[Funland] Cập nhật thông tin hữu ích trong cuộc chiến chống 2019-nCoV gây viêm đường hô hấp cấp tính

Trạng thái
Thớt đang đóng

MAGIC LIFE

Xe buýt
Biển số
OF-595678
Ngày cấp bằng
23/10/18
Số km
730
Động cơ
135,938 Mã lực
Tuổi
35
Mình vừa đọc được một bài viết ủng hộ quan điểm của mình từ đầu tới giờ, bài này viết kỹ hơn và mình đưa về đây cho mọi người tham khảo

CHIA SẺ CỦA CỰU SINH VIÊN HUS ĐÃ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU VỀ CORONA VIRUS

Cựu sinh viên K52 cử nhân khoa học tài năng Khoa Sinh học Lê Thị Tuyết Nhung (fb Nhung Bubu) chia sẻ một số kiến thức khoa học về coronavirus để mọi người có thêm nguồn thông tin phòng tránh bệnh, không tin vào những tin lá cải, câu view trên FB và bớt lo lắng hơn về căn bệnh mới này. “Mọi người chỉ cần tự ý thức phòng bệnh cho chính bản thân mình là được, những chuyện khác thì để những người có chuyên môn lo, và tuyệt đối đừng tin vào những nguồn tin nhảm lấy nguồn từ FB cá nhân hay không có dẫn chứng từ những nơi đáng tin cậy nha. Báo lá cải không chỉ có Việt Nam và đâu đâu trên thế giới cũng có, đừng thấy dịch từ nguồn tin dịch từ nước ngoài mà chuẩn nha”, Nhung nhấn mạnh.

Bài được viết và tổng hợp bởi Nhung với mục đích chia sẻ thông tin với những ngôn từ dễ hiểu và để chia sẻ những nơi tham khảo thông tin đáng tin cậy chứ không phải bài báo mang tính khoa học cao siêu. “Cũng có 1 số ý là theo đánh giá chủ quan của mình nên có thể chưa được chuẩn lắm nên mọi người thông cảm nha 😀 Mình tuy chỉ là nghiên cứu sinh nhưng may mắn được tham gia đề tài do hội đồng châu Âu tài trợ trong một dự án được kết hợp bởi 7 trường đại học lớn và 5 công ty dược ở châu Âu quy tụ toàn những giáo sư có tiếng trong nghiên cứu virus và phát triển thuốc chống virus https://www.isar-icar.com/…/ISAR_News_Vol.28_No.S1_2018-11-…. Vì thế ai cần thêm thông tin gì thì có thể inbox cho mình, nhiều thông tin mình không biết nhưng có thể hỏi các thầy và các bạn của mình thêm nha.”, Nhung nói.

—————

“Ngày 30/01/2020, tổ chức y tế thế giới (WHO) sau 2 lần họp khẩn cấp về sự kiện virus corona gây bệnh viêm phổi có nguồn gốc từ Vũ Hán (Trung Quốc) đã chính thức tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khoẻ y tế công cộng trên thế giới (PHEIC) vì loại virus này.

Nguồn thông tin:
Tiếng Anh: https://www.who.int/news-room/detail/30-01-2020-statement-on-the-second-meeting-of-the-international-health-regulations-(2005)-emergency-committee-regarding-the-outbreak-of-novel-coronavirus-(2019-ncov)

Tình hình diễn biến bệnh, số liệu cập nhật liên tục về số ca mắc bệnh, tử vong và được chữa khỏi mọi người có thể cập nhập ở trên trang web được lập ra bởi trung tâm nghiên cứu từ trường đại học Johns Hopkins của Mỹ https://gisanddata.maps.arcgis.com/apps/opsdashboard/index.html?fbclid=IwAR0pZxdHlbpMUHA1GUZ0GPPMRG9rXU43eOzKZA-P2ZFdvf6YD7ELm8iUgC0#/bda7594740fd40299423467b48e9ecf6

Hiện nay ngoài 2 trường hợp người Trung Quốc được xác nhận là nhiễm dương tính ở Việt Nam và đã được chữa khỏi, thì đã có thêm 3 ca mới được ghi nhận nhưng số liệu chưa kịp cập nhập trên bản đồ và trong đó có 1 ca đang được điều trị tại Thanh Hoá, nhưng đã sớm được cách ly.

