thời những năm 1930. Kinh tế Mỹ hay bất kỳ nước nào đều phải trải qua những giai đoạn suy thoái, nhưng điểm mạnh của kinh tế Mỹ hay kinh tế tư bản nói chung là nó có những cơ chế tự điều chỉnh để tự mình thoát khỏi suy thoái, và sau suy thoái lại bùng lên phát triển mạnh mẽ. Cái hay của mô hình kinh tế Mỹ là nó không bắt buộc phải có một người lãnh đạo tối cao cực giỏi để chèo lái nền kinh tế.

Còn về mô hình kinh tế Trung Quốc hiện nay, nó có những ưu điểm nổi trội không thể chối cãi, nhưng nó là một mô hình chưa được chứng minh về sự dẻo dai bền vững qua những giai đoạn khó khăn. Mô hình này hoạt động cực tốt ở giai đoạn thịnh vượng, nhưng nó sẽ phản ứng như thế nào ở giai đoạn khó khăn hay khủng hoảng là điều chưa ai biết được, vì nó chưa trải qua 1 giai đoạn thực sự khó khăn nào. Khủng hoảng kinh tế ở Trung Quốc là điều không ai mong muốn, nhưng nếu điều đó xảy ra, nó cũng sẽ là một bài test cực kỳ quan trọng để kiểm nghiệm sức bền theo thời gian của một mô hình kinh tế đang nhận được nhiều quan tâm. Lúc nước ròng sẽ biết ai không mặc quần, khi kinh tế khó khăn thì các vấn đề nội tại của mô hình sẽ lộ hết ra, lúc đó khả năng xử lý / điều chỉnh của mô hình mới được kiểm nghiệm.
 

nhanchauchau

Xe tăng
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
1,976
Động cơ
1,036,171 Mã lực
Cái này không bao giờ tránh được .. vì quyền với tiền nó đi với nhau. Cái vấn nạn này thì ngay cả Mẽo hay ở đâu cũng vậy, phân hoá giàu nghèo ở đâu cũng có.

Như cụ nào ở trên nói đấy, XH là phải có phân cấp, có giàu nghèo, có bất công.

Nếu sau này như trong viễn tưởng, xã hội Utopia, tất cả đều robot làm việc, loài người chỉ nằm hưởng thụ .... rồi diệt vong hết.
Cụ làm em liên tưởng đến thí nghiệm với chuột. Sống đầy đủ, phè phỡn, sau vài thế hệ tự diệt vong.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,159
Động cơ
220,386 Mã lực
Cụ làm em liên tưởng đến thí nghiệm với chuột. Sống đầy đủ, phè phỡn, sau vài thế hệ tự diệt vong.
Còn 1 ví dụ nữa là 1 nơi người ta thấy bầy hươu nai thả rông không phát triển, thế là có tư vấn thả sói. Sói sẽ rất khôn nhắm xơi mấy con ốm yếu trước.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,159
Động cơ
220,386 Mã lực
Nếu sau này như trong viễn tưởng, xã hội Utopia, tất cả đều robot làm việc, loài người chỉ nằm hưởng thụ .... rồi diệt vong hết.
Utopia của bọn Tây là thế, còn Utopia của Đông là mọi người vẫn làm việc nhé, chỉ hưởng theo nhu cầu, cần bao nhiêu lấy bấy nhiêu chứ không vứt thừa mứa.

Thiếu gì công việc robot không làm được, như nghiên cứu, sáng tác....
 

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
653
Động cơ
39,750 Mã lực
Tuổi
34
Đồng ý là ở đâu cũng có vấn nạn tham nhũng
Nhưng ở TQ nó phóng đại lên 1000 lần, vì độc tài.
Ví dụ ở Mỹ có tham nhũng đi, thì khả năng ăn trộm của 1 người nó bị giới hạn bởi rất nhiều người nhòm ngó. Ở TQ thì chỉ nhìn thấy quan đã không dám ho rồi nói gì đến chuyện soi quan ăn trộm.
Em ko biết tham nhũng tây với tàu nó như thế nào. Nhưng hãy nhìn thực tế:
Mỹ làm đường sắt đô thị, đường sắt cao tốc, đường bộ cao tốc, cầu... giá cao gấp 15-30 lần so với TQ ở quy mô tương đương. Tiền chênh đó nó đi vào đâu mà khủng khiếp thế?
 

