- Biển số
- OF-72542
- Ngày cấp bằng
- 10/9/10
- Số km
- 1,056
- Động cơ
- 420,687 Mã lực
?????????????Không cạnh tranh được với con cháu chúng nó đâu
?????????????Không cạnh tranh được với con cháu chúng nó đâu
Mơ đi mà xkld vài năm về có 2-3 tỉ cụ ạ, và sinh viên nếu học các trường ĐH công kô có giá 500M đâu, VN kô phải Mỹ mà giá cao vậy.Rất tốt, các cháu đã tìm được định hướng chuẩn.
XKLD tích lũy tư bản nhiều nhất lúc còn có sức rồi về làm gì thì làm. Sinh viên đại học ra trường đến 90% còn lăn lộn chán mới có cái NGHỀ gọi là ổn định.
cùng 23 tuổi, thằng XKLD cầm 2-3 tỷ trong tay, ổn hơn là ông sinh viên mặt bằng chung bây h với khoản nợ đại học ~ 500tr
Không phải quảng cáo đâu cụ. thực tế là như vậy đấy.Cụ đã thấy SV nào mới ra trường nhận lương 20tr/ tháng chưa? Còn đi XKLĐ Hàn Quốc giờ thấp nhất là 40tr/ tháng chưa kể làm thêm.trưa e lướt fb có đến 4-5 bài này, giờ vào OF cũng lên bài rồi. Các bác xklđ quảng cáo mạnh tay quá
Xưa: thầy hơn thợ
Giờ: thợ (xklđ) tốt cũng tốt mà
Ai cũng phải làm tốt nhất việc của mình, còn nhỏ được nuôi ăn học thì học tốt, lớn lên đi làm chọn nơi trả lương tốt.
Nói vậy nhưng thấy vẫn ngậm ngùi tiếc cho những cháu học xuất sắc.
Học giỏi mà phải chọn xkld thay vì học đại học thì cũng không giỏi lắm, đặc biệt là ở tầm nhìn, trừ những trường hợp nhà nghèo không có điều kiện đi học.
Học sinh giỏi quốc gia môn địa lý, vậy thi ĐH thì thi khôi C : Văn - Sử - Địa phỏng cccm ?
Nếu tốt nghiệp trường kha khá khối C thì công việc sau ra trường em nghĩ cũng còn chán mới ổn.
Thử học sinh giỏi đội tuyển vật lý, đội tuyển Hóa, đội tuyển tiếng Pháp ... xem có bỏ không ? Học giỏi khối A, khối D.. thi mấy trường đỉnh khối kĩ thuật kiểu Bách Khoa, Bưu Chính Viễn Thông, ĐH công nghệ ĐH QG ... xem có bỏ đi XKLD ko ? Em nghĩ còn lâu, em chưa thấy bạn nào mà tốt nghiệp mấy trường em vừa đề cập mà thất nghiệp, ko có chỗ đi làm, hay đi làm luơng thấp cả.
Ở trên mạng, hay ở đâu đó sẽ có những kiểu phổ biến như này : Ôi con tôi/cháu/thằng bạn... tôi tốt nghiệp Bách Khoa mà ra thất nghiệp => Xạo ke cho nó sang mồm hết cccm ạ, tốt nghiệp được Bách Khoa 5 năm ra trường ý, chả cần đi tuyển dụng, các cơ quan tập đoàn, doanh nghiệp người ta mời về làm còn ko được, lấy đâu ra mà thất nghiệp. Thất nghiệp như những thành phần đó rêu rao toàn kiểu có vào học nhưng học ko xong đến năm 3, năm 4 thì đứt gánh, mới năm đầu lên học thì ngoan xong mấy năm sau đua đòi chúng bạn chơi bời nợ môn bị đuổi học thì có. Hoặc là cũng học Bách Khoa nhưng học khoa quan hệ quốc tế, học mấy cái khoa liên kết đào tạo với Tuy ni di, Thổ Nhĩ Kì... đóng tiền là vào học thì khả năng Bách Khoa này ra cũng khó tìm việc thật.
Tốt đấy chứ, các cháu có lựa chọn thiết thực.
chả ai gọi việc đó là "chảy máu chất xám" cả. các cháu đã có chất xám éo đáu mà chảy?
sự lựa chọn đó có tốt hay ko? trc mắt đi xklđ, uh nhanh có tiền luôn đấy, còn. sau khi hết hạn lđ về nc, cháu làm gì? khi đó nhìn sang bọn bạn khác đi học đh nó có bằng ko? cái đó e ko biết.
Kết hợp ph ảo tưởng + nhà báo ảo tưởng nên ra bài báo như này.
