Chân trần chí thép- Chiến công của lực lượng anh hùng

ducletrung

Xe container
Biển số
OF-165336
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
5,892
Động cơ
406,001 Mã lực
Đề nghị cụ:
1 chém đúng chủ đề.
2 nói phải có bằng chứng ( cụ nên tìm đọc lại lịch sử Ba Lan trước và sau khi LX đưa quân vào ).
3 ở đây không ai muốn cải nhau, tranh luận phải trên cơ sở có thực và khách quan, cụ đừng có còm kiểu trẻ con như thế.
Các bạn đừng chửi bậy nhé,mang tiếng "đệ ruột của Nga" mà không biết hả.Đang nói lịch sử thế giới và sự thật cần được tôn trọng,không lên dùng từ ngữ không đẹp ở đây http://vietbao.vn/The-gioi/Nga-cong-khai-tu-lieu-vu-tham-sat-Katyn/11160526/159/
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Các bạn đừng chửi bậy nhé,mang tiếng "đệ ruột của Nga" mà không biết hả.Đang nói lịch sử thế giới và sự thật cần được tôn trọng,không lên dùng từ ngữ không đẹp ở đây http://vietbao.vn/The-gioi/Nga-cong-khai-tu-lieu-vu-tham-sat-Katyn/11160526/159/
Cụ có hiểu từ này không ?
ngày 5/3/1940 của Bộ trưởng Nội vụ Liên Xô Lavrenty Beria ra lệnh xử tử "những người Ba Lan theo chủ nghĩa dân tộc, phản cách mạng". Lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin và ba thành viên bộ chính trị ký.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
đề nghị các bác từ giờ bỏ qua trẻ trâu nhé
em và bạn em không cầm súng để canh biên giới cho thể loại này, bài học ngày hôm qua hãy còn đó
Kìm chế, kìm chế nào:D. Thời bình là vậy mà, tự do ngôn luận lão ơi :)

Miễn đừng nhổ vào quá khứ là được, nghe em :)
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Chỗ em có bác là CCB nghe bác ý nói trước là lính 320 thời đánh mỹ mà sư này đi đến đâu cũng bị mỹ nó theo dõi chặt lắm tăng cường quân phòng bị cẩn thận .. theo bác ý nói 320 toàn đánh theo kiểu chiến dịch lớn
Mẽo luôn tìm mọi cách để phát hiện bộ đội chủ lực của ta, chúng ỷ thế sẵn bom đạn, máy bay. Khi phát hiện là B52 rải thảm luôn. Giờ vào bảo tàng trường sơn- gần ba la bông đỏ, em thấy nhiều 'cây nhiệt đới' dùng để phát hiện bộ đội mình. Em nhớ ông trung đoàn này kể: khiêng cây nhiệt đới ra xa vị trí ban đầu, khua chiêng đánh trống.

chứ đánh nhau tay bo đọ súng đạn, với mẽo thì thương vong cả toàn bộ người việt cũng ko thắng được.
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực
Kìm chế, kìm chế nào:D. Thời bình là vậy mà, tự do ngôn luận lão ơi :)

Miễn đừng nhổ vào quá khứ là được, nghe em :)
vâng, lão PHÊN dạy thì em xin nghe :D
thôi thì trình độ các cháu nó chỉ được như thế, nó cầm súng bắn vào lịch sử dân tộc thì ta cầm roi mây phệt cho mấy cái, khác phải im tuốt :D
 