Trs2020

Xe buýt
Biển số
OF-741200
Ngày cấp bằng
29/8/20
Số km
872
Động cơ
63,687 Mã lực
Hình như trước em có đọc bài của ông này viết nhận xét về mô hình XH của các nước ..

Cũng từ bài đấy mà em nhận ra Mỹ/Châu Âu không còn là mô hình sống lí tưởng nữa. Ngày xưa mình cứ nghĩ dân chủ/tự do/dân quyền/chính kiến v..v là tuyệt vời ..

Nhưng nhìn vào tình hình hiện tại, khi kinh tế suy giảm thì mặt trái của sự tự do thái quá sẽ bộc lộ. Tệ nạn, cướp giật, rồi biểu tình, đình công, hỗn loạn nhiều mặt. Rồi Đa đảng đa nguyên đấu đá nhau, không có sự dài hơi ổn định. Ông sau mâu thuẫn với ông trước .....

Cực thịnh thì tất suy, Mỹ đi đầu thế giới về mọi mặt, nhưng TQ chắc chắn không thụt sau quá lâu đâu. Hiện tại nhiều mặt Mỹ còn phải sợ TQ (đơn cử như vụ 5G sợ đến mức phải cấm của Huawei, rồi giờ thì chặn cả chip xử lý, chip AI).

Trung quốc tuy nó chuyên chế, nhưng lãnh đạo thì quá giỏi, cả XH thì nhất quán phục tùng đường lối, luật pháp thì nghiêm trị, quản lý từ giáo dục, văn hoá (ca sĩ nào vớ vẩn là 1 đêm phong sát luôn), giới trẻ chỉ nhìn vào tấm gương đạo đức tốt để học tập.

Như hiện tại các cụ cứ nhìn giới trẻ của VN xem, Nhà nước chậm chạp, giáo dục thì hỗn loạn, văn hoá phẩm độc hại thì tràn lan. Mà hỏng giới trẻ thì hỏng cả tương lai đất nước.
một ông tự do, một ông quân thần thì khác nhau rõ rồi cụ, bảo 2 ông ý đi con đường của nhau là không thể nên lúc nào cũng chê nhau thôi
 

Trs2020

Xe buýt
Biển số
OF-741200
Ngày cấp bằng
29/8/20
Số km
872
Động cơ
63,687 Mã lực
Em ko biết tham nhũng tây với tàu nó như thế nào. Nhưng hãy nhìn thực tế:
Mỹ làm đường sắt đô thị, đường sắt cao tốc, đường bộ cao tốc, cầu... giá cao gấp 15-30 lần so với TQ ở quy mô tương đương. Tiền chênh đó nó đi vào đâu mà khủng khiếp thế?
nó còn do quy mô nữa cụ, làm càng lớn chi phí trên 1 đơn vị càng nhỏ, với lại TQ mấy chục năm nay lấy hạ tầng làm động lực chính, còn Mỹ phát triển đa dạng nguồn thu
 

Trs2020

Xe buýt
Biển số
OF-741200
Ngày cấp bằng
29/8/20
Số km
872
Động cơ
63,687 Mã lực
Chủ nghĩa tư bản nói chung, nước Mỹ nói riêng đã qua vài trăm năm phát triển, con đường phát triển không bằng phẳng (chả có cái gì phát triển bằng phẳng cả), nhưng sức phát triển của nó vẫn cực tốt. Mô hình xã hội này đã tự chứng minh sự dẻo dai của nó qua lịch sử hàng trăm năm, trong đó có những giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng kéo dài như thời những năm 1930. Kinh tế Mỹ hay bất kỳ nước nào đều phải trải qua những giai đoạn suy thoái, nhưng điểm mạnh của kinh tế Mỹ hay kinh tế tư bản nói chung là nó có những cơ chế tự điều chỉnh để tự mình thoát khỏi suy thoái, và sau suy thoái lại bùng lên phát triển mạnh mẽ. Cái hay của mô hình kinh tế Mỹ là nó không bắt buộc phải có một người lãnh đạo tối cao cực giỏi để chèo lái nền kinh tế.

