[CCCĐ] Câu chuyện một dòng sông, Mê Kông ký sự phiên bản Chuot_ngo

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Điểm tiếp theo của hành trình là tu viện Tsurpu là tu viện của các Karmapa Lama, là người đứng đầu của giáo phái Kagyu của Phật giáo Tây Tạng. Các tu viện trước bọn em đến thăm đều thuộc về tông phái Guelugpa- Hoàng Mạo Phái.
Nó nằm ở Gurum cách Lasa tầm 70 km nằm ở độ cao 4.300 mét (14.100 ft) trên mực nước biển. Nó được xây dựng ở giữa thung lũng hướng về phía nam với những ngọn núi cao xung quanh.

Tsurphu rộng tầm hơn 3000 m2 với những bức tường dày 4 mét và dài 300 mét mỗi bên. Nó được xây bởi vị Karmapa Lama (1110-1193) đầu tiên vào năm 1159, tu viện này lúc đầu có đến 1000 sư. Nhưng nó đã bị phá hủy vào năm 1966 trong cuộc cách mạng văn hóa nhưng được xây dựng lại vào năm 1980 bởi vị Karmapa Lama thứ 16.
DSC_9828 by Dang Thao, on Flickr
DSC_9823 by Dang Thao, on Flickr
Các bạn sư ở đây rất thân thiện cho nên cứ nhìn thấy máy ảnh là tươi như hoa
DSC_9830 by Dang Thao, on Flickr
 

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Karmapa Lama thứ 17 sinh năm 1985, từ năm 7 tuổi đã được xác nhận là Karmapa Lama đời kế tiếp sau sự qua đời của Karmapa Lama thứ 16 vào năm 1981. Karmapa Lama thứ 17 tên là Ogyen Trinley Dorje, sinh ra trong một gia đình du mục, khi ra đời nghe đâu có chim đậu trên nóc nhà rồi tiếng động vang cả thung lũng. Karmapa Lama thứ 17 được phát hiện bằng bức thư mà Karmapa Lama thứ 16 để lại ở đó có chứa các thông tin về nơi ra đời, cha mẹ của vị Karmapa Lama kế tiếp. Karmapa Lama thứ 17 chính thức được sắc phong ở Tsurpu vào năm 1992, ông nhận được sự công nhận của cả Dala Lama thứ 14 và chính quyền Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc đã mong muốn đưa Karmapa Lama thứ 17 lên làm lãnh đạo tinh thần tôn giáo cho Mật tông Tây Tạng thay thế cho các Dalai Lama, tuy nhiên vào năm 14 tuổi ông đã vượt biên sang Nepal rồi sau đó đến Ấn Độ.
DSC_9860 by Dang Thao, on Flickr
DSC_9843 by Dang Thao, on Flickr
Đây là dòng chữ cầu nguyện nổi tiếng "ám ba ni bát mi hồng"
DSC_9874 by Dang Thao, on Flickr
 
Chỉnh sửa cuối:

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Tsurpu mới được sửa chữa và quét sơn lại nên cái gì cũng bóng loáng
DSC_9880 by Dang Thao, on Flickr

DSC_9879 by Dang Thao, on Flickr

DSC_9876 by Dang Thao, on Flickr

Như đã nói ở phần đầu: Phật giáo Tây Tạng có 8 biểu tượng, em xin giới thiệu sơ qua về 8 cái biểu tượng


Hình đầu tiên: Nút thắt vô tận Kết cát tuờng (đã nói ở trang 1) nó được vẽ cách điệu từ biểu tượng của 2 con rắn naga cuộn vào nhau, biểu trưng cho sự cát tường

Hình thứ 2 :Bánh xe Pháp (Dharmachakra): Đây là bánh xe thể hiện cho Công Lý. Bánh xe được chia thành 8 phần thể hiện cho Bát Chính Đạo : chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định.

