[Funland] Chảy máu chất xám là có thật!!!

buidoimiennui

Xe điện
Biển số
OF-8489
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
2,555
Động cơ
550,062 Mã lực
Nơi ở
Miền núi
Tại sao lại phải mài đít quần xong đi làm lương vài đồng, mất cả chục năm trời mới mua nổi cái nhà...thà kiếm kế mà đi. Các cụ nghĩ sao ạ?


Học sinh giỏi không mặn mà với giảng đường đại học
Trước đây, nhiều phụ huynh ở vùng quê Hà Tĩnh vẫn luôn nghĩ dù vất vả thế nào cũng cho con đi học đại học bởi con vào được đại học niềm tự hào của gia đình, cả dòng họ và đó là con đường duy nhất để thoát nghèo.
Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên ra trường, thậm chí cầm trong tay tấm bằng “đỏ” vẫn không xin được việc làm, nhiều em chật vật kiếm được việc làm nhưng không đúng chuyên ngành. Hoặc nếu có việc nhưng với đồng lương bèo bọt không đủ trang trải cuộc sống nên phụ huynh, thậm chí là chính các em học sinh giỏi đã dần thay đổi tư tưởng, từ chối vào đại học, chọn con đường xuất khẩu lao động (XKLĐ).
Thầy Lê Hoài N., Phó Hiệu trưởng một trường THPT ở huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, cho biết trước đây, học sinh của trường vào các trường đại học, cao đẳng chiếm số lượng lớn. Đa số các em học sinh giỏi đều chọn lựa vào các trường đại học top đầu để học tập.
Tuy nhiên, hiện nay, số lượng đã có phần dịch chuyển, nhiều học sinh giỏi, xuất sắc không thi đại học mà chuyển hướng XKLĐ, hoặc vừa học vừa làm ở nước ngoài.
“Thực tế, rất nhiều sinh viên ra trường không có việc làm nên phụ huynh, học sinh thay đổi nhận thức, chọn lựa phương án đi du học nghề, XKLĐ. Đi XKLĐ, các em có tay nghề và có mức thu nhập cao. Mỗi năm trường có nhiều học sinh khá, giỏi chọn phương án này thay vì học đại học”, thầy N. nói.
Thầy N. cho biết năm học vừa qua, nhà trường có hai học sinh đạt giải nhất cấp tỉnh môn Địa lý, các em nằm trong đội dự tuyển học sinh giỏi Quốc gia nhưng từ chối không tham gia vào đội dự tuyển để ôn luyện.

 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,971
Động cơ
1,252,894 Mã lực
Xưa: thầy hơn thợ
Giờ: thợ (xklđ) tốt cũng tốt mà
 

TungThoc

Xe container
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
5,011
Động cơ
1,121,625 Mã lực
Ai cũng phải làm tốt nhất việc của mình, còn nhỏ được nuôi ăn học thì học tốt, lớn lên đi làm chọn nơi trả lương tốt.
Nói vậy nhưng thấy vẫn ngậm ngùi tiếc cho những cháu học xuất sắc.
 

Rivers

Xe lăn
Biển số
OF-431945
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
12,265
Động cơ
750,300 Mã lực
Học giỏi mà phải chọn xkld thay vì học đại học thì cũng không giỏi lắm, đặc biệt là ở tầm nhìn, trừ những trường hợp nhà nghèo không có điều kiện đi học.
 

Yaris_2009

Xe điện
Biển số
OF-80287
Ngày cấp bằng
15/12/10
Số km
2,128
Động cơ
593,959 Mã lực
Tuổi
40
Học sinh giỏi quốc gia môn địa lý, vậy thi ĐH thì thi khôi C : Văn - Sử - Địa phỏng cccm ?

Nếu tốt nghiệp trường kha khá khối C thì công việc sau ra trường em nghĩ cũng còn chán mới ổn.

Thử học sinh giỏi đội tuyển vật lý, đội tuyển Hóa, đội tuyển tiếng Pháp ... xem có bỏ không ? Học giỏi khối A, khối D.. thi mấy trường đỉnh khối kĩ thuật kiểu Bách Khoa, Bưu Chính Viễn Thông, ĐH công nghệ ĐH QG ... xem có bỏ đi XKLD ko ? Em nghĩ còn lâu, em chưa thấy bạn nào mà tốt nghiệp mấy trường em vừa đề cập mà thất nghiệp, ko có chỗ đi làm, hay đi làm luơng thấp cả.

