[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Bụt nhà k thiêng, Đức Phật gốc tích từ Ấn độ nhiều người hành hương đến để biết Tây Thiên. Vậy mà xứ Ấn Độ ấy quốc giáo k phải đạo Phật, đáng buồn thay.
- Lục địa đen Africa là nơi có nhiều vàng và Kim cương nhất trên thế giới nhưng người dân lại nghèo đói nhất TG.dù cho Vàng và Kim cương đắt đỏ nhất
- Bố mẹ nhiều xèng cho học nhưng có nhiều con cái nhà giàu lại có những người không thích tích sản mà ăn chơi phát tán
Người VN "ngồi trên đống thuốc" và hầu như cá cây hoang dại đèu co thể trở thành thuốc hoặc thực phẩm chức năng, nhưng rất nhiều người VN chết vì bệnh. dù các dược liệu đó bán cho người nước ngoai với gía cao, nhưng người VN ko biết, đến khi họ mua mới biết đo là quý.
Như vậy cuốn sách hay vào tay kẻ mù chữ, thì đau phải do cuốn sách đó không có giá trị?
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,559
Động cơ
-311,025 Mã lực
- Lục địa đen Africa là nơi có nhiều vàng và Kim cương nhất trên thế giới nhưng người dân lại nghèo đói nhất TG.dù cho Vàng và Kim cương đắt đỏ nhất
- Bố mẹ nhiều xèng cho học nhưng có nhiều con cái nhà giàu lại có những người không thích tích sản mà ăn chơi phát tán
Người VN "ngồi trên đống thuốc" và hầu như cá cây hoang dại đèu co thể trở thành thuốc hoặc thực phẩm chức năng, nhưng rất nhiều người VN chết vì bệnh. dù các dược liệu đó bán cho người nước ngoai với gía cao, nhưng người VN ko biết, đến khi họ mua mới biết đo là quý.
Như vậy cuốn sách hay vào tay kẻ mù chữ, thì đau phải do cuốn sách đó không có giá trị?
Hây. Lâu lắm mới thấy cụ.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Hây. Lâu lắm mới thấy cụ.
em thấy lão mod gọi vào đổi nước tăng tực uống đi cho khỏe nên mới nổi cụ ah
các Vị Phật Giáo huấn "
Không làm các điều ác, hãy làm các điều lành và thanh lọc tâm”.
Tại sao em làm như giáo huấn mà ko thành Phật .mà các vị đó thành Phật
Điều quan trọng nhất mà cụ chưa hiểu đó là thế nào là ác,=> <= thế nào là thiện?( không riêng gì cụ mà phần lớn nhân loại đang ở chô khúc mắc đó), nên luân hồi vẫn đang chờ
 

ftts

Xe buýt
Biển số
OF-304051
Ngày cấp bằng
6/1/14
Số km
707
Động cơ
299,431 Mã lực
Chứng tỏ toàn những người thông minh.
Không phải cụ ạ, mà cuộc sống ngày nay quá nhiều thứ quyến rũ, mấy ai muốn từ bỏ cuộc sống đầy đủ thoải mái để đi tu chịu bao cực khổ đâu ạ.
 

DuongHL

Tháo bánh
Biển số
OF-304300
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
10,334
Động cơ
391,866 Mã lực
Không phải cụ ạ, mà cuộc sống ngày nay quá nhiều thứ quyến rũ, mấy ai muốn từ bỏ cuộc sống đầy đủ thoải mái để đi tu chịu bao cực khổ đâu ạ.
Chưa bị điên thì đúng hơn :D
 

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Bụt nhà k thiêng, Đức Phật gốc tích từ Ấn độ nhiều người hành hương đến để biết Tây Thiên. Vậy mà xứ Ấn Độ ấy quốc giáo k phải đạo Phật, đáng buồn thay.
Có 1 thông tin thế này cụ có thể theo dõi xem nó có đúng không.

Phật giáo chân chính đã bị thất truyền tại nơi khai sinh ra nó là Ấn độ nhưng trong thời gian tới thì Phật giáo sẽ quay lại đó và sau đó sẽ phát triển ra các nước khác.

