Chân trần chí thép- Chiến công của lực lượng anh hùng

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Đâu phải cứ trực tiếp ra trận mới được coi là ưu tú. Tất cả mọi người qua thời kỳ đó đều ưu tú.
 

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Nếu h chiến tranh, liệu VN có đánh đc như thế
Cái này thì chỉ có cụ otohagiang, cụ pain, cụ vixuyen.....có đặt niềm tin huấn luyện cho con cháu mới nói mạnh được. Vì các cụ ấy đều qua trận mạc. À hình như cụ otohagiang ở đơn vị biên phòng, đơn vị đầu tiên giáp mặt khi kẻ thù tấn công.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Cái này thì chỉ có cụ otohagiang, cụ pain, cụ vixuyen.....có đặt niềm tin huấn luyện cho con cháu mới nói mạnh được. Vì các cụ ấy đều qua trận mạc. À hình như cụ otohagiang ở đơn vị biên phòng, đơn vị đầu tiên giáp mặt khi kẻ thù tấn công.
Cụ lo gì, cứ có biến là cầm súng ra mặt trận hết, mình không bắn nó thì nó bắn mình :D Mà cụ có ít tài liệu nào thì phọt lên tiếp cho bon em hóng đê
 
Chỉnh sửa cuối:

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Em còn khá nhiều, nhưng tiếc là không biết post ảnh từ máy lên. Thôi hẹn cụ nào cofe em cho xem. Hihi, (em vẫn thích nhậu phết đấy)
 

X-trails

Xe cút kít
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
19,715
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt

otohagiang

Xe container
Biển số
OF-57467
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
5,201
Động cơ
497,962 Mã lực
Thế thì thế hệ cha ông của cụ và của em đều ưu tú hết nhỉ :D vì có ai ko đánh pháp và mỹ đâu :))
thế là 1 dân tộc ưu tú rồi
vừa đuổi anh Pháp đã phải quay sang chiến luôn anh Mẽo
anh Mẽo đi rồi lại bọn PỐT
rồi thằng Khựa quậy tưng biên giới mà ta vẫn đủ bản lĩnh đẩy lùi chúng nó
liệu có nước nào như dân tộc ta
lớp trẻ thời nay về ý chí có thể nói đang kém cha anh ngày trước
nhưng em tin chúng nó không để xương máu cha anh mình mất đi vô ích đâu
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Em đã đọc nhiều lần truyện ngắn Dốc núi "Trong vòng lửa" của tác giả Trọng Bảo. Em đọc nhiều lần có lẽ vì truyện như hồi ký chiến tranh, có tính chân thực. Do không quen tác giả nên em xin phép được trích đường link đến đây xin chia sẻ cùng với các cụ, đặc biệt là cụ Vị xuyên, cụ pain, cụ Pháo... Link: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,25405.0.html
 
Chỉnh sửa cuối:

lila

Đi bộ
Biển số
OF-307944
Ngày cấp bằng
16/2/14
Số km
3
Động cơ
300,130 Mã lực
ĐC nhà mình nhiều trận rất hay nhưng vẫn chưa công khai hoặc ko công khai chi tiết chứ nếu ko thì có nhiều kịch bản để dựng thành phim hay chả kém gì phim Mẽo các cụ ạ.
Ngoài những vu tập kích sân bay thì các trận đánh vào căn cứ phòng thủ kiên cố vd như trận núi Pha Thí (Lima Site 85) và sau này đánh chiếm Đền Preah Vihear ở K với chiến thuật tuơng tự, trận đánh căn cứ hỗ trợ hỏa lực FSB Mary Ann hay trận đánh trạm radar trên đất TQ đều là những trận tập kích rất thành công dc phía đối phuơng nghiên cứu kỹ ( nhưng phía Việt Nam thì lại ko công khai lắm trừ trong nội bộ quân đội :-s)
ĐC nước có vụ đánh chìm tàu sân bay Mẽo USS Card ở Cảng SG năm 63, đấu với người nhái của VNCH và Mỹ, đánh Đông Hà, Cửa Việt và nghe hóng là còn nhiều lần đánh các đảo của Tàu kiểm soát ở TS từ sau năm 88 ....
Ly kỳ nhất là vụ giải cứu bất thành Sihanouk đầu năm 79 nhưng tiếc là vẫn chưa dc giải mật nên đến nay vẫn còn là bí ẩn về lực lượng tham gia, chi tiết kế hoạch và lý do bị thất bại. Mong là ít lâu nữa sẽ dc công khai hay ít ra dc ai đó viết lại dưới dạng tiểu thuyết kiểu như "Ván bài lật ngửa", "Ông cố vấn" thì đọc cũng đã :">
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
ý cụ lila là đã không giải mật thì không công bố luôn. Không thừa nhận, không phủ định, mà em thích như thế. Tất nhiên phải vì mục đích cao cả hơn nên như vậy.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
“战阵之间,不厌诈伪" (Chiến trận chia gian, bất yếm trá ngụy) nghĩa là: Khi chiến tranh, đánh nhau thì không loại bỏ mưu kế lừa dối.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Những người lính đặc công tại cửa ngõ Sài Gòn