Còn về mô hình kinh tế Trung Quốc hiện nay, nó có những ưu điểm nổi trội không thể chối cãi, nhưng nó là một mô hình chưa được chứng minh về sự dẻo dai bền vững qua những giai đoạn khó khăn. Mô hình này hoạt động cực tốt ở giai đoạn thịnh vượng, nhưng nó sẽ phản ứng như thế nào ở giai đoạn khó khăn hay khủng hoảng là điều chưa ai biết được, vì nó chưa trải qua 1 giai đoạn thực sự khó khăn nào. Khủng hoảng kinh tế ở Trung Quốc là điều không ai mong muốn, nhưng nếu điều đó xảy ra, nó cũng sẽ là một bài test cực kỳ quan trọng để kiểm nghiệm sức bền theo thời gian của một mô hình kinh tế đang nhận được nhiều quan tâm. Lúc nước ròng sẽ biết ai không mặc quần, khi kinh tế khó khăn thì các vấn đề nội tại của mô hình sẽ lộ hết ra, lúc đó khả năng xử lý / điều chỉnh của mô hình mới được kiểm nghiệm.
chưa bao giờ TQ khó như hiện nay
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Chủ nghĩa tư bản nói chung, nước Mỹ nói riêng đã qua vài trăm năm phát triển, con đường phát triển không bằng phẳng (chả có cái gì phát triển bằng phẳng cả), nhưng sức phát triển của nó vẫn cực tốt. Mô hình xã hội này đã tự chứng minh sự dẻo dai của nó qua lịch sử hàng trăm năm, trong đó có những giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng kéo dài như thời những năm 1930. Kinh tế Mỹ hay bất kỳ nước nào đều phải trải qua những giai đoạn suy thoái, nhưng điểm mạnh của kinh tế Mỹ hay kinh tế tư bản nói chung là nó có những cơ chế tự điều chỉnh để tự mình thoát khỏi suy thoái, và sau suy thoái lại bùng lên phát triển mạnh mẽ. Cái hay của mô hình kinh tế Mỹ là nó không bắt buộc phải có một người lãnh đạo tối cao cực giỏi để chèo lái nền kinh tế.

Còn về mô hình kinh tế Trung Quốc hiện nay, nó có những ưu điểm nổi trội không thể chối cãi, nhưng nó là một mô hình chưa được chứng minh về sự dẻo dai bền vững qua những giai đoạn khó khăn. Mô hình này hoạt động cực tốt ở giai đoạn thịnh vượng, nhưng nó sẽ phản ứng như thế nào ở giai đoạn khó khăn hay khủng hoảng là điều chưa ai biết được, vì nó chưa trải qua 1 giai đoạn thực sự khó khăn nào. Khủng hoảng kinh tế ở Trung Quốc là điều không ai mong muốn, nhưng nếu điều đó xảy ra, nó cũng sẽ là một bài test cực kỳ quan trọng để kiểm nghiệm sức bền theo thời gian của một mô hình kinh tế đang nhận được nhiều quan tâm. Lúc nước ròng sẽ biết ai không mặc quần, khi kinh tế khó khăn thì các vấn đề nội tại của mô hình sẽ lộ hết ra, lúc đó khả năng xử lý / điều chỉnh của mô hình mới được kiểm nghiệm.
Mô hình Trung quốc đã vượt qua khủng hoảng 1999, 2008-2012. Cả thế giới khủng hoảng hậu quả còn đến ngày nay, riêng Trung quốc không khủng hoảng vì chính sách tăng đầu tư công bù cho sụt giảm tiêu dùng đơn hàng quốc tế.

Muốn tăng đầu tư công như vậy thì nhà nước phải nói được làm được và tập quyền cao (một số nước khác cũng muốn làm như vậy lắm mà chưa làm được vì tính tập trung chính trị không cao, nên giải ngân đầu tư công thấp). Chính sách đó đã không chỉ 1 lần thể hiện mô hình ưu việt của Trung quốc trong khủng hoảng.

Nhưng mô hình nào cũng có giới hạn, khi nợ quá cao, hiệu quả đầu tư công không cao thì dư địa chính sách không nhiều. Tăng tiêu dùng nội địa vẫn bền vững hơn tăng đầu tư công.

