Chân trần chí thép- Chiến công của lực lượng anh hùng

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Một số hình ảnh của tàu USNS Card lúc neo đậu ở bến Bạch Đằng :












 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Nhiều lúc em suy ngẫm nếu như không có những con người tất cả vì "đi ta đi giải phóng miền nam, khi quê hương nhà vẫn còn bóng quân xâm lược" đến giờ đất nước mình chia cắt vĩnh viễn luôn. Xin cám ơn thế hệ ông cha đã chiến đấu kiên cường giành độc lập tự do toàn vẹn lãnh thổ cho chúng cháu bây giờ.
Thế nhưng kẻ gian thì thời nào cũng nói xấu thế hệ cha anh cụ ạ, bọn ăn.......đ..bát
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Không biết vì lý do gì mà Kỳ 3 ( cuộc đấu trí cân não ) không được đăng.
Kể chuyện đánh chìm tàu chiến của Mỹ tại Cảng Sài Gòn: Kỳ 4: Giây phút nín thở





Tàu USNS bị đánh chìm, khói cuộn nghi ngút một góc Cảng Sài Gòn​
Qua hai cửa gác nghiêm ngặt trên sông của bọn lính bảo an và quân cảnh Mỹ, chiếc xuồng dễ dàng vào được gầm cảng. Tiếng nổ như trời gầm lúc 3 giờ sáng ngày 2-5-1964 đã kết thúc sứ mệnh của một tàu chiến từng tác oai tác quái ở Thế chiến II.
Loại tên lính bảo an khỏi xuồng, Ba Náo và Hai Hùng yên tâm xuôi mái chèo thẳng về hướng Bến Nhà Rồng, ở đó mới có đường qua để chui vào ống cống. Khi xuồng được kéo sâu vào bên trong ống cống, Hai Hùng tỏ ra khoái chí cái tài đấu trí của Ba Náo. Hai Hùng hỏi: “Ông buôn lậu hồi nào mà nói nghe chuyên nghiệp vậy, đến bọn hải quân cũng ăn phải quả lừa”. Ba Náo ôm bụng cười nắc nẻ.
Trái nổ vào gầm cảng
Mang sứ mệnh trọng đại của quân đội Mỹ, cung cấp lượng vũ khí lớn cho chiến trường miền Nam Việt Nam, nên mỗi khi cập cảng, tàu USNS CARD được bảo vệ bởi sự tuần tra nghiêm ngặt của lực lượng hải quân. Tiểu đoàn nhảy dù cũng được bố trí khắp nơi. Trên bờ, đoạn dẫn ra cầu cảng cách chiến hạm 200 mét được bọc bởi hàng kẽm gai, ở đó có một trung đội quân cảnh Mỹ canh gác cẩn trọng.
Xuồng len qua cánh cửa sắt khép hờ vào gầm cảng một cách dễ dàng. Không thể chờ đợi thêm phút giây nào nữa, Ba Náo và Hai Hùng cởi hết quần áo (để còn nguyên vẹn khi ra về, bọn lính không nghi ngờ) chuẩn bị đặt trái. Nước ròng, sình lầy lội nên hai người gặp khó khăn khi đẩy xuồng ra, đành phải vác trái. Đặt trái xuống ngay miệng cống, Ba Náo lặn hụp dưới bùn để quan sát. Không thể nói, dù chỉ là một tiếng thì thào, Ba Náo dùng tay hốt nắm bùn chọi nhẹ về phía Hai Hùng để ra hiệu khi phát hiện mạn tàu, nơi sẽ đặt trái. Nước xuống chảy khá mạnh nên Ba Náo phải dùng dây cột xuồng vào trụ cầu cảng để vịn khi mang trái ra. Sau khi quan sát, Ba Náo phát hiện cách năm mét có một cây cột ở cầu cảng. Từ đó, Ba Náo xác định điểm đánh. Một trái được đặt ngay đầu máy tàu và trái còn lại được đặt ở khu chứa máy bay, vũ khí, cách nhau 10 mét. Bên trên chiến hạm, hàng trăm kỹ thuật viên quân sự đang lắp ráp máy bay và cũng ngần ấy lính canh gác. Trước khi đặt trái, Ba Náo cẩn thận lấy đồng hồ thử lại. Lần lượt từng trái được gắn vào tàu. Lúc này đã gần 2 giờ sáng. Ba Náo nói: “Ta cho nổ lúc 3 giờ”. Hai Hùng trả lời: “Dạ, còn tới một tiếng, tha hồ mà chuồn”.
Thấm mệt, Ba Náo không còn sức để đẩy xuồng, chỉ kịp mặc quần áo vào để khi ra bọn lính khỏi sinh nghi. Hai Hùng có nhiệm vụ đẩy xuồng. Ba Náo cẩn thận quăng hết số lựu đạn trên xuồng xuống mép cống. Ra đến nơi, thấy bọn quân cảnh Mỹ đang chờ để “ăn chia”, Ba Náo lém lỉnh: “Hôm nay có trục trặc lớn nên mấy ổng chưa cho lấy hàng, hẹn ngày mai mới cho lấy. Các sếp thông cảm chờ nha”. Vừa nói Ba Náo vừa giở hết các tấm sạp trên xuồng để minh chứng xuồng không có bất cứ thứ gì”. Một tên lính bực tức, chửi thề inh ỏi. Ba Náo lại đưa thêm cho bọn chúng 500 đồng nữa. Cầm tiền nhưng chưa hả giận, tên đứng trước tàu đạp mạnh vào thành xuồng khiến xuồng của Ba Náo chao đảo. Xuồng Ba Náo vô tư về nhà. Bên mé sông, Ba Náo vẫn còn thấy tên lính bảo an ngồi ngáp ngắn ngáp dài để chờ ăn chia.
Kết thúc sứ mệnh tàu chiến
Về đến nhà Ba Náo, nhìn đồng hồ chỉ còn 20 phút nữa mìn sẽ nổ, bụng đói cồn cào, Hai Hùng đi bắt cơm. Ba Náo ra chuồng vịt lượm vài cái trứng luộc ăn. Thời khắc vàng đã đến. 3 giờ. Mìn nổ. Mái tôn dãy nhà nằm ven bờ kênh Tẻ rung lên nghe rõ. Đất cũng rung chuyển mạnh. Ba Náo, Hai Hùng quăng chén cơm chạy ra bờ kênh Tẻ nhìn sang Cảng Sài Gòn. Đèn điện ở khu vực cảng tắt hết, từng cuộn khói đen kịt bao phủ một vùng trời. Tàu hàng hú còi inh ỏi. Xe hồng thập tự nối đuôi nhau ra vào liên tục. Ba Náo, Hai Hùng vui mừng khôn xiết. Họ ôm chặt lấy nhau, vỡ òa trong niềm vui chiến thắng.
Trời sáng hẳn, Ba Náo qua nhà một người bạn để rộng tầm mắt nhìn sang hướng con tàu bị đắm. Một chiến hạm to lớn thế kia đã ngoi ngóp, hụp lặn một phần mũi. Phần thân tan thành trăm mảnh. Sáu Cậy được Ba Náo giao nhiệm vụ theo dõi mức độ thiệt hại của tàu USNS CARD để báo với cấp trên. Ngay sau thời khắc tàu bị đắm, Sáu Cậy lân la cà phê, hỏi han bọn lính thì được biết thông tin ban đầu. Tàu bị đắm ở độ sâu 6 mét. Thành tàu bị phá bề ngang 2 mét, dài 8 mét, nước tràn nhanh làm 2/3 thân tàu chìm hẳn dưới đáy. Có năm người trên tàu bị thiệt mạng và 55 người bị thương. Và kết quả ngoài mong đợi của Ba Náo và Hai Hùng là số máy bay, vũ khí hiện đại chưa kịp vận chuyển đã bị phá hủy hoàn toàn.
Sáng ra, Ba Náo sang nhà ba má trước khi đi làm. Vừa vào nhà, má Ba Náo hỏi: “Hồi gần sáng có tiếng nổ gì ở đâu nghe lớn lắm?”. Ba Náo vẫn tỉnh rụi: “Chắc là trời gầm đó má”. Vào Cảng Sài Gòn, Ba Náo tỏ ra bình tĩnh như không hay biết chuyện gì đã xảy ra ở trước đó vài giờ. Nhìn vào mắt con, ba của Ba Náo biết được tiếng nổ như trời gầm ấy là do ai làm nên. Đến lúc này, má của Ba Náo cũng đã hiểu song vì “cẩn tắc vô ưu” nên niềm vui không lộ ra bên ngoài.
Sau nhiều ngày quân đội Mỹ tăng cường kỹ thuật tích cực vá, bơm nước nhưng không thể sử dụng được, sứ mệnh lịch sử của tàu USNS CARD coi như kết thúc. Tàu được kéo về vùng căn cứ Hải quân. Theo tài liệu được xếp trong danh mục hàng không mẫu hạm của Mỹ, tàu USNS CARD ngừng hoạt động vào ngày 10-3-1970 và rút khỏi danh sách đăng bạ hải quân vào ngày 15-9-1970. Năm 1971, tàu bị bán để tháo dỡ.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Kể chuyện đánh chìm tàu chiến của Mỹ tại Cảng Sài Gòn: Kỳ 5: Thực hiện lời hứa hôn





