[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

antidau

Xe container
Biển số
OF-205092
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
6,469
Động cơ
-177,896 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ cho em hỏi, em có thấy các cụ hay nhắc đến “Vãng sanh cực lạc” và đây hình như là mục tiêu của người tu hành đúng ko ạ? Thực ra đối với bản thân em thì thấy thế giới đó không hấp dẫn lắm vì toàn điều tốt đẹp. Theo em hiểu tất cả sự vật hiện tượng xảy ra đều có 2 măt. Nếu ko có xấu lấy đâu là tốt, nếu ko có đắng làm sao có ngọt... ý em là mọi vật, sự việc xảy ra đều có chức năng nhiệm vụ của nó. Xem Tây Du Ký, Có vị gì vẫn yêu cầu hối lộ đó thôi. Đây là thắc mắc nghiêm túc của em, mong các cụ giải đáp.
Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, 1 nhà văn người Trung Quốc thời nhà Minh chuyên viết truyện yêu quái, truyền thuyết viết ra vào năm ông ấy 70 tuổi thôi.
 

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Các cụ cho em hỏi, em có thấy các cụ hay nhắc đến “Vãng sanh cực lạc” và đây hình như là mục tiêu của người tu hành đúng ko ạ? Thực ra đối với bản thân em thì thấy thế giới đó không hấp dẫn lắm vì toàn điều tốt đẹp. Theo em hiểu tất cả sự vật hiện tượng xảy ra đều có 2 măt. Nếu ko có xấu lấy đâu là tốt, nếu ko có đắng làm sao có ngọt... ý em là mọi vật, sự việc xảy ra đều có chức năng nhiệm vụ của nó. Xem Tây Du Ký, Có vị gì vẫn yêu cầu hối lộ đó thôi. Đây là thắc mắc nghiêm túc của em, mong các cụ giải đáp.
Cụ cứ đọc kỹ lại các bài của các cụ post về Tịnh độ sẽ thấy. "Đức Phật A Di Đà xưa phát 48 lời nguyện lớn, trong đó có lời nguyện sẵn sàng tiếp dẫn chúng sanh nào niệm danh hiệu của Ngài. Dù người ấy chỉ niệm mười câu danh hiệu Ngài, Ngài cũng tiếp dẫn vãng sanh về cõi Cực-lạc." => Tức là cả đời người làm việc gì cũng được, xấu cũng được, tốt cũng được, không cần phải tu hành làm gì cho mệt nhưng cứ chết và niệm mười câu danh hiệu Ngài, Ngài cũng tiếp dẫn vãng sanh về cõi Cực-lạc. (Em hiểu thế có đúng không các cụ?).

Nếu tu theo Phật Gotama thì mục đích cuối cùng là giải thoát. Sau khi không còn nguyên liệu để tái sinh thì tương đương thành bậc Arahan và thoát khỏi luân hồi. Sau đó đi đâu thì Ngài không nói mà chỉ bảo cứ tu tập đi, đến lúc đấy đi đâu thì sẽ tự biết. :D (theo thầy này thì cái gì cũng tự hết, thầy chỉ là người chỉ đường thôi, không bế đi được).
 

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Hôm nay, em xin phép biên 1 bài về cơ sở lý thuyết ngắn gọn để dẫn đến phương pháp thực hành của Đức Phật Gotama.

1. Con người gồm những gì?
- Theo kinh điển, 1 con người được cấu tạo từ 5 phần (Skandhas (Sanskrit) or khandhas (Pāḷi), tiếng Việt hay dịch là Ngũ Uẩn), trong đó, cơ thể vật lý là 1 phần, 4 phần còn lại thuộc về tâm. Tiếng Việt hay gọi là Thân, Thức, Tưởng, Thọ, Hành. Thân thì cấu tạo từ các tế bào, tế bào cấu tạo từ phân tử, phân tử cấu tạo từ nguyên tử, nguyên tử cấu tạo từ các hạt. Mà các hạt nhỏ như hạt Quark thì có lưỡng tính sóng - hạt,... Thôi, nói đến đây em nhờ các cụ chuyên lý nói tiếp. :D

2. Bốn phần của Tâm.
Đức Phật thì đã đạt tới giai đoạn thấy rằng có 121 loại tâm (Tâm vương) và 52 loại nội dung của tâm (Tâm sở). Còn với chúng ta, chỉ cần nhớ 4 phần chính của tâm (Thức, Tưởng, Thọ, Hành).

2.1 Viññāṇa (Thức – Hay biết)
Phần thứ nhất của tâm theo ngôn ngữ thời đó, Đức Phật gọi là Viññāṇa (Thức), là hay biết. Sáu giác quan của ta gồm có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm. Sáu giác quan này có 6 Viññāṇa (Thức) hay 6 sự hay biết riêng biệt là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Khi có vật gì tiếp xúc với bất kỳ cửa giác quan nào. Một âm thanh tiếp xúc với cửa giác quan của tai thì nhĩ thức sẽ phát sinh.

Một hình thể, màu sắc, ánh sáng tiếp xúc với cửa giác quan của mắt thì nhãn thức sẽ phát sinh. Một mùi tiếp xúc với mũi thì tỷ thức sẽ phát sinh. Một Vị tiếp xúc với lưỡi thì thiệt thức sẽ phát sinh. Cái gì cụ thể tiếp xúc với cơ thể thì thân thức sẽ phát sinh. Một ý nghĩ, cảm xúc tiếp xúc với tâm thì ý thức phát sinh. Công việc của 6 thức này là hay biết những gì vừa xảy ra.

2.2 Saññā (Tưởng – Nhận định)
Có một âm thanh tiếp xúc với tai, nhĩ thức sẽ phát sinh: “Xem kìa! Một cái gì vừa xảy ra”. Ngay tức khắc, một phần khác của tâm sẽ xuất hiện. Theo ngôn ngữ thời đó, phần đó được gọi là Saññā (Tưởng), là nhận định. Một âm thanh vừa chạm vào tai, phần thứ nhất của tâm (Thức) sẽ nói: “Một cái gì đó vừa xảy ra tại cửa thính giác”, chỉ vậy thôi. Phần thứ hai (Tưởng) sẽ nhận định cái gì đã xảy ra: “Lời nói. Lời nói gì? Lời chê bai hoặc lời khen ngợi”. Nó nhận biết dựa trên kinh nghiệm, các điều kiện và ký ức trong quá khứ. Chẳng những nó nhận biết mà còn đánh giá: “Lời chê bai, Ồ! Xấu xa quá! Lời khen ngợi, Ồ! Tuyệt quá!”.

2.3 Vedanā (Thọ – Cảm nhận)
Khi phần thứ hai (Tưởng) làm xong nhiệm vụ thì phần thứ ba bắt đầu hoạt động. Ngôn ngữ thời đó gọi là Vedanā (Thọ), là cảm giác, cảm nhận được các cảm giác trên cơ thể. Khi sự đánh giá vừa xong, rằng đó là những lời khen và lời đó tốt đẹp, ta để ý và thấy một dòng luân lưu những rung động vi tế và dễ chịu khắp trên thân. Với những lời chê bai, sự đánh giá được đưa ra là xấu xa và ta sẽ thấy có một luồng cảm giác rất khó chịu trên thân thể. Phần thứ ba của tâm (Thọ) thể nghiệm những cảm giác trên người dễ chịu hoặc khó chịu.