Em được nghe kể lại về 1 số người đã đi sang Ấn độ để thiền với thời gian dài và người ta đánh giá về môi trường thực hành bên đó rất tốt. Ở Việt Nam chưa có nơi nào có đủ năng lượng tốt để có thể tổ chức được những khóa dài ngày (đến 30 ngày, 45 ngày hay 90 ngày).
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,374
Động cơ
335,929 Mã lực
Phật giáo chân chính đã bị thất truyền tại nơi khai sinh ra nó là Ấn độ nhưng trong thời gian tới thì Phật giáo sẽ quay lại đó và sau đó sẽ phát triển ra các nước khác.
Trong 150 năm tới điều này là không thể nếu như cụ đã từng bỏ thời gian để tìm hiểu văn hóa địa chính trị xã hội của Ấn Độ.
Còn lâu hơn nữa ví dụ 500 năm sau thì không ai dám khẳng định PG có thể quay lại đó phát triển phồn thịnh hay không.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Cảm ơn cụ đã trả lời!
Như cụ nói (em nghĩ là không đúng) thì tang lễ xuất hiện ngay từ khi Đức phật nhập niết bàn? Vậy nhập niết bàn là vui hay là điều đáng buồn với các phật tử? Chuyện "ngài không muốn" nhưng để tử vẫn làm thì liệu có trái với di nguyện và đúng (một kiểu trong dân gian hay nói là trên bảo dưới không nghe) - điều này em không tin lời suy luận cụ được - vì em tin rằng những người theo phật giáo đều trung thực và có đức tin tuyệt đối cụ ạ. Chuyện tro cốt thì theo di nguyện của ngài cũng rất ngắn gọn, nhưng việc thực hiện cũng như trên?
Em thắc mắc vì bản thân em cũng tin vào những điều tốt đẹp của phật giáo/tôn giáo. Và nếu họ cũng thực thi một cách dân gian như vậy thì có gì khác biệt đâu mà phải sử dụng nhiều câu khó hiểu thế?
Cảm ơn cụ, chúc cụ luôn tĩnh tâm trên con đường hướng phật.
quan điêm cá nhân, chưa chắc đã đúng và không phải là chuẩn mực của sô đông.
Tuy nhiên ta mổ xẻ ý của cụ cho khách quan 1 chút.
Nếu cụ chập nhận căn bản Phật Giáo là vô thường - Vô ngã - thì cụ sẽ Hiểu rằng Phật, hay Hòa thượng Thích Nhất Hạnh sau khi xả báu thân( em không so sanh HT ngang với Phật được, chỉ chọn điểm chung khi trà tì), thì đều biết rằng cái tâm nguyện của các ngài đó không phải ai cũng thấu triệt được. vì ( ngoài những vị thánh đệ tử đã giác ngộ) đa số các đệ tử đang sông trong thể tục, và đang chịu cảnh giới của thế tục chi phối. do vậy nhận thức và hành động của họ rất thông thường, như cách mà Phật dạy về vô thường vậy.
Do đó Phật hay HT NHất Hạnh chẳng bao giơ còn chút" phiền lòng" kiểu như "trên bảo dưới không nghe" như chúng ta tự nghĩ đâu.
Trái lại, người thế tục thường có xu hướng thần tượng hóa cá nhân vật mà họ tôn kính, và mong muốn được thấy 1 đièu phi thường nào đó theo ý họ.
Nên mới có ý kiến của cụ, và còn nhiều ý kiến khác nhau nữa.. dẫn đên các hành động mà cụ đã thấy trong buổi lễ tang của HT Thích Nhật Hạnh, hay của ngài Pháp Chủ đệ tam GHPGVN và trong lịch sử cũng đã xảy ra khi Phật Niết Bàn...
Tóm lại nếu cụ chấp nhận rằng HT TN Hạnh không còn là "của riêng" Phật giáo, thì cụ sẽ thấy thoái mái hơn. và khi đó không cần phải đánh giá về những người xung quanh HT hay PG nữa. Đó mới là cách của HT Thích Nhất Hạnh mọng muốn.
Đây cũng là ý kiến chủ quan của em
 

Tửu Vương

Xe buýt
Biển số
OF-379458
Ngày cấp bằng
25/8/15
Số km
685
Động cơ
248,349 Mã lực
Nơi ở
Hà Giang
Website
www.facebook.com
Em tập thiền Vipassana theo truyền thống của thầy Goenka. Mà em đọc sách của các thầy khác nữa ạ. Em đặc biệt thích các sách của thầy Ajahn Chah (do học trò của Thầy ghi chép lại). Em cũng thích các sách của Thầy Thích Nhất Hạnh nữa. Em biết đến Thầy từ quyển sách của thầy mua được khi thăm Trúc Lâm Tây Thiên.
Lang thang Of mãi mới gặp được người tập thiền. Cụ cho em hỏi mấy câu ạ : 1. duyên gì thúc đẩy cụ đến với thiền? 2. cụ tập thiền lâu chưa? 3. Cảm giác hơi thở của Cụ khi thiền ạ?
 