Di ảnh của ông Hai Hùng trên bàn thờ gia tiên của gia đình ông Ba Náo (ảnh tư liệu)​
Hai Hùng ra đi vĩnh viễn. Lời của Hai Hùng ngày nào vẫn canh cánh trong lòng Ba Náo. Hòa bình lập lại, con gái Hai Hùng về làm dâu nhà Ba Náo theo tâm nguyện của hai người bạn chiến đấu.
Biến cố của gia đình
5 năm ở Côn Đảo, Ba Náo luôn là tâm điểm tra khảo của bọn cai ngục. “Chuyện đánh tàu USNS CARD khó khăn hơn ở tù nhiều mà mình còn làm được thì xá gì chuyện đánh đập, tra tấn”, giọng Ba Náo vẫn đanh thép. Lần đầu tiên trong đời Ba Náo khóc là năm 1969, khi nhận thư của người em gái Lâm Thị Tám báo tin ba mất. Cũng trong thời điểm này, người chị thứ hai của Ba Náo (giao liên Ban an ninh T4) bị bắt; em trai thứ năm hy sinh ở vùng căn cứ địa phương Nhà Bè trong một trận càn; người em trai thứ sáu cũng theo đơn vị xuống Kiên Giang; cô Tám trên đường đi tìm anh trai cũng bị bắt. Rồi Ba Náo khóc cho đôi chân mình bị xiềng xích suốt 5 năm khiến không thể làm điều gì đó để xua tan nỗi buồn, mất mát lớn của gia đình. Chị em mỗi người mỗi nơi, không biết tin tức, sống chết thế nào. Ba của Ba Náo nằm viện chỉ có một mình mẹ chạy ra chạy vào. Có nhiều lúc bà bị bắt, không ai nuôi ba. Ba Náo không khóc mới lạ. Hay tin Hai Hùng hy sinh, lòng Ba Náo đau như cắt.
Bất lực trước thái độ cương quyết của người chiến sĩ biệt động kiên trung, chúng giở nhiều trò áp đảo tinh thần nhắm vào gia đình Ba Náo. Bọn ngụy quyền địa phương khủng bố gia đình Ba Náo bằng cách tung tin đồn anh đã chết ở nhà tù Côn Đảo. Cũng vì cái tin ấy mà ba anh đã bệnh lại càng nặng hơn.
Trong trại giam, anh em tù chính trị nghe bọn lính đồn đại sắp trao trả tù binh theo Hiệp định Paris. Họ thấp thỏm đợi chờ. Sợ phải đối mặt với dư luận lên án tội ác của mình gây ra, trước ngày trao trả tù binh, bọn chúng đã cho những người bị bại liệt, không có khả năng đi đứng lên máy bay trực thăng. Ba Náo nghĩ thầm: “Phen này chắc chúng ném xuống biển để xóa dấu vết”. Thời điểm đó không phải ai cũng còn đủ sức lực, tỉnh táo để nghĩ đến chuyện không hay. Nhưng riêng Ba Náo vẫn còn nhanh nhạy chẳng kém lúc đấu trí với bọn quân cảnh ở sông Sài Gòn trong chiến dịch đánh tàu USNS CARD. Nhưng không, chiếc máy bay hạ cánh vào đất liền. Mọi người được thả xuống một ngôi chùa, được các nhà sư đùm bọc, cứu chữa. Nhiều tù binh yếu ớt đã dần bình phục sau hơn 10 ngày ở tại đây. Người của cách mạng sau nhiều ngày liên lạc với cơ sở đã tìm cách đưa số người này về một phòng đặc biệt thuộc Bệnh viện Phúc Kiến (nay là Bệnh viện Nguyễn Trãi) để tiếp tục cứu chữa. Mẹ Ba Náo khóc vì con trai được bình an trở về, khóc vì thằng Năm hy sinh, thằng cháu ngoại, con người chị thứ hai cũng vừa đi theo cậu…
Ba Náo lại khóc. Anh khóc vì người vợ hiền nuôi ba đứa con nhỏ bằng nghề bán bông lại còn bị bọn ngụy quyền địa phương đàn áp. Bệnh viện ở căn cứ cách mạng (Long Khánh) đón các tù chính trị về chữa trị. Hay tin bệnh viện thiếu thuốc, mẹ anh và vợ chạy đôn chạy đáo đến những gia đình cơ sở cách mạng vận động. Có thuốc rồi, người em gái và con trai Ba Náo đến tiếp tế để được thăm ba. Thằng con trai Lâm Văn Quản mới 14 tuổi mà lanh lợi, nó đi lọt qua các trạm cảnh sát rồi tới bệnh viện, đến cô Tám còn không ngờ. Thân hình thằng Quản gầy còm nhưng lần này mập ú bởi khắp người toàn thuốc là thuốc. Ba Náo rất đỗi tự hào vì con trai đã trưởng thành, có ý thức cách mạng. Năm 1974, lành bệnh hẳn, Ba Náo về đơn vị cũ.
Thực hiện lời hứa
Cái tên dài ngoằng “Ba Náo đánh tàu CARD” đã có từ chục năm rồi nhưng anh phải giấu mặt, đó là quy định để đảm bảo bí mật. Thậm chí những người cùng một đơn vị cũng chẳng biết Ba Náo là người đánh tàu USNS CARD. Đến năm 1974, anh mới xuất hiện tại đại hội mừng công. Chuyện Ba Náo giữ bí mật đến phút chót cũng là đề tài nóng hổi bởi không bí mật làm sao những người này còn gặp nhau? Niềm vui xen lẫn nỗi buồn. Vui vì chiến thắng, buồn vì tên Hai Hùng cũng được nhắc đến nhưng thân xác anh đã bị chôn vùi ở đâu đó.
Sau trận đánh tàu USNS CARD, Ba Náo và Hai Hùng được điều về đơn vị biệt động 69 nhưng mỗi người một nhiệm vụ, không ai biết tin tức của nhau. Câu chuyện mà Hai Hùng tâm sự hồi nào còn ở chiến khu, cùng nhau bàn phương án đánh tàu vẫn in sâu trong trí nhớ Ba Náo. Anh thương Hai Hùng như người em ruột thịt. Tình cảm mà Ba Náo dành cho Hai Hùng nhiều hơn nữa khi biết được gia cảnh của người đồng đội, đó là câu chuyện thấm đẫm nước mắt. Những ngày Hai Hùng trốn lính lên Sài Gòn rồi theo đơn vị đi hoạt động khắp nơi, vợ anh đã bỏ đứa con gái thơ dại cho bà nội nuôi rồi ra đi biền biệt. Ba Náo chỉ biết khuyên nhủ người đồng đội: “Chuyện qua rồi, chinh chiến mà”. Lúc ấy, con gái Hai Hùng mới bốn tuổi đầu. Con trai Ba Náo, Lâm Văn Quản cũng chừng ấy tuổi. Ba Náo nói: “Sau này tụi nó lớn, tao với mày làm sui nghe”. Hai Hùng không dám nghĩ đến chuyện mai này làm sui mà lo lắng: “Em mà hy sinh thì không ai lo cho con. Hay anh Ba lo cho tụi nó nhé”. Ba Náo gạt phăng suy nghĩ của Hai Hùng: “Chú đừng nói thế, chiến tranh ai biết ai còn ai mất?”. Ba Náo nắm chặt tay Hai Hùng, hành động ấy thay một lời hứa. Nói vậy mà Hai Hùng ra đi thật.
Hòa bình, Ba Náo đem chuyện xưa kể cho mẹ nghe. Mẹ Ba Náo hiểu tâm nguyện của con và Hai Hùng. Bà cũng từng xem Hai Hùng như con ruột. Con gái Hai Hùng cũng là cháu nội của bà mà. Mẹ Ba Náo lặn lội xuống Đồng Tháp để thưa chuyện với mẹ Hai Hùng. Mẹ Hai Hùng vui lắm nhưng nói chuyện tình cảm do tụi nhỏ quyết định, không biết tụi nó có ưng không? Chuyện tác hợp của người lớn đã thành hiện thực. Con gái Hai Hùng về làm dâu nhà Ba Náo vào năm 1984. Cuộc sống gia đình trong ấm ngoài êm. Mới hồi nào thằng Quản có mấy tuổi đầu theo bà nội vào nhà lao Chí Hòa khóc nấc khi thấy cha ốm tong teo, mà giờ đây đã trở thành ông Hiệu trưởng Trường CĐ KT-KT Phú Lâm TP.HCM. Còn con gái Hai Hùng, Nguyễn Bích Thủy ngày nào cứ khóc đòi cha, đòi mẹ hiện đang công tác tại P. Bình Thuận, Q.7. Thế là Ba Náo có thêm một người con. Di ảnh Hai Hùng được đặt trang trọng trên bàn thờ tổ tiên gia đình Ba Náo từ đó đến nay.
Trần Tuy An
Ở tuổi 76, Ba Náo sống quây quần bên con cháu, vui thú điền viên. Hỏi niềm vui lớn nhất ngoài chuyện đánh tàu USNS CARD là gì, ông hồ hởi: “Tôi vui vì đã thực hiện được lời hứa với người anh em chiến đấu”.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Kể chuyện đánh chìm tàu chiến của Mỹ tại Cảng Sài Gòn: Kỳ cuối: Một làn sóng đấu tranh mới

Để kỷ niệm cho sự kiện này, con tem được phát hành tại Việt Nam giai đoạn 1960-1964 với tên gọi Hàng không mẫu hạm của Mỹ bị đánh. Ảnh tư liệu