2.4 Saṅkhāra (Hành – Phản ứng)
Và rồi ngay tức khắc, phần thứ tư của tâm xuất hiện. Theo ngôn ngữ thời xưa, nó được gọi là Saṅkhāra (Hành). Công việc của nó là phản ứng. Saṅkhāra (Hành) chính thực là động lực, phản ứng của tâm. Nó tựa như là một tập hợp các động tác. Phần đầu (Thức – hay biết) không phải là một động tác, nó không tạo ra quả. Tưởng (sự nhận biết) không phải là một động tác nên cũng không tạo ra quả. Cảm nhận (Thọ) cũng không phải là một động tác nên cũng không tạo ra quả. Nhưng Saṅkhāra (Phản ứng) là một hành động nên tạo ra quả vì ta luôn luôn lặp đi lặp lại. Lời khen ngợi, cảm giác dễ chịu và phần này của tâm luôn lặp đi lặp lại với sự ham muốn, bám víu liên tục: “Tôi muốn nó, muốn nữa, muốn nữa”. Lời chê bai, cảm giác khó chịu, phần này của tâm không ngừng phản ứng bằng ghét bỏ, oán hận: “Tôi không thích, tôi không thích nó, tôi muốn vứt bỏ nó đi”.

3. Phương pháp tu tập: Dựa trên các phân tích về 4 thành phần của tâm như trên, cách tu tập là rèn luyện để:
- Nếu cảm nhận được cảm giác khó chịu, ta nhận biết đang có cảm giác khó chịu.
- Nếu cảm nhận được cảm giác dễ chịu, ta nhận biết đang có cảm giác dễ chịu, sung sướng.
- Khi có các cảm giác này, hơi thở sẽ bị ảnh hưởng, nó sẽ thở hơi nhanh, hơi mạnh.
- Vì tính chất của nó là Anicca (vô thường), nghĩa là không tồn tại mãi mãi, chỉ sinh lên rồi diệt đi, cảm giác khó chịu hay dễ chịu rồi 1 lúc sau sẽ qua đi. Hơi thở sẽ quay trở lại bình thường. Khi đó mình mới ra quyết định có phản ứng hay không.
- Các cụ ngày xưa hay nói "Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói" hay "Đừng bao giờ quyết gì trong lúc nóng giận", hay gần đây có vụ các cháu đa cấp hay chụp ảnh sang chảnh dụ các cụ chơi BO, kéo nến, thổi nến,... (tạo cảm giác dễ chịu, hứng thứ, gây ham muốn). Tức là trong những lúc như thế, thường chúng ta không đủ tỉnh táo để suy nghĩ.

4. Ví dụ cụ thể:
- Kinh điển ghi lại chuyện Phật không nhận quà. 1 ông lão Bà la môn đến mắng chửi Đức Phật. Đức Phật đã nói lại: Khách đến nhà mang quà đến mà mình không nhận thì quà về ai? Khi người khác mắng chửi ta, đấy là những lời lẽ khó nghe, ta sẽ cảm thấy tức giận. Động thái rõ ràng nhất của 1 người đang tức giận sẽ là mặt đỏ lên, hơi thở gấp hơn, mạnh hơn nữa có thể là tay chân run run. Còn suy nghĩ lúc đó thì thường là có cái gậy là ta đập vỡ mồm cái thằng đang chửi ta. Đó là các Hành thường thấy. Nhưng nếu ta chỉ tập trung theo dõi cảm giác, theo dõi hơi thở, không suy nghĩ đến các lời nói thì 1 lúc sau cảm giác sẽ hết và không phát sinh ra Hành mới.

Kết luận: Cơ bản về lý thuyết tu tập thế này em thấy khá là khoa học, dễ hiểu đối với những người mới chập chững bước vào tìm hiểu Đạo Phật. Tất nhiên, để đi sâu thêm nó còn nhiều lý luận hơn nữa thì mới ra các thứ mà các cụ hay tranh luận như các quả vị, vòng duyên sinh - diệt, vân vân và mây mây. Dần dần chúng ta sẽ khám phá ra tiếp.
Em xin gửi để các cụ tham khảo.
 
Chỉnh sửa cuối:

loitieuthien

Xe đạp
Biển số
OF-803539
Ngày cấp bằng
6/2/22
Số km
22
Động cơ
9,140 Mã lực
Tuổi
34
Các cụ cho em hỏi, em có thấy các cụ hay nhắc đến “Vãng sanh cực lạc” và đây hình như là mục tiêu của người tu hành đúng ko ạ? Thực ra đối với bản thân em thì thấy thế giới đó không hấp dẫn lắm vì toàn điều tốt đẹp. Theo em hiểu tất cả sự vật hiện tượng xảy ra đều có 2 măt. Nếu ko có xấu lấy đâu là tốt, nếu ko có đắng làm sao có ngọt... ý em là mọi vật, sự việc xảy ra đều có chức năng nhiệm vụ của nó. Xem Tây Du Ký, Có vị gì vẫn yêu cầu hối lộ đó thôi. Đây là thắc mắc nghiêm túc của em, mong các cụ giải đáp.
Thật ra cụ nên hiểu ntn có câu "Vật họp theo loài, người phân theo nhóm". Như mình với các cụ ở đây căn cơ tương ứng mới dc sinh ra làm người ở địa cầu này do nghiệp nó dẫn dắt đến thôi. Còn nghiệp liên quan nhau nhiều hay ít thì quyết định mức độ thân sơ (làm con cái, làm bố mẹ, vợ chồng với nhau...)
Mà ở cái Ta Bà này thì quá nhiều cạm bẫy (cướp giết hiếp, truyền thông bẩn làm lệch lạc tâm tính con người). Cái nè Cụ quá hiểu, thử hỏi môi trường đó có phải là môi trường tốt để tu hành không Cụ :) Nếu nó tốt thì cần gì Đức Phất phải dạy chúng sinh thoát khổ :)
Ở đây mình chỉ nói 2 pp là thiền và tịnh (mật thì cần có đạo sư trực tiếp nên mình không rành)
PP Thiền: Mặt bản chất là gần như cụ tự lực cánh sinh, cụ tử dựa vào sức bản thân diệt tham sân sĩ ^^ nếu thành cụ thành Phật luôn. Mà cụ nhìn quá trình tu của Đức Phật cụ xem tự dựa vào bản thân đi diệt tham sân si cụ chắc làm đc ko :D. Tham sân sĩ trong cụ, nó chính là tập khí xấu từ vô lượng kiếp của Cụ :D Cụ đấu lại nó mà chỉ dựa vào tay bo thì cụ nghĩ cụ bao % ăn được nó. Đức Phật căn cơ ngài cao như vậy, mà còn phải hàng sa số kiếp ngài mới thành Phật. Đủ để biết Thiền là pp nhanh thẳng đến quả vị cao nhất (nhưng đk từ người tu hành cũng phải ntn đó).
Mà trong quá trình đó khi chưa chưng dc quả vị nào, mà vẫn chìm nổi trong luân hồi thì bị ác nghiệp đến nó kéo xuống thì còn chưa biết khi nào ngoi lên để mà tu tiếp cho nổi. Nhưng nếu mà căn cơ đủ, phúc đức sâu dày thì Thiền là pp tối ưu.
Cụ nào nhắm đủ sức thì cứ theo, mình nói rõ vậy nha chứ ko nhiều cụ chụp mũ bảo chê thiền :)
Còn về tịnh độ cua Phật A Di Đà (nói rõ vì có nhiều cõi tịnh lắm)
Các cụ phân biệt rõ Cõi tịnh ko phải cứ tu hành có thành tựu là auto lên ko phải thế.
Mình ví dụ: Cụ tu thập thiện thành tựu khi viên tịch mà ko nguyện lên cõi tinh là cũng k lên đâu tu thập thiện mà k nguyện max nhất lên thiên :)
Cõi tịnh độ của Phật A Di Đà ngài lập ra 1 trong những lí do là vì ngài thấy cõi Ta Bà có quá nhiều cạm bẫy, những ng có căn cơ cao thì họ tu theo thiền mật còn với nhưng với những ng căn cơ thấp (VD như mình) nếu ko có pp Tịnh Độ thì coi như xong đời nên ngài mới lập ra thế giới Cực Lạc để nhằm cứu độ chúng sinh trong dó có cả những ng tuy là cũng có duyên với Phât nhưng căn cơ họ thấp, nghiệp lực quấn thân quá nhiều, họ k hiểu dc PP thiền, ko tu được. Ngài từ bi muốn cứu độ tất thảy.
Nhưng nói là nói vậy, diều kiện để học pp tịnh độ căn cơ yêu cầu thấp hơn thiền (điểm này bị nhiều ng xuyên tác này) vì nói là thấp hơn nhưng cũng cực kì khoai đấy
Ví dụ để lên được tịnh độ: 2 Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là tín và nguyện. Phải tin và Phật A Di Đà nguyện về TG của ngài. Và về đó ko phải hưởng lạc như cụ nghĩ. Về dó để học, học để làm gì học để thành Phật để cứu bản thân mình sau đó đi cứu giúp chúng sinh :) Trách nhiệm rất nặng nề chứ ở đâu có vụ lên đó hưởng thế :)
Trong tịnh độ có 3 mức công phu đê có thể lên được:
Dạng thấp nhất: Dạng nè 50 50 nhé( 50 lên và 50 xịt đó, còn xịt r thì hên xui đi theo nghiệp thôi) là dạng tu nhưng công phu chưa đắc mốc tối thiểu.
Dạng nè nếu lúc lâm chung mà thần trí tỉnh táo, có ban hộ niệm, trong lúc lâm chung vẫn cố niệm, tín tâm cao (phúc đúc sâu dày) thì may ra mới có cửa lên được
Dạng thứ 2: Biết trước ngày giờ đi (ví dụ có ng biết trước 3, 7 ngày hoặc lâu hơn)...
Dạng thứ 3: Tự chọn ngày giờ đi, thích đi lúc nào cũng dc.
Dạng 2 vầ 3 là chắc chắn vang sanh :) Ở VN thì có Sư Bà Hải Triều Âm và HT Giác Khang là đạt 2 mức này (2 mức này công phúc niệm phật chắc chắc phai đạt mức thành phiến).
Công phu thành phiến là ntn: Mình chưa đạt nhưng mình chỉ nói ntn lời ấn Tổ từng nói
Đốt 1 cây hương và niệm phật, khi cây hương cháy hết mà trong thời gian niệm phật đó chỉ khởi 3 - 5 vọng tưởng là công phu mức khá r (Mới khá thôi còn chưa đạt thành phiến đó)
Giờ cụ nào bảo dễ đi, đố cụ nào đốt thử cây hương xong ngồi niệm Phật sao cho chỉ có 3 5 vọng tưởng thôi đó ;)

