- Biển số
- OF-19789
- Ngày cấp bằng
- 11/8/08
- Số km
- 9,672
- Động cơ
- 562,737 Mã lực
A Riêng ko biết trời cao đất rộng diệt T, giờ R chết thì quận chỉ là muỗi, HĐ đợt này có đám rồi
Thế phải nắn nót gỡ từng viên gạch cho thằng xây phạm pháp kẻo nó bắt đền hả cụ?Tháo Dỡ và Phá Hoại là khác nhau mà
Nhìn công trình phá hoại kinh khủng thật
Nghe đồn là vườn hoa cây xanh cụ ạ. Còn thực tế quy hoạch cụ thể ntn thì không rõ, và rất thiếu thông tin chính thống.Có cụ nào biết cái khu vực làm CV nước này thì theo quy hoạch được duyệt thì nó làm gì không?
Cụ rất chuẩn.Em thắc mắc là sao các cụ lại viện dẫn NĐ166 nhỉ? Việc Xử lý vi phạm xây dựng sai phép của CVN Thanh Hà phải bắt đầu theo Nghị định 121/2013 và theo Nghị định 180/2007 quy định về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị là đúng hơn chứ. Thông tư 02/2014 của Bộ Xây dựng thì có hướng dẫn trình tự việc cưỡng chế phá dỡ. Cụm từ đầy đủ được dùng là "cưỡng chế phá dỡ", nếu muốn tháo dỡ thì CĐT nên tự thực hiện cho đúng hạn.
Em thắc mắc là sao các cụ lại viện dẫn NĐ166 nhỉ? Việc Xử lý vi phạm xây dựng sai phép của CVN Thanh Hà phải bắt đầu theo Nghị định 121/2013 và theo Nghị định 180/2007 quy định về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị là đúng hơn chứ. Thông tư 02/2014 của Bộ Xây dựng thì có hướng dẫn trình tự việc cưỡng chế phá dỡ. Cụm từ đầy đủ được dùng là "cưỡng chế phá dỡ", nếu muốn tháo dỡ thì CĐT nên tự thực hiện cho đúng hạn.
Nghị định 121/2013/NĐ-CP đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định 139/2017/NĐ-CP. Theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì không còn xuất hiện từ "phá dỡ" mà đã được thay thế bằng "tháo dỡ" hoặc "khôi phục lại tình trạng ban đầu"Cụ rất chuẩn.
Đi viện dẫn mội cái văn bản không có phạm vi điều chỉnh rồi kêu người ta làm sai thì đỉnh cao của hài hước.
Cụ tinh tường thế,Ẻm Mai ăn bn cái nhà giá gốc r.)
Cảm ơn cụ đã nhắc, nhưng cái cụ nói "buộc tháo dỡ" là dành cho mức áp dụng hành chính với người vi phạm tự thực hiện. Còn khi đã không tự thực hiện thì sẽ áp dụng cưỡng chế phá dỡ ạ. Luật Xây dựng cũng nêu rõ việc phá dỡ ở điều 118 và khoản 4 điều 4 thông tư 03/2018 của bộ xây dựng.Nghị định 121/2013/NĐ-CP đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định 139/2017/NĐ-CP. Theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì không còn xuất hiện từ "phá dỡ" mà đã được thay thế bằng "tháo dỡ" hoặc "khôi phục lại tình trạng ban đầu"
Cụ đọc kỹ lại câu từ khoản 4 điều 4 thông tư 03/2018 của bộ xây dựng cụ nhé.Cảm ơn cụ đã nhắc, nhưng cái cụ nói "buộc tháo dỡ" là dành cho mức áp dụng hành chính với người vi phạm tự thực hiện. Còn khi đã không tự thực hiện thì sẽ áp dụng cưỡng chế phá dỡ ạ. Luật Xây dựng cũng nêu rõ việc phá dỡ ở điều 118 và khoản 4 điều 4 thông tư 03/2018 của bộ xây dựng.