Vụ đánh chìm tàu USNS trở thành sự kiện lịch sử thế giới (ảnh tư liệu)​
Sự kiện Biệt động Sài Gòn đánh chìm tàu USNS CARD đã gây chấn động khắp năm châu và trở thành một trong số ít những sự kiện của lịch sử thế giới từ sau thế chiến thứ hai (1945) đến nay.
Ngay sau khi tàu USNS CARDbị đắm, như thường lệ Ba Náo mở radio để nghe tin tức. Đài BBC buổi sáng phát tin nóng: “Tàu chiến Mỹ USNS CARD bị đánh chìm tại Cảng Sài Gòn lúc 4 giờ sáng ngày 2-5”. Nguyên nhân mà bản tin này đề cập: “Có thể do Việt cộng bí mật đặt bom từ hôm trước”.
Phần thưởng cho Ba Náo
Nghe đến đây, Ba Náo nghĩ thầm: “Chính Việt cộng chứ ai nữa mà có thể”. Tiếp sau đó là Hãng tin Mỹ UPI, Đài Phát thanh Sài Gòn, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đưa tin sự kiện chấn động này. Trong lòng Ba Náo và Hai Hùng cũng như quân dân cả nước vui mừng khôn xiết. Ba Náo vui đến quên cả ăn uống khi Đài Tiếng nói Việt Nam cứ dăm phút là phát lại bản tin này.
Hay tin Đội Biệt động 65 Sài Gòn hạ chiếc USNS CARD, Bác Hồ cho gọi người của Đài Tiếng nói Việt Nam đến để truyền tiếng nói của Bác chuyển đến quân dân cả nước. Ba Náo vẫn còn nhớ vanh vách lời Bác nói: “Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cho tới nay chúng ta chưa mất một máy bay nào, một tàu chiến nào. Thế mà hiện nay, ta đã đánh đắm một tàu chiến của Mỹ, trong đó có nhiều máy bay, làm chết nhiều lính Mỹ. Bác biểu dương lực lượng du kích miền Nam. Bác động viên các cô các chú hãy phát huy chiến thắng này, tiếp tục đánh mạnh, đánh nhiều hơn nữa”. Tiếp theo lời Bác là lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “… Chiến thắng này đã trả lời Mỹ khi người Mỹ muốn can thiệp và gây chiến ở Việt Nam”. Lời của Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Nguyễn Hữu Thọ trên đài phát thanh của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cũng đã biểu dương chiến công của Biệt động Sài Gòn trong bản tin buổi sáng.
Sự kiện đánh đắm tàu chiến USNS CARD còn được Bưu điện Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho in con tem ghi dấu chiến công lừng lẫy. Trên con tem, bên góc trái có nội dung: MTDTGPMN VIỆT NAM 1960-1964, góc phải là dòng chữ HÀNG KHÔNG MẪU HẠM CỦA MỸ BỊ ĐÁNH ĐẮM BẾN CẢNG SÀI GÒN. Giữa con tem là hình vẽ chiếc tàu bị đắm, chìm dần xuống đáy sông. Phần thưởng dành cho người trực tiếp đánh tàu USNS CARD là một khẩu súng ngắn Bronil (Canada sản xuất) do Thủ tướng Cu Ba lúc bấy giờ gửi tặng. Tại Bảo tàng quân đội Cu Ba cũng có một phòng trưng bày hình ảnh và tư liệu về sự kiện tàu bị đắm. Đặc biệt ở đó có một tấm hình Ba Náo với chú thích: “Người đã đánh chìm tàu USNS CARD tại Cảng Sài Gòn sáng 2-5-1964” do phóng viên người Pháp chụp.
Người chiến sĩ cách mạng kiên trung
Chiến sự ở miền Bắc ngày càng ác liệt. Quân Mỹ tàn phá vùng đất này bằng không quân. Khi có chỉ thị của trung ương: “Miền Bắc gọi, miền Nam trả lời”, Quân khu Sài Gòn Gia Định thành lập đơn vị F100. Từ Đội Biệt động 65 tách ra để bổ sung vào đội mới 69 thuộc phân khu 3-Nhà Bè. Hai người bạn cùng đánh tàu USNS CARD được điều về đội mới có nhiệm vụ nghiên cứu tình hình, gầy dựng cơ sở. Lúc bấy giờ, Ba Náo làm Đội trưởng phân đội 1. Ba Náo bí mật trinh sát tàu hải quân, kho vũ khí và căn cứ quân sự của Mỹ trong nhiều vai như nhà buôn, sỹ quan ngụy, thợ hồ…
Ngày 23-2-1964, Ba Náo bị bắt giải về Tổng nha cảnh sát do một người trong phân đội 1 chiêu hồi chỉ điểm sau khi Ba Náo giao nhiệm vụ đặc biệt cho tên này. Dù đã đặc biệt cảnh giác nhưng Ba Náo vẫn không lường trước được chuyện này. Đây là sai lầm đầu tiên của anh trong nhiều năm hoạt động cách mạng. Khi bị bắt, Ba Náo không kịp phi tang khẩu súng Bronil đang cất giấu trong người. Bọn lính đánh phủ đầu Ba Náo để tìm ra căn cứ quân khu Sài Gòn - Gia Định. Do tên chiêu hồi biết rõ và khai với bọn lính nên Ba Náo bị động trước những câu hỏi của chúng. Nhưng với tài đấu trí có hạng của Ba Náo, đặc biệt là sức chịu đựng khi bị tra tấn, chúng không khai thác được gì ngoài dấu gạch đầu dòng bỏ lửng. Ba Náo tỉnh táo nghĩ rằng, nếu mình hé nửa lời thì chúng lại đánh để khai thác tiếp, vì thế phải chịu đựng. Chúng đánh Ba Náo ba ngày đêm đến nhừ tử, bất động. Sợ Ba Náo chết không moi được tin tức nên chúng đưa anh vào Bệnh viện Tổng nha. Ba Náo nằm không thở được, máu từ tai, mũi, miệng cứ ọc ra, bụng thì trướng lên vì đọng máu bầm. Cứ thấy Ba Náo khỏe là chúng đưa ra tra tấn tiếp. Những cuộc tra tấn kéo dài suốt tám tháng trời.
Không một cơ sở nào, một đồng chí nào bị lộ, hết cách chúng lại đưa Ba Náo vào trại Chí Hòa nhốt trong phòng biệt giam, tay chân xiềng xích. Ở đây cũng thế, Ba Náo không chịu chấp hành nội quy. Bốn tháng trôi qua, mẹ của Ba Náo vào thăm con nhưng không được gặp mặt bởi “Thằng con bà lì số 1”. Trong cơn mê man, Ba Náo nghe tiếng của tên giám thị trại giam văng vẳng bên tai: “Lâm Sơn Náo, có người nhà thăm nuôi”. Ba Náo nghĩ thầm, nó đem mình đi thủ tiêu chứ thăm nuôi gì. Bên ngoài, tên cai ngục giục gọi: “Bà Phạm Thị Song (mẹ Ba Náo - PV) đến đấy, ra nhanh đi”. Lúc này Ba Náo mới nghĩ rất có thể là mẹ vào thăm.
Hình ảnh người con trai râu dài như tóc, tóc dài bù xù như rơm, tàn tạ đến thảm hại khiến bà Song ngã quỵ. Tên quản giáo ra điều kiện: “Bà thuyết phục con đi. Nếu nó chịu ra thì ngày 29 Tết sẽ cho cả gia đình vào gặp mặt con”. Hiểu tính khí của con nên bà chẳng khuyên bảo gì. Thế mà ngày 29 Tết, cả nhà cũng được vào thăm Ba Náo. Thằng con trai bảy tuổi Lâm Văn Quản cũng khóc đòi theo ông bà nội vào thăm ba. Thấy ba mặt mũi tèm nhem, người ngợm ốm nhách, xanh xao, từ xa nó khóc to lắm rồi ùa chạy đến ôm ba.
Trước cuộc tấn công nổi dậy của ta, ngay trong đêm giao thừa Tết Mậu Thân 1968, địch đưa Ba Náo và những người đồng đội xuống tàu ra nhà tù Côn Đảo.
Trần Tuy An
Sự kiện tàu USNS CARD bị đánh chìm khi đang neo đậu ở Cảng Sài Gòn năm 1964 là một trong những sự kiện nổi bật nhất trên thế giới từ sau thế chiến thứ hai. Tin chiến thắng đã tạo nên một làn sóng đấu tranh mới và sẵn sàng cho chỉ thị của trung ương: “Miền Bắc gọi, miền Nam trả lời”.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Vì thiếu kỳ 3, mai em sẽ tìm thêm các tư liệu có nội dung nói sơ về kỳ 3 cho các cụ, giờ khuya mất rồi em khò 1 giấc cái đã.
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
792
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Thế nhưng kẻ gian thì thời nào cũng nói xấu thế hệ cha anh cụ ạ, bọn ăn.......đ..bát
chính vì thế nên mấy lần em đã đấm vỡ mồm vài thằng kẻ gian lợi dụng bôi nhọ lăng nhăng, trong đó có thằng học cấp đại với em, giờ nó đi theo l rãnh cống rồi
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
[FONT=&quot][FONT=&quot]CHIẾN DỊCH ĐÁNH CHÌM TÀU US CARD[/FONT][/FONT]

[FONT=&quot][FONT=&quot][/FONT]Từ giữa năm 1963, cơ sở biệt động làm công nhân trong cảng Sài Gòn (bên phải Bến Nhà Rồng ngày nay) mật báo ra căn cứ: có hai chiếc tàu quân sự rất lớn của Mỹ mang hiệu US Coree và US Card thường cập bến Sài Gòn. Hai tàu này chở toàn xe bọc thép, pháo, máy bay trực thăng, máy bay trinh sát... phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Cảng Sài Gòn ngày đêm nhộn nhịp bốc dỡ hàng hóa, phương tiện chiến tranh, nằm ở đầu mối giao thông quan trọng đường thuỷ tiếp nối đường bộ ngay khu vực trung tâm "thủ đô” Sài Gòn của chính quyền ngụy, tay sai đế quốc Mỹ. Trong các cảng nằm dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai thì cảng này nằm sâu và trung tâm nhất nên được địch tăng cường lực lượng thành lập một hệ thống bảo vệ chặt chẽ, hiện đại, nhằm đề phòng đặc công, biệt động tấn công.[/FONT]


Sự lo xa cảnh giác của bọn sĩ quan chóp bu quả có lý do, nhưng chúng không ngờ rằng Biệt động đang "sống chung” với chúng ngay trong cảng. Những tay "sát thủ” đối với Mỹ, ngụy như Tám Quang, Tư Đen. Ba Náo... đều là công nhân "hợp pháp” hàng ngày ra vào cảng như cơm bữa và thuộc địa hình ở đây như lòng bàn tay.