Hình thứ 3: Hoa sen (Padma): Hoa sen biểu tượng cho sự thuần khiết. Hoa sen trong Phật giáo có thể sử dụng tất cả các màu sắc, trừ màu xanh da trời.

Hình thứ 4: Song ngư (suvarnamatsya) nó là 2 con các cuộn đầu vào nhau biểu trưng cho 2 dòng sông thiêng đó là sông Hằng và sông Yanuma ở Ấn Độ. Biểu tượng này tượng trưng cho sự sinh sôi và phong phú.

Hình thứ 5: Vỏ ốc xà cừ có vân cuộn bên phải tượng trưng cho âm thanh sâu, rộng và du dương của giáo lý Phật Pháp, nó đánh thức các môn đệ khỏi giấc ngủ sâu của sự thiếu hiểu biết và thúc giục họ làm các việc thiện

Hình thứ 6: Chattra: Đây là cái lọng (Chattra còn nghĩa là cái nấm) thể hiện cho sự che chở của bầu trời, cho sự che chở khỏi mọi quỷ dữ, cám dỗ. Chiếc lọng này cũng thể hiện cho hoàng gia, cho những thứ có giá trị tinh thần to lớn. Hình tượng của Phật trong tranh vẽ cổ thường có người che lọng đi kèm.

Hình thứ 7: Tháp xá lợi (Stupa -nidhana kumbha): Dấu vết kiến trúc Phật giáo cổ nhất của stupa là ở Ấn Độ vào thế kỉ 4-1 TCN, dạng bán cầu, xung quanh có lan can, được trang trí bằng những hoạt cảnh về cuộc đời Đức Phật, trên đỉnh là hình tượng chiếc lọng.

Hình thứ 8: Lá cờ Dhvaja: Trong lịch sử Ấn Độ, Dhvaja là lá cờ chiến không thể thiếu trong mỗi cuộc chiến tranh. Tuy vậy, đạo Phật coi đây là lá cờ thể hiện cho sự chiến thắng của Phật pháp trước quỷ dữ và cám dỗ. Tại Tây Tạng, Dhvaja có cùng ý nghĩa như trên nhưng được dựng trên nóc của các tu viện dưới hình dạng trụ đồng.



Đây là bức ảnh em chụp 8 biểu tượng của Phật giáo Tây Tạng, nhưng mà chụp ở Nepal và đoạn này mới vẽ có 6 cái, còn 2 cái ở bờ tường khác
DSC_8593 by Dang Thao, on Flickr
 
Chỉnh sửa cuối:

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Đây là những bậc đá xây đối diện tu viện Tsurpu
DSC_9886 by Dang Thao, on Flickr
Còn đây là đoạn đường đi vào và ra của Tsurpu, dọc đường đi là một con suối nhỏ, nghe bác Tawa giới thiệu là nước suối này có thể chữa được bệnh đau dạ dày. Mặc dù cuộc sống đã thay đổi rất nhiều nhưng người dân Tây tạng vẫn giữ được mốt số nét sinh hoạt du mục. Cuối tuần họ mang xe xịn (em không biết nhiều về xe cho lắm nhưng 2 gái của đoàn em thì đọc tên vách vách loại gì đời gì, nên các nàng bảo xịn thì e biết vậy), lều và lửa ra dọc bờ suối nướng thịt, uống rượu và hát. Đây là con suối thần kỳ chữa được bệnh đau dạ dày
DSC_9901 by Dang Thao, on Flickr
DSC_9904 by Dang Thao, on Flickr
 

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Tối về đến Lasa cả lũ quyết định ra Barkhor chơi tiếp và đã kiếm được nhà hàng thế này


Nếu mà tìm được nhà hàng này từ sớm có lẽ mấy bữa trước đã không phải ăn uống suốt ngày ở khách sạn, quán này nấu ăn ngon số 2 trong hành trình. Ngày ngon nhất là ngày ăn đùi cừu ở Shigatse nhưng bọn em mải ăn quá chả có đứa nào chụp lại hình, bọn này thấy ăn là sáng mắt có nhớ gì đến chụp với choẹt đâu.
Thôi tạm biệt Lasa