Khi vọng tưởng khởi lên thì dùng câu Phật hiệu đề xuống. Đây là điểm khác nhau rõ nhất giữa thiền và tình. Thiền là khởi lên là diệt luôn, tự cụ phải diệt. Sức cụ ngon thì OK thôi còn cụ mà thua thì...
Còn tịnh thì là dùng câu Phật hiệu đè (vừa dùng sức tu của Cụ + oai lực Phật hiệu đè tham sân si xuống) Bọn nó vẫn còn nguyên đó nhưng ngày ngày cụ niệm Phật đè liên tục ko cho ngóc lên. Khi đến 1 mức nào đó mà tự nhiên cụ ko niệm Phật nhưng vẫn nghe tiếng niệm thì đó là khi vọng tưởng đã đè chặt hăn r - công phu chạm mức thành Phiến.

Còn việc diệt hẳn la khi cụ vs lên tịnh độ ở đó Cụ dc học trực tiếp với các vị Phật, Bồ Tát :) Ngài giảng trực tiếp lúc í thì có giảng sư xịn rồi ^^ cụ lại ở TG tối ưu tu học: thiên thời địa lợi nhân hòa thì Cụ mới diệt trừ tận gốc sau cùng để đến quả vị Phật :)
Tuy tịnh độ mức tu tập nó dễ hơn thiền nhưng để đạt mức chắc chắn vs là cũng khoai lắm đó.
Còn chọn cách nào thì tụy các Cụ
 
Chỉnh sửa cuối:

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,005
Động cơ
524,162 Mã lực
Các cụ cho em hỏi, em có thấy các cụ hay nhắc đến “Vãng sanh cực lạc” và đây hình như là mục tiêu của người tu hành đúng ko ạ? Thực ra đối với bản thân em thì thấy thế giới đó không hấp dẫn lắm vì toàn điều tốt đẹp. Theo em hiểu tất cả sự vật hiện tượng xảy ra đều có 2 măt. Nếu ko có xấu lấy đâu là tốt, nếu ko có đắng làm sao có ngọt... ý em là mọi vật, sự việc xảy ra đều có chức năng nhiệm vụ của nó. Xem Tây Du Ký, Có vị gì vẫn yêu cầu hối lộ đó thôi. Đây là thắc mắc nghiêm túc của em, mong các cụ giải đáp.
Em nghĩ là cụ nói đến Tịnh Độ Tông ( . Theo như em tìm hiểu, thì khái niệm Tha lực đã được nhắc tới trong Na Tiên Tỳ Kheo Kinh ( luận ) là bộ kinh nôi danh của Phật giáo nguyên thủy ra đời niên đại từ khoảng năm 100 -150 TCN, ghi lại cuộc đối thoại giữa tì-kheo Na Tiên (tiếng Pali: Nāgasena) và quốc vương Ấn-Hy Lạp Menandros I (tiếng Pali: Milinda) của Bactria, người trị vì vào thế kỷ thứ 2 TCN vầ giáo lý đạo Phật .
Trong phần hỏi đáp giữa tỳ kheo và vua đã nhắc đến tha lực như sau:.

" 49. Nhân it, quả nhiều

Vua hỏi:
-- Bạch Đại đức, các sa môn trong hàng ngũ của Đại đức bảo rằng những kẻ trọn đời làm ác nhưng đến khi lâm chung biết tưởng nghĩ đến Phật thì được sanh lên các cõi trời. Quả thật Trẫm không tin được điều đó. Các ngài lại còn bảo rằng những kẻ trọn đời làm lành, nhưng nếu phạm tội giết một sinh mạng thì sau khi chết, đều phải đọa địa ngục. Điều này Trẫm lại cũng không thể tin được.


Na Tiên hỏi ngược lại nhà vua:
-- Giả sử có kẻ cầm một cục đá nhỏ ném xuống nước, cục đá ấy nổi hay chìm?

-- Thưa chìm.

-- Bây giờ, có kẻ đem một trăm viên đá lớn chất vào một chiếc ghe bự đủ sức chở hàng ngàn tảng đá lớn, thì trăm viên đá ấy có chìm không?

-- Thưa không.

