[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,150
Động cơ
549,253 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Tuyệt vời, có vẻ như ngài đang làm "ngứa mắt, ngứa tai" nhiều xàm tăng, chiều nay họ ra văn bản lôi lý lịch của ngài ra để khuyến cáo đệ tử, sân si đến thế thì bao giờ mới chứng đạo đây 🙂
Cái văn bản của giáo hội đọc giống văn bản của VINATUHU phản hồi về vấn đề hàng giả hàng nhái. Hàm lượng Từ Bi Hỉ Xả dưới 0,05%.
 
Chỉnh sửa cuối:

nguyentoan.uct

Xe điện
Biển số
OF-304788
Ngày cấp bằng
12/1/14
Số km
3,631
Động cơ
403,451 Mã lực
Tu sĩ Thích Minh Tuệ tu theo pháp "Hạnh Đầu Đà" cũng được vài năm rồi, trước đây mọi người gặp thì tưởng là người ko bình thường, dần dần tiếp xúc thì mọi người thấy ông ấy đối đáp trôi chảy, minh mẫn theo kinh Phật nên quan tâm hơn, đến giờ thì thành đề tài để các youtuber lên bài kiếm view
Ít nhất còn hơn bao nhiêu thằng đội lốt sư sãi vẫn được trụ trì nhiều chùa lớn nhỏ, làm bại hoại phật giáo. Bây giờ em vào chùa cứ thấy sư là ghét.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
Văn bản của Hội đồng trị sự GHPGVN

viber_image_2024-05-17_08-15-13-941.jpg


Văn bản của Ban tôn giáo chính phủ
viber_image_2024-05-17_08-15-14-584.jpg

viber_image_2024-05-17_08-15-14-981.jpg
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Tuyệt vời, có vẻ như ngài đang làm "ngứa mắt, ngứa tai" nhiều xàm tăng, chiều nay họ ra văn bản lôi lý lịch của ngài ra để khuyến cáo đệ tử, sân si đến thế thì bao giờ mới chứng đạo đây 🙂
Tam bảo nhà Phật là Phật, Pháp, Tăng thì họ ra văn bản để xác định cụ Tuệ không thuộc Tăng(sangha) nào hợp pháp trên đất này.
Tức là cụ Tuệ đang đi lại con đường xưa mây trắng của cụ Siddharta thuở xưa, độc hành mà đi không tham khảo được bất cứ ai, không cánh tay nào giúp đỡ vượt qua những vực thẳm tư tưởng, những ma chướng trùng trùng bắt buộc phải gặp, như đức Phật đã gặp và bất cứ ai tự cắt đứt liên hệ xã hội, tự khoan xoáy vào nội tâm bản thân cũng sẽ gặp.
Nói vui, đó là điên do rèn luyện mà rồi phải do rèn luyện mà thoát khỏi điên.
Con đường độc đạo này, cụ Tuệ đã chấp nhận đi một mình thì tôn trọng người ta đi, tạo sức ép từ đám đông làm gì.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
Tam bảo nhà Phật là Phật, Pháp, Tăng thì họ ra văn bản để xác định cụ Tuệ không thuộc Tăng(sangha) nào hợp pháp trên đất này.
Tức là cụ Tuệ đang đi lại con đường xưa mây trắng của cụ Siddharta thuở xưa, độc hành mà đi không tham khảo được bất cứ ai, không cánh tay nào giúp đỡ vượt qua những vực thẳm tư tưởng, những ma chướng trùng trùng bắt buộc phải gặp, như đức Phật đã gặp và bất cứ ai tự cắt đứt liên hệ xã hội, tự khoan xoáy vào nội tâm bản thân cũng sẽ gặp.
Nói vui, đó là điên do rèn luyện mà rồi phải do rèn luyện mà thoát khỏi điên.
Con đường độc đạo này, cụ Tuệ đã chấp nhận đi một mình thì tôn trọng người ta đi, tạo sức ép từ đám đông làm gì.
Tu tại gia cũng là tăng (sangha) không phải hiểu theo nghĩa hẹp như cụ. Tăng đoàn bao gồm bốn chúng đệ tử của Phật không chỉ xuât gia cạo đầu
 

