Em nghĩ nguyên nhân là ở phanh tay. xe tải loại này phanh tay phải nói là cực ăn nhưng cũng cực nguy hiểm khi đỗ nổ máy mà phanh tay vẫn kéo do phanh tay dùng trợ lực hơi. Do đó em dựng lại kịch bản như sau: Bác tài nổ máy với phanh tay vẫn kéo sau đó xuống xe để kiểm tra gì đó dưới gầm xe. Lúc này do động cơ hoạt động ở chế độ cầm chừng nên bơm hơi không bơm đủ khí để duy trì áp lực cho phanh tay và xe trôi làm bác tài luống cuống không kịp thoát.
Bác nào đã từng lái xe IFA của Đức thời những năm 80 - 90 thì biết, loại phanh locker này một khi đã hết hơi thì nó khóa cứng phanh luôn, nhưng áp lực hơi xuống thấp là nó trôi xe không làm sao phanh được(tất nhiên là phanh bằng phanh tay - vì phanh chân vẫn ăn như thường). Em chứng kiến rất nhiều xe thời bao cấp do ac quy đểu không đề được và để nổ cành cành rồi kéo phanh tay chỉ 10 phút là xe tự trôi (tuy nhiên nếu kéo phanh tay mà ko nổ máy nó lại không trôi mới kỳ, xe ko cài số nhé). Ngày trước em hay trở phân đạm bằng xe IFA phải đỗ qua đêm với 5 - 6 tấn hàng trên cầu dốc để sáng hôm sau trôi dốc nổ máy cho đỡ hại acquy mà ko thấy xe trôi phát nào (Tuy nhiên để chắc ăn em vẫn chèn bánh và khi chèn bánh em vẫn giữ khoảng cách cục chèn với bánh xe khoảng 5cm để đỡ phải cậy cục chèn vào sáng hôm sau). Tất nhiên nếu đỗ 2 hôm thì phải đề nổ để nạp hơi để nhả phanh. Tóm lại là nếu hết hơi từ từ với bơm hơi ko chạy để nạp hơi vào bình chứa thì ko sao, hết từ từ với bơm hơi vẫn chạy với áp lực yếu là có vấn đề.
Em xin ví dụ cụ thể nhất là các tai nạn tại các bến phà ngày xưa, do đỗ xe ở dốc chờ phà hoặc trên phà xe vẫn nổ máy, phanh tay kéo, lái xe và hành khách ngồi tránh nắng trước đầu xe, vài phút sau xe tự trôi đè chết người ngồi ở đầu xe hoặc trôi xuống sông