Kỷ niệm 29 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2004):
Xuồng đưa hai chiến sĩ đặc công thủy đi đánh tàu vận tải quân sự một vạn tấn trên sông Rạch Lá - Ảnh: Tư liệu Đại tá Tống Viết Dương (nguyên tư lệnh cánh đông chiến dịch Hồ Chí Minh), trung tá Võ Tấn Sĩ (nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn đặc công biệt động 116) bảo từ bao năm nay, cứ đến ngày 30-4 câu chuyện về những ngày chiếm giữ các cầu, mở đường cho quân chủ lực vào thành phố đã được các ông kể đi kể lại không biết bao lần. Thế nhưng đến tận hôm nay, câu chuyện ấy vẫn sống động như 29 năm về trước... Lính đặc công học đánh ban ngày
“Giữa tháng tư, trung đoàn đặc công biệt động 116 đang tập trung ở vùng bưng sáu xã chuẩn bị cho trận đánh liên trường quân sự Thủ Đức thì được lệnh rút về tập trung cho chiến dịch. Chúng tôi quay về Bình Sơn, Long Thành nhận nhiệm vụ mới: chiếm và giữ các cây cầu dẫn vào thành phố....”.
Võ Tấn Sĩ khi ấy là thiếu tá, trung đoàn trưởng. Dẫn anh em đặc công cắt đồng về căn cứ, từ thủ trưởng đến lính ai cũng mệt mỏi nhưng khi biết nhiệm vụ mới có thể sẽ là những trận đánh cuối cùng để giải phóng đất nước, “một luồng sinh khí mới bỗng bừng dậy”. Tất cả háo hức chuẩn bị cho ngày tiến về Sài Gòn, mục tiêu đầu tiên chính là cầu Đồng Nai.
“15-4, đội điều nghiên đầu tiên được phái đến khảo sát cầu. Tàu hải quân địch tuần tiễu gắt quá nên anh em bị lộ. Những loạt đạn bắn rát khiến toàn đội phải lui về. Một anh bị thương, bất tỉnh bên hàng rào kẽm gai và bị địch bắt sống...”.
Đến hôm nay ông Sĩ vẫn còn nhớ người chiến sĩ ấy tên Hà, quê ở Nghệ An. Anh bị thương vào cổ, đứt cuống họng. Sau ngày giải phóng, đồng đội đã tìm được anh ở Bệnh viện Cộng Hòa (nay là Bệnh viện 115), anh ra dấu mượn một cây bút: “Nếu tôi còn nói được, xin cho tiếp tục phục vụ quân đội”.
“Nhóm trinh sát thứ hai đã hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi thống nhất giờ G, đêm 26-4, 250 chiến sĩ đặc công thủy, đặc công khô cắt hàng rào tiến vào trận địa. Rạng sáng, súng lệnh nổ. Loạt thủ pháo đầu tiên đã diệt gọn lực lượng địch đang ngủ trong khu trại. Đặc công khô cùng đặc công thủy phối hợp đánh chìm cùng lúc bốn chiếc hải thuyền. Các công sự hai đầu cầu cũng nhanh chóng bị các chiến sĩ của ta chiếm giữ”.
Nhanh gọn vậy nhưng những gì khó khăn nhất vẫn còn ở phía trước. Ngay sáng hôm sau, các lực lượng tiếp viện của địch từ Biên Hòa, Long Bình, Thủ Đức đã ùn ùn kéo tới, pháo bắn dày đặc các ngả, máy bay lượn sát trên đầu...
Ông Sĩ kể rằng ở cương vị một người chỉ huy, ông chưa bao giờ phải đương đầu với nhiều khó khăn như ba ngày 27, 28 và 29 ấy. Không chỉ phải trực tiếp chỉ đạo chiến lược, chiến thuật, bổ sung quân, bổ sung vũ khí, lương thảo, tìm cách giải quyết thương binh... mà khó khăn nhất lại là động viên tinh thần anh em.
Ai cũng ra trận với tinh thần quyết tử nhưng những sở trường của lính đặc công là đột nhập ban đêm, đánh bất ngờ, đánh nhanh thắng nhanh đều đã được vận dụng hết. Phải chiến đấu giữa ban ngày, không vật che khuất, che đỡ, phải bám trụ, chiếm giữ thời gian lâu là điều mà lính đặc công không sẵn sàng chuẩn bị.
Nằm trong một lò gạch cách cầu Đồng Nai mấy trăm mét, điện đài của trung đoàn trưởng vang lên liên hồi: “Thủ trưởng ơi, địch đến đông quá”, “Báo cáo: hết đạn”, “Báo cáo: xe tăng địch đến”... Trong cả ngàn thông tin dồn dập và phải xử lý tức thời như thế, trung tá Võ Tấn Sĩ bảo có một tin làm ông lặng đi mất mấy phút “Cầu Rạch Chiếc đây. Báo cáo: đã hoàn thành nhiệm vụ nhưng anh em hi sinh nhiều quá...”.
Mấy phút trong thời điểm đó đã là nhiều lắm, bởi lệnh thì chỉ có một “Bám trụ giữ cầu, đợi quân chủ lực”. Không biết bao giờ quân chủ lực mới đến nhưng Võ Tấn Sĩ quyết không để lực lượng bị hao hụt thêm. Trưa 29, ông trực tiếp dẫn một tiểu đoàn đặc công đánh vào tổng kho Long Bình, khuân súng chống tăng, đạn pháo, lương thực ra cầu tiếp tế...
Mật hiệu: “Hồ Chí Minh” - Đáp: “Muôn năm”
Trung tá Võ Tấn Sĩ - Ảnh: Phạm Vũ
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )

Đêm 29 lại có tiếng xích xe tăng nghiến trên đường, trinh sát báo có một đoàn xe tăng vừa đi vừa nhằm các lô cốt mà bắn. Mấy ngày đợi chờ đã quá sốt ruột nên từ tư lệnh Tống Viết Dương đến các anh lính ai cũng mong đó là xe tăng quân chủ lực. Trinh sát quát hỏi mật hiệu “Hồ Chí Minh”, bên kia đáp “19 tháng 5”. Không đúng rồi, mọi người thất vọng, một anh lính bực bội bắn một phát B41. Trong ánh đạn sáng lòa bay qua tháp pháo, mọi người nhìn thấy lá cờ nửa đỏ nửa xanh của Mặt trận dân tộc giải phóng. “Quân mình, quân mình...”, ai nấy reo ầm lên, mấy anh lính xe tăng sau một giây ngỡ ngàng cũng kịp thời nhớ ra câu mật hiệu của chiến dịch Hồ Chí Minh, hô vang: “Muôn năm”.
Chưa ai quen ai nhưng gặp nhau ai cũng mừng như chưa bao giờ mừng thế. Lữ đoàn xe tăng 203 cho biết nhiệm vụ của họ là tiến thẳng vào dinh Độc Lập nhưng bộ binh lại chưa theo kịp. Tư lệnh Tống Viết Dương liền trổ tài “quảng cáo” về các khả năng của lực lượng đặc công biệt động và cuối cùng đã thỏa thuận được với lữ đoàn xe tăng về kế hoạch biến lính đặc công thành lính bộ binh để vào Sài Gòn kịp ngày 30-4.
Lần đầu tiên được ngồi lên xe tăng, lại là xe tăng tiến về Sài Gòn, anh nào cũng hào hứng, tranh nhau lên trước. Nhưng rồi vẫn cứ phải nhường nhau. Một tiểu đoàn đặc công thủy phải ở lại giữ cầu. Lúc đi qua cầu Rạch Chiếc, thấy anh em mình hi sinh nằm rải rác trong những đám lá dừa nước, một tiểu đội nữa lại nhảy xuống lo phần chôn cất. Thế nhưng vẫn chưa hết những người phải nằm lại.
Qua ngã tư Thủ Đức, pháo trong trường quân sự của địch bắn ra khiến một chiếc xe tăng của ta bốc cháy, bảy chiến sĩ hi sinh. Một phát đạn M72 nữa của lính ngụy chạy loạn làm cháy chiếc xe tăng dẫn đầu ngay khi vừa chớm lăn lên cầu Sài Gòn, bốn chiến sĩ nữa trở thành liệt sĩ. Chiếc xe đi thứ hai thì bị sa lầy xuống con kênh dưới cầu Đen. Những chiếc xe tăng, các anh em đi sau đã trở thành những chứng nhân lịch sử.
Từ ngày ấy đến nay đã 29 năm, trung đoàn 116 (367 cũ) đã bao lần họp mặt nhưng lần họp mặt nào xen giữa những tiếng cười cũng có người rưng rưng nước mắt. Từ khi trung đoàn thành lập (1970) cho đến ngày giải phóng, có hơn 1.000 chiến sĩ đã hi sinh.
Ông Sĩ, ông Dương cứ kể mãi không hết về những anh lính đặc công rất tinh nhuệ nhưng lại phải lót lá dừa ngay trên những bụp dừa được phạt ngang để ngủ; những ngày lội bưng vào trận, các anh đeo trên mình trần đầy thủ pháo, lựu đạn, còn lương khô thì không có.
Những anh đặc công ấy đã là một trong những người đầu tiên vào giải phóng Sài Gòn, cũng là một trong những người cuối cùng ngã xuống trước ngưỡng cửa hòa bình. Thế mà “ngày ở trong rừng, mơ đến ngày giải phóng, đứa nào cũng chỉ ước: hòa bình được về nhà, được ngủ, được cắm một cái cần câu...”.
PHẠM VŨ
Hôm đó, tôi đã đến dinh Độc Lập
