[Funland] Chém gió về chữ Latinh và các loại chữ khác. Chữ Latinh có phải là chữ tốt nhất không các cụ?

Hiendai

Xe tăng
Biển số
OF-613847
Ngày cấp bằng
5/2/19
Số km
1,170
Động cơ
130,026 Mã lực
Tuổi
46
Các cụ biết tiếng Trung chịu khó tra cứu tí, cứ đem Hán Việt lấp liếm làm bà con hiểu sai cả.
瑞 典 được anh em quận 5 đọc là Xuầy Tỉn (Soei6 Din2). Các cụ lứa Phan Bội Châu học từ các cụ lứa Suyn Jat Sin nhưng chỉ lấy chữ 瑞 典, tra từ điển ra đọc là Thuỵ Điển.
Tương tự như Canada: đọc kiểu cũ hán việt là Gia Nã Đại, TQ thì là 加拿大 Jia Na Da (âm là Ta) chả giống tiếng gốc gì cả. Nhưng nếu tiếng của cụ Dật Tiên thì là Ca-Na-Tai (Gaa1 Naa4 Daai6).
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,802
Động cơ
163,123 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có một giai đoạn em làm việc với người Nga, thế là tình nguyện đi học tiếng Nga. Mà khổ cái chữ em nó viết cực xấu nên "vẽ" chữ xong em đếch đọc được chữ gì dù hình như tiếng Nga cũng đánh vần như TV. Thêm nữa là em phải dùng thêm một hệ chuyển đổi ngay trong latinh nữa, đó là chữ thường của nó giống chữ latinh này thì chữ in của nó lại là chữ latinh khác (ie hình như chữ m = P, đại khái thế), nản quá em bỏ chả học nữa.
Vâng, tiếng Nga chữ "m" viết thường thì lại đọc là "t" theo tiếng la tinh cụ ạ.
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,153 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Các cụ biết tiếng Trung chịu khó tra cứu tí, cứ đem Hán Việt lấp liếm làm bà con hiểu sai cả.
瑞 典 được anh em quận 5 đọc là Xuầy Tỉn (Soei6 Din2). Các cụ lứa Phan Bội Châu học từ các cụ lứa Suyn Jat Sin nhưng chỉ lấy chữ 瑞 典, tra từ điển ra đọc là Thuỵ Điển.
Tương tự như Canada: đọc kiểu cũ hán việt là Gia Nã Đại, TQ thì là 加拿大 Jia Na Da (âm là Ta) chả giống tiếng gốc gì cả. Nhưng nếu tiếng của cụ Dật Tiên thì là Ca-Na-Tai (Gaa1 Naa4 Daai6).
Người Hoa kiều trong Sài Gòn là ảnh hưởng âm đọc của tiếng phương ngữ, nếu em nhớ không nhầm thì là Quảng Đông, Triều Châu hay Phúc Kiến, mỗi vùng đều có biến âm riêng, cái âm Xuẩy Tỉn không phải phiên âm Quan Thoại (tiếng Bắc Kinh, tiếng chuẩn của Hán Ngữ), hình như nó là phiên âm tiếng Quảng.
 

ChimQuáKhổ

Xe buýt
Biển số
OF-550409
Ngày cấp bằng
13/1/18
Số km
802
Động cơ
100,000 Mã lực
Tuổi
113
Tiếng Việt dễ với mình thôi chứ với người nước ngoài khác hệ là qua khó. Không nói tiếng lóng, tiếng địa phương, ngay cả những từ chuẩn thì mỗi nơi nói một khác
Ví dụ từ " rõ ràng"
Miền bắc: dõ dàng
Miền trung: rọ ràng
Miền nam: dõ diàng
 

cokimi

Xe điện
Biển số
OF-211179
Ngày cấp bằng
21/11/11
Số km
2,223
Động cơ
2,188,477 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ý tôi là thế này:
Khi bạn biết 1 từ khá mới, ví dụ CzechoSlovakia, tại sao thằng tàu khựa không đọc là Dẹc Sờ lô vác - ví dụ thế -, cho nó gần đúng sự thật, mà loay hoay nó lại đọc là Tiệp Khắc???
Làm thế nào nó lại vẽ ra được chữ đó mới tài.

Với Sweden:
Làm sao từ Swe, nó ra được 瑞 (Thụy) - viên ngọc, điềm lành.
Và, từ den, nó ra được 典 (Điển) - mẫu mực, chuẩn mực.
Kiểu thế.
Em thấy bọn Tàu nó cũng phiên âm gần đúng đấy chứ.