Ở trên mạng, hay ở đâu đó sẽ có những kiểu phổ biến như này : Ôi con tôi/cháu/thằng bạn... tôi tốt nghiệp Bách Khoa mà ra thất nghiệp => Xạo ke cho nó sang mồm hết cccm ạ, tốt nghiệp được Bách Khoa 5 năm ra trường ý, chả cần đi tuyển dụng, các cơ quan tập đoàn, doanh nghiệp người ta mời về làm còn ko được, lấy đâu ra mà thất nghiệp. Thất nghiệp như những thành phần đó rêu rao toàn kiểu có vào học nhưng học ko xong đến năm 3, năm 4 thì đứt gánh, mới năm đầu lên học thì ngoan xong mấy năm sau đua đòi chúng bạn chơi bời nợ môn bị đuổi học thì có. Hoặc là cũng học Bách Khoa nhưng học khoa quan hệ quốc tế, học mấy cái khoa liên kết đào tạo với Tuy ni di, Thổ Nhĩ Kì... đóng tiền là vào học thì khả năng Bách Khoa này ra cũng khó tìm việc thật.
 
Chỉnh sửa cuối:

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Tốt đấy chứ, các cháu có lựa chọn thiết thực.
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,678
Động cơ
1,812,392 Mã lực
chả ai gọi việc đó là "chảy máu chất xám" cả. các cháu đã có chất xám éo đáu mà chảy?
sự lựa chọn đó có tốt hay ko? trc mắt đi xklđ, uh nhanh có tiền luôn đấy, còn. sau khi hết hạn lđ về nc, cháu làm gì? khi đó nhìn sang bọn bạn khác đi học đh nó có bằng ko? cái đó e ko biết.
 

Napolong

Xe điện
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,249
Động cơ
1,984,277 Mã lực
Kết hợp ph ảo tưởng + nhà báo ảo tưởng nên ra bài báo như này.
 

Trungpv

Xe điện
Biển số
OF-696250
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
2,266
Động cơ
628,594 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Học sinh giỏi quốc gia môn địa lý, vậy thi ĐH thì thi khôi C : Văn - Sử - Địa phỏng cccm ?

Nếu tốt nghiệp trường kha khá khối C thì công việc sau ra trường em nghĩ cũng còn chán mới ổn.

Thử học sinh giỏi đội tuyển vật lý, đội tuyển Hóa, đội tuyển tiếng Pháp ... xem có bỏ không ? Học giỏi khối A, khối D.. thi mấy trường đỉnh khối kĩ thuật kiểu Bách Khoa, Bưu Chính Viễn Thông, ĐH công nghệ ĐH QG ... xem có bỏ đi XKLD ko ? Em nghĩ còn lâu, em chưa thấy bạn nào mà tốt nghiệp mấy trường em vừa đề cập mà thất nghiệp, ko có chỗ đi làm, hay đi làm luơng thấp cả.

Ở trên mạng, hay ở đâu đó sẽ có những kiểu phổ biến như này : Ôi con tôi/cháu/thằng bạn... tôi tốt nghiệp Bách Khoa mà ra thất nghiệp => Xạo ke cho nó sang mồm hết cccm ạ, tốt nghiệp được Bách Khoa 5 năm ra trường ý, chả cần đi tuyển dụng, các cơ quan tập đoàn, doanh nghiệp người ta mời về làm còn ko được, lấy đâu ra mà thất nghiệp. Thất nghiệp như những thành phần đó rêu rao toàn kiểu có vào học nhưng học ko xong đến năm 3, năm 4 thì đứt gánh, mới năm đầu lên học thì ngoan xong mấy năm sau đua đòi chúng bạn chơi bời nợ môn bị đuổi học thì có.
tốt nghiệp trường tốp đầu như BK... cũng chỉ 1 số ít sv xuất sắc là đc doanh nghiệp mời về làm thôi cụ. còn lại đa số là vẫn phải tự đi tìm việc làm, làm trái nghề nhiều. tuy nhiên sv trường top như BK thì tỷ lệ thất nghiệp là thấp hơn rất nhiều.
 

xukute

Xe tăng
Biển số
OF-301471
Ngày cấp bằng
12/12/13
Số km
1,847
Động cơ
126,249 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Học sinh giỏi quốc gia môn địa lý, vậy thi ĐH thì thi khôi C : Văn - Sử - Địa phỏng cccm ?

Nếu tốt nghiệp trường kha khá khối C thì công việc sau ra trường em nghĩ cũng còn chán mới ổn.