AXEGA

Xe điện
{Salon Chợ xe}
Biển số
OF-344545
Ngày cấp bằng
27/11/14
Số km
2,142
Động cơ
367,143 Mã lực
Nơi ở
Ngụy Như Kon Tum, Thanh xuân, Hà Nội
Em xin phép hỏi Chánh niệm nghĩa là gì. Cám ơn các cụ.
Nếu Cụ đang làm cái gì mà biết mình đang làm cái đó thì đó gọi là đang thực hành chánh niệm. Nếu Cụ làm một việc mà không để tâm hoặc nghĩ đến cái khác đó là Thất niệm.
Ví dụ : Cụ đang uống nước mà đang nghĩ về chuyện công việc thì gọi là uống không có chánh niệm. Việc uống trà biết mình đang uống trà nó làm cho mình tập trung vào chén trà hơn, mình cảm nhận được màu sắc của chén trà, cảm nhận được từng ngụm trà đi vào trong cơ thể. Mình thưởng trà một cách trọn vẹn.
Có câu chuyện về một lữ khách phỏng vẫn một nhà sư mới đắc đạo.
Lữ khách hỏi : Thưa ngài trước khi ngài đắc đạo thì ngài làm gì: Vị sư trả lời : Tôi chỉ làm mấy việc như gánh nước, nhặt rau, bổ củi và nấu cơm..
Vậy sau khi đắc đạo ngài làm những gì ? Tôi vẫn làm ngần ấy việc chỉ khác là khi tôi nhặt rau tôi biết tôi đang nhặt rau, gánh nước tôi biết là tôi đang gánh nước...
Thực hành chánh niệm trong cuộc sống hàng ngày giúp ta sống chậm, sống tỉnh thức, làm việc sẽ không còn vội vàng hấp tấp. Sẽ biết cách tập trung không còn tình trạng làm cái này lại nghĩ đến cái khác. Nhờ thế mà công việc hiệu quả hơn. Người thực hành chánh niệm tính tình cũng điềm đạm và hoà nhã. Không còn sa đà vào hơn thua, chấp trước.
Thực hành chánh niệm là chìa khoá để bước vào thế giới của tỉnh thức & trí tuệ.
 
Chỉnh sửa cuối:

DiamondLee

Xe hơi
Biển số
OF-113616
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
189
Động cơ
389,579 Mã lực
Trong 150 năm tới điều này là không thể nếu như cụ đã từng bỏ thời gian để tìm hiểu văn hóa địa chính trị xã hội của Ấn Độ.
Còn lâu hơn nữa ví dụ 500 năm sau thì không ai dám khẳng định PG có thể quay lại đó phát triển phồn thịnh hay không.
Thế em mới nói là có thông tin là như thế và chúng ta cùng chiêm nghiệm xem đúng hay không.

Còn để phát triển phồn thịnh thì Đạo Phật theo đúng như lời Đức Phật Gotama dạy thì nó không khoa trương, nổi tiếng như Phật Giáo của Trung quốc và VN, không có chùa to, tượng lớn đâu cụ ạ. Do đó, với những người chỉ đứng ngoài nhìn vào thì em nghĩ sẽ khó có thể đánh giá được ạ.

Em vừa tra lại số liệu thì hiện có hơn 200 trung tâm và hơn 100 cơ sở không chính thức đang giảng dạy trên thế giới. Trên bản đồ thì số lượng trung tâm ở Ấn độ đang chiếm số lượng rất lớn trong thời điểm hiện tại.
 