Lên phương án, thẩm định phương án "phá dỡ" nhưng khi cưỡng chế lại là "tháo dỡ" là sao?Cụ đọc kỹ lại câu từ khoản 4 điều 4 thông tư 03/2018 của bộ xây dựng cụ nhé.
4. Trường hợp chủ đầu tư không tự giác chấp hành biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm thì bị cưỡng chế thi hành. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thuê tổ chức tư vấn lập phương án, giải pháp phá dỡ, giao cơ quan chuyên môn về xây dựng cùng cấp thẩm định trước khi quyết định phê duyệt phương án, giải pháp phá dỡ. Chủ đầu tư có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí liên quan đến việc cưỡng chế tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm: lập, thẩm định, phê duyệt phương án, giải pháp phá dỡ và tổ chức cưỡng chế tháo dỡ.
Tên hồ sơ xử lý là "phương án, giải pháp phá dỡ" nhưng khi tổ chức thực hiện thì hành động là "cưỡng chế tháo dỡ".
Luật lá của xứ Đông lào là phải đọc kỹ, ngẫm từng từ một ko là ăn hành ngay.
PS: Theo em xu hướng luật hiện tại đang điều chỉnh cho giống với thông lệ của thế giới, tức là tạo nên sự công bằng hơn giữa cơ quan quản lý nhà nước VS người dân, doanh nghiệp... Đối với riêng trường hợp này, logic của Luật là:
- Anh vi phạm, cơ quan nhà nước yêu cầu anh tự tháo dỡ phần công trình vi phạm
- Không tự nguyện tháo dỡ, nhà nước ra quyết định cưỡng chế
- Nhà nước tổ chức cưỡng chế, nhưng phải đảm bảo đối với các tài sản không liên quan đến việc vi phạm. Chi phí toàn bộ việc cưỡng chế doanh nghiệp phải chịu.
- Yêu cầu người dân, doanh nghiệp đến nhận các tài sản (không vi phạm) sau khi tổ chức cưỡng chế.
- Sau khi thông báo 6 tháng mà không đến nhận, nhà nước bán đấu giá công khai tài sản này, tịch thu vào công quỹ hoặc đối trừ vào các chi phí để tổ chức cưỡng chế.
Ở trường hợp này, anh quận vừa đuối về lý lại còn cạn tình ráo máng. Suốt thời gian nó xây cái công viên nước thì nhắm mắt làm ngơ đếm giấy trong ngăn kéo, đến khi có mùi thì tổ chức đập phá rầm rộ làm bài chính trị.
Bất cứ cụ nào đã từng xây nhà hoặc làm xây dựng cũng hiểu là bao giờ cũng có cái trò phát ra tờ A4 quyết định xử phạt công trình xây dựng sai giấy phép nhưng sau đó lại nhắm mắt làm ngơ cho chủ đầu tư hoàn thành công trình rồi, làm gì có chuyện cố tình thi công mà chính quyền không xử lý được. Cắt điện, cắt nước, cấm xe cung cấp vật liệu ... thiếu gì cách để cấm thi công tiếp.Chính quyền đã đình chỉ thi công nhưng doanh nghiệp vẫn cố tình thi công.
...
Vì vậy không có chuyện cạn tình ráo máng ở đây cả.
Cái này gọi là tạo điều kiện.Bất cứ cụ nào đã từng xây nhà hoặc làm xây dựng cũng hiểu là bao giờ cũng có cái trò phát ra tờ A4 quyết định xử phạt công trình xây dựng sai giấy phép nhưng sau đó lại nhắm mắt làm ngơ cho chủ đầu tư hoàn thành công trình rồi, làm gì có chuyện cố tình thi công mà chính quyền không xử lý được. Cắt điện, cắt nước, cấm xe cung cấp vật liệu ... thiếu gì cách để cấm thi công tiếp.
Cái cạn tình ráo máng là ở chỗ đó.
VTV1 chứ lão. Câu chữ quy định ntn thì mấy ông Quận dễ ân đònTrong lúc này, VTV3 đang phát lại bản tin trên.