Sweden - 瑞典 - bính âm: Ruì diǎn - Việt hóa: Thụy Điển

CzechoSlovakia - 捷克斯洛伐克 - bính âm: Jiékè Sīluòfákè - Việt hóa: Tiệp Khắc Tư Lạc Phạt Khắc
 

Hiendai

Xe tăng
Biển số
OF-613847
Ngày cấp bằng
5/2/19
Số km
1,170
Động cơ
130,026 Mã lực
Tuổi
46
Người Hoa kiều trong Sài Gòn là ảnh hưởng âm đọc của tiếng phương ngữ, nếu em nhớ không nhầm thì là Quảng Đông, Triều Châu hay Phúc Kiến, mỗi vùng đều có biến âm riêng, cái âm Xuẩy Tỉn không phải phiên âm Quan Thoại (tiếng Bắc Kinh, tiếng chuẩn của Hán Ngữ), hình như nó là phiên âm tiếng Quảng.
Tiếng Quảng đó cụ còn có tên khác là Việt Ngữ, Quảng Phủ, Bạch Thoại (Quảng), Cantonese. Thời trước vùng Quảng Đông, Hương Cảng tiếp xúc với Nhật + Âu Mỹ nhiều nên truyền bá kiến thức qua ngả đó, trực tiếp hoặc gián tiếp qua sách Nhật (chữ Hán Nhật).
 

trungduong2211

Xe điện
Biển số
OF-48358
Ngày cấp bằng
10/10/09
Số km
2,319
Động cơ
32,545 Mã lực
Mời bạn Jochi Daigaku giải ngố giùm.

Tôi vô tình xem chữ Sweden, không thể hiểu tại sao các cụ nhà ta lại dịch thành Thuỵ Điển.
Còn vô Google Dịch, nó bẩu: = 瑞典, đọc là "Ruìdiǎn".
Có vẻ hao hao giống Thuỵ Điển.
Việt Nam mình phiên âm gián tiếp theo người Trung Quốc. Trung Quốc phiên âm Sweden là 瑞典 bởi phát âm chữ này gần tương đồng với phát âm tiếng Anh tên nước Thụy Điển (ruì diǎn - Ruây Tẻn). Chữ 瑞典 âm Hán Việt người Việt mình đọc là Thụy Điển. Trước kia mình phổ biến phiên âm gián tiếp theo người Trung Quốc, họ phiên âm thế nào mình đọc âm Hán Việt theo thế đó. Chẳng hạn Phi Luật Tân (Philipine), Tân Gia Ba (Singapor). Gần đây mình sử dụng tiếng Anh nhiều nên một số nước mình đọc phiên âm theo tiếng Anh.
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,411
Động cơ
523,799 Mã lực
tùy tường trường hợp, ví dụ trong môn chắn đại cương, tổ tôm tổng quát thì chữ latin dùng bất tiện lắm:))
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,982
Động cơ
473,915 Mã lực
Ai bẩu cụ là chữ Việt đọc sao viết vậy?

Một số tiếng Châu Âu là nguyên âm nói một đằng viết một nẻo, còn tiếng Việt là phụ âm nói một đằng viết một nẻo (cỏ tranh/quả chanh, đẹp xấu/cá sấu vv đều phát âm như nhau). Kiểu của tiếng Việt thậm chí còn khó hơn, bằng chứng là mấy năm gần đây người Việt viết sai nguyên âm ngày càng nhiều, thậm chí báo chí cũng sai.

1 trong những lỗi sai nguyên âm phổ biến là chữ "suất" trong "suất ăn" bị viết nhầm thành "xuất". Các cụ đi đường sẽ thấy vô cùng nhiều.
Bình thường mình nói "vo" với nhau nên không phân biệt thôi cụ. Em nhớ hình như Thái Bình họ phát âm vẫn chuẩn Ch và Tr đấy. Tiếng Việt em thấy chữ "gi" có vẻ khó phân biệt khi nói nhất :D
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,982
Động cơ
473,915 Mã lực
Có một giai đoạn em làm việc với người Nga, thế là tình nguyện đi học tiếng Nga. Mà khổ cái chữ em nó viết cực xấu nên "vẽ" chữ xong em đếch đọc được chữ gì dù hình như tiếng Nga cũng đánh vần như TV. Thêm nữa là em phải dùng thêm một hệ chuyển đổi ngay trong latinh nữa, đó là chữ thường của nó giống chữ latinh này thì chữ in của nó lại là chữ latinh khác (ie hình như chữ m = P, đại khái thế), nản quá em bỏ chả học nữa.
Tiếng Nga ghép vần gần như tiếng Việt. Em giờ quên rồi, nhưng bảng chữ cái và đọc em vẫn đọc được dù đếch hiểu gì :D
Viết gọi là viết được, chứ bản thân chữ em tiếng Việt viết xong em còn đếch đọc được =)) =)) =))
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,153 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Tiếng Quảng đó cụ còn có tên khác là Việt Ngữ, Quảng Phủ, Bạch Thoại (Quảng), Cantonese. Thời trước vùng Quảng Đông, Hương Cảng tiếp xúc với Nhật + Âu Mỹ nhiều nên truyền bá kiến thức qua ngả đó, trực tiếp hoặc gián tiếp qua sách Nhật (chữ Hán Nhật).
Em không nói là Việt Ngữ vì nó dễ gây nhầm cụ ạ.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,802
Động cơ
163,123 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tiếng Nga ghép vần gần như tiếng Việt. Em giờ quên rồi, nhưng bảng chữ cái và đọc em vẫn đọc được dù đếch hiểu gì :D
Viết gọi là viết được, chứ bản thân chữ em tiếng Việt viết xong em còn đếch đọc được =)) =)) =))
Tiếng Nga nó còn có trọng âm của từng từ nữa, kể cả cụ ghép vần đúng nhưng trọng âm mà sai thì cụ nói người Nga cũng không hiểu gì. Trọng âm mà rơi vào chữ "o" thì đọc là "o", nhưng trọng âm rơi vào chữ khác thì chữ "o" lại đọc là "a"
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,982
Động cơ
473,915 Mã lực
Tiếng Nga nó còn có trọng âm của từng từ nữa, kể cả cụ ghép vần đúng nhưng trọng âm mà sai thì cụ nói người Nga cũng không hiểu gì. Trọng âm mà rơi vào chữ "o" thì đọc là "o", nhưng trọng âm rơi vào chữ khác thì chữ "o" lại đọc là "a"
À đúng rồi cụ. Lâu quên béng :D
 