Chỉnh sửa cuối:

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
3,962
Động cơ
247,947 Mã lực
Nếu Cụ đang làm cái gì mà biết mình đang làm cái đó thì đó gọi là đang thực hành chánh niệm. Nếu Cụ làm một việc mà không để tâm hoặc nghĩ đến cái khác đó là Thất niệm.
Ví dụ : Cụ đang uống nước mà đang nghĩ về chuyện công việc thì gọi là uống không có chánh niệm. Việc uống trà biết mình đang uống trà nó làm cho mình tập trung vào chén trà hơn, mình cảm nhận được màu sắc của chén trà, cảm nhận được từng ngụm trà đi vào trong cơ thể. Mình thưởng trà một cách trọn vẹn.
Có câu chuyện về một lữ khách phỏng vẫn một nhà sư mới đắc đạo.
Lữ khách hỏi : Thưa ngài trước khi ngài đắc đạo thì ngài làm gì: Vị sư trả lời : Tôi chỉ làm mấy việc như gánh nước, nhặt rau, bổ củi và nấu cơm..
Vậy sau khi đắc đạo ngài làm những gì ? Tôi vẫn làm ngần ấy việc chỉ khác là khi tôi nhặt rau tôi biết tôi đang nhặt rau, gánh nước tôi biết là tôi đang gánh nước...
Thực hành chánh niệm trong cuộc sống hàng ngày giúp ta sống chậm, sống tỉnh thức, làm việc sẽ không còn vội vàng hấp tấp. Sẽ biết cách tập trung không còn tình trạng làm cái này lại nghĩ đến cái khác. Nhờ thế mà công việc hiệu quả hơn. Người thực hành chánh niệm tính tình cũng điềm đạm và hoà nhã. Không còn sa đà vào hơn thua, chấp trước.
Thực hành chánh niệm là chìa khoá để bước vào thế giới của tỉnh thức & trí tuệ.
Nghe rất hay cụ nhỉ? Nhưng không biết thi triển có khó không. Đa ta cụ
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,374
Động cơ
335,929 Mã lực
Còn để phát triển phồn thịnh thì Đạo Phật theo đúng như lời Đức Phật Gotama dạy thì nó không khoa trương, nổi tiếng như Phật Giáo của Trung quốc và VN, không có chùa to, tượng lớn đâu cụ ạ.
Châu Á là khu vực thu hút nhiều tín độ Phật tử lớn nhất trên thế giới. Chỗ nào thu hút được nhiều phật tử cúng dường thì chùa cũng đều to cả cụ ạ.

Em cho rằng, nếu có điều kiện để xây dựng các chùa hoành tráng và đẹp thì quá tốt. Đó chính là những tác phẩm nghệ thuật để đời cho con cháu.

Giữa lời truyền dạy của kinh phật với thực hành nó khác nhau lắm cụ ơi.
 
Chỉnh sửa cuối:

kites1

Xe điện
Biển số
OF-571899
Ngày cấp bằng
1/6/18
Số km
2,084
Động cơ
167,327 Mã lực
Lời Phật dạy , không dễ dàng hiểu được. Nhiều lúc nghe, nhưng chẳng thể hiểu sự sâu sắc trong đó. Có nhiều việc,chỉ khi trải nghiệm qua rồi, đọc lại kinh Phật, mới hiểu và thấm thía với những lời Phật dạy.
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,227
Động cơ
166,495 Mã lực
quan điêm cá nhân, chưa chắc đã đúng và không phải là chuẩn mực của sô đông.
Tuy nhiên ta mổ xẻ ý của cụ cho khách quan 1 chút.
Nếu cụ chập nhận căn bản Phật Giáo là vô thường - Vô ngã - thì cụ sẽ Hiểu rằng Phật, hay Hòa thượng Thích Nhất Hạnh sau khi xả báu thân( em không so sanh HT ngang với Phật được, chỉ chọn điểm chung khi trà tì), thì đều biết rằng cái tâm nguyện của các ngài đó không phải ai cũng thấu triệt được. vì ( ngoài những vị thánh đệ tử đã giác ngộ) đa số các đệ tử đang sông trong thể tục, và đang chịu cảnh giới của thế tục chi phối. do vậy nhận thức và hành động của họ rất thông thường, như cách mà Phật dạy về vô thường vậy.
Do đó Phật hay HT NHất Hạnh chẳng bao giơ còn chút" phiền lòng" kiểu như "trên bảo dưới không nghe" như chúng ta tự nghĩ đâu.
Trái lại, người thế tục thường có xu hướng thần tượng hóa cá nhân vật mà họ tôn kính, và mong muốn được thấy 1 đièu phi thường nào đó theo ý họ.
Nên mới có ý kiến của cụ, và còn nhiều ý kiến khác nhau nữa.. dẫn đên các hành động mà cụ đã thấy trong buổi lễ tang của HT Thích Nhật Hạnh, hay của ngài Pháp Chủ đệ tam GHPGVN và trong lịch sử cũng đã xảy ra khi Phật Niết Bàn...
Tóm lại nếu cụ chấp nhận rằng HT TN Hạnh không còn là "của riêng" Phật giáo, thì cụ sẽ thấy thoái mái hơn. và khi đó không cần phải đánh giá về những người xung quanh HT hay PG nữa. Đó mới là cách của HT Thích Nhất Hạnh mọng muốn.
Đây cũng là ý kiến chủ quan của em
Rất cảm ơn cụ đã trả lời câu hỏi của em!
Em cũng biết tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng nó cũng giống như một thuyết/một tư tưởng triết học mà ở đó người ta đặt ra một cái tạm gọi như giả thiết và mặc nhiên chấp nhận vô điều kiện (trong phật giáo là sự tồn tại của phật với muôn vàn giáo lý, nhiều kiếp luân hồi, trong công giáo là chúa và thánh ở một số đạo giáo khác) những giả thiết này để chứng minh bằng khoa học sẽ không được - em hiểu điều này và không căn vặn vì bản thân em tôn trọng tôn giáo và hiểu rằng tất cả các tôn giáo từ nguyên thủy sơ khai đều với mục đích giúp con người ta tốt đẹp hơn bằng cách tạo ra các đức tin.
Những câu hỏi đặt ra cũng chỉ là để thảo luận và có thể hiểu biết hơn chút ít về phật giáo, chưa có một từ nào có nghĩa phân biệt hay kỳ thị.
Về câu trả lời của cụ, em có một thắc mắc nhỏ thế này. Việc thiền sư qua đời, giống như phật - như cụ đã nói ở trên - tâm của ngài không phải ai cũng thấu triệt được - cái này đúng. Nhưng việc mà em tạm gọi là không làm theo di nguyện thiền sư như việc mang tro cốt đi nhiều nơi trên thế giới (chi nhánh Làng Mai?) không phải là quyết định của những người tầm thường mà ít nhất phải là những cao đồ của ngài - những người này cũng thuộc nhóm "không phải ai cũng thấu triệt và chưa ai giác ngộ" đúng không ạ? Nếu như vậy thì thấy rằng việc truyền bá phật giáo hay những học thuyết của thiền sư cũng còn nhiều gian nan với ngay cả chính những đệ tử thân cận của mình chăng?
Việc có phần chưa chặt chẽ này rất bình thường, cho thấy phật giáo cũng rất đời và công bằng như tôn giáo hoặc phi tôn giáo khác.
Trong thời gian tâm tang của thiền sư, mạn đàm về vấn đề này có phần không phải. Nhưng một người như thiền sư đã đạt cảnh giới Vô thường - Vô ngã chắc sẽ chẳng chấp nhật những việc này.
Cảm ơn và chúc cụ đạt được nhiều thành tự trên con đường hướng phật của mình!
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,480
Động cơ
387,435 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Rất cảm ơn cụ đã trả lời câu hỏi của em!
Em cũng biết tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng nó cũng giống như một thuyết/một tư tưởng triết học mà ở đó người ta đặt ra một cái tạm gọi như giả thiết và mặc nhiên chấp nhận vô điều kiện (trong phật giáo là sự tồn tại của phật với muôn vàn giáo lý, nhiều kiếp luân hồi, trong công giáo là chúa và thánh ở một số đạo giáo khác) những giả thiết này để chứng minh bằng khoa học sẽ không được - em hiểu điều này và không căn vặn vì bản thân em tôn trọng tôn giáo và hiểu rằng tất cả các tôn giáo từ nguyên thủy sơ khai đều với mục đích giúp con người ta tốt đẹp hơn bằng cách tạo ra các đức tin.
Những câu hỏi đặt ra cũng chỉ là để thảo luận và có thể hiểu biết hơn chút ít về phật giáo, chưa có một từ nào có nghĩa phân biệt hay kỳ thị.
Về câu trả lời của cụ, em có một thắc mắc nhỏ thế này. Việc thiền sư qua đời, giống như phật - như cụ đã nói ở trên - tâm của ngài không phải ai cũng thấu triệt được - cái này đúng. Nhưng việc mà em tạm gọi là không làm theo di nguyện thiền sư như việc mang tro cốt đi nhiều nơi trên thế giới (chi nhánh Làng Mai?) không phải là quyết định của những người tầm thường mà ít nhất phải là những cao đồ của ngài - những người này cũng thuộc nhóm "không phải ai cũng thấu triệt và chưa ai giác ngộ" đúng không ạ? Nếu như vậy thì thấy rằng việc truyền bá phật giáo hay những học thuyết của thiền sư cũng còn nhiều gian nan với ngay cả chính những đệ tử thân cận của mình chăng?
Việc có phần chưa chặt chẽ này rất bình thường, cho thấy phật giáo cũng rất đời và công bằng như tôn giáo hoặc phi tôn giáo khác.
Trong thời gian tâm tang của thiền sư, mạn đàm về vấn đề này có phần không phải. Nhưng một người như thiền sư đã đạt cảnh giới Vô thường - Vô ngã chắc sẽ chẳng chấp nhật những việc này.
Cảm ơn và chúc cụ đạt được nhiều thành tự trên con đường hướng phật của mình!
Việc mang tro cốt của thiền sư đến các chi nhánh Làng mai là một trong các di nguyện của Thiền sư, Cụ tham khảo:

"Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết tâm thư gửi đến các Chư tăng, nói rõ ý nguyện sau khi trở về Tổ đình Từ Hiếu. Ông dặn các đệ tử của mình: "Nếu một ngày thầy mất, đừng xây tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân.

Dân mình còn nghèo lắm. Hãy hỏa táng thầy. Tro cốt thầy, hãy chia đều cho các Thiền viện của Làng Mai trên khắp thế giới rồi rải trên những con đường mà hàng ngày các con đi thiền hành. Làm như thế, ngày ngày, thầy và các con vẫn đi thiền hành chung".

"3. Sau Lễ Trà Tỳ, Xá Lợi sẽ được an vị tại Tổ Đình Từ Hiếu và các trung tâm khác của Làng Mai khắp nơi trên thế giới mà không cần phải xây tháp.

Theo di huấn của Thiền Sư, chúng con kính xin thông báo để Chư Tôn thiền đức và quý vị thân hữu, thiền sinh và Phật tử cư sĩ các giới khắp nơi trên thế giới được liễu tri và đồng hộ niệm cho Lễ Tâm Tang được trang nghiêm thanh tịnh. Chúng tôi xin quý vị hoan hỷ miễn các phúng điếu vòng hoa, trướng liễn."

Với Phật giáo, sau khi hỏa táng thì xá lợi của các nhà sư được mang đi thờ tại chùa và các học viện Phật giáo là hết sức bình thường, không có gì đáng phải hỏi.

Cụ nên tìm hiểu kỹ thông tin, tránh gây hiểu lầm không đáng có.
 
Chỉnh sửa cuối:

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,227
Động cơ
166,495 Mã lực
Lời Phật dạy , không dễ dàng hiểu được. Nhiều lúc nghe, nhưng chẳng thể hiểu sự sâu sắc trong đó. Có nhiều việc,chỉ khi trải nghiệm qua rồi, đọc lại kinh Phật, mới hiểu và thấm thía với những lời Phật dạy.
Cái này thì không chỉ trong phật giáo và cũng không có gì lạ đâu cụ, nhiều điều dăn dạy của tiền nhân rất dễ hiểu nhưng thực hành rất khó. Giống như môn phương pháp tính, số học, xác suất ...khi vận dụng vào đánh đề - sau 6 giờ chiêm nghiệm cũng thấy rất thấm thía những công thức tính của thầy :)).
Câu này em fun thôi, nói như cụ e chưa chuẩn lắm, cái hay cái đẹp của tôn giáo là giúp người ta tránh được những tai ương trước khi nó xảy ra, chứ xảy ra rồi mới chiêm nghiệm thấy thì có khác gì vô đạo đâu - cái đó đâu phải giá trị của phật giáo (thậm chí làm suy giảm giá trị của phật giáo) mà chỉ là những suy luận cá nhân thôi. :)
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,227
Động cơ
166,495 Mã lực
Việc mang tro cốt của thiền sư đến các chi nhánh Làng mai là một trong các di nguyện của Thiền sư, Cụ tham khảo:

"Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết tâm thư gửi đến các Chư tăng, nói rõ ý nguyện sau khi trở về Tổ đình Từ Hiếu. Ông dặn các đệ tử của mình: "Nếu một ngày thầy mất, đừng xây tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân.

Dân mình còn nghèo lắm. Hãy hỏa táng thầy. Tro cốt thầy, hãy chia đều cho các Thiền viện của Làng Mai trên khắp thế giới rồi rải trên những con đường mà hàng ngày các con đi thiền hành. Làm như thế, ngày ngày, thầy và các con vẫn đi thiền hành chung".

"3. Sau Lễ Trà Tỳ, Xá Lợi sẽ được an vị tại Tổ Đình Từ Hiếu và các trung tâm khác của Làng Mai khắp nơi trên thế giới mà không cần phải xây tháp.

Theo di huấn của Thiền Sư, chúng con kính xin thông báo để Chư Tôn thiền đức và quý vị thân hữu, thiền sinh và Phật tử cư sĩ các giới khắp nơi trên thế giới được liễu tri và đồng hộ niệm cho Lễ Tâm Tang được trang nghiêm thanh tịnh. Chúng tôi xin quý vị hoan hỷ miễn các phúng điếu vòng hoa, trướng liễn."

Với Phật giáo, sau khi hỏa táng thì xá lợi của các nhà sư được mang đi thờ tại chùa và các học viện Phật giáo là hết sức bình thường, không có gì đáng phải hỏi.

Cụ nên tìm hiểu kỹ thông tin, tránh gây hiểu lầm không đáng có.
Rất cảm ơn cụ!
Trước đó em có đọc được nhưng nhất thời chưa tìm ra. Nhưng theo link cụ dẫn thì em đọc được thế này!
Cảm ơn cụ rất nhiều, chúc cụ đạt được nhiều thành tự trên con đường hướng phật của mình!
Di nguyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Sau những năm tháng an dưỡng tại chốn Tổ Từ Hiếu từ ngày 26 tháng 10 năm 2018, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Niên Trưởng Trú Trì Tổ Đình Từ Hiếu, Khai Sơn Đạo Tràng Mai Thôn Quốc Tế đã thâu thần thị tịch vào lúc 00:00 giờ sáng ngày 22 tháng 01 năm 2022, nhằm ngày 20 tháng chạp năm Tân Sửu

Nam Mô Đức Bổn Sư Bụt Thích Ca Mâu Ni
Kính khải bạch Chư Tôn Trưởng lão Hòa Thượng, Chư Thượng tọa Đại đức Tăng Ni,
Kính thưa quý vị Thân hữu, Thiền sinh và Phật tử cư sĩ các giới khắp nơi trên thế giới,

Sau những năm tháng an dưỡng tại chốn Tổ Từ Hiếu từ ngày 26 tháng 10 năm 2018, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Niên Trưởng Trú Trì Tổ Đình Từ Hiếu, Khai Sơn Đạo Tràng Mai Thôn Quốc Tế đã thâu thần thị tịch vào lúc 00:00 giờ sáng ngày 22 tháng 01 năm 2022, nhằm ngày 20 tháng chạp năm Tân Sửu.
Chúng con xin kính báo di nguyện của Thiền Sư:


1. Quý Thầy tại Tổ Đình Từ Hiếu và Tăng Thân Làng Mai sẽ sắp xếp tang lễ theo nghi thức tâm tang và kính xin chư Tôn Đức đồng hộ niệm cho các buổi Lễ Nhập Kim Quan và Lễ Trà Tỳ.

8h00 ngày 23.01.2022 Lễ Nhập Kim Quan

7h00 ngày 29.01.2022 Lễ Trà Tỳ

2. Tang lễ sẽ kéo dài trong 7 ngày theo hình thức của một khóa tu im lặng. Trong suốt thời gian đó, kính xin quý vị đến thăm viếng cùng thực tập chung với chúng tôi - tâm niệm cúng dường - để cho toàn bộ tang Lễ Tâm Tang được diễn ra trong sự im lặng, trang nghiêm, thanh tịnh, tĩnh lặng và nhẹ nhàng.