CCM

Xe buýt
Biển số
OF-158920
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
861
Động cơ
355,310 Mã lực
Vãi thật. có người xem phim giải trí Hollywood rồi ốp vào thành lịch sử luôn. Phán như thánh thần, ghê thật.
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Còm nào của cụ cũng luôn kê kích xếch mé nhưng người đánh P, M, T sao giờ lại tự hào cùng những người đánh Tàu.
Cụ này giống F2/F3 của mấy ông sọc dưa có khác, luôn tự nhận mình là con cháu LTK, THĐ, LL, QT dưng hành động thì giống TIT, LCT.
Chuẩn cụ, "con dòng cháu dống" có khác!=))
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
các cháu nó không hiểu giá trị của hai từ 'thống nhất'. Thế hệ cha ông đã phải chiến đấu và giành được chiến thắng trước kẻ thù Đế quốc M mạnh nhất mọi thời đại không phải vì Việt Nam hiếu chiến thich đánh nhau. Mà bởi vì dân tộc ta khao khát hoà bình ' Thống nhất đất nước'
Nếu cụ nào đã đến bờ sông bến Hải, Thành cổ Q trị thăm tượng đài khát vọng thống nhất sẽ khó cầm lòng vì xúc động,
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
các cháu nó không hiểu giá trị của hai từ 'thống nhất'. Thế hệ cha ông đã phải chiến đấu và giành được chiến thắng trước kẻ thù Đế quốc M mạnh nhất mọi thời đại không phải vì Việt Nam hiếu chiến thich đánh nhau. Mà bởi vì dân tộc ta khao khát hoà bình ' Thống nhất đất nước'
Nếu cụ nào đã đến bờ sông bến Hải, Thành cổ Q trị thăm tượng đài khát vọng thống nhất sẽ khó cầm lòng vì xúc động,
Nói đến chuyện cầu Hiền lương thì có nhiều chuyện vui phết, do khát vọng muốn thống nhất đất nước nên nữa cầu do VNCH chiếm giữ họ sơn màu gì ta sơn y màu đó, họ đổi màu gì ta cũng đổi màu đó. Hai bên thi nhau thiết kế lá cờ càng to càng tốt nhưng cuối cùng nghe đâu bên VNCH thua vụ cờ. Lại còn cả chuyện loa phóng thanh của 2 bên nữa cũng vui phết.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
vâng, lão PHÊN dạy thì em xin nghe :D
thôi thì trình độ các cháu nó chỉ được như thế, nó cầm súng bắn vào lịch sử dân tộc thì ta cầm roi mây phệt cho mấy cái, khác phải im tuốt :D
Ối ối, em phận đàn em, nào dám dạy. Cỵ nói thế chết em:(
 

Mua xe nào

Xe điện
Biển số
OF-27753
Ngày cấp bằng
21/1/09
Số km
2,084
Động cơ
505,934 Mã lực
Nói đến chuyện cầu Hiền lương thì có nhiều chuyện vui phết, do khát vọng muốn thống nhất đất nước nên nữa cầu do VNCH chiếm giữ họ sơn màu gì ta sơn y màu đó, họ đổi màu gì ta cũng đổi màu đó. Hai bên thi nhau thiết kế lá cờ càng to càng tốt nhưng cuối cùng nghe đâu bên VNCH thua vụ cờ. Lại còn cả chuyện loa phóng thanh của 2 bên nữa cũng vui phết.
Không biết nếu VNCH nó sơn cờ mẽo hay cờ VNCH thì bên ta sơn làm sao? Phải công nhận các Cụ nhà mình giỏi
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Không biết nếu VNCH nó sơn cờ mẽo hay cờ VNCH thì bên ta sơn làm sao? Phải công nhận các Cụ nhà mình giỏi
Bậy nà, ai lại mang nền cờ tổ quốc đi sơn cầu, phạm thượng.......Trảm :D
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Đặc công cũng đánh mỹ, bộ đội cũng đánh Mỹ, đặc công cũng là bộ đội, mod cho em pết tạm vào đây vậy :D

Vì sao lính Mỹ được ăn như vua mà vẫn thua bộ đội VN?

Quốc Việt - theo Trí Thức Trẻ | 19/04/2014 10:43




Chia sẻ:
(Soha.vn) - Ngoài việc trang bị vũ khí đến tận răng, lính Mỹ còn được cung cấp thực phẩm thượng hạng nhưng điều đó không giúp họ giành chiến thắng tại chiến trường Việt Nam.


Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, việc đảm bảo hậu cần luôn là một gánh nặng lớn làm đau đầu các nhà hoạch định chiến lược quân sự Mỹ. Sự xa cách về địa lý, điều kiện khí hậu khắc nghiệt khiến công tác hậu cần gặp rất nhiều khó khăn.
Quân đội Mỹ vốn được mệnh danh là “quân đội nhà giàu”, binh lính của họ được trang bị “tận răng” mỗi khi ra trận. Không chỉ được trang bị đầy đủ về vũ khí, họ còn được cung cấp những suất ăn chế biến sẵn khi ở chiến trường hoặc những bữa ăn thịnh soạn khi ở căn cứ với nguyên liệu làm từ những loại thực phẩm thượng hạng.
Khẩu phần ăn tiêu chuẩn cho binh lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam được ký hiệu là MCI (viết tắt của cụm từ bữa ăn chiến đấu cá nhân). Đây là một loại thực phẩm đóng hộp dành cho binh lính Mỹ trên chiến trường, được đưa vào sử dụng trong giai đoạn 1958-1980.
MCI thay thế cho khẩu phần ăn loại C được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ 2, tuy vậy nó vẫn bị gọi với tên cũ do có cách đóng gói gần như giống hệt chỉ khác về trọng lượng. MCI được xem như một bước cải tiến khá khiêm tốn so với khẩu phần ăn loại C vốn bị chỉ trích là quá cồng kềnh đối với binh lính trên chiến trường.

Khẩu phần ăn MCI cùng các vật dụng kèm theo cho lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.​
MCI được sản xuất tại Mỹ bởi một số công ty thực phẩm lớn như HJ Heinz, Patten Food Products, The Cracker Jack Company, nó được đặt hàng riêng để cung cấp cho Bộ Quốc Phòng Mỹ và không được phép bán ra ngoài thị trường khi chưa nhận được sự đồng ý của Lầu Năm Góc.



Chúng được vận chuyển đến Việt Nam chủ yếu bằng đường hàng không và lưu trữ tại các kho lớn ở Sài Gòn, Cam Ranh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, sau đó sẽ được chuyển đến căn cứ của các đơn vị chiến đấu. Những đơn vị chiến đấu đồn trú ở khu vực xa xôi hoặc các đơn vị tiền tiêu sẽ được cung cấp thực phẩm và đạn dược bằng trực thăng.
MCI được đóng gói trong những thùng carton, mỗi thùng carton lớn chứa 12 thùng carton nhỏ, mỗi thùng carton nhỏ tương ứng với một bữa ăn dành cho 1 binh sĩ. Bên ngoài mỗi thùng carton lớn đều có in dòng chữ “Meal Combat Individual C”, trên mỗi thùng carton nhỏ bên trong có đánh dấu ký hiệu B-1, B-2, B-3 tương ứng với thực đơn bên trong.

Mỗi khẩu phần ăn được chế biến khá phong phú về chủng loại bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, chocolate, bột cacao, bánh quy, các loại đậu... Ngoài ra, còn có các vật dụng đi kèm như đường, cafe hòa tan, muối, tiêu, thuốc lá, kem không sữa, kẹo cao su, giấy vệ sinh, giấy chống ẩm.
Khẩu phần ăn trong mỗi thùng nhỏ được đóng gói như sau: Phía trên cùng là 1 bao đựng bánh mì, tiếp đó là 2 lon nhỏ và 1 lon lớn chứa thực phẩm đã được chế biến sẵn theo thực đơn quy định ở bên ngoài. Phụ kiện đi kèm gồm một chiếc muỗng và không thể thiếu “vật bất ly thân” là dụng cụ mở lon P-38.