-- Đá không chìm là nhờ ghe chở. Cũng giống như thế, người làm ác khi chết biết tưởng nhớ đến Phật, được Phật lực nâng đỡ nên không đọa vào địa ngục mà lại được sanh lên các cõi trời. Hễ ai tin Phật và tưởng nhớ đến Phật thì khi lâm chung đều được Phật tiếp độ. "

 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
5,639
Động cơ
331,888 Mã lực
Thật ra cụ nên hiểu ntn có câu "Vật họp theo loài, người phân theo nhóm". Như mình với các cụ ở đây căn cơ tương ứng mới dc sinh ra làm người ở địa cầu này do nghiệp nó dẫn dắt đến thôi. Còn nghiệp liên quan nhau nhiều hay ít thì quyết định mức độ thân sơ (làm con cái, làm bố mẹ, vợ chồng với nhau...)
Mà ở cái Ta Bà này thì quá nhiều cạm bẫy (cướp giết hiếp, truyền thông bẩn làm lệch lạc tâm tính con người). Cái nè Cụ quá hiểu, thử hỏi môi trường đó có phải là môi trường tốt để tu hành không Cụ :) Nếu nó tốt thì cần gì Đức Phất phải dạy chúng sinh thoát khổ :)
Ở đây mình chỉ nói 2 pp là thiền và tịnh (mật thì cần có đạo sư trực tiếp nên mình không rành)
PP Thiền: Mặt bản chất là gần như cụ tự lực cánh sinh, cụ tử dựa vào sức bản thân diệt tham sân sĩ ^^ nếu thành cụ thành Phật luôn. Mà cụ nhìn quá trình tu của Đức Phật cụ xem tự dựa vào bản thân đi diệt tham sân si cụ chắc làm đc ko :D. Tham sân sĩ trong cụ, nó chính là tập khí xấu từ vô lượng kiếp của Cụ :D Cụ đấu lại nó mà chỉ dựa vào tay bo thì cụ nghĩ cụ bao % ăn được nó. Đức Phật căn cơ ngài cao như vậy, mà còn phải hàng sa số kiếp ngài mới thành Phật. Đủ để biết Thiền là pp nhanh thẳng đến quả vị cao nhất (nhưng đk từ người tu hành cũng phải ntn đó).
Mà trong quá trình đó khi chưa chưng dc quả vị nào, mà vẫn chìm nổi trong luân hồi thì bị ác nghiệp đến nó kéo xuống thì còn chưa biết khi nào ngoi lên để mà tu tiếp cho nổi. Nhưng nếu mà căn cơ đủ, phúc đức sâu dày thì Thiền là pp tối ưu.
Cụ nào nhắm đủ sức thì cứ theo, mình nói rõ vậy nha chứ ko nhiều cụ chụp mũ bảo chê thiền :)
Còn về tịnh độ cua Phật A Di Đà (nói rõ vì có nhiều cõi tịnh lắm)
Các cụ phân biệt rõ Cõi tịnh ko phải cứ tu hành có thành tựu là auto lên ko phải thế.
Mình ví dụ: Cụ tu thập thiện thành tựu khi viên tịch mà ko nguyện lên cõi tinh là cũng k lên đâu tu thập thiện mà k nguyện max nhất lên thiên :)
Cõi tịnh độ của Phật A Di Đà ngài lập ra 1 trong những lí do là vì ngài thấy cõi Ta Bà có quá nhiều cạm bẫy, những ng có căn cơ cao thì họ tu theo thiền mật còn với nhưng với những ng căn cơ thấp (VD như mình) nếu ko có pp Tịnh Độ thì coi như xong đời nên ngài mới lập ra thế giới Cực Lạc để nhằm cứu độ chúng sinh trong dó có cả những ng tuy là cũng có duyên với Phât nhưng căn cơ họ thấp, nghiệp lực quấn thân quá nhiều, họ k hiểu dc PP thiền, ko tu được. Ngài từ bi muốn cứu độ tất thảy.
Nhưng nói là nói vậy, diều kiện để học pp tịnh độ căn cơ yêu cầu thấp hơn thiền (điểm này bị nhiều ng xuyên tác này) vì nói là thấp hơn nhưng cũng cực kì khoai đấy
Ví dụ để lên được tịnh độ: 2 Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là tín và nguyện. Phải tin và Phật A Di Đà nguyện về TG của ngài. Và về đó ko phải hưởng lạc như cụ nghĩ. Về dó để học, học để làm gì học để thành Phật để cứu bản thân mình sau đó đi cứu giúp chúng sinh :) Trách nhiệm rất nặng nề chứ ở đâu có vụ lên đó hưởng thế :)
Trong tịnh độ có 3 mức công phu đê có thể lên được:
Dạng thấp nhất: Dạng nè 50 50 nhé( 50 lên và 50 xịt đó, còn xịt r thì hên xui đi theo nghiệp thôi) là dạng tu nhưng công phu chưa đắc mốc tối thiểu.
Dạng nè nếu lúc lâm chung mà thần trí tỉnh táo, có ban hộ niệm, trong lúc lâm chung vẫn cố niệm, tín tâm cao (phúc đúc sâu dày) thì may ra mới có cửa lên được
Dạng thứ 2: Biết trước ngày giờ đi (ví dụ có ng biết trước 3, 7 ngày hoặc lâu hơn)...
Dạng thứ 3: Tự chọn ngày giờ đi, thích đi lúc nào cũng dc.
Dạng 2 vầ 3 là chắc chắn vang sanh :) Ở VN thì có Sư Bà Hải Triều Âm và HT Giác Khang là đạt 2 mức này (2 mức này công phúc niệm phật chắc chắc phai đạt mức thành phiến).
Công phu thành phiến là ntn: Mình chưa đạt nhưng mình chỉ nói ntn lời ấn Tổ từng nói
Đốt 1 cây hương và niệm phật, khi cây hương cháy hết mà trong thời gian niệm phật đó chỉ khởi 3 - 5 vọng tưởng là công phu mức khá r (Mới khá thôi còn chưa đạt thành phiến đó)
Giờ cụ nào bảo dễ đi, đố cụ nào đốt thử cây hương xong ngồi niệm Phật sao cho chỉ có 3 5 vọng tưởng thôi đó ;)

Khi vọng tưởng khởi lên thì dùng câu Phật hiệu đề xuống. Đây là điểm khác nhau rõ nhất giữa thiền và tình. Thiền là khởi lên là diệt luôn, tự cụ phải diệt. Sức cụ ngon thì OK thôi còn cụ mà thua thì...
Còn tịnh thì là dùng câu Phật hiệu đè (vừa dùng sức tu của Cụ + oai lực Phật hiệu đè tham sân si xuống) Bọn nó vẫn còn nguyên đó nhưng ngày ngày cụ niệm Phật đè liên tục ko cho ngóc lên. Khi đến 1 mức nào đó mà tự nhiên cụ ko niệm Phật nhưng vẫn nghe tiếng niệm thì đó là khi vọng tưởng đã đè chặt hăn r - công phu chạm mức thành Phiến.

Còn việc diệt hẳn la khi cụ vs lên tịnh độ ở đó Cụ dc học trực tiếp với các vị Phật, Bồ Tát :) Ngài giảng trực tiếp lúc í thì có giảng sư xịn rồi ^^ cụ lại ở TG tối ưu tu học: thiên thời địa lợi nhân hòa thì Cụ mới diệt trừ tận gốc sau cùng để đến quả vị Phật :)
Tuy tịnh độ mức tu tập nó dễ hơn thiền nhưng để đạt mức chắc chắn vs là cũng khoai lắm đó.
Còn chọn cách nào thì tụy các Cụ
Em giờ mới đạt đến công phu là: đang nghĩ chuyện gì liền nhớ đến câu Phật hiệu luôn cụ à, rồi nhiều lúc nghĩ đến những phiền não trong quá khứ cũng liền khởi niệm, nhiều lúc niệm to luôn, hoặc có những lúc lướt web hay nghe nhạc nấu cơm rửa bát... nhưng vẫn thầm niệm... lâu ngày nên những chuyện buồn nó cũng kiểu nhẹ bớt đi hay sao ấy...Có vài lần cũng ngồi chưa hết cây hương đã đứng dậy vì còn chuyện này chuyện khác phải làm...
 