3. Sau Lễ Trà Tỳ, Xá Lợi sẽ được an vị tại Tổ Đình Từ Hiếu và các trung tâm khác của Làng Mai khắp nơi trên thế giới mà không cần phải xây tháp.

Theo di huấn của Thiền Sư, chúng con kính xin thông báo để Chư Tôn thiền đức và quý vị thân hữu, thiền sinh và Phật tử cư sĩ các giới khắp nơi trên thế giới được liễu tri và đồng hộ niệm cho Lễ Tâm Tang được trang nghiêm thanh tịnh. Chúng tôi xin quý vị hoan hỷ miễn các phúng điếu vòng hoa, trướng liễn.

À, em có đọc được ở đây rồi! Cảm ơn cụ nhé!

Còn đây là nguyên văn em đọc trên báo Thanh Niên
"Thầy không muốn xây tháp"
Di huấn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh có đoạn: “Thầy không muốn sau này quý vị xây cho Thầy một ngôi tháp ở Tổ đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa gì nếu ngày hôm nay quý vị không nối tiếp được những gì Thầy đang trao truyền.

Thầy rất không thích chuyện lấy một mớ tro từ hình hài của Thầy rồi bỏ vào trong một cái hũ, rồi đặt vào trong tháp. Thầy không phải là cái nắm tro đó. Không có lý Thầy chỉ là cái nắm tro ấy hay sao?!

Di huấn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh về tang lễ, không muốn xây tháp - ảnh 4
Quý tăng thân Làng Mai và đệ tử đón Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam năm 2018
NGUYỄN VĂN SUM

Thầy là một thực tại linh động, đang sống, đang có mặt khắp nơi. Trong các sư chú và các sư cô đều có Thầy, trong các vị cư sĩ quen biết đều có Thầy. Ở chỗ nào mà có thiền hành, thiền toạ, có pháp đàm, có ăn cơm yên lặng, có Sám Pháp Địa Xúc là có Thầy!

Không được nhốt Thầy, bỏ Thầy vào trong một cái hũ nhỏ rồi đặt Thầy vào trong một cái tháp. Thầy không muốn Thầy có một cái tháp. Tốn đất chùa vô ích. Sư Thầy Đàm Nguyện đã xây cho Thầy một cái tháp ở chùa Đình Quán. Đã lỡ xây rồi thì phải ghi lên trước tháp mấy chữ: “Trong này không có gì”. Thầy không nằm trong tháp ấy đâu.

“There is nothing inside”. Nếu người ta vẫn chưa hiểu thì ghi thêm một câu nữa “Ngoài kia cũng không có gì.” Và nếu vẫn còn chưa hiểu thì ghi thêm một câu chót là “Nếu có gì thì nó có trong bước chân và hơi thở của bạn.” Đó là điều Thầy căn dặn các Thầy các sư cô ở chùa Đình Quán Hà Nội và ở Tổ Đình.

Đừng phí thì giờ nghĩ đến chuyện tìm đất xây tháp cho Thầy. Đó không phải là điều Thầy nghĩ tới.

Nếu có một tảng đá có sẵn thì để vào trong hốc đá bản thảo của một cuốn sách của Thầy như cuốn Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức thì tảng đá đó có Thầy nhiều hơn là một cái tháp trong đó có một nắm tro. Đem tro mà rải hết ra ngoài để nuôi cây nuôi cỏ, cho cỏ cho cây lớn lên. Đừng có ngăn ngừa sự tiếp nối của nắm tro ấy…”.

Link đây ạ!
Em đọc ở đây và thấy câu từ của thiền sư khiêm tốn và đúng đắn vô cùng nên mới mang thắc mắc lên thớt này để hỏi.
Còn nếu như link của cụ cũng tốt, em cũng có cách hiểu về thiền sư hơn và phù hợp với các đệ tử của ngài hơn.
Lần nữa xin cảm ơn cụ!
Screenshot_20220125-084951.png

Screenshot_20220125-085005.png

Screenshot_20220125-085017.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top