KUIMIA

Xe hơi
Biển số
OF-505777
Ngày cấp bằng
20/4/17
Số km
164
Động cơ
55,364 Mã lực
Tuổi
38
Tam bảo nhà Phật là Phật, Pháp, Tăng thì họ ra văn bản để xác định cụ Tuệ không thuộc Tăng(sangha) nào hợp pháp trên đất này.
Tức là cụ Tuệ đang đi lại con đường xưa mây trắng của cụ Siddharta thuở xưa, độc hành mà đi không tham khảo được bất cứ ai, không cánh tay nào giúp đỡ vượt qua những vực thẳm tư tưởng, những ma chướng trùng trùng bắt buộc phải gặp, như đức Phật đã gặp và bất cứ ai tự cắt đứt liên hệ xã hội, tự khoan xoáy vào nội tâm bản thân cũng sẽ gặp.
Nói vui, đó là điên do rèn luyện mà rồi phải do rèn luyện mà thoát khỏi điên.
Con đường độc đạo này, cụ Tuệ đã chấp nhận đi một mình thì tôn trọng người ta đi, tạo sức ép từ đám đông làm gì.
Em có lướt video mà thấy về ông này là em bỏ qua, mình càng xem thì bọn kềnh kềnh càng theo quay. Nên để yên cho ông ấy tu.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Tu tại gia cũng là tăng (sangha) không phải hiểu theo nghĩa hẹp như cụ. Tăng đoàn bao gồm bốn chúng đệ tự của Phật không chỉ xuât gia cạo đầu
Sang ha là đoàn thể những người đồng chí hướng chứ. Em cũng không thuộc sangha nào mà chỉ đọc chút chút về Phật thấy vậy.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
Sang ha là đoàn thể những người đồng chí hướng chứ. Em cũng không thuộc sangha nào mà chỉ đọc chút chút về Phật thấy vậy.
Không, "tăng" gồm có tỳ kheo (xuất gia nam) tỳ kheo ni (xuất gia nữ) cư sỹ nam cư sỹ nữ. Cụ Minh Tuệ không nhận là sư không nhận là thầy, có thể coi là cư sỹ hoặc nếu coi là phật tử bình thường cũng không sao
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Không, "tăng" gồm có tỳ kheo (xuất gia nam) tỳ kheo ni (xuất gia nữ) cư sỹ nam cư sỹ nữ. Cụ Minh Tuệ không nhận là sư không nhận là thầy, có thể coi là cư sỹ hoặc nếu coi là phật tử bình thường cũng không sao
Sangha, Buddhist monastic order, traditionally composed of four groups: monks, nuns, laymen, and laywomen. The sangha is a part—together with the Buddha and the dharma (teaching)—of the, a basic creed of . -Britanica.com
Tức là một tổ chức (order) như Harry Potter thuộc Order of Phoenix.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,221
Động cơ
867,093 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Tam bảo nhà Phật là Phật, Pháp, Tăng thì họ ra văn bản để xác định cụ Tuệ không thuộc Tăng(sangha) nào hợp pháp trên đất này.
Tức là cụ Tuệ đang đi lại con đường xưa mây trắng của cụ Siddharta thuở xưa, độc hành mà đi không tham khảo được bất cứ ai, không cánh tay nào giúp đỡ vượt qua những vực thẳm tư tưởng, những ma chướng trùng trùng bắt buộc phải gặp, như đức Phật đã gặp và bất cứ ai tự cắt đứt liên hệ xã hội, tự khoan xoáy vào nội tâm bản thân cũng sẽ gặp.
Nói vui, đó là điên do rèn luyện mà rồi phải do rèn luyện mà thoát khỏi điên.
Con đường độc đạo này, cụ Tuệ đã chấp nhận đi một mình thì tôn trọng người ta đi, tạo sức ép từ đám đông làm gì.
Hồi bé nghe câu: thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tại chợ, thứ ba tại chùa. Nghe nó cứ sai sai, tu ở chùa phải nhất chứ, vào chùa thấy các vị sư đạo mạo, uy nghi, so với tu ở nhà, mấy bà già gõ mõ lần tràng hạt, nhìn góc độ hình ảnh đúng là một trời một vực thật. Giờ trung tuổi tý, thấy tu ở nhà quả khó, gánh gia đình, trách nhiệm, vợ đòi, con hỏi. Bản thân phải lao động để đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất là ăn cho chính mình, ngoài ra còn cho gia đình. Tu ngoài đường, ngoài chợ như vị kia còn dễ, ăn còn xin được, hoặc có người cung dưỡng.
Các cụ nhà ta đúc kết quả cấm có sai.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
Hồi bé nghe câu: thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tại chợ, thứ ba tại chùa. Nghe nó cứ sai sai, tu ở chùa phải nhất chứ, vào chùa thấy các vị sư đạo mạo, uy nghi, so với tu ở nhà, mấy bà già gõ mõ lần tràng hạt, nhìn góc độ hình ảnh đúng là một trời một vực thật. Giờ trung tuổi tý, thấy tu ở nhà quả khó, gánh gia đình, trách nhiệm, vợ đòi, con hỏi. Bản thân phải lao động để đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất là ăn cho chính mình, ngoài ra còn cho gia đình. Tu ngoài đường, ngoài chợ như vị kia còn dễ, ăn còn xin được, hoặc có người cung dưỡng.
Các cụ nhà ta đúc kết quả cấm có sai.
Nếu tu khất thực không thôi thì cũng không khó lắm, nhưng tu 13 hạnh đầu đà cũng rất khó đấy không mấy ai làm được đâu. Tất nhiên tu tại gia vẫn là khó nhất vì ở trong môi trường nhiều xáo trộn tâm, tình cảm luyến ái
 