MAZDA_626

Xe đạp
Biển số
OF-7137
Ngày cấp bằng
16/7/07
Số km
27
Động cơ
541,058 Mã lực
Nơi ở
HÀ ĐÔNG - HÀ TÂY
Cõi tịnh độ của Phật A Di Đà ngài lập ra 1 trong những lí do là vì ngài thấy cõi Ta Bà có quá nhiều cạm bẫy, những ng có căn cơ cao thì họ tu theo thiền mật còn với nhưng với những ng căn cơ thấp (VD như mình) nếu ko có pp Tịnh Độ thì coi như xong đời nên ngài mới lập ra thế giới Cực Lạc để nhằm cứu độ chúng sinh trong dó có cả những ng tuy là cũng có duyên với Phât nhưng căn cơ họ thấp, nghiệp lực quấn thân quá nhiều, họ k hiểu dc PP thiền, ko tu được. Ngài từ bi muốn cứu độ tất thảy.
Bác @loitienthien xin cho hỏi mấy câu:
1. Phật A Di Đà thực sự có khả năng đưa bất cứ ai ở cõi Ta Bà về cõi Cực Lạc không, nếu có năng lực đó sao Phật A Di Đà với lòng từ bi vô hạn không đón hết chúng sinh về cõi Cực Lạc để cho họ tu tập mà chỉ đón mấy người niệm tên Phật A Di Đà.
2. Phật A Di Đà có khả năng cởi bỏ toàn bộ nghiệp lực do chúng sinh tạo tác trong quá khứ trước khi được vãn sinh về cõi Cực Lạc không, nếu có khả năng đó sao Phật A Di Đà không hà hơi cho chúng sinh thành Phật hết đi còn bắt mọi người tu làm gì.
3. Nếu cõi Cực Lạc đón về toàn chúng sinh căn cơ kém, chứa chất đầy ác nghiệp cùng tham, sân, si thì làm thế nào để quản trị và giáo huấn họ. Bọn vi phạm giới luật thì đem nhốt ở đâu.
Sao tôi càng tìm hiểu về Tịnh độ lại càng thấy bí. Nhờ bác @loitienthien thông não hộ cái.
 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
5,639
Động cơ
331,888 Mã lực
Cụ cứ đọc kỹ lại các bài của các cụ post về Tịnh độ sẽ thấy. "Đức Phật A Di Đà xưa phát 48 lời nguyện lớn, trong đó có lời nguyện sẵn sàng tiếp dẫn chúng sanh nào niệm danh hiệu của Ngài. Dù người ấy chỉ niệm mười câu danh hiệu Ngài, Ngài cũng tiếp dẫn vãng sanh về cõi Cực-lạc." => Tức là cả đời người làm việc gì cũng được, xấu cũng được, tốt cũng được, không cần phải tu hành làm gì cho mệt nhưng cứ chết và niệm mười câu danh hiệu Ngài, Ngài cũng tiếp dẫn vãng sanh về cõi Cực-lạc. (Em hiểu thế có đúng không các cụ?).

Nếu tu theo Phật Gotama thì mục đích cuối cùng là giải thoát. Sau khi không còn nguyên liệu để tái sinh thì tương đương thành bậc Arahan và thoát khỏi luân hồi. Sau đó đi đâu thì Ngài không nói mà chỉ bảo cứ tu tập đi, đến lúc đấy đi đâu thì sẽ tự biết. :D (theo thầy này thì cái gì cũng tự hết, thầy chỉ là người chỉ đường thôi, không bế đi được).
Niệm Phật là chuyện của mình,còn tiếp dẫn, vãng sanh hay không là chuyện của Đức Phật. Chúc cụ ngày càng tinh tấn trong việc tu tập. Cụ ko cần phải bỉ bôi mỉa mai mà làm gì. Nam Mô A Di Đà Phật.
 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
5,639
Động cơ
331,888 Mã lực
Bác @loitienthien xin cho hỏi mấy câu:
1. Phật A Di Đà thực sự có khả năng đưa bất cứ ai ở cõi Ta Bà về cõi Cực Lạc không, nếu có năng lực đó sao Phật A Di Đà với lòng từ bi vô hạn không đón hết chúng sinh về cõi Cực Lạc để cho họ tu tập mà chỉ đón mấy người niệm tên Phật A Di Đà.
2. Phật A Di Đà có khả năng cởi bỏ toàn bộ nghiệp lực do chúng sinh tạo tác trong quá khứ trước khi được vãn sinh về cõi Cực Lạc không, nếu có khả năng đó sao Phật A Di Đà không hà hơi cho chúng sinh thành Phật hết đi còn bắt mọi người tu làm gì.
3. Nếu cõi Cực Lạc đón về toàn chúng sinh căn cơ kém, chứa chất đầy ác nghiệp cùng tham, sân, si thì làm thế nào để quản trị và giáo huấn họ. Bọn vi phạm giới luật thì đem nhốt ở đâu.
Sao tôi càng tìm hiểu về Tịnh độ lại càng thấy bí. Nhờ bác @loitienthien thông não hộ cái.
Tự tu tự chứng cụ ạ, ko ai có thể giải thích trọn vẹn cho mình được đâu, kể cả Đức Phật cũng nói đừng vội tin vào những gì Ngài nói mà, hãy tu hành và tự kiểm chứng cụ ạ.
 

MAZDA_626

Xe đạp
Biển số
OF-7137
Ngày cấp bằng
16/7/07
Số km
27
Động cơ
541,058 Mã lực
Nơi ở
HÀ ĐÔNG - HÀ TÂY
Tự tu tự chứng cụ ạ, ko ai có thể giải thích trọn vẹn cho mình được đâu, kể cả Đức Phật cũng nói đừng vội tin vào những gì Ngài nói mà, hãy tu hành và tự kiểm chứng cụ ạ.
Bọn Tây nó nói không thể dùng lý chí để tiếp cận, tìm hiểu và lãnh hội một tôn giáo, muốn lãnh hội một tôn giáo thì phải dùng đức tin.
Mấy năm trước tôi đến nhà ông thầy giáo cũ đã nghỉ hưu và đang là một cư sỹ, mình cũng vo ve như vậy. Ông thầy nghiêm sắc mặt nói: Tôn giáo khác thì thầy không bàn đến, đến với Phật giáo thì phải dùng trí tuệ, giải thoát là cứu cánh, trí tuệ là phương tiện. Lúc nghe thầy giáo nói tôi không hiểu lắm. Sau một thời gian tìm hiểu về Phật giáo thì tôi cho rằng thầy giáo cũ của tôi nói đúng.
 

Phỗng new

Xe điện
Biển số
OF-376932
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
4,919
Động cơ
334,454 Mã lực
Theo em, làm gì thì cũng phải căn cứ vào logic. Việc tu - hành theo giáo huấn của Phật Cồ Đàm đương nhiên là rất tốt, tốt cho người tu và những người xung quanh.