Hai lính thủy quân lục chiến Mỹ đang dùng khẩu phần ăn MCI bên trong một xe thiết giáp M-113 tại chiến trường Việt Nam.​
Mặc dù được chế biến khá phong phú từ nhiều loại thực phẩm khác nhau song MCI vẫn bị lính Mỹ phàn nàn là quá nhàm chán. Một cựu binh Mỹ tại Việt Nam từng phát biểu rằng “Nó (MCI) - Có vẻ như quân đội có cùng một triết lý như mẹ của tôi, rằng "con sẽ ăn tất cả những gì mẹ nấu", sự khác biệt lớn ở đây là mẹ tôi không bao giờ cố định bất cứ một điều gì cả”. Các lính Mỹ tại chiến trường Việt Nam còn phàn nàn rằng họ lúc nào cũng phải ăn những thức ăn nguội lạnh, một dạng phàn nàn đặc trưng kiểu “được voi đòi tiên”.
Một sự bất tiện khác của MCI là binh lính không bao giờ được phép quên “vật bất ly thân” là dụng cụ mở hộp P-38. Tệ hại hơn là nó quá nặng, để mang theo đủ khẩu phần ăn cho một ngày, mỗi binh lính sẽ phải cõng thêm 2,5 kg MCI tương ứng với 3 hộp carton nhỏ. Đây là hạn chế rất lớn, nhất là đối với những binh sĩ phải thực hiện nhiệm vụ chiến đấu dài ngày cách xa căn cứ.
Đến năm 1966, binh lính làm nhiệm vụ trinh sát hoặc tuần tra dài ngày tại Việt Nam như các đơn vị chiến đấu đặc biệt SEAL, Ranger được cung cấp một loại thực phẩm chế biến sẵn mới là LRP hoặc Lurpfood, được đóng gói trong các túi nilon tráng bạc giúp giảm trọng lượng và sự cồng kềnh so với khẩu phần ăn MCI. LRP chính là tiền đề tạo ra khẩu phần ăn MRE mà về sau được dùng để thay thế hoàn toàn cho khẩu phần ăn MCI vào năm 1980.

Bức ảnh cho thấy sự khác biệt rất lớn về trang bị đi kèm của lính Mỹ và bộ đội Việt Nam.
Quân đội Mỹ luôn quan tâm một cách đặc biệt đến việc cải tiến khẩu phần ăn cho binh lính trên chiến trường. Họ xem việc đảm bảo cung cấp thực phẩm cho binh lính là một trong những nguồn động viên tinh thần chiến đấu. Rất nhiều chuyên gia thực phẩm nổi tiếng đã được mời làm việc cho Lầu Năm Góc để cải tiến các khẩu phần ăn chế biến sẵn.
Có một thực tế khá thú vị là mặc dù lính Mỹ được trang bị đến “tận răng” nhưng điều đó lại góp phần làm hạn chế khả năng tác chiến của họ. Mỗi khi hành quân họ phải mang theo quá nhiều những thứ lỉnh kỉnh, khả năng tác chiến của họ phụ thuộc quá nhiều vào những vật dụng mang theo nhất là thực phẩm. Phải chăng việc ỉ lại quá nhiều vào hậu cần đã khiến Mỹ phải trả giá đắt ?
Trong khi đó, Quân đội Việt Nam vốn nghèo nàn về trang bị, thiếu thốn về thực phẩm nhưng các chiến sĩ quân giải phóng thường không bị động quá nhiều như binh lính Mỹ. Ngoài lương thực được cung cấp từ các đơn vị hậu cần, bộ đội Việt Nam còn chủ động tìm kiếm nguồn thực phẩm sẵn có tại khu vực tác chiến mỗi khi công tác hậu cần bị gián đoạn. Đó chính là một trong những điểm tạo nên sự khác biệt giữa “lính vua” của Mỹ và “lính nhà nghèo” của Quân đội nhân dân Việt Nam.
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Những người lính ăn không đủ no, trang bị nghèo nàn, nhưng ý trí, khao khát hòa bình của họ hiếm có quân đội nào sánh được:


"Trên thế giới ít có cuộc chiến nào mà bên phòng vệ thắng bên tấn công, nhất là có sự chênh lệch quá lớn về tiềm lực quân sự, vũ khí trang bị".