langtoilangtoi

Xe điện
Biển số
OF-520012
Ngày cấp bằng
6/7/17
Số km
3,901
Động cơ
50,582 Mã lực
Tuổi
48
Không, "tăng" gồm có tỳ kheo (xuất gia nam) tỳ kheo ni (xuất gia nữ) cư sỹ nam cư sỹ nữ. Cụ Minh Tuệ không nhận là sư không nhận là thầy, có thể coi là cư sỹ hoặc nếu coi là phật tử bình thường cũng không sao
Em cũng thích tìm hiểu về Phật giáo, tuy nhiên trong bộ kinh của Phật giáo viết theo lối cũ giống như của các triết học cổ. Cái này em biết là cứ đọc nhiều, tìm hiểu nhiều sẽ hiểu nhưng khá mất thời gian. Trong đó có nhiều từ mới cũng như các khái niệm dịch từ các từ cổ qua 1 ngôn ngữ khác (Trung) nên ko chuẩn theo nghĩa nên cần phải có thày giảng mới hiểu được, như vậy khá khó cho những người mới.
Cụ cho e hỏi có sách nào dễ hiểu hơn ko cụ giới thiệu cho em biết với nhé. E hiện đang tìm hiểu Tứ Niệm Xứ. Xin cảm ơn cụ nhiều !
 