Tuy nhiên, quan điểm cá nhân thấy việc chỉ niệm những câu mà bản thân mình không hiểu ý nghĩa, với mục tiêu là được về cõi cực lạc thoát bể khổ thì ...
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,005
Động cơ
524,162 Mã lực
Bác @loitienthien xin cho hỏi mấy câu:
1. Phật A Di Đà thực sự có khả năng đưa bất cứ ai ở cõi Ta Bà về cõi Cực Lạc không, nếu có năng lực đó sao Phật A Di Đà với lòng từ bi vô hạn không đón hết chúng sinh về cõi Cực Lạc để cho họ tu tập mà chỉ đón mấy người niệm tên Phật A Di Đà.
2. Phật A Di Đà có khả năng cởi bỏ toàn bộ nghiệp lực do chúng sinh tạo tác trong quá khứ trước khi được vãn sinh về cõi Cực Lạc không, nếu có khả năng đó sao Phật A Di Đà không hà hơi cho chúng sinh thành Phật hết đi còn bắt mọi người tu làm gì.
3. Nếu cõi Cực Lạc đón về toàn chúng sinh căn cơ kém, chứa chất đầy ác nghiệp cùng tham, sân, si thì làm thế nào để quản trị và giáo huấn họ. Bọn vi phạm giới luật thì đem nhốt ở đâu.
Sao tôi càng tìm hiểu về Tịnh độ lại càng thấy bí. Nhờ bác @loitienthien thông não hộ cái.
Em xin phép chen ngang thử trả lời câu hỏi của cụ xem sao. :))

1. Niệm phật danh Nam mô A Đi Đà Phật để ngài và tùy tùng biết và đến rước đi đến cõi Cực Lạc theo lời nguyện của ngài ( lời nguyện 18,19,20) . Và rất nhiều Tịnh độ của chư Phật trong mười mươi quốc độ, Phật A di đà chỉ quản tịnh độ của ngài . Các chung sinh không niệm danh ngài thì thì người đó nếu là " Phật tử chân chính " cũng sẽ về các Tịnh độ khác.

2. Không phải ai trong số những người đến được Tịnh độ của Phật A Di Đà đều thành Phật cả, cấp Bồ tát mới tu thành Phật được ( nguyện số 32) .

3.Khi lên ấy mà không chịu tu hành thì vẫn bay vào luân hồi như thường ( nguyện số 2, 10 , 11, 15).

Ngoài ra trong Kinh trung bộ có nhắc câu chuyện Đức Như Lai cảm hóa tướng cướp Angulimāla , Tướng cướp Angulimāla đã giết rất nhiều người ( thiếu 1 ngón tay thì đủ 1000 cái), có nghĩa là phải chịu quá báo rất lớn, nhưng tại sao ông này vẫn đạt quả vị A La hán ngay trong đời ấy ? Theo em thì do ông này đã sám hối, chuyển nghiệp hồi hướng ( tự lực )...và quan trọng nhất là được Phật Như lai mở lòng từ bi giúp đỡ ( tha lực )

Ngôi Chánh Giác : Bậc giác ngộ cao nhất

2.Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sau khi mạng chung còn trở lại ba ác đạo thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

10.Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi nếu sanh lòng tưởng nghĩ tham chấp thân thể thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

11.Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn ở nước tôi, chẳng an trụ định tụ quyết đến diệt độ thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

12.Giả sử khi tôi thành Phật, quang minh có hạn lượng, tối thiểu chẳng chiếu đến trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

13.Giả sử khi tôi thành Phật, thọ mạng có hạn lượng, tối thiểu là trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

15.Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi thọ mạng không ai hạn lượng được, trừ họ có bổn nguyện dài ngắn tự tại. Nếu chẳng như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

18.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

19.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương phát tâm Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

20.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về nước tôi mà chẳng được toại nguyện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

32.Giả sử khi tôi thành Phật, từ mặt đất lên đến hư không, những cung điện, lâu đài, ao nước, cây hoa, tất cả vạn vật trong nước tôi đều dùng vô lượng châu báu, trăm ngàn thứ hương hiệp lại làm thành xinh đẹp kỳ lạ hơn hàng thiên nhơn. Hương ấy xông khắp vô lượng thế giới mười phương. Bồ Tát nghe mùi hương ấy đều tu hạnh Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.


43.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, sau lúc thọ chung sanh nhà tôn quý. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Đừng mơ tưởng ảo vọng xa vời. Chúng ta xuất phát là chúng sinh phổ thông bình thường. Lo tu học cho bản thân đã khó, ôm đồm sớm quá tai hại lắm. Ví dụ đơn giản:
Liệu các bác thực sự có thấm được hết câu trong phần kinh Từ bi thủy xám:

Trong kinh Phật vẫn thường khuyên
Nhai nghiền thịt cá, tưởng nghiền thịt con

Để rồi trì Ngũ giới, Ăn chay, thọ Bát quan trai giới được không?
 

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Em giờ mới đạt đến công phu là: đang nghĩ chuyện gì liền nhớ đến câu Phật hiệu luôn cụ à, rồi nhiều lúc nghĩ đến những phiền não trong quá khứ cũng liền khởi niệm, nhiều lúc niệm to luôn, hoặc có những lúc lướt web hay nghe nhạc nấu cơm rửa bát... nhưng vẫn thầm niệm... lâu ngày nên những chuyện buồn nó cũng kiểu nhẹ bớt đi hay sao ấy...Có vài lần cũng ngồi chưa hết cây hương đã đứng dậy vì còn chuyện này chuyện khác phải làm...
Đó là do tạp niệm nó mất dần bác ak, tuy nhiên thiền, niệm phật, hay trì chú đều phải giữ giới mới vào được Định.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Cụ cho em hỏi có nên quy y ko vì em thấy có một cô bé bảo em là quy y như là ghi danh. Em thì quả thật ko muốn vào khuôn khổ gì nên đang cân nhắc.
Hi! Thấy không ai trả lời Cụ thỏa đáng nên Em xin mạo muội vậy. Cụ vào thớt này, tìm hiểu là có căn duyên. Có tâm muốn tu sửa mức nào đó để thành người tốt. Để tu, có nhiều cách, nhiều tôn giáo, nhưng đạo Phật là phù hợp nhất (Cụ tự suy ngẫm). Tu thì nên theo phổ biến là nửa đời nửa đạo. Vì ai cũng bận sinh nhai lo nuôi Mẹ già, con dại! Còn ai không vướng bận thì đã xuất gia, Toàn tâm tu đạo.
Phật tử Tu theo đạo Phật có 3 dạng:
1- Xuất gia.
2- Tu tại gia, có Quy y, có Pháp danh ( ít đời, nhiều đạo).
3- Quy y, có Pháp danh, Sống tâm thiện, hành thiện (nửa đời nửa đạo).
4- Chưa Quy y, Sống tâm thiện, , hành thiện (nt).

Đạo Phật là Đạo mở, không chấp vào hình tướng, vào bề ngoài mà đi vào bản chất, chú trọng tu tại tâm ( người xưa hay nói: "Chiếc áo không làm nên thầy tu." ). Chỉ cần Cụ nghĩ đến Trời, đến Phật, hướng Phật, làm điều thiện, bố thí, giúp người, sống ngay thẳng, biết hiếu đạo, biết cội nguồn (Tổ tiên) là coi như đã tu, đã là Phật tử. Việc Quy y là tùy tâm không bắt buộc.Tuy nhiên, khi đã quy y phải tuyên thệ luôn giữ tam Quy (nương tựa, sùng kính Phật, Pháp, Tăng) và giữ ngũ giới gồm:
1. Không sát sanh (chỉ giết hại bừa bãi)
2. Không trộm cướp
3. Không tà dâm (quan hệ ngoài luồng, quan hệ bất chính)
4. Không nói dối (chỉ về nói dối lừa người, hại người)
5. Không uống rượu (say sưa be bét, quậy phá).