Cựu học viên Việt Nam với các chuyên gia nước bạn.
Trong đoàn cựu chiến binh Liên Xô sang thăm Việt Nam đúng dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, nhiều người từng là chuyên gia, cố vấn quân sự về tên lửa phòng không, thậm chí trực tiếp tham gia chiến đấu cùng bộ đội Việt Nam đánh máy bay Mỹ. Khi trở về nước, các chuyên gia, kỹ sư Liên Xô lại trực tiếp giảng dạy tại các học viện, trường quân sự, tham gia đào tạo nhiều học viên, nghiên cứu sinh quân sự Việt Nam.

Đại tá, PGS, TS Nguyễn Tăng Cường, nguyên Chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật điều khiển và Đại tá, TS Nguyễn Ngọc Quý, nguyên Phó chủ nhiệm Bộ môn Tên lửa (Học viện Kỹ thuật quân sự) mừng vui khôn xiết khi gặp lại người thầy cũ: Đại tá Mác-cốp Lép Nhi-cô-lai-ê-vích, nguyên giảng viên Trường Tên lửa Min-xcơ (nay là Học viện Quân sự Bê-la-rút).

Đại tá Mác-cốp sang làm chuyên gia quân sự giúp Việt Nam từ tháng 10-1971 đến tháng 8-1972, trực tiếp giảng dạy tại Trường Sĩ quan Phòng không và tham gia huấn luyện các kíp trắc thủ tên lửa. Nhắc đến những năm tháng đó, nhất là về chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, Đại tá Mác-cốp sôi nổi hẳn lên: “Tôi đã nghiên cứu kỹ chiến lược chiến tranh của nhiều nước và thấy rằng, trên thế giới ít có cuộc chiến nào mà bên phòng vệ thắng bên tấn công, nhất là có sự chênh lệch quá lớn về tiềm lực quân sự, vũ khí trang bị giữa quân đội Việt Nam và quân đội Mỹ, đặc biệt là “siêu pháo đài bay B-52”, mà người Mỹ “khoe” là không thể bị bắn hạ! Vậy mà Việt Nam đã đánh thắng rất giòn giã. Đó thực sự là cuộc chiến tranh của trí tuệ với trí tuệ, thông minh “chọi” thông minh, chứ không phải là cuộc chiến tranh thông thường!”.
Cuối năm 1971, Thiếu tá Mác-cốp sang Việt Nam, giảng dạy tại Trường Sĩ quan Phòng không, chuyên về tọa độ, hiện hình, ra-đa, xử lý tín hiệu… Ông cho biết: “Bộ đội tên lửa Việt Nam rất thông minh và chịu khó, nên thời gian huấn luyện làm chủ khí tài chỉ mất khoảng 8 tháng, trong khi ở một số nước khác phải mất 18 tháng.

Chiến đấu dũng cảm, cơ động nhanh, tạo nhiều mục tiêu giả là một trong những nét đặc sắc trong nghệ thuật tác chiến của bộ đội phòng không Việt Nam, nhằm đối phó hiệu quả với không quân Mỹ.  Cùng với trận địa chính, bộ đội Việt Nam làm nhiều trận địa phụ, sau mỗi lần phóng tên lửa, lại nhanh chóng kéo bệ sang trận địa khác. Những quả tên lửa giả được làm bằng cót, phủ sơn trông như thật. Khi tên lửa thật phóng đạn, thì các bệ tên lửa giả cũng đốt rơm, tạo khói mù mịt, đánh lừa máy bay Mỹ. Những kinh nghiệm chiến đấu sáng tạo, hiệu quả đó, sau này tôi đã viết thành giáo án để giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm chiến đấu cho các học viên phòng không Bê-la-rút…”.

