Cũng không hẳn là biết cụ ạ, chỉ thấy có rất nhiều cụ không biết nhưng vẫn vào chém gió cách làm với suy nghĩ: "Bọn chuyên gia nó ngu hơn mình". Bản chất kỹ thuật của vấn đề khá phức tạp mà chưa chắc những người trong cuộc (quản lý nhà nước, các chuyên gia được thuê xử lý ...) đã hiểu hết được. Lĩnh vực nào em không biết chứ riêng xây dựng là một ngành rất lâu đời rồi, chuyên gia mình không hề kém, có điều các chuyên gia chém gió cũng không ít (topic này là một ví dụ), vì thế cơ quan nhà nước phải lựa chọn đúng chuyên gia thật thì em nghĩ sẽ giải quyết được thôi.
Giải các bài toán khó thường lại là các lời giải cực đơn giản và ai cũng
Bất ngờ.
Ví dụ ko thằng nào đặt ra câu hỏi tại sao hai phía đường dẫn lên và xuống lại ít bị hỏng ( bị hỏng sau so với mặt cầu ) trong khi trước khi sửa thì hai đầu lên và xuống lại là nơi bị hỏng trước, nát trước.
Về bản chất khi xe có tải lớn khi bò lên dốc hay xuống dốc thì lực tác động lên bề mặt đường lớn hơn khi đi đường phẳng. Do vậy đường cũ lối lên và xuống bị hỏng nhiều hơn.
Trên bề mặt khi đó bị nát cũng ở rìa phần ko thoát nc đc.
Sau khi sửa thì ngược lại: do hai đầu lên và xuống nước thoát dễ dàng khi mưa nên lại ít bị hỏng mà bị hỏng chủ yếu trên bề mặt là chỗ bị đọng nước thậm chí bị dồn lên thành các đụn cao do bị tách lớp và mủn đáy.
Giờ đơn giản chơi bài bóc hết ra ( KỂ CẢ HAI BÊN LỐI ĐI BỘ ) rồi
Tiến hành thảm lại bằng loại công nghệ cũ nhưng bắt buộc trong điều kiện nhiệt độ, môi trường có tính toán đặc biệt nước phải thoát nhanh và hết sang hai bên thì có khi lại ổn luôn.