- Biển số
- OF-779727
- Ngày cấp bằng
- 9/6/21
- Số km
- 3,331
- Động cơ
- 695,940 Mã lực
Vâng, rất cảm ơn cụ đã nhiệt tình trả lời! Nghe cụ nói về cuốn "Đường xưa mây trắng" có lẽ em sẽ dành thời gian để tìm đọc.Đúng như cụ 3005 đã nói, cụ muốn tìm hiểu thì vẫn nên nghiên cứu trước các khái niệm, kể cả các khái niệm bằng ngôn ngữ phổ thông. Cụ cũng thấy văn bản để lại của đạo Phật đến nay là tam tạng Kinh điển, dùng bằng tiếng Pali. Hơn nữa lại là tiếng Pali cổ. Nên ngay như các viện nghiên cứu Phật học cũng phải tìm hiểu rất kỹ, xem các từ đó được dùng ở văn bản nào, văn cảnh nào và từ đó thống nhất nghĩa của từ đó.
Một từ của tiếng Pali, khi dịch sang tiếng Việt thì sẽ không thể có từ tương đương, sẽ phải có 1 loạt giải thích. Do đó, cụ sẽ thấy Phật giáo Việt Nam phải đặt ra những thuật ngữ để nó tương đương với từ nguyên gốc tiếng Pali. Em cũng không nghiên cứu qua Phật giáo Việt Nam nên em cũng mù tịt về những thuật ngữ này.
Trên này có 1 cụ đọc đoạn em paste nhận ra ngay bài giảng của 1 thiền sư. Em may mắn được trải nghiệm và thấy toàn bộ bài giảng dùng những từ rất phổ thông và từ nguyên gốc tiếng Pali, không dùng các thuật ngữ của Phật giáo mà các cụ khác hay dùng. Quyển sách "Đường xưa mây trắng" của thấy Thích Nhất Hạnh cũng rất hay ở chỗ dùng toàn những từ ngữ phổ thông. Cụ nên đọc để hiểu thêm.
Em nghĩ, nếu các cụ (hay viết mấy thuật ngữ/ngôn từ phật giáo) đọc và thực sự hiểu các ngôn từ các cụ đã đọc trong phật giáo thì không đến mức diễn giải nó phức tạp đến thế, hoặc nếu không hiểu thì không nên nói cho những người cũng không hiểu. Trong tình huống này nó giống như cụ nào đó bên trên viết "chiếc áo không làm nên thầy tu".