TUY NHIÊN KHÔNG NÊN QUÁ LO LẮNG MÀ NÊN HIỂU ĐỂ PHÒNG CORONAVIRUS CŨNG NHƯ CẬP NHẬP NHỮNG NGUỒN TIN ĐÁNG TIN CẬY VỀ DIỄN BIẾN BỆNH NÀY VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

1. Điều cơ bản đầu tiên mình nghĩ là nên phân biệt được sự khác nhau giữa "virus" và "vi khuẩn", tuy chúng đều là những vi sinh vật rất nhỏ gây bệnh cho người nhưng khác với vi khuẩn, virus không được coi là 1 "thể sống" khi tồn tại "một mình" ở môi trường bên ngoài vì nó ko có khả năng nhân lên độc lập và tồn tại độc lập, tóm lại là không thể làm gì được cho đến khi xâm nhập vào 1 tế bào sống (ở đây có thể là tế bào thực vật, tế bào động vật, tế bào người hay thậm chí là tế bào vi khuẩn). Nhờ sử dụng nguyên liệu và bộ máy hoạt động từ những tế bào vật chủ này mà virus mới có thể được nhân bản lên (trích dẫn từ blog của giáo sư chuyên về virus học Vincent Racaniello từ đại học Columbia Mỹ, 1 blog viết theo ngôn ngữ đơn giản về virus cho những người ko làm khoa học có thể đọc và hiểu, blog dành cho bạn nào đọc được tiếng Anh http://www.virology.ws/2004/06/09/are-viruses-living/). Chính bởi thân phận ăn nhờ ở đậu này mà virus có cấu tạo thuộc dạng tối giản nhất trong thế giới vi sinh vật, và tốc độ nhân bản cũng vì thế mà siêu siêu nhanh
:))) Và cũng bởi cấu tạo khác nhau giữa vi khuẩn (có khả năng nhân lên độc lập) và virus (không có khả năng nhân lên độc lập) này mà KHÔNG THỂ DÙNG THUỐC KHÁNG SINH (thuốc chuyên tiêu diệt vi khuẩn) để diệt trừ virus được. Vì thế mọi người KHÔNG TUỲ TIỆN SỬ DỤNG KHÁNG SINH KHI KHÔNG CÓ CHỈ ĐỊNH CỦA BÁC SĨ. Trường hợp vào viện có thể điều trị kháng sinh là do khi bị virus xâm nhập, cơ thể yếu nên các loại vi khuẩn khác có thể thừa dịp tấn công, và chỉ trong trường hợp như vậy thì bác sĩ mới chỉ định dùng thêm kháng sinh thôi nha. Kháng sinh ko phải là thuốc chữa bách bệnh và càng không thể uống theo kiểu thà giết nhầm còn hơn bỏ xót vì nó sẽ gây hại cho cơ thể và cộng đồng theo 1 cách khác mà mình có thể viết ở 1 bài khác nếu rảnh nha
:v
:v

2. Vậy Coronavirus (CoV) là gì?

CoV là tên một họ virus có cấu trúc bên ngoài nhìn từ kính hiển vi rất giống hình vương miện, mà theo tiếng latin corona nghĩa là "crow" hay vương miện đó. Như đã ghi ở trên phần 1, để nhân lên thì em virus nào cũng cần 1 vật chủ, và em CoV này cũng vậy, trong quá trình tiến hoá thì mỗi e virus của họ CoV này tẽ ra khắp nơi, em CoV (a) lấy vật chủ là thực vật, em CoV (b) lấy vật chủ là động vật, em CoV (c) lấy vật chủ là người. Bình thường thì virus và vật chủ sống yên bình với nhau, thỉnh thoảng gây tí bệnh nhưng vật chủ đã có những cơ chế phòng vệ để loại bỏ hoặc chung số hoà bình với em ý (thực ra những vật chủ ban đầu mắc bệnh bởi em virus này mà không chống được thì đã bị loại bỏ ra khỏi xã hội lâu rùi
:v). Ví dụ trong trường hợp ở người, có mấy em gọi là human CoV hay gây bệnh "cảm lạnh" hắt xì hơi xổ mũi ở người mà ngày xưa hay có quảng cáo đã có Decolgen để trị ấy, thực ra Decolgen ở đây với thành phần chính là paracemol không phải dùng để diệt virus mà dùng để điều trị những triệu chứng bệnh tạm thời của cơ thể. Do virus nói chung khi xâm nhập cơ thể thì hệ miễn dịch của chúng ta phải hoạt động hết công suất để loại bỏ tác nhân lạ, các quá trình này sẽ sinh ra nhiều năng lượng dẫn đến sốt, rồi mấy em virus này hoạt động ở tế bào của phần cơ thể nào thì sau khi sử dụng nguyên liệu để đẻ ra em virus mới thì cũng làm chết luôn em tế bào đấy và tạo ra rối loạn vùng cơ thể đấy rồi gây nên những triệu chứng không kiểm soát được, rồi khi các hiệp sĩ diệt tác nhân lạ của hệ miễn dịch tấn công mấy em virus này thì lại gây ra sự viêm sưng tấy vùng cơ thể đó. Tóm lại là giờ đã có thêm nhiều thế hệ thuốc mới từ các hãng thuốc khác nhau với tên gọi khác nhau quảng cáo là trị cảm lạnh, cảm cúm nhưng thực tế đều có thành phần chính là paracetamol và các hợp chất để làm giảm các triệu chứng trên chứ không phải để diệt virus. Nhân tiện nhắc đến cảm cúm thì mọi người cũng phải nên nhớ là cúm là do virus thuộc họ Influenza gây ra chứ không phải em nào trong họ CoV gây ra. VÌ THẾ THUỐC TAMIFLU (là loại thuốc dùng để diệt virus cúm) KHÔNG THỂ DÙNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH DO COV GÂY RA ĐƯỢC.