Tạm biệt Tibet bọn em phải về đây, số phận hẩm hiu quyết tâm ngồi cạnh cửa sổ để phục thù không được chụp thỏa thích lúc đi vì ngồi trong. Nhưng em gái check in lại cho em ngồi cạnh cửa sổ cạnh cái cánh máy bay nên ảnh ọt nó nghiêng ngả thế này đây ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Đợt bọn em đi vẫn còn mốt trồng cây trên đầu ở Tung của, xin giới thiệu với các " Đầu chả dùng được việc gì toàn là đất nên chỉ dùng để trồng cây thôi" Từ nam thanh nữ tú đến cụ già, từ con người đến động vật










 

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Về trong hoàng hôn


Em xin kết thúc phần 1: Đường xưa mây trắng, Tây Tạng bằng một bài thơ của Dalai Lama thứ 4 Tsangyang Gyatso, một bài thơ mà em rất ấn tượng

Thập đại giới

Nếu ta không gặp gỡ,
Ta đã chẳng yêu nhau.
Nếu ta không thấu hiểu,
Ta đã chẳng thương nhau.
Nếu ta không trao gửi,
Ta đã chẳng nợ nhau.
Nếu ta không gắn bó,
Ta đã chẳng rời nhau.
Nếu ta không khác biệt,
Ta đã chẳng gần nhau.
Nếu ta không lầm lỡ,
Ta đã chẳng phụ nhau.
Nếu ta không hứa hẹn,
Ta đã chẳng vì nhau.
Nếu ta không gắn bó,
Ta đã chẳng cần nhau.
Nếu ta không gặp nhau,
Ta đâu là của nhau.
Nhưng, ta đã gặp và rồi, yêu nhau.

Nếu chúng tôi không đến Tây Tạng chúng tôi đã chẳng yêu Tây Tạng, vì chúng tôi đã gặp nhau đã gắn bó với nhau trong 12 ngày, tuy ngắn nhưng những giây phút đó chúng tôi thực sự đã thuộc về nhau, đã gắn bó dù có những sự khác biệt giữa văn hóa, ẩm thực, con người. Chúng tôi thực sự yêu mảnh đất Tây Tạng đó, chúng tôi đã là của nhau.
 
Chỉnh sửa cuối:

toanvkls

Xe đạp
Biển số
OF-127471
Ngày cấp bằng
12/1/12
Số km
22
Động cơ
376,880 Mã lực
Cám ơn mợ chủ đã cho đi du lịch và mở mang kiến thức. Mợ chụp ảnh đẹp thật
 

Btyung

Xe đạp
Biển số
OF-317607
Ngày cấp bằng
27/4/14
Số km
38
Động cơ
293,390 Mã lực
Đẹp quá, trong đoàn của mợ có ông mèo già thì phải :)
 

CRV-2015

Xe buýt
Biển số
OF-382343
Ngày cấp bằng
12/9/15
Số km
987
Động cơ
270,310 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
cám ơn mợ đã cho ae thoả mãn với bữa tiệc đầy màu sắc và cảm xúc ...
 

htuan80

Xe hơi
Biển số
OF-327794
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
127
Động cơ
285,990 Mã lực
Em thấy ai đi về cũng nói đẹp hết lời
 

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Thế là mợ đã rời xa Tây Tạng, quả là hành trình đáng nhớ mợ nhỉ !
Vâng ạ, lúc chưa đi em khá mong chờ vì các đoàn đi về đều kêu là đẹp và muốn đi lại Tibet
Nhưng lúc đến nơi thì lúc đầu khá thất vọng do quanh quẩn ở Lasa lại thêm người dân không được thân thiện, em đi mấy nước đạo Phật khác dân siêu thân thiện luôn í, cảm giác rất hạnh phúc. Thêm nữa việc bị quản lý về tour, về time đôi khi khiến nhưng đứa cả đời chả đi tour như bọn em bao giờ cảm thấy tù túng.
Lúc đi khỏi Lasa thì hạnh phúc vô cùng bởi khung cảnh hùng vỹ nhưng mà cơn tham lam nổi lên muốn cảnh lúc nào cũng lung linh..
Đến khi kết thúc hành trình lại thấy nhớ vùng trời xanh và không khí loãnh đấy ạ
 