Dạo đó, từ cảng biển Cần Giờ qua sông Lòng Tàu vào cảng Nhà Bè, cảng Sài Gòn còn yên ổn, do những con cá kình đặc công Rừng Sác chưa xuất hiện. Tàu chiến, tàu hàng Mỹ kéo nhau đi lừng lững trên sông như một lũ thủy quái tuôn vũ khí, phương tiện giết người vào cái dạ dày chiến tranh tầm cỡ của Đông Nam Châu Á nằm bên dòng sông thơ mộng:

Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

Các hoa tiêu giỏi Sài Gòn lèo lái dẫn những con tàu trương lá cờ chi chít sao và vạch, hú vang còi, xé sóng vào đất liền. Nghênh ngang và kiêu ngạo đến thế là cùng.

Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Định mà đích thân là các đồng chí Trần Hải Phụng, Nguyễn Ngọc Lộc giao nhiệm vụ cho Đội biệt động 65 trừng trị hạm tàu Coree và Card, nhằm phá hủy một khối lượng lớn vũ khí, trang bị hiện đại của địch, khi chúng chưa kịp bốc dỡ lên bờ, làm thối động Mỹ, ngụy ngay trung, tâm đầu não Sài Gòn, gây tiếng vang trong nước và quốc tế, cổ vũ quân dân Sài Gòn - Gia Định và cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Trong hai chiếc tàu lớn thường lui tới cảng Sài Gòn, tàu Card có trọng tải 16.500 tấn, chở nhiều máy bay. Là mục tiêu chính của Đội 65 biệt động. Chúng vào cảng thành quy luật, cứ hai tháng một lần, mỗi lần neo lại từ 2 đến 3 ngày để bốc dỡ hàng lên bờ.

Cảng Sài Gòn nằm giữa kênh Tẻ và kênh Bến Nghé, phía trước mặt là lòng sông rộng trên 700 mét, nghĩa là được thủy bộ bảo vệ, Việt cộng rất khó tới gần, vậy mà mỗi khi tàu tới cảng, địch chốt tàu hải quân cả hai đầu, đưa tàu nhỏ ra giữa sông cảnh giới, đồng thời rải một tiểu đoàn lính dù án ngự phía đường Trần Văn Dư (này là Nguyễn Tất Thành).

Ngoài lực lượng công an, cảnh sát túc trực ngày đêm còn có công an chìm trà trộn trong công nhân và dân ở bên kia bờ Thủ Thiêm (Thủ Đức) để phát hiện các hoạt động của ta. Tủy nhiên, phía Thủ Thiêm vùng nông thôn trống trải cách biệt với nội thành là điểm yếu nhất của địch. Đây cũng là vùng du kích hoạt dộng mạnh. Đặc công biệt động có thể tiếp cận cảng từ hướng này.

Cơ cấu chính trong cảng gồm một dãy kho lớn, mang số từ 0 đến 1 xen kẽ là những nhà lớn, bãi để hàng và nhiều đường ngang dọc, tiện cho việc tuần tra; cơ động bảo vệ và đối phó khi có tình huống xảy ra. Mặc dù vậy, địch vẫn không hạn chế hết sơ hở từ hướng đất liền nội thành.

Để thực hiện thành công trận đánh hết sức khó khăn này. Đội biệt động 65 phân công một số trinh sát bám sát mục tiêu Cảng Sài Gòn. Riêng đồng chí Lâm Sơn Náo (Ba Náo) công nhân làm việc trong cảng có điều kiện thuận lợi. trực tiếp điều nghiên tàu địch để tìm ra cách đánh thích hợp đạt hiệu quả cao nhất.

Ba Náo làm ở trong cảng khá lâu nên rất thông thạo địa hình, lại có cha cũng là công nhân hàng chục năm làm thợ hồ ở cảng nên thuộc lòng các đường hầm, cống ngầm trong khu vực này, ông chỉ cho Ba Náo đường cống ngầm từ bờ sông Sài Gòn xuyên tới khu vực tàu Mỹ thường neo đậu.
Một lần giả vở xuống sông tắm, Ba Náo bơi vào kiểm tra đường cống và thấy đây quả là lối vào cảng rất lý tưởng để thực hiện trận đánh. Có điều, chuyện vào cống ngầm thật trần ai, phải chịu đựng một lượng dầu thải khủng khiếp trên mình, nếu không nhắm mắt thật chặt để loại dầu tổng hợp uế tạp thấm vào, có thể dẫn đến mù mắt. Trước khi lên cảng phải rửa sạch loại dầu đó nếu không muốn địch tóm ngay tại chỗ. Không phải người trong cuộc khó có thể hình dung sự phức tạp, gian khổ của các chiến sĩ điều nghiên và thực hiện tác chiến mục tiêu ở cảng Sài Gòn.

Sau những ngày lặn hụp dưới sông Sài Gòn và trong đường cống, Ba Náo cùng đội biệt động xác định thủ đoạn đánh tàu: dùng một khối lượng thuốc nổ có sức công phá lớn để phá hủy tàu và "hàng”, kết hợp tiêu diệt sinh lực địch trên tàu. Mìn cấu trúc theo phương pháp nổ chậm để các chiến đấu viên có đủ thời gian rút lui an toàn. Người chỉ huy và trực tiếp thực hiện trận đánh là tổ trưởng Lâm Sơn Náo.

Bộ chỉ huy Quân khu đồng ý phương án này và chỉ đạo thêm: chọn giờ cho mìn nổ vào thời gian tối ưu nhất để không gây thiệt hại cho công nhân làm việc trong cảng. Cụ thể là cho nổ vào rạng sáng, lúc công nhân chưa vào cảng... Sau đó dùng cơ sở tại chỗ nắm kết quả trận đánh; báo cáo chính xác về Quân khu.

Sau khi nhận lệnh, Ba Náo trở vào Sài Gòn cùng cơ sở mật khẩn trương chuẩn bị thiết bị chất nổ với rất nhiều công đoạn khó khăn như phải chuyên chở về “điểm ém" hàng lô thuốc nổ TNT, thuốc mồi C4 (thuốc nổ mạnh), kíp mìn, dây điện, pin, thiết kế bộ phận “điểm hỏa" (gây nổ). Trong thời gian chuẩn bị, Ba Náo xây dựng thêm hai chiến đấu viên là Nguyễn Phú Hùng và Nguyễn Văn Cậy để bổ sung vào tổ chiến đấu.

Khối nổ được kết cấu với trọng lượng 80 ki-lô-gam, bên trong đặt 8 kíp nổ số 10, nối với bộ phận “điểm hỏa" (một hộp gồm nhiều cục pin kết lại) là 100 mét dây điện. Số nguyên liệu này do vợ chồng anh Tường, một cơ sở biệt động trong vai thương lái chở cùng với trái cây từ ngoại thành cách xa 10 ki-lô-mét vào quận 1, Sài Gòn. Vợ Ba Náo bảo đảm việc cất giấu khối thuốc nổ, còn ba của anh là người thiết kế con đường bí mật để đưa khối thuốc nổ gắn vào sườn tàu Mỹ.

Để thật chắc ăn, Ba Náo xuống sông tắm bơi tận vào đường cống ngầm, đo chiều cao, chiều rộng và tính toán làm sao cho xuồng chở khối nổ đi qua, từ đó lặn xuống nước kéo thuốc nổ áp sát tàu địch.

Ngày 29 tháng 12 năm 1963, nhận được tin cơ sở mật báo có tàu US Card chở pháo, thiết giáp M113 và máy bay cập bến Cảng Sài Gòn, Đội 65 liền tổ chức trận đánh. Ba Náo và Cậy theo đường cống đưa khối mìn 80 ki-lô-gam cột vào sườn tàu, thao tác kỹ thuật gây nổ rồi rút lui an toàn. Nhưng ác thay khối mìn có sức công phá cả tòa nhà im thít. Toi công! "Bỏ thì thương vương thì tội" không lẽ công lao vất vả, khổ ải mấy tháng trời của bao nhiêu người trôi theo sông Sài Gòn ra biển?! Đành phải làm lại thôi, không còn cách nào khác.

Ba Náo và Cậy lại lần mò trong tối trở lại “tòa nhà sắt" nổi Coree, dỡ khối mìn mang về để giữ bí mật cách đánh. Thì ra khối pin quá yếu, do để lâu ngày, không đủ điện điểm hỏa nên trận đánh bất thành, âu đó cũng là bài học xương máu cho đơn vị.

Tàu Coree thoát hiểm, nhổ neo rời cảng Sài Gòn mà không hề biết đó là chuyến đi đầy định mệnh của mình. Tử thần đã buông tha nó trong trường hợp vô cùng hi hữu.

Ba Náo cử Cậy ra vùng căn cứ báo tình hình sự cố với Quân khu. Các đồng chí chỉ huy không tỏ ra thất vọng; lại còn khích lệ động viên anh em và tiếp tục chỉ đạo bằng mọi giá phải tấn công tàu Card. Và số phận của con cá sấu sắt khổng lồ này hẩm hiu hơn Coree rất nhiều.
Tàu kéo còi vang lên từ cửa Cần Giờ qua vịnh Gành Rái vào huyết thủy sông Lòng Tàu... Cơ sở của Đội 65 mật báo US Card sẽ cập bến Sài Gòn vào ngày 1 tháng 5 và đậu lại 3 ngày để dỡ bốc hàng. Lâm Sơn Náo kiểm tra lại các chi tiết: thuốc nổ đã gói xong, nguồn điện điểm hỏa đã được thay thế pin mới, hệ thống gây nổ được thiết kế lại hoàn chỉnh hơn, đường tiếp cận không bị lộ. Anh cảm thấy yên tâm và thông báo ngay cho các chiến đấu viên phụ chuẩn bị tham gia trận đánh, thời gian rất gấp, chỉ còn mười mấy tiếng đồng hồ nữa là phải hành động.

