Nguồn cơn cầu Hàm Rồng gọi là cầu dây văng là ở đây chăng???
Thú sưu tầm
Thanh Hóa là tỉnh có cây cầu treo đầu tiên tại Việt Nam do các kỹ sư Pháp thiết kế. Cấu bắc qua sông Mả, nước chẩy xiết không thể đóng móng giữa dòng sông, nên phải làm cầu treo. Thủa ấu thơ sống tại Thanh Hóa nên tôi nhớ mãi cây cầu này, tên là Cầu Hàm Rồng. Trong một cuộc triển lãm tại Sài Gòn năm 1960, tôi đem triển lãm con tem Cầu Hảm Rồng, loại con niêm thời Pháp thuộc, mầu đỏ, đẹp một cách trang trọng. Nhưng chính trong cuộc triển lãm đó, con tem Cầu Hàm Rồng của tôi đã không cánh mà bay. Từ đó, tôi có ý tỉm con tem và hình ảnh cây cầu nhiều kỷ niệm mà biệt vô tăm tích. Hơn nửa thế kỷ sau, đột nhiên tôi tìm được một lúc ảnh chụp cả hai bên cầu, thật là hứng thú! (Ðể ý thấy tòa nhà hai tầng mầu trắng lưng chừng núi bên phải trong hình trên và bên trái trong hình dưới thì biết là nhiếp ảnh gia đã đứng ờ hai bên cầu khác nhau để chụp. Dieulefils chụp hình trên, lấy ảnh mỹ thuật hơn người nhiếp ảnh chưa truy ra tên hình dưới, vì Dieulefils đã hữu ý lấy núi non trong hậu cảnh, và chiếc cầu lệch hẳn qua trái và lên trên một cách nghệ thuật, chứ không phải chính giữa hình một cách quá cổ điển như hình dưới.)
Không phải chỉ có bác TAT yêu cây cầu đó. Nhà thơ Tản Đà cũng yêuAi xui ta nhớ Hàm Rồng,
Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây.
Từ ta trở lại Sơn Tây,
Con đường Nam, Bắc ít ngày vãng lai.
Sơn cầu còn đó chưa phai ?
Non xanh còn đối ? sông dài còn sâu ?
Còn thuyền đánh cá buông câu ?
Còn xe lửa chạy trên cầu như xưa ?
(...)
(Nhớ cảnh Hàm Rồng)Đầu thế kỷ XX, người Pháp cho xây dựng tại Đông Sơn một cây cầu được thiết kế theo hình vòm hiện đại nhất Đông Dương thời bấy giờ, được đưa vào sử dụng năm 1904 và mang tên gọi là cầu Hàm Rồng. Một số sách ghi chép lại: Cuối thế kỷ XIX, Pháp thuê một kỹ sư người Đức thiết kế và thi công cầu có trụ tại nơi đây. Nhưng cầu chưa xong đã bị lũ quấn trôi, ông kỹ sư người Đức đã nhảy xuống dòng sông Mã tự vẫn. Vì vậy, cầu Hàm Rồng đầu tiên là cây cầu treo. Năm 1946, kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra. Với tinh thần “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, quân và dân Thanh Hóa đã thực hiện chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” lập vườn không nhà trống. Đầu tháng 3/947, cầu Hàm Rồng (I) được đánh gục xuống dòng sông Mã.