- Biển số
- OF-3366
- Ngày cấp bằng
- 13/2/07
- Số km
- 15,470
- Động cơ
- 339,478 Mã lực
- Nơi ở
- Hà Nội
- Website
- tuyendungvieclam.net
Dí điện vào tay cho nhân văn, ai lại đập vào mặt thế
Trích: "Khi tới gần ngã tư Nguyễn Tất Thành - Hai Bà Trưng, anh C. phát hiện các chiến sĩ CSGT đang làm nhiệm vụ tại đây. Vì không đội mũ bảo hiểm nên anh C. đã điều khiển xe quay đầu, đi ngược chiều ở đường một chiều.Anh Đ.C. (SN 1996) cho biết, trong quá trình bỏ chạy khi gặp lực lượng CSGT, anh bị một chiến sĩ CSGT vụt dùi cui vào mặt. Hiện mắt phải của anh chưa thể nhìn được, mũi bị thương.Người vi phạm bỏ chạy khi gặp CSGT: "Tôi bị vụt, một mắt chưa nhìn được"
(Dân trí) - Anh Đ.C. (SN 1996) cho biết, trong quá trình bỏ chạy khi gặp lực lượng CSGT, anh bị một chiến sĩ CSGT vụt dùi cui vào mặt. Hiện mắt phải của anh chưa thể nhìn được, mũi bị thương.dantri.com.vn
Kể lại vụ việc, theo anh C., khoảng 22h tối 1/7, sau khi đi chơi cùng người yêu về, anh di chuyển trên đường Nguyễn Tất Thành, thuộc địa bàn phườngKhai Quang (TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) về phòng trọ.
Khi tới gần ngã tư Nguyễn Tất Thành - Hai Bà Trưng, anh C. phát hiện các chiến sĩ CSGT đang làm nhiệm vụ tại đây. Vì không đội mũ bảo hiểm nên anh C. đã điều khiển xe quay đầu, đi ngược chiều ở đường một chiều.
“Khi đi mé trái đường ngược chiều thì CSGT ở trong vỉa hè đi ra đập em. Khi đi tiếp 1 đoạn, em thấy mình chảy nhiều máu quá nên tấp vào bên đường nhờ người dân cho đi viện” - anh C. nói.
Đáng chú ý, theo lời anh C. kể lại, sau khi vụ việc xảy ra, người CSGT vụt dùi cui vào mặt anh đã không chạy tới xem anh bị thương tích như thế nào mà vội vàng bắt taxi rời đi.
“Giờ mắt phải của tôi chưa nhìn thấy gì, mắt trái thì nhập nhèm chưa mở được. Tôi cảm thấy bức xúc vì mình chỉ vi phạm giao thông chứ không giết người, sao CSGT lại vụt vào mặt tôi như thế?”- anh C. bày tỏ.
Các cụ nghĩ sao nhỉ, riêng em mấy thằng này thì bị vụt là đáng kiếp lắm. Chạy chốt ngược chiều chẳng may đâm vào người khác thì lại oan gia. Bị đánh thì ra vẻ tội nghiệp lắm, nhưng chạy thoát là lại có chuyện để khoe trên bàn nhậu
E ko vote vụt mà cổ vũ đập thật lực, loại thông chốt bị đập lại quay sang gái đĩ già mồm...vụt, em vote vụt, mạnh. Vote vụt cả những đứa vừa đi đường vừa xem điện thoại nữa
Ước j mợ nhìn thấy em mà tim mợ cũng loạn nhịp như vậyE nhát, cứ nhìn thấy mấy a ấy là tim đập loạn cả lên. Có lần e bị tuýt, vừa xuống xe nước mắt ngắn nước mắt dài, chắc các a ấy thương tình nên tha cho. K muốn khóc đâu mà k kìm đc ấy, hihi, a ấy bảo “tôi đã làm gì chị đâu mà chị khóc ”
Hình như vụ thông chốt tông vào bà Bầu 8 tháng là có xảy ra cụ nhỉ??Cụ bàng quan ra phếtOF có dấu hiệu tự diễn biến nghiêm trọng. Khó tin rằng giờ đây những chuyện này lại được đa số ủng hộ, thiểu số chửi thoi thóp.