Khi gặp Nguyễn Văn Cậy, anh ta bảo không thể đi đánh được vì đau mắt nặng. Ba Náo bỗng như hụt hẫng. Vậy là chỉ còn anh và Nguyễn Phú Hùng. Thôi được, hai người cũng đánh! Thời gian không cho phép anh lựa chọn điều kiện tốt hơn. Trận tấn công tàu US Card đã được quyết định: nổ mìn vào rạng sáng 2 tháng 5 năm 1964.

9 giờ sáng. ngày 1 tháng 5, Ba Náo đến nhà Hùng, giọng rất nghiêm trọng:

- Anh Hùng, chuẩn bị đi công tác đột xuất!

- Việc gì vậy anh Ba? - Hùng hết sức ngạc nhiên hỏi lại.

Ba Náo bảo:

- Lẹ lên, đi theo tôi gấp lắm rồi!.

Do nguyên tắc bí mật của Biệt động, Ba Náo vẫn giữ kín nhiệm vụ. Hùng cảm thấy nôn nao trong lòng, không biết công việc gì mà quan trọng thế. Ba Náo đưa cho Hùng một quả lựu đạn mỏ két, còn anh thì cho khẩu ru lô vào túi cả hai cùng xuống chiếc xuồng có giấu khối thuốc nổ dưới khạp.

Lúc này là 18 giờ, chân trời tứa lên một quầng sáng đỏ bầm khiến bầu không gian thêm huyền hoặc. Tổ chiến đấu xuất phát, Hùng chèo mũi, Náo chèo lái theo Kinh Tẻ đi ra sông Sài Gòn. Trời tối, mặt sông như rộng ra mênh mông một màu đen thẫm, ánh đèn của tàu bè, tháp canh lộn ngược dưới nước.

Chiếc xuồng như mũi tên lao thẳng sang bờ đông cặp vào mé Thủ Thiêm. Ở đây tương đối an toàn vì toàn bà con lao động nghèo sinh sống ven sông. Đứng trên xuồng nhìn sang bờ cảng Sài Gòn: tàu Card điện sáng như một khu phố nổi. Ba Náo dừng xuồng, phổ biến nhiệm vụ cho Hùng:

- Đêm nay tổ biệt động của ta sẽ đánh tàu Mỹ. Chiếc tàu lớn nhất có nhiều đèn sáng - Anh chỉ tay về phía chiếc tà u .

- Theo kế hoạch, tôi và đồng chí đưa trái gài trực tiếp vào thành tàu, đúng các vị trí đã định. Đây là trận đánh rất quan trọng do Quân khu giao nhiệm vụ cho Đội 65. Bằng mọi giá, ta phải khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. Các đồng chí chỉ huy và đồng đội đang đón chờ chiến công của ta.

Vì quá đột ngột, Hùng tỏ ra lúng túng

- Em chưa đánh tàu lần nào, bây giờ mới biết nhiệm vụ chỉ sợ không làm tròn trách nhiệm.

Ba Náo động viên Hùng với tình cảm bạn bè nhưng vẫn rất quyết tâm. Lúc này không có chuyện bàn vô bàn ra, mà chỉ có đánh!
Đã 18 giờ 30 phút, Ba Náo nhắm vào quãng kho số 0 và bót cảnh sát cho xuồng băng tới. Nhưng khi ra gần giữa sông, nước chảy mạnh lại sắp đụng một tàu địch tuần tra, anh buộc phải ngoặt xuồng bơi gấp vào bờ Thủ Thiêm. Chiếc tàu tuần bật đèn pha sáng trưng đuổi theo xuồng Ba Náo. Hại thay, nước triều xuống phơi ra bãi lầy như kẻ đồng minh với giặc. Chẳng còn kế sách nào, Ba Náo và Hùng nhảy xuống bùn sình, ra sức kéo xuồng rượn lên bãi lầy để vào sát mé bờ. Tổ trưởng Ba Náo vừa thở vừa nói:

- Nếu bị lộ, tôi bắn, Hùng liệng lựu đạn, cả hai cùng rút vào xóm dân.
Chiếc tàu của bọn cảnh sát cũng không vào được, dừng lại cách xuồng của tổ biệt động chừng 20 mét. Tên chỉ huy nói lớn:

- Ê hai người kia, sao lại tránh lên bãi lầy? xuống đây ngay!.

Đã chuẩn bị đối phó: Ba Náo bình tĩnh nói với chúng:

- Chúng tôi định qua bến, chỗ các tàu đậu mua vài chục bộ quần áo về kiếm lời. Thấy các ông rọi đèn, sợ quá, phải dạt lên đây.

Nói thế nhưng Ba Náo nghĩ: bọn cảnh sát xưa nay quen ăn hối lộ, đưa tiền cho chúng là êm chuyện. Quả nhiên khi anh đưa tiền, chúng liền dịu giọng:

- Thôi, lẹ đi mấy cha, nhưng nhớ làm ăn được, khi về chia cho tụi này một ít nghe. À, mà này, coi chừng tụi hải quân phát hiện, sẽ bắn chết đó!

Một phen hú vía đã qua, Ba Náo và Hùng vội kéo xuồng xuống sông vì sợ không kịp thời gian. Bỗng từ trong lùm, một người nhếch nhác lù lù hiện ra, chẳng nói chẳng rằng, nhảy đại xuống xuồng đòi đi theo kiếm ăn. Thì ra lúc đôi co giữa tổ biệt động và bọn tuần cảnh, anh ta núp gần đó đã nghe được câu chuyện chia chác giữa hai bên, nên đánh liều lao theo.

Tình huống quá bất ngờ làm Ba Náo khó xử. Dù sao trận đánh lúc này là trên hết. Anh nghĩ chỉ có giết người này mới không bị lộ, nhùng nhằng ở đây sẽ mất hết thời cơ. Nhưng anh ta có tội gì, chỉ vì nghèo khổ mới phải đêm hôm lần mò đi kiếm sống. Trong thoáng chốc. anh nghĩ ra một kế để trục anh ta lên bờ. Ba Náo nghiêm mặt nói:

- Anh nghe đây, nghề buôn lậu mà có người lạ đi theo, bọn gian sẽ không giao hàng. Anh lên bờ ráng ngồi chờ tụi tôi nhận được hàng sẽ quay lại chia nhau. Tụi tôi có cơm thì anh có cháo, được không?.

Nghe vậy, anh ta chịu lên bờ.

Ba Náo cho xuồng vượt sông. Mười phút sau xuồng thuốc nổ đã qua khỏi mặt sông Sài Gòn, áp vào bờ tây, các bót gác không phát hiện được. Lách qua cầu cảng mé trên, chiếc xuồng lướt nhẹ vào đường cống, đường cống này khá an toàn, cao tới 2 mét, rộng 2,5 mét, đi lại thoải mái nhưng nước cạn dần so với ngoài sông. Chống xuồng khoảng được 800 mét, tổ biệt động dừng đúng nơi quy định. Từ đây, hai chiến sĩ bước vào giai đoạn quan trọng nhất của trận đánh.

Thuốc nổ đã được cấu trúc thành hai khối, mỗi khối 40 ki-lô-gam, mỗi người sẽ mang một khối áp vào thành tàu. Chiếc tàu US Card đậu cách bờ không xa, nhưng không dễ đến gần. Lúc này đã 24 giờ, trời sắp sửa sang canh, bốn bề êm ắng có thể nghe rõ tiếng khua động từ trong con tàu vọng ra. Thỉnh thoáng tiếng súng bọn lính canh xé rách bầu không gian yên tĩnh.

Ba Náo và Hùng mỗi người ôm một khối nổ lúc bơi lúc lặn nhắm hướng tàu Card bươn tới. Theo hiệp đồng, hai chiến sĩ gắn hai khối nổ vào mạn tàu, ngay tầm mực nước nổi và cách nhau độ 10 mét ở khoảng bụng tàu và đầu máy. Kiểm tra khối mìn của Hùng xong, Ba Náo đấu dây điện, điều chỉnh bộ phận hẹn giờ cho mìn nổ đúng thời gian quy định. Sau đó anh quay ra cẩn thận gác hộp pin lên cao ở thân cột trụ bờ cảng cho nước không làm ướt pin.

Thiết bị mìn hoàn tất, đồng hồ đã chỉ 1 giờ 10 phút ngày 2 tháng 5 năm 1964. Công đoạn nguy hiểm nhất đã xong, là kết quả của một quá trình điều nghiên tỉ mỉ con tàu. Hệ thống điểm hỏa gây nổ bằng đồng hồ hẹn giờ sẽ kích thích làm nổ cả hai khối thuốc trong khoảnh khắc sắp tới.

Rời khỏi con tàu trở lại đường cống, hai chiến sĩ nhanh chóng lên xuồng chèo về nơi chiếc ca nô cảnh sát đang đợi. Tên toán trưởng sốt ruột lên tiếng:

- Thế nào. vớ to phải không? định chia cho tụi này bao nhiêu?.

Ba Náo xuê xoa: .

- Ông anh ơi, xui quá không lấy được hàng, tôi hứa danh dự với mấy anh. Ngày mai giờ này, hẹn gặp lại tại đây ta cùng bàn chuyện làm ăn lâu dài.

Bọn cảnh sát nhìn chiếc xuồng trống lốc, đành ậm ừ cho qua.

