Cả con đầu kéo nằm gần như hết trên phần đường ngược chiều mà các bác còn bênh đầu kéo?
Tại sao các bác lại có quan điểm kiểu: Vào cua phải nhường xe đầu kéo? Xe nhỏ phải nhường xe to? Bác White Tiger còn đưa cái link cua tay áo, và đường có 1 làn xe chạy để so với khúc cua thường, đường rộng đủ 3 - 4 làn xe chạy.
Em thì quan điểm khác các bác, nhường nhịn nhau là nhường nhịn đúng luật, quái gì phải nhường cho thằng khác lấn gần hết cả xe nó sang làn mình thế kia. Chưa kể nhường là nép sát vào cho người ta đi, đây 31F nép gần như hết vào mép đường rồi vẫn bị chạm.
Các bác hay có quan điểm nhường, xe to họ thêm liều lĩnh, họ biết chắc sẽ được nhường nên càng lấn làn khi vào cua nhiều hơn. Nhìn cua này, bác nào hay đi miền núi chắc đều biết, nếu xe đầu kéo chạy đúng tốc độ chắc chắn chỉ cua trong làn đường của họ chứ không cắt sang phần đối diện như này.
Dạ thưa cụ,cái clip em đưa chỉ để cho mọi người hiểu về xe 2 thân hay thân dài mỗi khi cua là nó chiếm đường như thế nào chứ không phải em up cái đó vì nó nhỏ hẹp.Còn nếu cụ không tin cụ chạy QL 70 từ Yên Bái đi Lào Cai nhìn xem đường chỉ có 2 làn đó ra sao.Nếu cụ chạy đêm hay ban ngày thấy có nhiều xe tải xuống rãnh ngay góc cua đó chỉ có thể tránh xe ngược chiều mà lọt rãnh thôi.
Còn em xin giải thích với cụ,xe ở VN là rơ móc,nó chỉ có bánh chịu tải chứ không hề có bánh dẫn hướng phía sau.Xe khách cũng vậy,nó chỉ là cầu đẩy còn không có chuyển hướng phía sau.Em xin lấy hình của chiếc Travego của Mercedes để cụ hiểu
Các cụ chú ý phút 1 và phút 2 khi bánh trước ôm cua và bánh sau đẩy đuôi xe hướng ngược lại
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=KcnJlfTdN2A[/YOUTUBE]
Nếu cụ nhìn kĩ thì phía sau nó có 2 chân,chân có lốp kép là chân đẩy,còn chân có lốp đơn là chân chuyển hướng hỗ trợ chân trước khi cua và khi lùi xe.Ở VN chỉ xài xe loại rẻ tiền,công nghệ đã lỗi thời.Nên em đố cụ cua trong vạch liền với xe 45 hay xe công 40f mà đuôi không ra ngoài thậm chí chém sang hết đường bên kia nếu gặp phải cua hơi gấp chứ không phải tay áo khi đi đường 70.Kể cả dù có nép sát phần đường thì với xe dài 11m trở lên thân đều nằm ở phần đường bên kia
Như hình dưới,dù đầu xe đã sát làn nhưng bụng xe vẫn còn nằm ở bên kia đường.Cụ cố lao vào là dính chắc
Còn đi đèo em đã viết bài về cách đi đèo,cách nhìn đèn pha cốt phía trước để đoán xe trọng tải ra sao em đã có hẳn 1 bài chia sẻ kinh nghiệm.Nếu chưa có kinh nghiệm thì dựa vào đó mà tránh trong các tình huống đèo núi.Ngoài ra em lợi hơn các cụ là em đã dùng GPS của Việt Map đã hơn 7 năm nay nên trước khúc cua em đá mắt liếc nhìn GPS để giảm tốc cho phù hợp
Còn nhìn vào ảnh này mà bạn bảo góc cua bình thường thì mời bạn lên lái rồi hãy nói.Nếu chưa biết thì giải thích cho cụ biết.Khi xe đang có tải,đang lên dốc,trọng lượng bị kéo về phía sau,cầu kéo lại ở giữa xe,xe lại đang lên dốc.Với tính huống như thế này với xe tải nặng đang có hàng với góc cua như vậy mà bị mất đà thì chỉ có nước bắt phụ xe xuống chèn lốp mà đề pa lên.Tại sao.Máy dầu tuy khỏe,tạo momen xoắn lớn ở vòng tua thấp.Nhưng nó phải đạt đủ tốc vòng tua máy cho bánh đà rồi bánh đà mới tiếp sức cho hộp số mới lên dốc được chứ không phải như xe cụ máy xăng chở 5 người hay 7 người lên dốc vù vù.Còn mất đà khó lên ở những cua như vậy do đầu công đã bị nhẹ đi nên càng khó lên chứ không phải dễ lên.Đến ngay cả việc xe công chở hàng nó lên dốc mà mà đang lên bị đoạn sạt lở đầy đất bùn.Xe chạy thì không sao,nhưng chỉ cần dừng xe là toi.Cửa khẩu Tân Thanh cũng thế,đầu năm trời mưa xe nằm ngoài nếu không có thêm đầu kéo vào hỗ trợ cũng nằm đó chứ không vào đến cửa khảu.Đến ngay cả desan cầu trước nếu leo dốc như đền thượng ba vì chở đủ người vào những ngày đầu năm ẩm ướt còn khó lên chứ đừng nói 1 cái xe mấy chục tấn trọng tải bị dồn sau.Đấy là lý do tại những xe sau cầu sau luôn đẩy khỏe và leo dốc khỏe và nhanh hơn các xe cầu trước
Hãy chú ý ở phút 1 và phút 2 của clip
[YOUTUBE]https://www.youtube.com/watch?v=KcnJlfTdN2A[/YOUTUBE]