Cái này em nghi ngờ nhé, VN có 500k công chức từ cấp xã đến trung ương, mỗi người chi thường xuyên gồm lương thưởng tầm 160tr và cộng với chi hành chính tầm 40tr nữa, thì vẻn vẹn có 100k tỷ lấy đâu ra 1tr tỷ. Cả bộ đội công an cũng ko đến. Còn đội bác sĩ, giáo viên, diễn viên đoàn nghệ thuật quần chúng . . . thì là đơn vị sự nghiệp công lập lấy thu bù chi cạnh tranh sòng phẳng với tư nhân chứ sao xếp chung mâm với công chức bọn em được. Bọn em cũng chả loại ăn ko ngồi rồi vá cơm túi áo đâu, làm mửa mặt mà toàn bị các bác bên ngoài chê cồng kềnh, rồi nghèo hèn.
Cụ viết ngay bài báo phản bác đi cụ.
Tuy nhiên cụ tìm nguồn số liệu cẩn thận nhé, ko phải ngồi 1 chỗ rồi phán nghi ngờ với bất tin đâu. Dù sao cụ có phản bác cũng ít người tin lắm.
Bức tranh thu – chi ngân sách, trong đó có chi để nuôi bộ máy đã cho thấy tính cấp bách của việc tinh gọn bộ máy.
vietnamnet.vn
1 triệu tỉ là chi thường xuyên, là tất cả các chi phí vận hành bộ máy nhà nước: lương, văn phòng, đi lại, mua sắm thiết bị, dự phòng, chi các hộ chính sách, an sinh xã hội, các lực lượng vũ trang, ... chứ không phải mỗi lương công chức.
Lương công chức chỉ là 1 phần của chi thường xuyên thôi các cụ ợ. Tổng thể chi thường xuyên đại khái gồm những đầu mục sau:
- Lương công chức và viên chức không tạo doanh thu (vd giáo viên trường công, 1 phần bệnh viện công vv)
- Lương hưu công viên chức cao tuổi và trợ cấp chính sách (rất nhiều, vì VN là nước từng có chiến tranh kéo dài)
- Chi hoạt động của các tổ chức công (văn hóa, giáo dục, thể thao, đoàn thể nhà nước vv)
- Chi an ninh quốc phòng, bao gồm lương hưu các quân nhân chuyên nghiệp
- Chi khoa học công nghệ, nghiên cứu, thông tin truyền thông vv
- Chi dự trữ quốc gia
Lương công chức như vậy chỉ là 1 phần nhỏ của chi thường xuyên.
Tôi vẫn nghĩ rằng không nên cắt giảm quá mức chi thường xuyên. Vì thứ nhất, chi thường xuyên là 1 công cụ tốt để phân phối lại thu nhập. Thứ hai, nhiều hạng mục chi ở trên có vẻ tào lao (như hoạt động của một số tổ chức công) nhưng ít nhiều nó góp phần duy trì tính cộng đồng trong xã hội VN. Việt nam đang có mức độ phát triển đồng đều tốt nhất trong các nước có cùng trình độ phát triển, phần quan trọng là do chế độ chi thường xuyên hiện tại.
Cái mà tôi thấy cần thực sự cải cách là mức lương cho các vị trí then chốt trong bộ máy công. Không chỉ riêng cho lãnh đạo mà còn cho các chuyên viên cao cấp. Phải có mức thu nhập công khai vài chục đến trăm triệu đồng 1 tháng thì mới thu hút được người giỏi.
Càng phát triển thì tài nguyên con người càng quan trọng. Việt nam không thiếu người giỏi và tâm huyết. Cái cần thiết là chế độ đãi ngộ và đối xử xứng đáng.