langtoilangtoi

Xe điện
Biển số
OF-520012
Ngày cấp bằng
6/7/17
Số km
3,901
Động cơ
50,582 Mã lực
Tuổi
48
Hồi bé nghe câu: thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tại chợ, thứ ba tại chùa. Nghe nó cứ sai sai, tu ở chùa phải nhất chứ, vào chùa thấy các vị sư đạo mạo, uy nghi, so với tu ở nhà, mấy bà già gõ mõ lần tràng hạt, nhìn góc độ hình ảnh đúng là một trời một vực thật. Giờ trung tuổi tý, thấy tu ở nhà quả khó, gánh gia đình, trách nhiệm, vợ đòi, con hỏi. Bản thân phải lao động để đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất là ăn cho chính mình, ngoài ra còn cho gia đình. Tu ngoài đường, ngoài chợ như vị kia còn dễ, ăn còn xin được, hoặc có người cung dưỡng.
Các cụ nhà ta đúc kết quả cấm có sai.
E thì hiểu là chữ tu được hiểu theo nhiều nghĩa. Câu này thì hợp với quần chúng với góc độ thực hành (tu) về đạo đức. Sau này các nhà triết học khác cũng giải thích và phát triển khái niệm về đạo đức để áp dụng cho xã hội và cá nhân. Tu tại gia được ưu tiên bởi thuộc về số đông, khi truyền thông như vậy sẽ có tác dụng tốt với nhiều cá nhân dẫn tới tốt cho cả xã hội.
Còn tu hành trong đạo Phật thì phức tạp hơn. Theo như 1 triết gia sau này giải thích và đưa ra định nghĩa về ý thức thì con người có 3 tầng ý thức, cái này nó rất phức tạp (ở phương diện triết học), nhưng nôm na là :
- Tầng 1 : Sinh ra đã có, nó là vô thức hay bản năng
- Tầng 2 : Ý thức tiếp thu qua xã hội (các giá trị đạo đức). Tầng này nó đè tầng 1, vd như cụ thích 1 ai đó các cái nhưng tầng 2 lại đè nó xuống vì : Mình ngời ngời đạo mạo dư lày ai lại đi abc, xyz nó giữa chốn công cộng. Sau này có thuyết xã hội đổ vỡ vì cái tầng này nó đè tầng 1 mãi rồi nứt vỡ ra thế là toi.
- Tầng 3 : Siêu thức. Cái này phải qua tu tập theo 1 pháp môn (như trong Phật giáo chẳng hạn, gọi là giác ngộ) mới đạt được. Nó rất khó. Khi đạt được rồi thì đè các cái dễ hơn. Đương nhiên qua hoàn cảnh, nghịch cảnh vẫn ảnh hưởng, nhưng dễ dàng nhìn thấu mọi sự vật (Cái này em cũng ko hiểu nó thế nào cả)
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,221
Động cơ
867,093 Mã lực
Nơi ở
Da nang
E thì hiểu là chữ tu được hiểu theo nhiều nghĩa. Câu này thì hợp với quần chúng với góc độ thực hành (tu) về đạo đức. Sau này các nhà triết học khác cũng giải thích và phát triển khái niệm về đạo đức để áp dụng cho xã hội và cá nhân. Tu tại gia được ưu tiên bởi thuộc về số đông, khi truyền thông như vậy sẽ có tác dụng tốt với nhiều cá nhân dẫn tới tốt cho cả xã hội.
Còn tu hành trong đạo Phật thì phức tạp hơn. Theo như 1 triết gia sau này giải thích và đưa ra định nghĩa về ý thức thì con người có 3 tầng ý thức, cái này nó rất phức tạp (ở phương diện triết học), nhưng nôm na là :
- Tầng 1 : Sinh ra đã có, nó là vô thức hay bản năng
- Tầng 2 : Ý thức tiếp thu qua xã hội (các giá trị đạo đức). Tầng này nó đè tầng 1, vd như cụ thích 1 ai đó các cái nhưng tầng 2 lại đè nó xuống vì : Mình ngời ngời đạo mạo dư lày ai lại đi abc, xyz nó giữa chốn công cộng. Sau này có thuyết xã hội đổ vỡ vì cái tầng này nó đè tầng 1 mãi rồi nứt vỡ ra thế là toi.
- Tầng 3 : Siêu thức. Cái này phải qua tu tập theo 1 pháp môn (như trong Phật giáo chẳng hạn, gọi là giác ngộ) mới đạt được. Nó rất khó. Khi đạt được rồi thì đè các cái dễ hơn. Đương nhiên qua hoàn cảnh, nghịch cảnh vẫn ảnh hưởng, nhưng dễ dàng nhìn thấu mọi sự vật (Cái này em cũng ko hiểu nó thế nào cả)
Vâng, cụ. Em cho rằng ý thức của mình ở tầng nào thì mình sẽ có góc nhìn về một vấn đề tương đương ở tầng đó thôi. Tại nhà, tại chợ, tại chùa có thể cũng là các mức độ khó ngược lại về mặt ý chí khi tu. Ví dụ: tu ở nhà thấy gia đình yên ổn, yên tâm ngồi suy ngẫm về đạo, tu ở chợ khó hơn tý, tuy tách khỏi gia đình, nhưng có gì vướng bận là quay về được ngay. Tu ở chùa là vứt bỏ hết khỏi tâm trí. Liệu mấy ai vứt bỏ được người thân đây?
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Hồi bé nghe câu: thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tại chợ, thứ ba tại chùa. Nghe nó cứ sai sai, tu ở chùa phải nhất chứ, vào chùa thấy các vị sư đạo mạo, uy nghi, so với tu ở nhà, mấy bà già gõ mõ lần tràng hạt, nhìn góc độ hình ảnh đúng là một trời một vực thật. Giờ trung tuổi tý, thấy tu ở nhà quả khó, gánh gia đình, trách nhiệm, vợ đòi, con hỏi. Bản thân phải lao động để đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất là ăn cho chính mình, ngoài ra còn cho gia đình. Tu ngoài đường, ngoài chợ như vị kia còn dễ, ăn còn xin được, hoặc có người cung dưỡng.
Các cụ nhà ta đúc kết quả cấm có sai.
Chắc là ba bước tu thì đúng hơn, tu tại gia là sơ cơ, chỉ đạt đến Thanh văn, Duyên giác, giải được nỗi khổ tâm của gia đình. Tu chợ là như tranh "thập mục ngưu đồ" của Thiền tông, khi tâm không còn chấp vào cái hữu, cái thực tướng thì thõng tay vào chợ, phổ độ tha nhân, đạt phẩm Bồ tát, là bậc trung đẳng. Thứ ba là tu chùa, xuất thế hoàn toàn, ngồi nơi tĩnh lặng mà cảm nhận được tiếng động của khắp thế gian, thấu nỗi khổ của cỡ đại lục, đạt quả vị Phật, là bậc thượng đẳng.
Câu này hay nói nhưng không rõ nguồn gốc, cũng thể hiện nền Phật học nước ta nặng tính truyền khẩu và ngẫu hứng.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,221
Động cơ
867,093 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Chắc là ba bước tu thì đúng hơn, tu tại gia là sơ cơ, chỉ đạt đến Thanh văn, Duyên giác, giải được nỗi khổ tâm của gia đình. Tu chợ là như tranh "thập mục ngưu đồ" của Thiền tông, khi tâm không còn chấp vào cái hữu, cái thực tướng thì thõng tay vào chợ, phổ độ tha nhân, đạt phẩm Bồ tát, là bậc trung đẳng. Thứ ba là tu chùa, xuất thế hoàn toàn, ngồi nơi tĩnh lặng mà cảm nhận được tiếng động của khắp thế gian, thấu nỗi khổ của cỡ đại lục, đạt quả vị Phật, là bậc thượng đẳng.
Câu này hay nói nhưng không rõ nguồn gốc, cũng thể hiện nền Phật học nước ta nặng tính truyền khẩu và ngẫu hứng.
Cụ Phật tổ đi đúng theo trình tự này mà.
 