Khi tên lửa Sơ-rai của Mỹ đánh hỏng nhiều khí tài phòng không, các chuyên gia Liên Xô nhanh chóng nghiên cứu và cùng bộ đội Việt Nam đối phó hiệu quả. Đại tá Mác-cốp cho hay: “Tên lửa Sơ-rai sau khi phóng sẽ tìm và “bắt” mục tiêu theo sóng ra-đa, rồi lao thẳng vào gây nổ. Chúng tôi cùng bộ đội Việt Nam nghiên cứu, vô hiệu hóa bằng cách phát sóng tức thì, tắt máy đột ngột và quay đài ăng-ten đi hướng khác. Tên lửa Sơ-rai cứ thế lao theo quán tính và rơi chệch trận địa…”.
Đại tá V. M. La-gu-tin, nguyên giảng viên Trường Tên lửa Min-xcơ, từng sang Việt Nam làm giảng viên, hướng dẫn xác định tọa độ mục tiêu và tên lửa tại Trường Sĩ quan Phòng không từ tháng 10-1972 đến tháng 9-1973, trực tiếp chứng kiến chiến dịch 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972.

Ông kể: “Trong 12 ngày đêm, tôi vẫn bám trụ ở Sơn Tây, huấn luyện sĩ quan điều khiển trắc thủ tay quay tên lửa Đờ-vi-na (SAM-2), đồng thời theo dõi chặt chẽ từng bước chiến lược của không quân Mỹ. Ngày đầu chiến dịch rất khó khăn, nhưng khi bộ đội Việt Nam bắn hạ chiếc B-52 đầu tiên, rồi đến chiếc thứ 4, thì tôi hoàn toàn tin rằng Việt Nam sẽ thắng”.

Trở về Tổ quốc năm 1973, nay cựu chiến binh La-gu-tin mới có dịp trở lại Việt Nam. Được hỏi về cảm tưởng, ông cười vui: “Những năm chiến tranh, hầu như mọi thứ bên ngoài chúng tôi chỉ thấy qua cửa sổ, cửa xe điều khiển, ban đêm thì tham gia trực chiến. Nay Việt Nam đã thay đổi quá nhiều và rất phát triển. Thời gian trôi nhanh, nhiều điều có thể dần bị lãng quên, nhưng 40 năm nhìn lại, có thể khẳng định: Tình đoàn kết, sát cánh bên nhau đã góp phần làm nên chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”.

Cựu chiến binh La-gu-tin lưu giữ nhiều kỷ vật trong những năm tháng ở Việt Nam, như mảnh xác máy bay Mỹ, mảnh bom, mảnh đạn, bom bi… Ông đã tặng một số hiện vật cho Phòng truyền thống Trường Thiếu sinh quân Su-vô-rốp (nơi ông học tập thời niên thiếu) và lập một bảo tàng nhỏ về Việt Nam tại nhà.
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Bộ trưởng Quốc phòng Israel khi đó sang thăm Việt Nam Cộng hòa đã đóng vai một nhà báo chiến trường đến quan sát chiến dịch Pleime về nói như sau: “Quân đội Mỹ ở Việt Nam đã có đủ những vũ khí và phương tiện mà những người chỉ huy quân sự các nước khác chỉ thấy trong mơ. Thế mà, mỗi khi đối phương đã tiếp nhận giao chiến là trên 90% các trận đánh, quyền chủ động thuộc về họ.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Thảm sát Katyn chưa nổi một góc thảm sát Mỹ lai hay những hành động tàn sát kết hợp với ba que ********* tàn sát dân ta đâu.
 

hoatra

Xe điện
Biển số
OF-118695
Ngày cấp bằng
30/10/11
Số km
2,780
Động cơ
411,596 Mã lực
Nơi ở
Nơi vẫn ở
Những con người mà để cho mọi thế hệ mai sau trong đó có chúng ta tự hào là Người Việt Nam
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top