Thử học sinh giỏi đội tuyển vật lý, đội tuyển Hóa, đội tuyển tiếng Pháp ... xem có bỏ không ? Học giỏi khối A, khối D.. thi mấy trường đỉnh khối kĩ thuật kiểu Bách Khoa, Bưu Chính Viễn Thông, ĐH công nghệ ĐH QG ... xem có bỏ đi XKLD ko ? Em nghĩ còn lâu, em chưa thấy bạn nào mà tốt nghiệp mấy trường em vừa đề cập mà thất nghiệp, ko có chỗ đi làm, hay đi làm luơng thấp cả.

Ở trên mạng, hay ở đâu đó sẽ có những kiểu phổ biến như này : Ôi con tôi/cháu/thằng bạn... tôi tốt nghiệp Bách Khoa mà ra thất nghiệp => Xạo ke cho nó sang mồm hết cccm ạ, tốt nghiệp được Bách Khoa 5 năm ra trường ý, chả cần đi tuyển dụng, các cơ quan tập đoàn, doanh nghiệp người ta mời về làm còn ko được, lấy đâu ra mà thất nghiệp. Thất nghiệp như những thành phần đó rêu rao toàn kiểu có vào học nhưng học ko xong đến năm 3, năm 4 thì đứt gánh, mới năm đầu lên học thì ngoan xong mấy năm sau đua đòi chúng bạn chơi bời nợ môn bị đuổi học thì có. Hoặc là cũng học Bách Khoa nhưng học khoa quan hệ quốc tế, học mấy cái khoa liên kết đào tạo với Tuy ni di, Thổ Nhĩ Kì... đóng tiền là vào học thì khả năng Bách Khoa này ra cũng khó tìm việc thật.
Chuẩn đây cụ
Công ty em giờ còn đến tận trường Bách Khoa tuyển dụng từ lúc chưa tốt nghiệp mà còn vất vả mới tuyển được vài em. Vì giờ quá nhiều việc làm, nên các em có rất nhiều lựa chọn.
Trước mỗi lần đăng tuyển có cả trăm người nộp hồ sơ, giờ trên dưới chục cái, phải thuê là cả bên tuyển dụng.
Không sợ không có việc làm, chỉ sợ không đủ giỏi để làm việc.
 

kaku223223

Xe tăng
Biển số
OF-422993
Ngày cấp bằng
17/5/16
Số km
1,533
Động cơ
345,139 Mã lực
Rất tốt, các cháu đã tìm được định hướng chuẩn.

XKLD tích lũy tư bản nhiều nhất lúc còn có sức rồi về làm gì thì làm. Sinh viên đại học ra trường đến 90% còn lăn lộn chán mới có cái NGHỀ gọi là ổn định.

cùng 23 tuổi, thằng XKLD cầm 2-3 tỷ trong tay, ổn hơn là ông sinh viên mặt bằng chung bây h với khoản nợ đại học ~ 500tr
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,242
Động cơ
85,454 Mã lực
Các cháu chưa có thành tích gì đáng kể thì không gọi là chảy máu chất xám được; giá nó được huy chương quốc tế mà đi xuất khẩu lao động thì cũng còn tiếc. Còn học giỏi ở đại học ra trường còn chưa chắc đã làm giỏi thì các cháu học phổ thông đã có gì đáng kể đâu!
 

TungThoc

Xe container
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
5,011
Động cơ
1,121,625 Mã lực
Có thể vừa đi XKLĐ vừa học đại học từ xa của một số trường nước ngoài hoặc thậm chí một số trường trong nước hiện giờ đã có chương trình đào tạo từ xa, không cần học sinh phải ngồi trên giảng đường mà vẫn học được đủ môn đủ bài thi đạt là tốt nghiệp và có bằng Đại học.
 

Mợ toét 2710

Xe lừa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-163316
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
36,170
Động cơ
315,024 Mã lực
Nơi ở
Alo e 24/7 nhé các cụ 0946.538.556
Website
www.gach3ddep.net
E thấy thế là chuẩn đấy, học nhiều khoa sau k xin dc vc bỏ phí 4 năm ăn học bao tiền. Giờ nên đi học nghề hay xklđ là sáng suốt.
 

vietbamboo

Xe điện
Biển số
OF-146178
Ngày cấp bằng
18/6/12
Số km
3,760
Động cơ
390,000 Mã lực
Nơi ở
Tây hồ Hà Nội
học hết đại học tham gia đội Grab cũng cạnh tranh cao lắm!
Ủng hộ các cháu thực dụng hơn.
 