Nước lên. Ba Náo cho xuồng xuôi về phía hạ lưu tấp vào bờ sông. Chiếc ca nô cảnh sát cũng nổ máy băng về phía cảng. Bỗng mặt sông như chao động, một nấm lửa bừng lên kèm theo tiếng nổ vang trời. Cảng Sài Gòn náo loạn trong ánh lửa bốc cao rực sáng một góc trời. Tàu US Card 16.500 tấn như một tòa lửa từ từ chìm xuống đáy sông.

Trận đánh của Đội biệt động 65 thắng lớn. Hạm tàu Card bị phá hủy làm hư hỏng và chìm sâu 21 máy bay lên thẳng HU1A, 2 máy bay trinh sát L19, 1 máy bay khu trục ném bom AD6, 50 tên Mỹ chết, 70 tên khác bị thương. Tên thuyền trưởng bị hất văng khỏi đài chỉ huy chết chìm dưới sông. Một sinh lực và phương tiện cao cấp đáng kể của quân xâm lược bị tiêu diệt bởi hai chiến sĩ biệt động Sài Gòn. Đây chính là giá trị đặc biệt của lực lượng tinh nhuệ nằm sâu trong lòng địch.

Giặc Mỹ phải điều 2 tàu hàng từ Philippin đến trục vớt hơn một tháng và kéo xác tàu Card về cảng Subic để sửa chữa.

Bọn chóp bu Mỹ, ngụy cay đắng bao nhiêu thì đồng bào và chiến sĩ ta vui sướng bấy nhiêu. Trận đánh tàu Card không chỉ có dư vang mà trở thành những “chiến dịch Card" sau này của một lực lượng vang dội không kém đặc công Đoàn 10 Rừng Sác, đã biến sông Lòng Tàu và cảng Nhà Bè thành nghĩa địa của hàng trăm tàu chiến giặc, góp phần làm nên một huyền thoại Rừng Sác có một không hai trên hành tinh của chúng ta.​
 
Chỉnh sửa cuối:

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
chính vì thế nên mấy lần em đã đấm vỡ mồm vài thằng kẻ gian lợi dụng bôi nhọ lăng nhăng, trong đó có thằng học cấp đại với em, giờ nó đi theo l rãnh cống rồi
Tôi cũng như bạn với bác Pháo, cực kỳ khinh bỉ bọn đổi trắng thay đen, bọn đòi viết lại lịch sử. Mặc dù xã hội hiện nay có nhiều ngang trái, nhưng chiến công của những thế hệ anh hùng luôn mãi là niềm cảm hứng cho các thế hệ tương lai của VN.
 

chieumautim

Xe hơi
Biển số
OF-312466
Ngày cấp bằng
20/3/14
Số km
110
Động cơ
297,890 Mã lực
đọc xong cảm động thật: em thích cái kết ! là hiệu trưởng...
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Em tìm được truyện này ở trên mạng, mang lên đây cho cụ nào chưa đọc tìm hiểu
http://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=2&ved=0CDEQFjAB&url=http://vanconghung.vnweblogs.com/print/1026/52326&ei=slJJU4XXDomCkwXE1oC4BQ&usg=AFQjCNGuQWWYXWocNI8WPwxry_eKaYM-NQ&cad=rja
VỀ NGƯỜI ĐẶC CÔNG ĐÃ THAM GIA GIẢI CỨU HOÀNG THÂN XUPHANUVÔNG

Monday, 25th February 2008
Tôi lẩn mẩn đọc thêm các tài liệu có trong tay và phát hiện một việc không ngờ vô cùng thú vị là: cái ông già 85 tuổi đã nghễnh ngãng phải đeo máy trợ thính, mắt yếu lắm rồi, ở ngay sát nhà tôi trong một con hẻm trên đường Lê Lợi, thành phố Pleiku, rất hăng hái làm công tác mặt trận khối phố, luôn nhớ nhắc nhở mọi người trong khu phố treo cờ, dọn vệ sinh, đóng tiền nghĩa vụ hoặc ủng hộ, xây dựng gia đình tổ xóm văn hoá... lúc rỗi lại lọ mọ lên quán nước đầu đường ngồi đầu gối quá tai đánh cờ giải trí với các cụ đồng niên hoặc vong niên lại chính là ông Nguyễn Ngôn trong tài liệu kia...