Các cháu chưa có thành tích gì đáng kể thì không gọi là chảy máu chất xám được; giá nó được huy chương quốc tế mà đi xuất khẩu lao động thì cũng còn tiếc. Còn học giỏi ở đại học ra trường còn chưa chắc đã làm giỏi thì các cháu học phổ thông đã có gì đáng kể đâu!
Câu chuyện nào cũng có 2 mặt của nó thôi em ạ.. ở quê anh hội bỏ học đi nước ngoài hay đi buôn cũng không ít, hồi có tiền về xây dựng nhà cửa cũng có ý khinh khi những đứa học ĐH trên thành phố rồi làm việc trong nước.. nhưng đó mới chỉ là 1 giai đoạn trong cuộc đời thôi.. sau 10 năm giờ những ông bỏ học kia phần nhiều đã tiêu sạch tiền vào những thứ vô bổ và lại phải lóc cóc đi xin việc hoặc lại phải vào từ đầu làm đàn em cho mấy đường buôn cũ. Còn đội ĐH sau 10 năm đi làm giờ số khá giả lên không phải là ít.Cả họ hàng nhà em, có mỗi gia đình em là con cái học ĐH đây, nhưng tiền và nhà cao nhà đẹp so với trong họ thì nhà em chỉ top dưới thôi ạ. Và thâm tâm e biết rằng bố mẹ e ko hoàn toàn nghĩ rằng lựa chọn cho con đi học ĐH là hợp lý. Em thấy suy nghĩ của ông bà cũng ko hẳn là ko logic, nhưng con cái ko thích đi, chỉ thích học thì biết làm sao, thu nhập ở VN và nước ngoài so nó cũng vô cùng tận, em là ng sống hướng về gia đình, em ko đủ mạnh mẽ để bay đến 1 nơi xa lắc, và ăn rồi làm quần quật, lúc bố mẹ đau yếu cũng ko ở bên cạnh dc, lúc ốm đau mệt mỏi cũng ko có sự chia sẻ chăm sóc của gia đình, bao nhiêu tiền để đủ bù đắp những điều đó…
Có những ng nhìn bọn em với ánh mắt kiểu: ngày xưa học giỏi thì giờ đi làm thu nhập cũng có bằng đứa này đứa kia đâu, có gì mà tự hào. Nhưng cho dù thế nào, em chưa bao giờ hối hận về quyết định đã cố gắng đi học ĐH ngày xưa.
ngược lại ạ: Mấy anh học đến đại học rồi, thạc sỹ, rồi văn bằng 2 mấy loại, chứng chỉ các kiểu lại về làm nhân viên cho ông chủ là những đứa lang bạt khắp nơi trong ngoài nước sau quay về mở doanh nghiệp.Câu chuyện nào cũng có 2 mặt của nó thôi em ạ.. ở quê anh hội bỏ học đi nước ngoài hay đi buôn cũng không ít, hồi có tiền về xây dựng nhà cửa cũng có ý khinh khi những đứa học ĐH trên thành phố rồi làm việc trong nước.. nhưng đó mới chỉ là 1 giai đoạn trong cuộc đời thôi.. sau 10 năm giờ những ông bỏ học kia phần nhiều đã tiêu sạch tiền vào những thứ vô bổ và lại phải lóc cóc đi xin việc hoặc lại phải vào từ đầu làm đàn em cho mấy đường buôn cũ. Còn đội ĐH sau 10 năm đi làm giờ số khá giả lên không phải là ít.
Số lang bạt lên được ông chủ ít thôi cụ ơi.. em lạ gì. Đội ông chủ lớn ở VN cụ cứ để ý xem toàn ông tốt nghiệp học hành dữ dội hết cả đó.ngược lại ạ: Mấy anh học đến đại học rồi, thạc sỹ, rồi văn bằng 2 mấy loại, chứng chỉ các kiểu lại về làm nhân viên cho ông chủ là những đứa lang bạt khắp nơi trong ngoài nước sau quay về mở doanh nghiệp.
bây giờ không còn cái viễn cảnh màu hường đó nữa đâu cụ ạ, ví dụ thị trường Nhật bây giờ Yên thì xuống, lương thì loanh quanh 3-40tr , trừ ăn tiêu gửi về cũng không nhiều đâu cụ. Chưa kể giờ tệ nạn lô đề cờ bạc bên đó nhiều, không giữ mình thì người nhà ở Việt Nam còn phải gửi tiền sang mà chuộc về ý chứ .Học ĐH ra 10 người thì 1-2 người xây được nhà to cho bố mẹ ở quê, đi XKLĐ 10 người thì 9 người xây được nhà, cứ phải thực tế trước đã