Nhưng có mâu thuẫn là muốn tăng tiêu dùng nội địa thì phải tăng thu nhập cho đại đa số dân tạo ra một tệp khách hàng trung lưu lớn, tăng xã hội tiêu dùng (trung lưu vẫn luôn là lực cầu lớn nhất của 1 quốc gia). Nếu tăng thu nhập đại đa số tăng xã hội tiêu dùng thì lại mất cạnh tranh về chi phí sản xuất. Trung quốc đang mắc kẹt trong mâu thuẫn này (giữa kích cung hay kích cầu nội địa).
 
Chỉnh sửa cuối:

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
653
Động cơ
39,750 Mã lực
Tuổi
34
nó còn do quy mô nữa cụ, làm càng lớn chi phí trên 1 đơn vị càng nhỏ, với lại TQ mấy chục năm nay lấy hạ tầng làm động lực chính, còn Mỹ phát triển đa dạng nguồn thu
Giá đắt gấp 2 gấp 3 lần thì còn được. Chứ gấp 20-30 lần thì các cụ phải hiểu vấn đề chứ? Sao lại mũ ni bịt tai bịt mắt không dám thừa nhận là Mỹ (và cả Tây Âu) họ "tham nhũng hợp pháp" và làm chi phí công trình bị đẩy lên cao.
 

maximax903

Xe điện
Biển số
OF-719960
Ngày cấp bằng
12/3/20
Số km
3,112
Động cơ
129,143 Mã lực
Ấn Độ đông dân, kinh tế phát triển nhưng tầng lớp dân nghèo cũng ko thiếu. Có ông Ambani giàu nhất châu Á là người Ấn Độ. Mà ở nước này kể cũng hay. Ông Ambani đi đâu, hay gia đình làm gì đều có xe cảnh sát hộ tống kè kè, đoàn xe thì dài khượt tắc hết cả phố :D



 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
819
Động cơ
283,079 Mã lực
chưa bao giờ TQ khó như hiện nay
TQ đã phát triển liên tục 40 năm nay rồi, theo đúng lý thuyết của Tàu thì có thịnh có suy, có lên có xuống, chỉ sợ là thời điểm suy thoái của TQ rất gần rồi, và sẽ suy thoái mạnh sau một thời gian phát triển thịnh vượng rất dài.
 

Politeboy

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-839202
Ngày cấp bằng
25/8/23
Số km
1,124
Động cơ
23,269 Mã lực
Tuổi
36
Em ko biết tham nhũng tây với tàu nó như thế nào. Nhưng hãy nhìn thực tế:
Mỹ làm đường sắt đô thị, đường sắt cao tốc, đường bộ cao tốc, cầu... giá cao gấp 15-30 lần so với TQ ở quy mô tương đương. Tiền chênh đó nó đi vào đâu mà khủng khiếp thế?
Tiền nó chia đều vào túi công nhân gây nên hậu quả là công nhân nó giàu gấp 5 lần Tàu và không sợ quan đó.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
819
Động cơ
283,079 Mã lực
Mô hình Trung quốc đã vượt qua khủng hoảng 1999, 2008-2012. Cả thế giới khủng hoảng hậu quả còn đến ngày nay, riêng Trung quốc không khủng hoảng vì chính sách tăng đầu tư công bù cho sụt giảm tiêu dùng đơn hàng quốc tế.
Ý tôi nói là bản thân TQ gặp khủng hoảng, chứ không phải thế giới gặp khủng hoảng. Covid cũng là một dịp khủng hoảng, nhưng quá ngắn (mặc dù rất ngắn nhưng đã hé lộ cho thấy rất nhiều vấn đề của mô hình TQ, trong đó là sự phụ thuộc quá lớn vào quyết sách của 1 người).
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Nhầm quá to, lịch sử cho thấy là ông độc tài thì không cần tham nhũng, thích gì cũng có, tham nhũng thường nó đi theo băng hỗ trợ nhau. Càng dân chủ quá trớn, dân chủ đến thế là cùng càng tham nhũng.
Kiểm soát quyền lực để chống tham nhũng là đúng đó cụ :) lý luận phương tây phương ta đều như vậy cả nên có tính phổ quát.