Tam Quy ta có thể giữ được, nhưng ngũ giới ít ai khó giữ nghiêm cả đời. Khi đã thề trước Phật, các đấng thần linh mà lúc nào đó ta không giữ được thì đã vi phạm lời thề, lời hứa! còn có tội nhiều hơn. Không làm được thì đừng hứa, nhất là với Chư Thiên, chư Phật, thần linh.

Vậy xét bản thân chưa rũ sạch bụi trần, còn vướng đời thì chỉ tu nên tâm, hướng Phật, làm việc thiện (như trên) cũng coi như có tu, tạo được phước, giảm nghiệp quả. Còn hơn những người đã Quy y mà không giữ được (ngũ giới), gây tội thất hứa, phạm tội không giữ lời.

Thường còn trẻ, còn nặng gánh mưu sinh, thành tâm hướng Phật, dù chưa quy y vẫn tu, vẫn hành thiện thì vẫn coi như là Phật tử. Đến khi lớn tuổi, nhẹ nợ cơm áo, buông bỏ chuyện đời, có thể giữ đủ ngũ giới thì Quy y cũng chưa muộn.

Em trước không biết cũng đã quy y, giờ cũng cố giữ ngũ giới mà cũng chưa trọn vẹn. Vài dòng gởi Cụ, tự Cụ chọn.
 
Chỉnh sửa cuối:

loitieuthien

Xe đạp
Biển số
OF-803539
Ngày cấp bằng
6/2/22
Số km
22
Động cơ
9,140 Mã lực
Tuổi
34
Bác @loitienthien xin cho hỏi mấy câu:
1. Phật A Di Đà thực sự có khả năng đưa bất cứ ai ở cõi Ta Bà về cõi Cực Lạc không, nếu có năng lực đó sao Phật A Di Đà với lòng từ bi vô hạn không đón hết chúng sinh về cõi Cực Lạc để cho họ tu tập mà chỉ đón mấy người niệm tên Phật A Di Đà.
2. Phật A Di Đà có khả năng cởi bỏ toàn bộ nghiệp lực do chúng sinh tạo tác trong quá khứ trước khi được vãn sinh về cõi Cực Lạc không, nếu có khả năng đó sao Phật A Di Đà không hà hơi cho chúng sinh thành Phật hết đi còn bắt mọi người tu làm gì.
3. Nếu cõi Cực Lạc đón về toàn chúng sinh căn cơ kém, chứa chất đầy ác nghiệp cùng tham, sân, si thì làm thế nào để quản trị và giáo huấn họ. Bọn vi phạm giới luật thì đem nhốt ở đâu.
Sao tôi càng tìm hiểu về Tịnh độ lại càng thấy bí. Nhờ bác @loitienthien thông não hộ cái.
Thanks bác đã đọc bài, trong phạm vi hiểu biết của mình mình sẽ trả lời bác nhé :)
1. Phật A Di Đà thực sự có khả năng đưa bất cứ ai ở cõi Ta Bà về cõi Cực Lạc không, nếu có năng lực đó sao Phật A Di Đà với lòng từ bi vô hạn không đón hết chúng sinh về cõi Cực Lạc để cho họ tu tập mà chỉ đón mấy người niệm tên Phật A Di Đà.
Oai lực của Đức Phật là không nghĩ bàn nên mình ko dám nói ngài có khả năng đưa hết chúng sinh ở cõi Ta bà về hay không :)
Nhưng trong quá trình tìm hiểu và tu tập tịnh độ mình thấy thật ra quá trình tu tập là quá trình gọt giũa tâm của mình để lên được Tịnh Độ thì cần khế hợp với tần số của TG ấy.
Như HT Giác Khang nói đó: Bạn còn nghiền rượu ko, nghiền cafe không, nghiền nc chè không còn nghiền mấy thứ đó làm sao về tịnh độ dc. Về tịnh độ làm gì có mấy đồ đó. Bạn phải hiểu là tịnh độ là nơi để tu học thành Phật nếu cho phàm phu bình thường lên đó sao tu đc. Giống như bạn đang lớp 1 cho thẳng lên ĐH bạn học dc k :D Ít ra cũng phải học dần dần cấp 1 2 3 rồi mới lên ĐH. Logic nó là vậy
Mình vd ntn để bạn dễ hiểu: Luân hồi giống như dòng nước lũ, phàm phu thì đang ngụp lặn dưới đó. Đức Phật từ bi ngài muốn cứu hết ngài đưa tay xuống để nắm nhưng vấn đề là chúng sinh dưới đó cũng phải đưa tay lên nắm vào tay ngài thì ngài mới kéo lên đc chứ :)
Điều nè quan trọng đó bạn, tu tịnh độ là để phàm phú biết cách đưa tay lên để nắm lấy tay Đức Phật đó bạn còn Phật A Di Đà ngài luôn đưa tay ra chờ rồi :)
Cái chính là phàm phu thì có bao nhiêu % biết đưa tay lên để nắm vào bàn tay ngài :) Ngài muốn cứu tất cả nhưng chúng sinh vì u mê cứ muốn trầm luân vào vũng bùn luân hồi thì sao ngài cứu dc. Chính bản thân họ còn k muốn dc cứu thì trách ai.
2. Phật A Di Đà có khả năng cởi bỏ toàn bộ nghiệp lực do chúng sinh tạo tác trong quá khứ trước khi được vãn sinh về cõi Cực Lạc không, nếu có khả năng đó sao Phật A Di Đà không hà hơi cho chúng sinh thành Phật hết đi còn bắt mọi người tu làm gì.
Muốn gỡ chuông thì phải tìm ng buộc chuông :) nghiệp lực của bạn thì phải do chính bản thân bạn gỡ chứ :) Nhưng Phật A Di Đà có pháp phương tiện là tịnh độ để giúp quá trình tu tập của bạn được bớt chống gai hơn mà thôi.
Thêm nữa tu là tu cho bản thân ban, là ấm vào thân bạn sao lại có từ bắt nhỉ :) Bạn ko tu k ai ép :) bạn tu cũng ko ai ép :) Tu là để cho bạn giải thoát bản thân, thoát phàm thành Thánh. Ủa đó là việc tốt cho chính bạn trước tiên mà. Sao lại coi là Phật ép nhỉ. Đó bạn thấy chưa, ngay trong chính câu hỏi của bạn đã có ý niệm muốn buông xuôi muốn trầm mê vào luân hồi rồi thì bạn lại trách sao Phật ko cứu bạn. Chính bản thân bạn còn buông thì đừng trách sao Phật ko cứu. Thân mình, mình phải lo trước tiên rồi mới cầu mong người khác dc.
3. Nếu cõi Cực Lạc đón về toàn chúng sinh căn cơ kém, chứa chất đầy ác nghiệp cùng tham, sân, si thì làm thế nào để quản trị và giáo huấn họ. Bọn vi phạm giới luật thì đem nhốt ở đâu.
Nói là căn cơ kém nhưng bạn phải hiểu kém ở đây là kém so với mặt bằng chung bên tu thiền chứ ko phải kém cỏi dạng ngu si tứ chi phát triển ko biết gì. Ví dụ như mình, là kém đây này nhưng ít ra cũng học văn hóa 12/12 r, thần trí minh mẫn chỉ là ko phải dạng thông minh sáng láng hiểu pp thiền thôi :D. Tức là trí tuệ cũng phải ở mức tạm được
Và trong quá trình tu học niệm phật đè thâm sân si xuống = câu Phật hiệu đè nó xuống rồi, khi công phúc thành phiến mới được lên. Bạn hiểu nôm na lầ giống như tôi với bạn đi học đi muốn vào ĐH thì phải thi đạt điểm đầu vào mới dc lên ĐH để học. Cái đạt điểm đầu vào đó là cp thành phiến. Khi đạt mốc đố rồi thì bạn vẫn là phàm phu nhưng tạm gọi là dạng phàm phu đã có hiểu biết hơn. Đến mức đó mới có đủ điều kiện để lên tịnh độ để học thành Phật Mà đã đến mức lên rồi ng tu cũng đã khai mở trí huệ hơn dạng phàm phu lởm khởm như chúng ta nên ko có chuyện lên đó họ phạm luật đâu. :)
Nên mình mới nói, các bạn nghe toàn đâu đâu ấy. Nào là lên tịnh độ hưởng phước này kia. Ko có đâu :) Tuy đầu vào tịnh độ thì dễ thâp nhập hơn thiền căn cơ yêu cầu cũng nhẹ hơn nhưng để tu dc mức chắc chắn sinh lên khoai lắm đó ;) Và lên đó là để tu thành Phật cứu chúng sinh chứ ko phải để chơi.
Toàn các ông rượu cả vò chó cả con, tu thì ko tu còn đòi hỏi sao Đức Phật ko cứu hết lên. Cứu các ông lên để nuôi báo cô ah :))
Tịnh Độ là trường dạy làm Phật chứ không phải nhà tù mà đòi đưa hết đầu trộm đuôi cướp k chịu hối cải lên
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,976
Động cơ
118,498 Mã lực
Hi! Thấy không ai trả lời Cụ thỏa đáng nên Em xin mạo muội vậy. Cụ vào thớt này, tìm hiểu là có căn duyên. Có tâm muốn tu sửa mức nào đó để thành người tốt. Để tu, có nhiều cách, nhiều tôn giáo, nhưng đạo Phật là phù hợp nhất (Cụ tự suy ngẫm). Tu thì nên theo phổ biến là nửa đời nửa đạo. Vì ai cũng bận sinh nhai lo nuôi Mẹ già, con dại! Còn ai không vướng bận thì đã xuất gia, Toàn tâm tu đạo.
Phật tử Tu theo đạo Phật có 3 dạng:
1- Xuất gia.
2- Tu tại gia, có Quy y, có Pháp danh ( ít đời, nhiều đạo).
3- Quy y, có Pháp danh, Sống tâm thiện, hành thiện (nửa đời nửa đạo).
4- Chưa Quy y, Sống tâm thiện, , hành thiện (nt).