Cờ chiến thắng tung bay trên dinh Độc Lập (trụ sở ngụy quyền Sài Gòn) ngày 30-4-1975 Nằm trong tổ không quân chiến dịch, bên cạnh bộ tư lệnh cánh quân phía đông, tôi là một trong những sĩ quan không quân hiếm hoi có mặt tại Sài Gòn từ rất sớm. Đến bây giờ, dù đã 29 năm, đối với tôi nó như mới ngày hôm qua... Từ Đà Nẵng, theo đường số 1, cuộc hành quân đánh giặc bằng xe hơi, chưa bao giờ chúng tôi đi nhanh như vậy. Mới sáng sớm còn ở phi trường Đà Nẵng, trưa đã ăn cơm ở Tam Kỳ. Ngày hôm sau chúng tôi có mặt ở Nha Trang. Chiều hôm sau nữa, cùng với bộ binh, chúng tôi tiến vào sân bay Thành Sơn (Phan Rang).
Cuộc tấn công của quân ta vào sân bay nhanh đến độ bọn ngụy ở sân bay này không kịp thu dọn quần áo, mâm cơm đang ăn dở, máy phát điện dự phòng vẫn đang chạy, điện vẫn phát ra...
Trên đường hành quân thần tốc, mệnh lệnh của đại tướng tổng tư lệnh được truyền đến tai chúng tôi: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng".
Cuộc tiến quân thần tốc ở cánh quân phía đông với hơn 32.000 quân, 2.276 xe, pháo, tăng, thiết giáp. Tôi có mặt trong đoàn quân vĩ đại đó, hành quân ban ngày, xe đủ loại, xe đò, xe quân sự, xe lam. Thi thoảng không quân ngụy cho F-5 và
A-37 ném bom ngăn bước. Lúc đó rất ít xe đi ra, tôi quan sát gần như tất cả xe đều xuôi về Nam. Trưa 20-4 chúng tôi đã vào đến khu rừng Lá ở phía bắc Xuân Lộc.
Ngày 28-4-1975, từ trên núi cao 187m có tên là Gia Rai, tôi mở máy đối không liên lạc với biên đội Nguyễn Thành Trung, lúc đó là 16g50. Mười phút sau năm chiếc A-37 lần lượt ném bom vào khu để máy bay và đường lăn phi trường Tân Sơn Nhất.
Sáng 30-4, từ phi trường Biên Hòa chúng tôi được lệnh tiến vào Sài Gòn. Nhiệm vụ của tổ không quân là tiến vào phi trường Tân Sơn Nhất. Nhưng khi vượt qua cầu Sài Gòn chúng tôi bị lạc, không biết đường, ở đâu có cờ của mặt trận chúng tôi tiến đến đó...
Sau khi hỏi đường, tôi vẫn chưa xác định được hướng đi đến sân bay, chỉ vài ba ngã tư chúng tôi lại đi lạc. Chiếc xe Jeep cao, trên thùng xe cắm lá cờ mặt trận của chúng tôi, tiến vào trung tâm thành phố, chẳng hiểu đi như thế nào cuối cùng chúng tôi ở đầu đường Duy Tân, trước mặt là nhà thờ Đức Bà, bên phải là dinh Độc Lập...
Nhìn thấy cờ ba que của chính quyền Sài Gòn vẫn còn bay, tất nhiên chúng tôi dừng xe, ngồi im và cảnh giác... Bấy giờ dân kéo đến rất đông, xe chúng tôi nằm trong vòng vây của các bạn trẻ. Tôi quan sát suốt đoạn dài từ phía bên trái cho đến hết đoạn hàng ngàn người đổ ra đứng hai bên đường...
Chỉ ít phút sau tiếng xích sắt xe tăng tiến vào dinh Độc Lập. Đoàn xe của chúng tôi nhập vào. Vậy là chúng tôi đã đến đích... Vậy là cái đích của hai cuộc kháng chiến, với kết cục chúng ta thắng Pháp, thắng Mỹ ở chính tại ngôi nhà to lớn chắn ngang đại lộ Thống Nhất, một con đường rộng hơn 30m, trải nhựa phẳng lì...
Thời điểm đó tôi chỉ biết mình sắp được về thăm nhà, được gặp mẹ, người thân... Tôi mừng lắm, vì tôi đã trở về đến thành phố mà hồi còn bé tí tôi đã từng ở đây.
Tôi trào lòng vì người dân TP nồng nhiệt chào đón chúng tôi, tôi cũng đã có vài lời với các bạn trẻ hỏi tôi... Tôi nhớ lắm, ngày đó... làm sao mà quên được!
LÊ THÀNH CHƠN
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Kể chuyện đánh chìm tàu chiến của Mỹ tại Cảng Sài Gòn: Kỳ 1: Đón tàu US COREE
( theo báo giáo Dục )