Felix Navi

Xe hơi
Biển số
OF-817452
Ngày cấp bằng
13/8/22
Số km
185
Động cơ
5,496 Mã lực
Các cụ cứ ở đấy mà lo chảy máu chất xám, bản thân thị trường xứ ta không tạo ra được đủ việc làm chất lượng mới là gốc rễ to hơn. Lao động trình độ cơ bản như công nhân còn không hấp thụ được, đào thải cả lô cả lốc, lao động chuyên môn cao thì chỉ trả được đồng lương chết đói (khu vực nào đấy ai cũng biết các cụ nhé), lượng việc làm lương tốt thì có giới hạn, toàn phải đi bán chổi đót mới cả chạy xe ôm để mua được nhà, xây được biệt phủ, thì xuất khẩu lao động đã là gì đâu
 

haicot

Xe buýt
Biển số
OF-400139
Ngày cấp bằng
7/1/16
Số km
988
Động cơ
241,924 Mã lực
Tuổi
47
Hoàn toàn phù hợp với quy luật cuộc sống. Không thể phổ cập đại học khi kinh tế chưa phát triển, các cơ sở giáo dục đại học không thể tràn lan như hiện nay. Học nghề, lao động ở nơi có thu nhập cao, có tiền tích trữ, có cơ hội định cư ở nước văn minh thật là tốt.
 

Phongcach

Xe buýt
Biển số
OF-203071
Ngày cấp bằng
22/7/13
Số km
570
Động cơ
132,472 Mã lực
không biết có chảy máu chất xám thật không nhưng chắc chắn là chảy máu niềm tin vào giáo dục nước nhà
 

LeoMessi85

Xe buýt
Biển số
OF-303107
Ngày cấp bằng
28/12/13
Số km
965
Động cơ
310,474 Mã lực
trưa e lướt fb có đến 4-5 bài này, giờ vào OF cũng lên bài rồi. Các bác xklđ quảng cáo mạnh tay quá :D
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,467
Động cơ
290,159 Mã lực
Tại sao lại phải mài đít quần xong đi làm lương vài đồng, mất cả chục năm trời mới mua nổi cái nhà...thà kiếm kế mà đi. Các cụ nghĩ sao ạ?


Học sinh giỏi không mặn mà với giảng đường đại học
Trước đây, nhiều phụ huynh ở vùng quê Hà Tĩnh vẫn luôn nghĩ dù vất vả thế nào cũng cho con đi học đại học bởi con vào được đại học niềm tự hào của gia đình, cả dòng họ và đó là con đường duy nhất để thoát nghèo.
Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên ra trường, thậm chí cầm trong tay tấm bằng “đỏ” vẫn không xin được việc làm, nhiều em chật vật kiếm được việc làm nhưng không đúng chuyên ngành. Hoặc nếu có việc nhưng với đồng lương bèo bọt không đủ trang trải cuộc sống nên phụ huynh, thậm chí là chính các em học sinh giỏi đã dần thay đổi tư tưởng, từ chối vào đại học, chọn con đường xuất khẩu lao động (XKLĐ).
Thầy Lê Hoài N., Phó Hiệu trưởng một trường THPT ở huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, cho biết trước đây, học sinh của trường vào các trường đại học, cao đẳng chiếm số lượng lớn. Đa số các em học sinh giỏi đều chọn lựa vào các trường đại học top đầu để học tập.
Tuy nhiên, hiện nay, số lượng đã có phần dịch chuyển, nhiều học sinh giỏi, xuất sắc không thi đại học mà chuyển hướng XKLĐ, hoặc vừa học vừa làm ở nước ngoài.
“Thực tế, rất nhiều sinh viên ra trường không có việc làm nên phụ huynh, học sinh thay đổi nhận thức, chọn lựa phương án đi du học nghề, XKLĐ. Đi XKLĐ, các em có tay nghề và có mức thu nhập cao. Mỗi năm trường có nhiều học sinh khá, giỏi chọn phương án này thay vì học đại học”, thầy N. nói.
Thầy N. cho biết năm học vừa qua, nhà trường có hai học sinh đạt giải nhất cấp tỉnh môn Địa lý, các em nằm trong đội dự tuyển học sinh giỏi Quốc gia nhưng từ chối không tham gia vào đội dự tuyển để ôn luyện.

Ở Hà Tĩnh thì kô phải lo đến mua nhà đâu cụ ạ. Nên cụ kô phải lái.
Thanh niên mới lớn, đua bạn đua bè, ít tiếp cận thông tin và cũng kô nghe người lớn. Người lớn ở nhà cũng ít vốn sống và kinh nghiệm để có thể định hướng.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top