Tìm mãi, giờ trên tay tôi là bản photo tờ báo Quân Đội Nhân Dân năm 1960, hồi còn in typô bằng chữ chì sắp bằng tay. Ở góc trang 1 có một tin nối sang trang 4: Hoàng thân Xu Pha Nu vông cùng các lãnh tụ Neo Lào Hắc Xạt đã thoát khỏi trại giam Viên Chăn. Bài báo dẫn nguồn "tin nước ngoài" cho biết đêm 23 rạng ngày 24 tháng 5 năm 1960, Hoàng thân Xu Pha Nu Vông cùng 14 lãnh tụ và cán bộ cao cấp của Neo Lào Hắc Xạt bị giam giữ một cách trái phép từ tháng 7 năm 1959 đã trốn thoát khỏi trại giam Phôn Khiêng, Viên Chăn. Có 9 lính gác cũng đã mang vũ khí đi theo. Lúc này Hoàng thân Xu Pha Nu Vông đang là thủ tướng chính phủ kháng chiến, chủ tịch BCH trung ương Neo Lào Hắc Xạt, nghị sĩ quốc hội tỉnh Viên Chăn, bộ trưởng bộ Kế hoạch xây dựng trong chính phủ liên hiệp. Cùng với ông là các đồng chí cũng nổi tiếng khác như: Phu Mi Vông Vi Chít, Nu Hắc Phum Xa Vẳn, Xi Xa Nạ Xi Xan, Si Thôn Com Ma Đăng, Khăm Thai Bu Tha, Phun Xi Pa Sớt...
Thời kỳ ấy, chính phủ hoà hợp dân tộc Lào lần đầu tiên được thành lập do hoàng thân Suvana Phu Ma làm thủ tướng. Tiếp đó là cuộc tổng tuyển cử bổ sung ngày 4/ 5/ 1958 đã diễn ra với thắng lợi vang dội của Neo Lào Hắc Xạt chiếm 13/ 21 ghế trong quốc hội Vương quốc Lào. Nhưng bọn ********* phái hữu và quan thầy của chúng đã tổ chức lật lọng, xé bỏ hiệp nghị đã ký kết. Ngày 22/ 7/ 1958 chúng lật đổ chính phủ Phu Ma, đưa Phủi Sa Na Ni Kon, đầu sỏ phái hữu ********* lên làm thủ tướng, đình chỉ hoạt động của quốc hội, đóng cửa toà báo Neo Lào Hắc Xạt, bao vây và tước vũ khí 2 tiểu đoàn vũ trang Pa Thét Lào (sau này tiểu đoàn 2 đã anh dũng phá vòng vây ở cánh đồng Chum, trở về được căn cứ và trở thành lực lượng nòng cốt của phong trào chuyển hướng), mở chiến dịch càn quét khủng bố các tổ chức, cơ sở của mặt trận Neo Lào Hắc Xạt ở khắp đất nước Lào. Ngày 26/ 7/ 1959, Phủi Sa Na Ni Kon ra lệnh tống giam đồng chí Xu Pha Nu Vông và các lãnh tụ Neo Lào Hắc Xạt (Đồng chí Cay Xỏn Phôm Vi Hản, tổng bí thư **** nhân dân cách mạng Lào, đồng chí Khăm Tày Si Phăn Đon và một vài đồng chí trung ương uỷ viên khác thoát cuộc vây bắt này) vào một trại giam đặc biệt ngay trong doanh trại của bộ tổng tư lệnh quân đội phái hữu đóng tại đồi Phôn Khiêng do đại tá Lăm Ngân, chỉ huy trưởng lực lượng hiến binh trực tiếp canh giữ vô cùng chỉn chu và cẩn thận. Âm mưu của chúng là sẽ đưa Hoàng thân Xu Pha Nu Vông và các lãnh tụ Neo Lào Hắc Xạt ra toà án binh xử với những án tử hình chờ sẵn...
Trong tình hình nước sôi lửa bỏng ấy, một kế hoạch giải thoát các đồng chí lãnh đạo Neo Lào Hắc Xạt được vạch ra do chính đồng chí Cay Xỏn Phôm Vi Hản, tổng bí thư ban chấp hành trung ương **** Nhân dân cách mạng Lào phê duyệt. Theo đó, một nhóm 9 chiến sĩ cả tình báo, cơ yếu báo vụ, trinh sát, phiên dịch và đặc công Việt Nam được phái sang Lào giúp bạn thực hiện kế hoạch. Nhóm do đồng chí Phan Dĩnh làm tổ trưởng tổ công tác, nhưng người chỉ huy trên đường đi là ông Trần Văn quý (nguyên là bộ đội tình nguyện Việt Nam ở Trung Lào, tên Lào là Bun Coong, sau hiệp nghị Giơnevơ tập kết về nước, là cán bộ cục nghiên cứu, sau này tiếp tục hoạt động tại Viên Chăn), phó là ông Ngôn, còn ông Dĩnh đã sang Lào trước, nên thực chất đoàn chỉ còn 8 người, 4 của tổng cục 2 và 4 là đặc công khu 5, hầu hết đã từng hoạt động ở Lào. Ông Dĩnh nguyên là Việt Kiều có tên Lào là Khăm Sỉng, lớn lên ở Viên Chăn, đã từng học trường trung học Pvie, bộ đội tình nguyện Việt Nam, nguyên là uỷ viên ban cán sự **** bộ tỉnh Viên Chăn, hoạt động giúp nước bạn Lào liên tục 37 năm, sau này là đại tá tổng cục 2 bộ quốc phòng, hiện nay về hưu ở Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Ngôn phụ trách nhóm đặc công khu năm 4 người có nhiệm vụ là "quả đấm thép" trong việc giải cứu...
Tôi lẩn mẩn đọc thêm các tài liệu có trong tay và phát hiện một việc không ngờ vô cùng thú vị là: cái ông già 85 tuổi đã nghễnh ngãng phải đeo máy trợ thính, mắt yếu lắm rồi, ở ngay sát nhà tôi trong một con hẻm trên đường Lê Lợi, thành phố Pleiku, rất hăng hái làm công tác mặt trận khối phố, luôn nhớ nhắc nhở mọi người trong khu phố treo cờ, dọn vệ sinh, đóng tiền nghĩa vụ hoặc ủng hộ, xây dựng gia đình tổ xóm văn hoá... lúc rỗi lại lọ mọ lên quán nước đầu đường ngồi đầu gối quá tai đánh cờ giải trí với các cụ đồng niên hoặc vong niên lại chính là ông Nguyễn Ngôn trong tài liệu kia, ngày xưa là một chiến sĩ khét tiếng của đặc công khu năm, đã từng chỉ huy phân đội đặc công tập kích vào thị xã A Tô Pơ tháng 1/1954 và Pak Sòn (Lào) tháng 4/1954... đã từng là chính trị viên trường trinh sát của cục nghiên cứu bộ tổng tham mưu, là tình báo chiến trường khu 5 thời chống Mỹ... Chưa kịp bày tỏ nỗi hân hoan lẫn ngạc nhiên về người hàng xóm được cả khu phố kính trọng thì ông sang nhà tôi nhờ... thắt giùm chiếc cà vạt. Té ra ngày mai ông ra Hà Nội chúc thọ đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân sinh nhật người anh cả của lực lượng vũ trang Việt Nam, người trực tiếp gặp gỡ giao nhiệm vụ cho nhóm công tác đặc biệt trước khi lên đường mà giờ chỉ còn 3 người còn sống. Trong nhóm đặc công khu năm 4 người do ông chỉ huy giờ cũng chỉ còn mình ông. (Ông Ngôn tha thiết nhờ tôi là đăng tên tất cả nhóm công tác đặc biệt 9 người ngày ấy để nếu in báo, may ra gia đình các chiến sĩ biết được. Danh sách cụ thể như sau: 3 người còn sống: đại tá Phan Dĩnh, hiện ở Hà Nội. Đại uý Nguyễn Ngôn hiện ở thành phố Pleiku. Đại uý Nguyễn Văn Vinh, 82 tuổi hiện ở Hồng Lạc, Hải Dương. 6 người đã hy sinh, không phải trong cuộc giải cứu mà sau này, gồm: Trương Văn Quý (cán bộ cục nghiên cứu, bộ TTM, quê Nghệ An), Trần Văn Khiết (cơ yếu,Thừa Thiên Huế), Kiều Sơn Đen (Đặc công, Quảng Nam), Nguyễn Văn Du (đặc công, Quảng Nam), Nguyễn Lầu (đặc công, Phú Yên), Trần Văn Điển (phiên dịch, Hà Nội). Hôm ấy vào chúc thọ có rất nhiều đoàn cao cấp đều phải đăng ký qua văn phòng, riêng 3 ông trong nhóm đặc biệt được đại tướng trực tiếp viết giấy hẹn trước. Gần nửa thế kỷ trôi qua, đại tướng vẫn nhớ rõ công việc của nhóm ngày ấy... Và cũng vì đây là công việc đặc biệt nên một thời gian dài nó được giữ kín, chính đại tướng Võ Nguyên Giáp hẹn các ông: sống để dạ, chết mang theo, rồi lâu quá cũng nhiều người quên. Nhưng bây giờ thì nó trở thành niềm tự hào không chỉ của các ông, mà còn của quân đội Việt Nam, của tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Lào... Chính các bạn Lào sau này cũng nói: Nếu không có cuộc giải cứu lịch sử ngày ấy thì chưa biết tình hình phong trào cách mạng Lào sẽ như thế nào?..
Ông Ngôn quê thôn Hải Môn, xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Nhập ngũ từ tháng 8 năm 1945, là một trong những chiến sĩ đặc công đầu tiên của khu 5. Để phối hợp chiến trường Điện Biên Phủ, ông được lệnh dẫn một nhóm chiến sĩ đặc công khu năm sang Lào "chia lửa" và các ông đã đánh một trận để đời, chưa có tiền lệ trong cách đánh đặc công thời ấy. Đấy là giữa ban ngày ban mặt, 4 chiến sĩ đặc công Việt Nam lạ nước lạ cái đã tấn công tiêu diệt gần năm chục lính Pháp và nguỵ Lào ngay trong sào huyệt của chúng khi chúng đang họp. Sau đấy đánh tập kích vào sân bay A Tô Pơ cũng thắng lợi. Tất cả đợt này, ông chỉ huy phân đội ở Lào gần 4 tháng, đánh 11 trận độc lập và một trận phối hợp với bộ binh, giết và làm bị thương trên 600 địch, có 40 sĩ quan Pháp và nguỵ Lào. Toàn đội được tặng thưởng huân chương quân công hạng 3. Đấy chính là lý do để năm 1959, khi ông đang học tại trường quân chính quân khu 4 thì được lệnh rút về thực hiện nhiệm vụ đặc biệt. Ban đầu ông cự nự cấp trên: Tôi chưa được học hành gì nhiều, ước ao ra miền Bắc để được học. Hãy để tôi học xong rồi vào Nam guýnh tiếp, vội gì. Nhưng cấp trên giải thích đây là nhiệm vụ đặc biệt giúp bạn, mà ông đã quen đánh bên Lào ban ngày rồi nên cấp trên tin tưởng ông, vì công việc này cũng cần đánh ban ngày. Thế thì ông nhận lời ngay, thu dọn tư trang về phòng chính trị Quân khu 4. Cấp trên cho phép ông chọn 3 người nữa. Ông xin về đơn vị làm công tác tư tưởng anh em. Sau đó ông chọn các chiến sĩ đặc công: Kiều Sơn Đen, người giỏi đánh cả dưới nước lẫn trên bờ, có thể bơi cả ngày trên sông Hồng. Nguyễn Lầu, Nguyễn Văn Du. Tổng cục 2 điều cho nhóm các ông đồng chí Trần Văn Điển làm phiên dịch. Như thế chính thức nhóm đặc công của ông có 5 người. Cả nhóm ra Hà Nội gặp đồng chí Trần Hiệu, lúc bấy giờ là cục trưởng và đồng chí Vũ Thắng, trưởng phòng huấn luyện. Hai đồng chí yêu cầu nhóm đặc công thực tập đột nhập ngay vào cơ quan bộ Tổng và phải để 1 vật làm tin ngay trên bàn làm việc của đồng chí trưởng phòng tình báo chiến dịch. Cuộc đột nhập này có thông báo trước cho lính gác và cả cán bộ chiến sĩ trong cơ quan xem, và được quy định thời gian là từ 21 giờ đến 4 giờ sáng. Ông Ngôn nghiên cứu địa hình và quyết định chia làm 2 mũi. Một mũi 3 người đột nhập vào phía có đèn sáng nhất, nhiều lính gác nhất, dễ bị lộ nhất và nhờ thế mà... vào an toàn. Còn mình ông mặc quân phục đàng hoàng đi vào cổng chính khi có một chiếc xe chở ông tư lệnh quân khu 4 qua cổng. Lính gác thì tưởng ông là người trên xe xuống, còn người trên xe lại tưởng ông là... lính gác. Sau đó ông lẩn vào một gốc cây thay đồ và tiềm nhập. Sau khi đặt lên bàn tờ giấy ghi 3 chữ Kiều Sơn Đen, ông thổi còi, ai đứng đâu ở đấy chờ cấp trên đến kiểm tra. Tất nhiên là quá đạt yêu cầu. Bao nhiêu người gác được báo trước. Rất nhiều người xem nữa, thế mà vẫn vào được. Sau đấy cả nhóm ra thực hành ở một cái ao thước thợ ở khu Đống Đa, cũng biểu diễn trước rất đông người. Rồi ra sông Hồng. Tất cả đều đạt yêu cầu. Trước bao nhiêu cặp mắt chuyên nghiệp theo dõi, đội của ông vẫn không bị phát hiện, bình yên vô sự. Trong khi chờ đợi ngày giờ xuất phát, nhóm của ông được nghỉ ngơi an dưỡng. Tháng 5 năm 1959, toàn đội được đại tướng gọi vào giao nhiệm vụ. Đại tướng yêu cầu: Việc đầu tiên là phải tuyệt đối bí mật. Không được mang theo giấy tờ tài liệu. Bởi nếu lộ thì các thế lực phương tây sẽ lu loa can thiệp ngay. Việc nữa là mọi công việc đều do trung ương **** bạn quyết định. Đưa hay không đưa ra, đưa như thế nào,... tuỳ tình hình cụ thể, ta phải phục tùng bạn.
Nhóm đặc công (hợp với các cán bộ tổng cục 2 nữa là 8 người) được đưa vào Nghệ An rồi bắt đầu sang Lào. Vừa đi vừa xây dựng cơ sở, vừa cắt đường, vừa lo hậu cần ăn uống và bảo mật... vô cùng vất vả. Tròn một tháng bảy ngày thì đến thành phố Viên Chăn. Đến nơi, gặp các đồng chí Lào và tình báo của ta do đồng chí Phan Dĩnh phụ trách thì nhận được lệnh của đại tướng: Ta không trực tiếp đưa Hoàng thân và các lãnh tụ Lào ra, mà huấn luyện cho các bạn Lào tự làm, nhóm đặc công chỉ hỗ trợ và nghi binh. Thế là các ông chọn được tám người Lào để huấn luyện, trong đó có 4 người các ông vận động làm cơ sở dẫn đường trong 37 ngày thâm nhập từ Việt Nam vào Lào. Những người này đã làm bè bằng luồng để chở nhóm công tác đặc biệt đi. Cũng làm sa bàn rồi thực địa. Căng dây rừng thay kẽm gai. Khó nhất là học tiềm nhập dưới ánh điện, vì ở trong rừng tất nhiên là không có điện. Thế là các ông xin phép được vào đồn địch để tập trực tiếp, lộ đâu đánh đó. Thực tập như thế liên tục 2 đêm, nghỉ hai đêm, đêm thứ 5 tổng duyệt. 4 chiến sĩ đặc công Việt Nam kèm 8 bạn Lào đột nhập vào đồn, rồi vào thành phố Viên Chăn, vừa tập vừa quan sát dò đường để sau này rút. Thành công. Đồng chí UVBCT, quyền bí thư thành phố Viên Chăn yêu cầu đặc công Việt Nam đánh thực mấy cái đồn trong đêm giải thoát Hoàng Thân để làm mấy việc: Làm cho dân chúng tin tưởng là phong trào cách mạng vẫn còn, lực lượng vũ trang vẫn còn. Và như thế là địch sẽ hoang mang. Thu hút lực lượng địch để bộ phận đưa Hoàng thân rút ra an toàn. Tất nhiên lúc này tình báo ta (nhóm đồng chí Phan Dĩnh) và cơ sở Lào đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc giải thoát, các đồng chí lãnh tụ Lào trong trại giam cũng đã được báo trước, mọi kế hoạch đã khớp đến từng chi tiết. Một số lính gác trở thành người của ta. Tối 23 tháng 5 năm 1960 ấy, sau khi tên đại tá Lăm Ngân trực tiếp đến kiểm tra lần cuối xong thì mọi người lập tức thay đổi trang phục thành lính gác, cùng 9 lính gác thật đã được giác ngộ và 4 bạn Lào đã được huấn luyện chia làm ba toán "đi tuần" dưới ánh đèn pha sáng rực, điềm nhiên ra khỏi cổng, căn thẳng hướng tây bắc rút. Lúc này là 0h30 ngày 25 tháng 5. Còn 4 chiến sĩ đặc công Việt Nam cùng 4 bạn Lào còn lại thì rút về hướng đông, vừa rút vừa chiến đấu nghi binh để thu hút địch. Phải đến 6 giờ sáng hôm sau khi đổi gác chúng mới biết tù nhân đã trốn thoát và hè nhau đuổi về hướng đông, hướng có súng nổ. Đoàn lãnh tụ Lào đi về hướng Tây bắc để tới Sầm Nưa cũng có một chút trục trặc nên phải ngủ một đêm trong rừng ngoài dự kiến. Nhưng rồi cuối cùng cũng đã về đến căn cứ an toàn. Còn nhóm ông Ngôn thì vừa đi vừa khiêu khích đánh địch, chỉ không đầy 10 ngày đã về đến Việt Nam. Số 8 chiến sĩ Lào được các ông huấn luyện sau này đều trở thành sĩ quan cao cấp trong quân đội Lào. Riêng ông Ngôn, hết cuộc chiến tranh, ông về hưu vẫn với quân hàm đại uý. Ông nói với tôi: đi sao về vậy. Tức ngày ông sang Lào đã là trung uý. Nhưng sau chuyến đi ấy, ông trở ra bắc về tổng cục 2 rồi lại được điều về quân khu năm chiến đấu thì ông đã là đại uý. Cứ đánh nhau liên miên thế, ai có thì giờ đâu mà nghĩ đến quân hàm. Hoà bình khi ông hỏi tổng cục thì được hướng dẫn về quân khu làm thủ tục, về quân khu thì lại bảo ông là quân tổng cục. Rồi ông về hưu vẫn là đại uý, nhưng ông bảo, ông vẫn còn may mắn hơn rất nhiều 6 anh em đã mất kia, không biết gì là hoà bình, là độc lập tự do và hạnh phúc như họ hằng mong ước và hứa hẹn với nhau trong những ngày tháng gian nan mong manh sự sống cái chết thuở ấy. Mà chuyện quân hàm, ông cũng chỉ hỏi có một lần rồi thôi. Giờ ông sống cạnh nhà tôi cùng vợ, con gái và hai cháu ngoại. Cô con gái may lặt vặt, lương hưu của ông trang trải nuôi hai ông bà già và hai đứa cháu ngoại ăn học. Chúng đều rất ngoan và học giỏi. Từ hôm ra Hà Nội chúc thọ đại tướng về, thấy ông có vẻ rất vui và khoẻ hẳn lên, cái chứng hen kinh niên gặp mấy cơn heo may cuối thu vừa rồi mà không thấy chúng trở lại. Ông phóng to cái ảnh nhóm công tác đặc biệt chụp năm 1960 treo trong nhà. Trong nhóm ấy, giờ còn mỗi mình ông... Thời ấy, trong ảnh, cả năm ông còn trẻ lắm, và đẹp trai nữa...
V. C. H.
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
792
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
em nói thật thời điểm nào cũng thế thôi. em luôn kính trọng những người lính chiến can trường thật sự. ở họ có cái tính cách không màng đến danh vọng, vật chất khi đã lên đường ,chỉ nghĩ đến đại cục. nhưng lại là từ "nhưng". thôi kệ đi. các bác lính chiến nếu có đọc dòng này thì các bác hiểu rằng: các bác luôn trong trái tim em (nhiều người thế hệ trẻ)
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Tôi cũng như bạn với bác Pháo, cực kỳ khinh bỉ bọn đổi trắng thay đen, bọn đòi viết lại lịch sử. Mặc dù xã hội hiện nay có nhiều ngang trái, nhưng chiến công của những thế hệ anh hùng luôn mãi là niềm cảm hứng cho các thế hệ tương lai của VN.
Hà hà, nhưng người ta có lý lẽ rất chi hợp lý khi kêu ca về cuộc sống và người ta còn có khả năng vận dụng in tơ nét để đọc và so sánh thì sao;))