Tàu USNS CARD chuẩn bị vào Cảng Sài Gòn năm 1963 (ảnh tư liệu)​
Những ngày cuối tháng 4, tôi vinh dự được trò chuyện với chiến sĩ biệt động Sài Gòn Lâm Sơn Náo - người trực tiếp đánh chìm tàu Mỹ USNS CARD tại Cảng Sài Gòn vào rạng sáng 2-5-1964.
USNS CARD là tàu chiến chở vũ khí phục vụ cho chiến lược chiến tranh đặc biệt tại chiến trường miền Nam Việt Nam.
Lịch sử tàu USNS CARD
Tàu USNS CARD có chiều dài lên đến 151 mét, trọng lượng rẽ nước 9.957 tấn và trọng tải 16.500 tấn. Bộ phận thân tàu được hình thành vào ngày 27-10-1941. Những chiến công lập được trong Thế chiến II, ngay từ khi phần thân chưa hoàn tất, con tàu này đã được lực lượng hải quân Mỹ trưng dụng và chuyển đổi thành tàu sân bay hộ tống. Lúc bấy giờ nó có tên là CARD. Với đầy đủ các loại vũ khí hiện đại nhất. Ngày 15-7-1941, tàu CARD được nâng cấp và chính thức trở thành tàu sân bay USS CARD, ký hiệu CVE-11. Lúc này, tàu CARD tham gia hạm đội ở Đại Tây Dương của hải quân Hoa Kỳ với nhiệm vụ tìm và diệt tàu ngầm của phát xít Đức. Chiến hạm USS CARD đã liên tục ghi tên mình vào bảng vàng thành tích chiến đấu của hải quân Mỹ. Trong năm 1943 đã đánh chìm tàu chiến của hạm đội Đức, cụ thể: ngày 7-8: U117; ngày 9-8: U664; ngày 11-8: U525 và U847 vào ngày 28-7. Trong vòng ba tháng 9, 10 và 11-1943, máy bay của USS CARD săn lùng rồi tiếp tục đánh chìm 4 tàu ngầm của hải quân Đức là U460, U422, U402 và U584. Sau khi Thế chiến II kết thúc, ngày 7-5-1959, tàu sân bay USS CARD được phân loại lại, nâng cấp và hoạt động vận chuyển máy bay. Tàu có tên mới là USNS CARD, ký hiệu AKV-40.
Đến năm 1963, con tàu có tuổi đời 21 năm USNS CARD vào Cảng Sài Gòn lần đầu tiên. Con tàu chuyên chở máy bay vào phục vụ cho chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ tại chiến trường miền Nam Việt Nam này được hải quân Sài Gòn gọi bằng cái tên “thiết giáp hạm”. Người có mặt trên tàu USNS CARD trong cuộc hành trình xuyên đại dương ấy là John McDonald - từng là lính hải quân của quân đội Mỹ. Xuất phát từ New Orleans, bang Texas, Mỹ vào giữa tháng 3-1964, USNS chở máy bay Skyraider AD; phi cơ AD6 rời và trực thăng nguyên chiếc loại HU1A. Tàu lại đến California nhận thêm nhiều máy bay, thiết bị phục vụ quân sự và nhiên liệu rồi tiếp tục cuộc hành trình.
Hai chiếc tàu USNS CARD và US COREE thay phiên ra vào cảng để vận chuyển vũ khí, máy bay chiến đấu. Cách khoảng 4 tháng lại có một chiếc cập Cảng Sài Gòn mang theo nhiều vũ khí hiện đại.
Kế hoạch đánh tàu US COREE