Lấy ví dụ Trung quốc, con hổ béo nhất bị đánh ccho đến nay là Chu Vĩnh Khang. Chu Vĩnh Khang nắm quyền lực gì? Ủy viên thường vụ bộ chính trị, Chủ tịch ủy ban chính pháp, bộ trưởng bộ công an trong 10 năm từ 2002 đến 2012. Chính nhờ quyền lực rất to đó, kiểm soát không tốt nên Chu Vĩnh Khang tham nhũng khủng khiếp

Giải pháp của Trung quốc là gì? dùng Ủy ban kiểm tra kỷ luật (CCDI) giám sát ủy ban chính pháp. Có thể đó là giải pháp quá độ thôi, chứ câu hỏi đặt ra là nếu đen mà CCDI thoái hóa lũng đoạn tham nhũng thì ai sẽ kiểm soát quyền lực của CCDI?
 

Bunbung

Xe hơi
Biển số
OF-811362
Ngày cấp bằng
23/4/22
Số km
133
Động cơ
3,504 Mã lực
Tuổi
43
Nhầm, nó học ở cái khoa học công nghệ thôi, chứ quản lý con người nó ăn đứt Mỹ ...
Về lâu dài, TQ nó sẽ vượt lên tất cả vì sự ổn định, khoa học kỹ thuật hiện đại, dân tộc thì đoàn kết và tự tôn rất cao.

Các nước Châu Âu thì hỗn loạn vì kinh tế, sắc tộc, sự tự do dân chủ biến tướng.
Cái này nó chỉ tốt cho cai trị, bó hẹp tự do dân chủ thôi! Và đây là rào cản lớn nhất của phát triển nó có thể phù hợp trong 1 giai đoạn nhất định nhưng có con người hiện đại nào muốn sống, phát triển trong cái lồng ngày càng hẹp và đội trên đầu cái vòng kim cô ngày càng thắt chặt không!
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Ý tôi nói là bản thân TQ gặp khủng hoảng, chứ không phải thế giới gặp khủng hoảng. Covid cũng là một dịp khủng hoảng, nhưng quá ngắn (mặc dù rất ngắn nhưng đã hé lộ cho thấy rất nhiều vấn đề của mô hình TQ, trong đó là sự phụ thuộc quá lớn vào quyết sách của 1 người).
Khủng hoảng Trung quốc chủ yếu đến từ thị trường quốc tế thôi vì độ mở và dựa vào xuất khẩu của Trung quốc quá cao. Còn nếu cân bằng cung cầu nội địa Trung quốc thì không quá ngại do nhà nước Trung quốc nắm chủ đạo các nguồn lực tài chính và sản xuất lớn nhất nên có thể chủ động điều tiết được.
 

wildcat74

Xe container
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
5,014
Động cơ
574,466 Mã lực
Mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư công không phải là 1 phương thuốc căn cơ; vì ICOR của đầu tư công bao giờ cũng cao- mà phàm đã là đầu tư trong xã hội, thì công hay tư thì sau cùng câu chuyện cũng là thu hồi vốn ra làm sao. Tình hình TQ hiện nay chủ yếu do việc tăng đầu tư công quá mức bởi chính quyền địa phương trong khi nguồn thu phân bổ từ thuê cho chính quyền địa phương lại thấp, tư duy nhiệm kỳ và bệnh thành tích đã thúc đẩy chính quyền địa phương vay thương mại nhiều để đầu tư hạ tầng thông qua cơ chế LGFV, để bù lại chủ yếu trông vào bán đất; đồng thời gây ra tác động kép qua lại giữa ngân sách địa phương và thị trường BĐS. Hôm qua đọc 1 loạt bài viết của giới thinktank đại học Bắc kinh (đàn em của thủ tướng Lý), rồi 1 loạt các chú chiên gia tài chính (có cả chief economist của Nomura TQ) thấy là giới học giả TQ đã bắt đầu đánh giá nguyên nhân kết quả tương đối chuẩn, nhưng giải pháp sau cùng vẫn là chính quyền TW phải bail out nợ nần, tiếp tục bán đất để trả nợ. Không gì khác!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top