Chiến tranh tâm lý cũng nguy hiểm lắm các cụ ơi:D Nói ra thì bẩu chính trị chính em chứ cái bản lĩnh và tâm thế nó quan trọng lắm. Có câu : Tư tưởng không thông thì cầm bình tông không nổi".

Mọi thứ phải uyển chuyển, nói theo kiểu hiện đại là phải biết Change management thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Đừng mắng em lạc đề nhá, lão thịt vịt:))
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Pain@, em nhận xét nhanh tý, có thể không chuẩn như lày: Những đại ca của thế giới ngày nay đa số đều có lịch sử không bằng phẳng, đánh nhau chết như núi, nhưng rồi vẫn hùng mạnh. Còn sống kiểu cave thì cũng đầy, dưng mà cũng chỉ làm những việc cua cave thôi.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Pain@, em nhận xét nhanh tý, có thể không chuẩn như lày: Những đại ca của thế giới ngày nay đa số đều có lịch sử không bằng phẳng, đánh nhau chết như núi, nhưng rồi vẫn hùng mạnh. Còn sống kiểu cave thì cũng đầy, dưng mà cũng chỉ làm những việc cua cave thôi.
Chuẩn không cần chỉnh!
 

ducletrung

Xe container
Biển số
OF-165336
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
6,527
Động cơ
406,001 Mã lực
Pain@, em nhận xét nhanh tý, có thể không chuẩn như lày: Những đại ca của thế giới ngày nay đa số đều có lịch sử không bằng phẳng, đánh nhau chết như núi, nhưng rồi vẫn hùng mạnh. Còn sống kiểu cave thì cũng đầy, dưng mà cũng chỉ làm những việc cua cave thôi.
Cụ đã xem phim nói về lịch sử cuộc chiến tranh vệ quốc của quân xô viết chưa.Quân đội xô viết bắt lính phải xông lên mặc dù biết thương vong rất lớn nhưng mà cái tàn ác lại thế này "phía trước thì là chiến tuyến của phát xít nhưng đằng sau lại là súng máy của quân xô viết nếu lính tháo chạy rút về là bị chính quân mình bắn luôn"
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Chiến trường khg phải là nơi dành cho kẻ hèn nhát.


Tuy nhiên cái phim mà cu nói kia là phim hô li út
Cả dân mỹ cũng chởi
Kẻ thù trc coodngr do cái tay điển trai gì gì đoang phỏng
 

Mavankhang33

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-316064
Ngày cấp bằng
15/4/14
Số km
168
Động cơ
295,670 Mã lực
Bọn em lớp sau chỉ nghe kể lại nhưng đúng là quá nguỡng mộ lực lượng Đặc Công, có thể coi là lực lượng huyền thoại được không các bác nhỉ, vì em chỉ nghe toàn chuyện kể. còn thực thì hầu như có quy định nào đó mà tất cả thông tin đều được bịt kín bưng
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Chiến trường khg phải là nơi dành cho kẻ hèn nhát.


Tuy nhiên cái phim mà cu nói kia là phim hô li út
Cả dân mỹ cũng chởi
Kẻ thù trc coodngr do cái tay điển trai gì gì đoang phỏng
Cụ nói chuẩn! Em nhớ có đọc 1 cuốn truyện nói về 1 lính tank mẽo ở VNW, anh lính từ chối thực thi nhiệm vụ liền bị tay chỉ huy bắn phát toi luôn.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta có câu " quân lệnh như sơn".
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Sao nó khg kể chuyện tào thừa tướng đánh trận quay lưng vào sông nhể.
Lính đào ngũ tại mặt trận chỉ huy xử tại chỗ hoặcđem về tòa án binh. Thường thì zử tại chỗ có tác dụng tốt hơn
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top