Dòng máu cách mạng của gia đình luôn chảy đều trong huyết quản của anh công nhân Cảng Sài Gòn Lâm Sơn Náo. Anh là con thứ ba trong gia đình nên thường được gọi là Ba Náo. Vào thời đó, tuy mới 25 tuổi nhưng anh đã có đến 15 năm làm công nhân ở cảng. Chứng kiến cảnh công nhân thợ thuyền bị áp bức bóc lột; quân đội Mỹ tàn sát dân mình, anh Ba Náo không cầm lòng được. Ba Náo nhận thức rằng, có áp bức là có đấu tranh. Cảm thấy xấu hổ khi nước mất nhà tan mà bản thân lại đi làm kiếm tiền, anh quyết định thoát ly gia đình để góp phần vào công cuộc đấu tranh. Gia đình Ba Náo có hết thảy bốn người tham gia kháng chiến chống Mỹ. Căn nhà của gia đình anh nằm bên bờ kênh Tẻ hiền hòa luôn là tâm điểm chú ý của quân cảnh Mỹ. Ba Náo có người cô ruột vừa là cơ sở cách mạng vùng căn cứ vừa là giao liên của Đội Biệt động Quyết Tử. Người cô giới thiệu anh với đồng chí Phạm Văn Hai. Lúc đó, Phạm Văn Hai là Đội trưởng Đội Biệt động 65, Đội Biệt động Quyết Tử Sài Gòn. Sau khi nghe Ba Náo báo cáo tình hình sơ bộ ở Cảng Sài Gòn, Phạm Văn Hai mở ngay lớp tập huấn nghiệp vụ và bồi dưỡng kéo dài trong vòng ba ngày. Lớp học chỉ có một thầy và một trò. Sau ba ngày được học tập, huấn luyện, Ba Náo hào hứng trở lại làm việc ở cảng và bí mật thành lập cơ sở cách mạng.
Vốn thông minh, lanh lợi và hòa đồng nên Ba Náo dễ dàng gầy dựng cơ sở với những đồng chí đáng tin cậy, nhiệt tình cách mạng. Tình hình liên tục được báo cáo về đơn vị. Ba Náo được phân công vừa xây dựng căn cứ, cơ sở để cất giấu vũ khí, vừa xây dựng lực lượng ở các quận trong nội thành. Ba Náo được Đội Biệt động 65 giao nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đó là đánh hai chiếc tàu USNS CARD và US COREE. Sau một thời gian tìm hiểu, anh đã nắm rõ tất tần tật lịch trình cập cảng, nơi neo đậu của từng chiếc. Mục tiêu đã có, trái nổ cũng được quân khu thiết kế, chỉ chờ tàu cập cảng là đánh.
Nhận được tin báo từ Ty điều độ cảng, tàu US COREE sẽ cập Cảng Sài Gòn vào chiều 29-12-1963. Ngày 28-12, Ba Náo liền lên kế hoạch tìm người hỗ trợ. Người mà anh tin tưởng để thực hiện đánh tàu US COREE không ai khác ngoài anh Sáu Cậy (thợ điện của cảng). Trước đó, Ba Náo đã đưa Sáu Cậy vào căn cứ để học tập, học cách sử dụng và thiết kế trái nổ. Để an toàn, Ba Náo lên phương án chuẩn bị xuồng (dành cho thợ hồ của công nhân cảng) đi sửa chữa để vận chuyển trái nổ vào gầm cảng. Bốn khối thuốc nổ TNT cùng đá, xi măng, dụng cụ… được chuyển từ nhà anh ra cảng bằng xuồng thợ hồ. Xuồng lách qua cửa sắt đã được mở khóa sẵn đi vào đường cống ngầm để vào gầm cảng. Xuồng chở vũ khí đến nơi cần đến an toàn trước khi tàu US COREE cập bến.
Từ đêm 28 đến ngày 29-12-1963, Ba Náo và Sáu Cậy chỉ uống nước cầm hơi nằm trên xuồng chờ tàu vào. Điểm đánh được Ba Náo xác định là bốn chiếc cột cầu cảng. 18 giờ, tàu US COREE dần tiến vào cảng. Tàu neo đậu xong, gần 100 kỹ thuật viên lắp ráp máy bay, phi công và binh lính canh gác nghiêm ngặt bên trên. Tiếng động cơ cần cẩu, máy bay ầm ầm rõ mồn một. Chúng không ngờ rằng, chiến sĩ đặc công Ba Náo lại có thể đi bằng đường cống. Ba Náo tiến hành đặt trái dưới nước, cứ cách nhau 5 mét đặt một khối thuốc nổ. Đặt xong lúc 23 giờ, hẹn đồng hồ đúng 7 giờ sáng sẽ nổ.
Làm xong nhiệm vụ được giao, Ba Náo ra hiệu cho Sáu Cậy nhấn chìm xuồng để phi tang, rồi cả hai lội theo đường cống để ai về nhà nấy. Ba Náo bặm môi đến ứa máu: “Rồi chúng bay sẽ biết tay tao”.