3. Vậy tại sao em CoV mới nổi đến từ Vũ Hán lại nguy hiểm?

Virus nói chung chỉ trở nên nguy hiểm khi mà bằng 1 sự tình cờ nào đó, các em ý đã biến đổi mình để nhảy từ vật chủ này sang vật chủ khác. Ví dụ như trong trường hợp em CoV mới này đang từ chung sống với động vật nay lại tìm được mảnh đất màu mỡ mới là người nên quyết định nhảy sang người với lý do cấu tạo tế bào giữa người và động vật là gần như nhau, chỉ cần thay đổi tín hiệu nhận biết 1 chút là có thể phù hợp để bắt tín hiệu và đánh lừa các thụ thể nhận biết trên tế bào người cho chúng xâm nhập vào để dễ dàng xử đẹp.

Nhìn lại lịch sử dịch bệnh thì các em virus gây nguy hiểm đến mức báo động như hiện nay thì đều có nguồn gốc từ động vật như em SARS-CoV gây đại dịch 2002 được giả thuyết là nhảy từ dơi/cày hương sang người, MERS-CoV gần đây thì cũng từ dơi/lạc đà, em Ebola với mức độ nguy hiểm cao nhất cũng được cho là từ dơi, hay em cúm gà H5N1 nổi tiếng 1 thời cũng nhảy từ gà sang người
:)) Tóm lại là cũng khó có thể xác định chính xác nguồn lây nhiễm cụ thể, nhưng chung quy đều là từ động vật, và đặc biệt là động vật hoang dã (ĐVHD) vì mình nghĩ ĐVHD thường sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt hơn vì thế những em virus sống trên mấy loài này cũng phải khoẻ và độc hơn thì mới chiến đấu lại được
:v
:v
Và điều quan trọng là khi virus nhảy vật chủ qua người thì lúc 1 tác nhân lạ mới xâm nhập vào cơ thể thì hệ miễn dịch của chúng ta chưa kịp nhận biết và tiêu diệt được ngay, nó cần 1 quá trình học hỏi để biết được kẻ địch là ai, mà kẻ địch ở đây (tức virus) như đã nhắc ở phần 1 quá đông và hung hãn nên dẫn đến những triệu chứng gây nguy hiểm đến tính mạng. Rồi thì bệnh mới các bác sĩ nhà ta chưa kịp biết bệnh sẽ diễn biến như nào nên chưa kịp có các phác đồ điều trị, thậm chí như hồi dịch SARS năm 2002 còn không biết là do chủng virus nào trong hàng ngàn chủng virus trên Trái đất này gây ra. Rồi thì các nhà khoa học cũng chưa kịp nghiên cứu ra cơ chế nhân lên và gây bệnh của virus mới là gì để tìm ra cách chữa trị mới. Rồi có rất nhiều câu hỏi chưa kịp có lời giải đáp mà virus với tiêu chí đánh nhanh tiêu diệt gọn thì ko thể ngồi đợi chúng ta tìm ra câu trả lời vì thế dĩ nhiên sẽ có nhiều trường hợp mắc bệnh mà không cứu sống được ở thời điểm ban đầu.

Rất may trong đại dịch lần này đã xác định được sớm nguyên nhân gây bệnh là do loại virus nào, em virus n2019CoV từ Vũ Hán này cũng rất gần với em SARS-CoV năm nào nên triệu chứng bệnh cũng na ná nhau nên có thể nói là chúng ta đã có 1 chút chuẩn bị chứ ko phải lần mò đi từ số 0.