Đạo Phật là Đạo mở, không chấp vào hình tướng, vào bề ngoài mà đi vào bản chất, chú trọng tu tại tâm ( người xưa hay nói: "Chiếc áo không làm nên thầy tu." ). Chỉ cần Cụ nghĩ đến Trời, đến Phật, hướng Phật, làm điều thiện, bố thí, giúp người, sống ngay thẳng, biết hiếu đạo, biết cội nguồn (Tổ tiên) là coi như đã tu, đã là Phật tử. Việc Quy y là tùy tâm không bắt buộc.Tuy nhiên, khi đã quy y phải tuyên thệ luôn giữ tam Quy (nương tựa, sùng kính Phật, Pháp, Tăng) và giữ ngũ giới gồm:
1. Không sát sanh (chỉ giết hại bừa bãi)
2. Không trộm cướp
3. Không tà dâm (quan hệ ngoài luồng, quan hệ bất chính)
4. Không nói dối (chỉ về nói dối lừa người, hại người)
5. Không uống rượu (say sưa be bét, quậy phá).

Tam Quy ta có thể giữ được, nhưng ngũ giới ít ai khó giữ nghiêm cả đời. Khi đã thề trước Phật, các đấng thần linh mà lúc nào đó ta không giữ được thì đã vi phạm lời thề, lời hứa! còn có tội nhiều hơn. Không làm được thì đừng hứa, nhất là với Chư Thiên, chư Phật, thần linh.

Vậy xét bản thân chưa rũ sạch bụi trần, còn vướng đời thì chỉ tu nên tâm, hướng Phật, làm việc thiện (như trên) cũng coi như có tu, tạo được phước, giảm nghiệp quả. Còn hơn những người đã Quy y mà không giữ được (ngũ giới), gây tội thất hứa, phạm tội không giữ lời.

Em trước không biết cũng đã quy y, giờ cũng cố giữ ngũ giới mà cũng chưa trọn vẹn. Vài dòng gởi Cụ, tự Cụ chọn.
Em thực sự cảm ơn cụ, thực ra chính vì thế em cũng phải cân nhắc vì bản thân chưa chắc đã thực hiện được như cụ đã nói. Ví dụ như em thỉnh thoảng vẫn phải mua Tôm cua về hấp..nên vẫn sát sinh. Qua những gì cụ nói em cũng đã có quyết định của mình.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,976
Động cơ
118,498 Mã lực
Em cảm ơn các cụ đã trả lời cho câu hỏi của em. Sau khi đọc vài bài trả lời em mới nhớ ra mục tiêu ban đầu của mình là để sửa mình và nhớ đến câu “ nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa”, cố gắng làm thiện nghĩ thiện thôi. Cũng vì hôm qua em có search Ái là gì thì quả thật thấy con đường tu thật không thể làm bởi em chả thể diệt ái, ít nhất là kiếp này. Cho nên em lại quay lại mục tiêu và tôn chỉ ban đầu, ko rẽ ngang rẽ trái nữa ạ.
 

gvnth

Xe buýt
Biển số
OF-488396
Ngày cấp bằng
13/2/17
Số km
875
Động cơ
201,394 Mã lực
Nhiều Cụ thâm sâu Phật Pháp thật, nhân còm của nhiều Cụ trên này, E rón rén có mấy ý:
Hạnh phúc thay ở thời mạt pháp vẫn có nhiều chúng sinh say mê nghiên cứu, hành trì Phật pháp
May mắn thay quốc gia ổn định, kinh tế đi lên, chúng sinh bớt đi nhiều nỗi no cái ăn cái mặc, quan tâm nhiều hơn đến đời sống tâm linh; chùa mới được xây, chùa cũ tu sửa
Nhiệm màu thay thời 4.0, chúng sinh tiếp cận với Pháp với Tăng dễ dàng
Hoan hỉ thay, Phật pháp lan tỏa trong cộng đồng, khơi gợi tâm thiện lành ở mỗi chúng sinh
Đáng lo thay, thời đại phát triển, xã hội nhiều cám dỗ, chúng sinh khó giữ gìn ngũ giới
Đáng trách thay những người lợi dụng Phật giáo, tư lợi riêng mình; truyền sai giáo Pháp; chia rẽ Phật đoàn..
Đáng tiếc thay có chúng sinh theo Phật, không bớt được tham sân si, không hành trì theo Pháp, mang nặng tư tưởng mê tín
Đáng thương thay những người nhìn Phật giáo qua mắt kính cơm áo gạo tiền, bất an thời hiện tại, không tin nhân quả...
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top