P/S :Trong lịch sử chiến tranh của Mỹ có ba tàu chiến từng làm mưa làm gió suốt Thế chiến II. Trong đó, có một tàu đã bị quân đội Đức bắn hạ. Còn lại hai chiếc là tàu sân bay USNS CARD, ký hiệu là AGV-11 và tàu US COREE.
 
Chỉnh sửa cuối:

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Nhiều lúc em suy ngẫm nếu như không có những con người tất cả vì "đi ta đi giải phóng miền nam, khi quê hương nhà vẫn còn bóng quân xâm lược" đến giờ đất nước mình chia cắt vĩnh viễn luôn. Xin cám ơn thế hệ ông cha đã chiến đấu kiên cường giành độc lập tự do toàn vẹn lãnh thổ cho chúng cháu bây giờ.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Kể chuyện đánh chìm tàu chiến của Mỹ tại Cảng Sài Gòn: Kỳ 2: Lấy lại trái nổ lép

( theo báo giáo Dục )


Ông Ba Náo đang kể lại sự kiện tàu US COREE ngày ấy​
Pin yếu không đủ sức điểm hỏa bốn trái nổ. Lấy lại trái nổ lép là việc cần làm để bảo toàn vũ khí và để kế hoạch đánh tàu không bại lộ. Gài trái thì dễ, nhưng lấy trái khó khăn gấp bội. Ba Náo và Sáu Cậy đã lấy lại trái nổ như thế nào?
Chấp nhận hy sinh
Mặc dù đã hai đêm thức trắng nhưng cả Ba Náo và Sáu Cậy không tài nào chợp mắt được. Sáng hôm sau, cả hai hẹn nhau ở một điểm gần sân cảng, khu vực không có bóng dáng của bọn quân cảnh canh gác để theo dõi tình hình. Chỉ còn vài phút nữa là đúng 7 giờ. Ba Náo rít thuốc lá liên hồi. Sáu Cậy thấy có gì đó bất an, lay vai người đồng đội nói khẽ: “Có khi nào trái trục trặc không nổ không anh Ba?”. Ba Náo nói như quát: “Làm gì có chuyện đó, tao làm kỹ lắm”. “7 giờ rồi sao không nổ?”. Ba Náo giật người, liếc nhìn đồng hồ lần nữa, mồ hôi rịn trên trán. Tim anh như ngừng đập. 7 giờ 5, 7 giờ 10 rồi 7 giờ 20 mà vẫn không có chuyện gì xảy ra. Lúc bấy giờ, Sáu Cậy lo lắng bao nhiêu, Ba Náo bình tĩnh bấy nhiêu: “Chú mày ở đây quan sát, cần thiết thì bắn yểm trợ. Tao xuống kiểm tra xem thế nào”. Ba Náo thừa biết, trái nổ có thể khiến anh banh thây nhưng không thể không làm. Nếu trái không nổ thì bằng mọi cách phải mang về, mỗi kg thuốc nổ là biết bao mồ hôi xương máu của quân dân mình. Ba Náo nói với Sáu Cậy: “Tao hy sinh còn hơn để kế hoạch đánh tàu bị lộ”.
Người Ba Náo nóng phừng phừng vì lo lắng. Nếu không lấy lại mìn đã cài thì khi nước xuống, quân đội Mỹ sẽ phát hiện và kế hoạch coi như bại lộ. Cuộc họp bàn giữa hai người đồng đội diễn ra chóng vánh. Sau đó, Ba Náo lên đường đi lấy mìn. Gỡ trái bị lép là việc làm vô cùng khó khăn, đòi hỏi lòng quả cảm, gan dạ của con người vì có thể trái lép nằm yên không nổ nhưng khi có người đụng vào sẽ nổ. Trong đầu Ba Náo lúc này đang “say” với trái nổ lép bởi hai lý do: Không để kế hoạch đánh tàu bị lộ cũng như không để mất vũ khí.
Để đi lấy lại mìn, Ba Náo phải chui vào đường cống thoát nước dơ bẩn từ Cảng Nhà Rồng đến Cảng Sài Gòn, đoạn tiếp giáp với kho 13, chiều dài gần 2,5km. Từ mép cống, anh bơi đến gần mục tiêu. Lấy mìn như thế nào để an toàn là câu hỏi luôn đặt ra trong đầu Ba Náo ngay từ lúc anh chui vào ống cống. Vừa bơi, Ba Náo vừa nhận định trong đầu: Có thể địch đã phát hiện trái nổ và đã gỡ ra, chỉ chờ mình vào bắt sống. Hay pin, đồng hồ bị trục trặc? Nếu vậy thì khi động vào sẽ nổ. Bao nhiêu công sức và kỳ vọng vào mục tiêu đầu não của quân đội Mỹ ở cảng đều trông chờ vào anh công nhân trẻ tuổi Ba Náo. Rồi Ba Náo cũng đã tiếp cận được mục tiêu. Nước xuống nên bốn trái nổ đang dần hiện rõ trên mặt nước. Bên trên tàu, không khí làm việc của một ngày mới đang bắt đầu. Quan sát kỹ xung quanh, thấy tình hình ổn, Ba Náo tiến hành gỡ dây điện kiểm tra đồng hồ, sau đó đến pin điểm hỏa.