Nhẽ dân trí đã được chấn hưng?
Nhờ luật sư trả lời hộ biện pháp ngăn chặn là biện pháp j? Quỳ xuống xin người vi phạm, đọc kinh Mác Lê, hay đọc Kinh Thánh khuyên người vi phạm xám hối?thấy anh Thầy cãi này bảo không được vụt nhá:
Trong trường hợp nào thì Cảch sát giao thông có quyền đánh người?
Thưa Luật sư, nhiều bạn đọc của báo Nguoiduatin.vn thắc mắc rằng theo quy định của pháp luật trong trường hợp nào thì Cảch sát giao thông có quyền đánh người?nganhangphapluat.thukyluat.vn
Luật sư Trần Anh Dũng thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội:
PV: Thưa Luật sư, nhiều bạn đọc của báo Nguoiduatin.vn thắc mắc rằng theo quy định của pháp luật trong trường hợp nào thì Cảch sát giao thông có quyền đánh người?
Trước hết phải khẳng định, hiện tại không có văn bản pháp luật nào cho phép Cảnh sát giao thông được đánh người tham gia giao thông, ngay cả khi người tham gia giao thông có vi phạm luật giao thông đường bộ. Trường hợp người vi phạm chống đối thì Cảnh sát giao thông có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn, đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính, chứ cũng không được phép đánh người vi phạm.
PV: Vậy theo Luật sư việc một số Cảnh sát giao thông đánh người vi phạm hoặc có hành vi như xô ngã, tát vào mặt người tham gia giao thông có vi phạm pháp luật không? Và phải xử lý ra sao?
Việc đánh người là hành vi dùng vũ lực xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng của người khác và đó là hành vi trái pháp luật. Tùy vào động cơ, mục đích, hậu quả của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Đối với một Cảnh sát giao thông thì ngoài việc phải tuân thủ, làm gương, chấp hành các quy định của pháp luật thì còn phải tuân thủ các quy định của ngành. Hành vi đánh người sẽ phần nào làm xấu đi hình ảnh của người cảnh sát nhân dân, do đó cơ quan, đơn vị chủ quản của chiến sĩ cảnh sát đó phải có hình thực kỷ luật thích đáng.
PV: Có bạn đọc cho rằng, trong trường hợp cần thiết thì Cảnh sát giao thông cũng có quyền đánh người, nếu không đánh thì nhiều người tham gia giao thông có những hành vi vi phạm rất nghiêm trọng thậm chí có tính chất côn đồ, gây nguy hiểm cho người khác. Có phải vậy không thưa Luật sư?
Theo tôi cần phải phân biệt giữa đánh người và việc khống chế, trấn áp hành vi vi pháp luật của Cảnh sát giao thông. Nếu hành vi chống đối của người vi phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xét thấy cần thiết phải ngăn chặn bằng biện pháp dùng vũ lực thì Cảnh sát giao thông có thể tấn công đối tượng để không chế. Tuy nhiên, hành vi đánh người này cũng chỉ được coi là hợp pháp nếu thuộc trường hợp “phòng vệ chính đáng” hoặc “tình thế cấp thiết” đã được Bộ luật hình sự quy định.
Tại sao chạy??không mũ?đáng bao tiền đâu mà phải chạy?đấy "hình sự" hay không nó ở chỗ đấyĐúng quá, hành chính chứ hình sự méo đâu mà vụt.
Nó bật pha phi thẳng vào cớm, cớm dơ theo phản xạ thôiTheo em thì bạn trẻ này k oan, nhưng đồng chí CSGT cũng hơi mạnh tay tí. Dọa vào đùi, vào người hay vào chân đỡ hơn, chứ mặt dễ để lại di chứng nhìn thấy suốt đời.