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Mợ chủ chụp đẹp quá
cám ơn mợ đã cho ae thoả mãn với bữa tiệc đầy màu sắc và cảm xúc ...
Đẹp quá, trong đoàn của mợ có ông mèo già thì phải :)
Vâng đoàn em có anh Mèo
Cám ơn mợ chủ đã cho đi du lịch và mở mang kiến thức. Mợ chụp ảnh đẹp thật
Cám ơn các bác
 

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Nếu có cơ hội quay trở lại Tây Tạng một lần nữa em sẽ đi thăm ngọn núi thiêng Kailash. Và theo lời của Ný ma thì hành trình quanh Kailash và những cánh rừng ở đó khiến cậu ấn tượng nhất trong việc dẫn tour Tây Tạng
 
Chỉnh sửa cuối:

Okane

Xe container
Biển số
OF-15066
Ngày cấp bằng
24/4/08
Số km
6,831
Động cơ
572,092 Mã lực
THẬP ĐẠI GIỚI

Nếu ta không gặp gỡ,
Ta đã chẳng yêu nhau.
Nếu ta không thấu hiểu,
Ta đã chẳng thương nhau.
Nếu ta không trao gửi,
Ta đã chẳng nợ nhau.
Nếu ta không gắn bó,
Ta đã chẳng rời nhau.
Nếu ta không khác biệt,
Ta đã chẳng gần nhau.
Nếu ta không lầm lỡ,
Ta đã chẳng phụ nhau.
Nếu ta không hứa hẹn,
Ta đã chẳng vì nhau.
Nếu ta không gắn bó,
Ta đã chẳng cần nhau.
Nếu ta không gặp nhau,
Ta đâu là của nhau.
Nhưng, ta đã gặp và rồi, yêu nhau.

Nếu chúng tôi không đến Tây Tạng chúng tôi đã chẳng yêu Tây Tạng, vì chúng tôi đã gặp nhau đã gắn bó với nhau trong 12 ngày, tuy ngắn nhưng những giây phút đó chúng tôi thực sự đã thuộc về nhau, đã gắn bó dù có những sự khác biệt giữa văn hóa, ẩm thực, con người. Chúng tôi thực sự yêu mảnh đất Tây Tạng đó, chúng tôi đã là của nhau.
quote lại vì bài thơ rất lạ và hay....
 

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Phần 2. Lệ Giang - Nước mắt của Đá
Lệ Giang đối với em không phải qua những bức ảnh mọi người chụp cũng không phải qua những bài báo....
Lệ Giang đến từ trong một cuốn tiểu thuyết "Thủy Tiên đã cưỡi cá chép vàng đi", trong cuốn tiểu thuyết có một đoạn trích:

"Con có nhớ về một giấc mơ mẹ kể, về chuyện thả cá chép không?

Mẹ thường mơ về thành cổ Lệ Giang có con sông nhỏ, nước chảy rì rào, như ước mơ được bay nhảy chưa bao giờ thôi. Mẹ mơ thấy cùng cha con ra bờ sông thả cá chép. Trời ngả tối, cô bé mặc bộ áo rực rỡ của dân tộc NẠP TÂY ngồi bên thùng gỗ đầy cá chép, tay cầm cây nến hình bông hoa. Mẹ đưa tiền cho cô ấy. Cô bé dùng chiếc gáo gỗ vớt lên hai chú cá chép, xách nến dẫn hai người ra bờ sông. Cha của con là một chàng trai cao lớn, lúc nào cũng đứng bên trái mẹ.