Ba Náo tập trung tìm hiểu nguyên do khiến bốn trái mìn không nổ. Đồng hồ không chạy. Như vậy nguyên nhân chắc chắn nằm ở pin, Ba Náo khẳng định. Ba Náo bứt đầu bứt tai trách mình vì quá tin tưởng vào kỹ thuật của cán bộ thiết kế trái ở cứ mà không kiểm tra lại. Và Sáu Cậy, một thợ điện có tiếng của cảng cũng bỏ qua tình huống cực kỳ quan trọng này. Kết luận của Ba Náo được báo cáo với cấp trên ngay sau đó. Trái nổ được thiết kế từ ngoài cứ từ trước khá lâu, đến khi sử dụng thì pin đã yếu, hơn nữa với 4 trái cần 4 kíp và 8 sợi dây điện mà pin không đủ sức để điểm hỏa. Lần lượt bốn trái nổ được Ba Náo chuyển lên xuồng, lúc này anh mới thấy người mệt nhoài, thèm ăn, thèm ngủ và cũng không thôi nuối tiếc. Nằm mê man trên xuồng đợi khi an toàn mới về, Ba Náo cứ liên tục giật bắn người khi nghĩ lại bốn trái nổ lép. Một sơ suất nhỏ đã làm hỏng kế hoạch lớn để máy bay Mỹ tiếp tục oanh tạc khắp chiến trường miền Nam. Rồi bao nhiêu người dân sẽ bị tàn sát? Ba Náo day dứt mãi.
Đợi tàu USNS CARD
Có lẽ tàu USNS CARD định neo đậu tại Bến Bạch Đằng nhưng vì sân cảng hẹp không thể tải hết lượng máy bay, vũ khí nên mới di chuyển sang Cảng Sài Gòn. Trên tàu có 8 hàng máy bay với tổng số 39 chiếc. Ngoài ra, còn có phi cơ trực thăng tháo rời HU1A loại mới và phi cơ khu trục AD6 nguyên chiếc. Đi theo tàu USNS CARD có hơn 70 thủy thủ đoàn và hàng trăm hải quân, binh lính Mỹ áp tải.
Chiến hạm US COREE đáng lý đã tan tành vào ngày 30-12-1963 nhưng vì bốn trái đạn lép nên nó vẫn còn nguyên đó. Không lâu sau, tàu US COREE rời Cảng Sài Gòn. Ba Náo vẫn nung nấu ý định đánh tàu. Đợi gần năm tháng sau, theo lịch trình, tàu USNS CARD sẽ cập cảng. Phen này Ba Náo kiên quyết lập công chuộc tội. Cuộc họp bàn khẩn của cấp trên, Ba Náo được chỉ đạo thiết kế lại mìn. Từ những khó khăn đã gặp phải, để khỏi rườm rà, anh gom lại còn hai trái mìn cho gọn. Ba Náo yêu cầu chi viện thêm 4kg thuốc nổ mạnh C4 (4 trái bị lép có tổng cộng 84kg, trong đó 80kg thuốc nổ TNT và 4kg thuốc nổ mạnh C4) và tăng cường thêm 10 cục pin dẹp (loại 4,5V/ cục) và hai chiếc đồng hồ xịn nhất để phòng khi trục trặc. Và tất nhiên không thể thiếu hai nụ xòe, loại nụ khi giật là nổ ngay. Đây là quyết định táo bạo mà ít ai dám làm vì có thể hy sinh bất cứ lúc nào trong khi làm nhiệm vụ.
Không lâu sau, hai trái mìn đặc biệt làm “quà tặng” cho tàu USNS CARD đã được Ba Náo hoàn tất. Chúng nằm gọn trong chiếc vali xách tay. Mỗi lần nghĩ đến bốn trái mìn lép, anh lại mang chúng ra kiểm tra cẩn thận. Nắm được lịch trình của chiến hạm USNS CARD, Ba Náo đoán nó sẽ cập Cảng Sài Gòn vào cuối tháng 4-1964. Phán đoán của Ba Náo khá chính xác, theo kế hoạch, chiếc USNS CARD sẽ đến Cảng Sài Gòn vào rạng sáng ngày 1-5-1964.
Ba Náo nhớ như in khoảnh khắc chiếc tàu USNS CARD to đùng từ từ tiến vào cảng. Lúc ấy, John McDonald cùng nhiều binh lính thả bộ quanh sàn tàu, chốc chốc lại thả lựu đạn quanh tàu để đề phòng người nhái xâm nhập tàu. Sáng 1-5-1964, tàu tiếp tục hướng về phía thượng nguồn chạy dọc hướng Cảng Bến Nghé. Sau đó, quay đầu lại áp sát vào cầu cảng ở Bến Bạch Đằng.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top