Quãng hai trăm năm sau Phật nhập niết bàn, tăng đoàn bắt đầu phân liệt theo hai luồng tư tưởng. Một bên cho rằng việc tu chỉ là của những người xuất gia quy y thành ra gọi là phái Thượng toạ bộ. Một bên cho là cần phổ biến đạo cho tất cả nhân dân có nguyện vọng gọi là Đại chúng bộ. Sau đó bên này trải qua quá trình phát triển tư tưởng lý luận để hình thành ra Phật giáo Đại thừa hướng tới đại chúng, tùy duyên giáo hoá cũng dẫn tới muôn kinh vạn điển để bất cứ căn cơ cao thấp đều tìm được chỗ bấu víu mà tìm đường giải thoát. Bên Thượng toạ bộ lại cũng còn thành ra hai chi phái nữa là Tiểu thừa và Nguyên thủy mà bên Nguyên thủy là tuân theo nghiêm ngặt những giáo quy giáo luật tu hành của tăng đoàn như thời Phật còn tại thế.tiểu thừa theo kiến thức của em thì thành tựu nhất chỉ chứng được đến ala hán. mà phải bậc thượng thượng căn mới đắc được đến quả vị này. nên pháp tiểu thừa cảm nhận thấy không hợp với đại đa số căn cơ của tất cả mọi ngừoi
Quả vị A la hán khi Phật còn tại thế thì do Ngài trực tiếp xét duyệt công nhận, sau khi Giáo chủ nhập niết bàn thì trở nên một danh hiệu không ai có thể chứng nhận.
Các vị Bồ Tát Thanh Văn là thành tịu triển khai lý luận theo hướng đại thừa.
Như cái bác gì trên này bảo là đã có chứng chỉ về Tây phang cụp lạc cũng là một thành tịu của Phật giáo Đại thừa trong quá trình giáo hoá, dành cho những ông ngại tu đoản trí thì thôi cứ lúc mô rảnh ngồi niệm Phật cho đỡ phá làng phá xóm hay bê tha tỉu sắc thì dù ít dù nhiều cũng tiến gần về nẻo thiện. Cái hộ chiếu Cụp lạc kia là miếng cà rốt treo ở mũi con thỏ vậy, chứ đến lúc rô ti lên đĩa thì thỏ nào chả là thỏ nào.