Hiendai

Xe tăng
Biển số
OF-613847
Ngày cấp bằng
5/2/19
Số km
1,170
Động cơ
130,026 Mã lực
Tuổi
46
Tại em đang không gõ được tiếng Trung, nên tránh cho đỡ phải giải thích, chứ gõ được em cũng viết ngay cho dễ hiểu :D
Ý cụ muốn phân biệt 2 chữ Việt này 越 và 粵? 2 chữ này mới được dùng để phân biệt Việt Nam và Việt Quảng Châu thôi. Thời cổ 2 chữ này vẫn dùng lẫn lộn. Hôm trước còn có cụ đưa ảnh trống đồng thấy ở Cổ Loa có khắc chữ Tây Vu dọc nhưng liền sát nhau và tạo thành chữ 粵 kiểu chữ nước Sở.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,816
Động cơ
410,568 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tiếng Nga nó còn có trọng âm của từng từ nữa, kể cả cụ ghép vần đúng nhưng trọng âm mà sai thì cụ nói người Nga cũng không hiểu gì. Trọng âm mà rơi vào chữ "o" thì đọc là "o", nhưng trọng âm rơi vào chữ khác thì chữ "o" lại đọc là "a"
À đúng rồi cụ. Lâu quên béng :D
Các cụ vẫn chưa đúng hẳn ạ.

Vần "o" trong tiếng Nga, nếu đúng trọng âm thì vẫn đọc là "o". Nhưng nếu ngay trước trọng âm thì đọc là "a". Ví dụ quen biết nhất là "Москвá" vì chữ "o" ngay trước trọng âm nên phải đọc là "maskva".

Nhưng nếu chữ "o" ở sau trọng âm hoặc cách trọng âm 1 nguyên âm khác thì phải đọc là "ơ". Ví dụ từ "головá" (cái đầu) phải đọc là "gơlava".

Trong các ngôn ngữ quen biết thì tiếng Đức là khó khăn với người Việt nam nhất. Cho cùng 1 khoảng thời gian (chẳng hạn 6 tháng) 1 người có thể học nói khá thạo tiếng Trung, giao tiếp tốt bằng tiếng Anh Pháp Nga, nhưng nếu là tiếng Đức thì chỉ bập bẹ.
 

Rantarox

Xe hơi
Biển số
OF-787707
Ngày cấp bằng
17/8/21
Số km
143
Động cơ
28,228 Mã lực
Tuổi
46
Tiếng Việt cũng đọc sao viết vậy mà. Mình làm gì có bảng chữ cái và bảng phát âm riêng. Dùng chung hết mà.
Tiếng Việt mới là "viết sao đọc vậy", tức là nhìn chữ là biết đọc chính xác (chỉ có đúng 1 cách phát âm cho 1 từ, 1 tiếng), nhưng chưa phải là "đọc sao viết vậy" cụ ạ. Đọc sao viết vậy thì nghe âm đọc phải viết được chính xác (tức là chỉ duy nhất 1 cách viết cho 1 âm), tiếng Việt chưa được như vậy. Ví dụ với giọng HN thì âm /za/ có 3 cách viết là :ra, da, gia, với giọng SG thì âm /wá/ có 3 cách viết là: hóa, quá, góa.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top