Cha mẹ cúi xuống, nhìn nhau cười, rồi nhắm mắt ước nguyện. Sau đó, thả hai chú cá chép vàng óng ánh xuống nước. Chỉ một loáng chúng đã bơi đi.
Dưới ánh nến yếu ớt, chỉ thấy cá chép ve vẩy cái đuôi rực rỡ, dần dần mất hút."

Đối với em Lệ Giang giống như một giấc mơ vừa thật lại vừa xa xôi.
_MG_9141 by Dang Thao, on Flickr

_MG_8329 by Dang Thao, on Flickr

_MG_8996
by Dang Thao, on Flickr
_MG_8459 by Dang Thao, on Flickr

_MG_8617
by Dang Thao, on Flickr
_MG_9651 by Dang Thao, on Flickr
 

Chuot_ngo

Xe tải
Biển số
OF-390533
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
425
Động cơ
241,650 Mã lực
Như các bác đã biết Mekong sau khi chảy khỏi Tây Tạng nó đi vào Vân Nam được gọi là Lan Thương, theo đúng dòng chảy của dòng sông và các điểm hành trình thì phải từ Shangrila, Lệ Giang, Đại Lý nhưng em sẽ viết phần này theo lịch trình của đoàn em
Ngày 19/10/2011: 17h – 19h25: bay Hà Nội – Côn Minh, 22h30 – 07h00 đi tàu Côn Minh - Lệ Giang
Ngày 20/10/2011: thăm thú Lệ Giang
Ngày 21/10/2011: sáng đi Ngọc Long Tuyết sơn, chiều đi Shangrila
Ngày 22/10/2011: thăm quan Songzalin, Potaso, chiều về lại Lệ Giang, khám phá Lệ Giang về đêm
Ngày 23/10/2011: sáng đi Đại Lý, thăm quan Đại Lý, đêm lên tàu về Côn Minh
Ngày 24/10/2011: thăm quan Côn Minh, tối 20h25 lên máy bay về VN

Chuyến đi Lệ Giang là chuyến xuất ngoại đầu tiên của em, cho nên kinh nghiệm du lịch còn khá non nớt công với việc mới dùng máy ảnh vào năm 2010 nên ảnh ọt nó không được nung ninh cho lắm mặc dù đã sử dụng máy được 1 năm (con gái học các vấn đề công nghệ thường chậm hơn các bạn nam), mà lúc đó em dùng 500d của canon và len kit 18-55.
Hồi đó có bao giờ dám đứng cung đâu, chỉ lên phuot.vn thấy có đoàn nào tuyển quân nhảy zô xem xét, sau khi đi off lần đầu về quyết định mua vé luôn. Giá vé hồi đó là 4t8 khứ hồi cho chuyến Hà Nôi- Côn Minh, hình như sau đợt bọn em đi chuyến này về sau là đóng cửa. Bây giờ các bác có thể đi đường bộ Hà Nội - Côn Minh khá đơn giản mất tầm 24 giờ.
Bọn em bắt đầu quen nhau 6 tháng trước lúc khởi hành, ọp ẹp suốt ngày, ăn, hát, cà phê, trà đá.... đủ cả. Tầm tháng 7 năm 2011 là bắt đầu cho những căng thẳng về vấn đề Biển Đông, lúc đó nghĩ chả nhẽ lần xuất ngoại đầu tiên của mình nó lại gian nan và có nguy cơ thất bại đến như thế này nhưng đến tầm tháng 10 thì căng thẳng lắng xuống, thế là kéo vali nên đường. Vì lần xuất ngoại đầu tiên nên cũng cố lừa đảo thêm cô em gái để cho có bạn có bè. Bố mẹ em nghĩ lại cũng thấy lạ đồng ý cho 2 đứa đi phuot Trung Quốc mà cũng đồng ý :D, nhỡ mà chả may bị buôn người nó tóm... thì mất tận 2 đứa
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top