Trà đặc

Xe tăng
Biển số
OF-810140
Ngày cấp bằng
4/4/22
Số km
1,122
Động cơ
16,174 Mã lực
Hồi bé nghe câu: thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tại chợ, thứ ba tại chùa. Nghe nó cứ sai sai, tu ở chùa phải nhất chứ, vào chùa thấy các vị sư đạo mạo, uy nghi, so với tu ở nhà, mấy bà già gõ mõ lần tràng hạt, nhìn góc độ hình ảnh đúng là một trời một vực thật. Giờ trung tuổi tý, thấy tu ở nhà quả khó, gánh gia đình, trách nhiệm, vợ đòi, con hỏi. Bản thân phải lao động để đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất là ăn cho chính mình, ngoài ra còn cho gia đình. Tu ngoài đường, ngoài chợ như vị kia còn dễ, ăn còn xin được, hoặc có người cung dưỡng.
Các cụ nhà ta đúc kết quả cấm có sai.
Cụ lý giải như thế cũng có lý. Nhưng e nghĩ tu cũng có nhiều mức tùy theo mong muốn của mỗi ng. Ví như tại gia thì đa phần ở mức cầu cho bản thân, gđ,.. bình an chằng hạn. Còn như cụ Tuệ này e nghĩ là hướng đến mục tiêu giải thoát rồi. Cụ ý tu chưa được chục năm như vậy là thuộc hàng rất nhanh, nhưng đường tu dài lắm. E ko biết nhiều về đạo nhưng vẫn mong cụ í vượt qua,.
 

Trà đặc

Xe tăng
Biển số
OF-810140
Ngày cấp bằng
4/4/22
Số km
1,122
Động cơ
16,174 Mã lực
Nếu tu khất thực không thôi thì cũng không khó lắm, nhưng tu 13 hạnh đầu đà cũng rất khó đấy không mấy ai làm được đâu. Tất nhiên tu tại gia vẫn là khó nhất vì ở trong môi trường nhiều xáo trộn tâm, tình cảm luyến ái
Cái mục thứ 13 ngủ ngồi ngta bảo là khó nhất cụ ạ, ko phải ai cũng thực hành đc. Còn việc khất thực thì nhiều ng làm đc lắm. E nghĩ nếu đc đi lại thoải mái chắc cụ í làm luôn 1 vòng trái đất,.:D
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top