Mình đã đọc một số kinh đại thừa, ví dụ kinh Pháp Hoa mình đã đọc vài lần, mình có nhận xét như sau:
- Các kinh đại thừa được viết bởi những người có trình độ tư duy và trí tuệ rất cao (các ông tổ đã đạt được những nấc thang cao cấp trên đường tu tập hoặc có khi họ cũng đã giác ngộ), văn phong điêu luyện, lí luận sắc sảo, có thể coi là những áng văn học tuyệt vời. Quan điểm của mình cho rằng, các kinh này vẫn chứa nhiều thông điệp và lí luận uyên áo sâu sắc, nhưng không phải do Phật Thích Ca thuyết, mà do các Tổ viết ra theo cấu trúc giống Kinh.
- Các kinh nguyên thủy được mọi trường phái công nhận là Phật Thích Ca thuyết (bộ A Hàm,....) thì lời lẽ giản dị, trực diện, dễ học dễ hiểu với con người ở nhiều cấp độ, nhưng vẫn sâu sắc và thấm thía, dù ở trình độ nào đọc vẫn tâm đắc.
- Có nhiều kinh đại thừa tự cho rằng kinh đại thừa của phái mình là được Phật thuyết cho các hàng trí tuệ cao, hàng thanh văn, bồ tát,...cái này mình không bình luận. Tuy vậy, nếu người đọc còn là phàm phu như mình hay các bạn, đọc phải những câu như "kinh này là vua của các kinh", "chỉ cần tụng niệm 4 câu trong kinh này là tiêu mọi nghiệp chướng",...mà ngộ nhận là rất nguy hiểm.
- Nếu ai chưa tìm hiểu kỹ tứ diệu đế, bát chính đạo, vô thường, vô ngã, nguyên lý duyên sinh mà đã đọc ngay hàng loạt kinh đại thừa, mà dẫn đến ngộ nhận (vì có một số kinh đại thừa không hiểu sao chèn vào một số câu coi lí luận kinh nguyên thủy là thấp cấp, lí luận trong kinh đại thừa mới là cao cấp) thì dễ nảy sinh mạn, rất nguy hiểm.
- Nhưng dù gì, mình vẫn nhận thấy, việc đọc kinh đại thừa nếu biết gạn đục khơi trong, đọc với cái tâm khiêm hạ, biết chọn lọc tinh túy, bỏ qua hoặc gác lại những ý tứ có vẻ phân biệt chê bai kinh nguyên thủy, thì cũng rút ra được rất nhiều cái hay.
- Kinh nguyên thủy đọc "an toàn" hơn, tuy không bay bổng nhưng không kém sâu sắc, không gợi lên trong lòng người đọc sự kiêu mạn.
- Kinh gì cũng vậy, khó tránh khỏi trà trộn tam sao thất bản, có vẻ kinh nguyên thủy ít bị trà trộn hơn là kinh đại thừa.