Hiện nay tuy chưa có thuốc đặc trị, tức là thuốc có thể tiêu diệt được virus CoV này ngay và luôn nhưng các bác sĩ đã có những phác đồ điều trị nhằm giảm các triệu chứng có thể gây tử vong do em virus này gây ra như sốt cao, khó thở, viêm phổi, rối loạn chức năng hô hấp. Mục đích là giúp cơ thể vượt qua được các tình trạng nguy hiểm và sau đó thì hệ miễn dịch có thời gian để nhận biết tác nhân gây bệnh mới này và loại bỏ nó ra thì sẽ hết bệnh thôi. Vấn đề chỉ cần là thời gian và phải có đầy đủ phương tiện + nguồn lực chăm sóc những người bị mắc bệnh. Vì thế CẦN PHẢI PHÒNG TRÁNH ĐỂ VIRUS KHÔNG CÓ CƠ HÔỊ LÂY LAN NHIỀU thành đại dịch và cơ hội cho những người ko may nhiễm virus được chăm sóc và hỗ trợ đầy đủ được khỏi bệnh sớm sẽ cao hơn.

4. Vậy làm thế nào để phòng tránh được em virus này hay bất kì em virus nào khác?

Mấy hôm nay thấy mọi người share quá nhiều rồi nên hi vọng ai cũng đều biết hết rồi nên mình chỉ nhắc lại mấy ý chính.

Điều quan trọng nhất là phải luôn RỬA TAY vì tay tuy là nơi tiếp xúc nhiều nhất với các bề mặt chứa virus vi khuẩn, nhưng do da là phòng tuyến bảo vệ đầu tiên của cơ thể nên virus không thể thâm nhập qua da để gây bệnh, chỉ khi để tay bẩn tiếp xúc với các bộ phận như mắt, mũi, miệng thì virus mới có thể đi vào cơ thể và tấn công các tế bào của chúng ta. Vậy nên phải LUÔN RỬA TAY với xà phòng hoặc gel diệt khuẩn trước khi đụng vào các bộ phận trên hoặc đụng vào thức ăn.

Ngoài ra em virus CoV này yêu thích các tế bào trong hệ hô hấp để tấn công nên sự lây truyền cũng sẽ nhanh hơn vì con người ta nhịn ăn, nhịn mặc được chứ không ai nhịn thở được đúng không ah? Với nữa là cái sự di chuyển của con người thời đại này nó nhiều và dễ dàng hơn nhờ phương tiện đi lại thuận tiện nên tốc độ lan toả bệnh nó cũng nhanh hơn nhiều. Vì thế nếu hạn chế được thì không nên đến chỗ đông người, đặc biệt là chui vào 1 không gian kín như tàu xe máy bay vì khả năng hít phải virus sẽ cao hơn.

Đeo khẩu trang y tế hiện nay chỉ có tác dụng tránh những dịch tiết có thể chứa virus của mình bắn lung tung vào người khác chứ không có tác dụng chống virus xâm nhập vào mình nhé. Quan trọng nếu dùng khẩu trang là phải thay thường xuyên chứ không phải dùng loại đắt tiền nên đừng có đốt tiền cho những chỗ bán hàng quảng cáo nhé. KHÔNG CÓ LOẠI KHẨU TRANG NÀO TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY CÓ THỂ LỌC ĐƯỢC VIRUS ĐÂU AH, vì nó có kích thước siêu nhỏ, kính hiển vi bình thường còn soi chả được huống gì mấy cái màng lọc bụi mịn của khẩu trang.

Rồi thì mọi người cũng nên có ý thức tốt hơn về việc giữ vệ sinh chung cho cộng đồng bằng việc không khạc nhổ bừa bãi, hắt hơi, sổ mũi thì nên che lại và rửa tay vệ sinh ngay và luôn, tránh đụng lên những đồ vật sẽ có nhiều người tiếp xúc.

Mọi người cũng để ý là mùa này thường hay có dịch bệnh gây ra do virus bởi vì như đã nhắc ở phần 1, virus không phải là 1 dạng sống vì thế nó không thể tồn tại lâu ngoài môi trường 1 mình được, thời gian tồn tại ngoài không khí cũng tuỳ loại và tuỳ điều kiện môi trường. Vì thế thời tiết lạnh thì virus cũng có khả năng tồn tại lâu hơn ngoài không khí để dễ bề đi tìm vật chủ mới, có thời gian thích nghi để gây bệnh, và tăng khả năng gặp gỡ nhiều người để lây lan nhiều hơn. Tuy nhiên nói thế nhưng không có nghĩa là nó không thể gây bệnh ở nhiệt độ ấm hơn nhé, mình nghĩ là xác suất nó sẽ thấp hơn thôi chứ không phải là không thể. Ai muốn đọc thêm có thể tham khảo link sau của trang thông tin sức khoẻ chính thức của bộ y tế Anh nhé (https://www.nhs.uk/…/how-long-do-bacteria-and-viruses-live…/). Mình nghĩ đấy là lý do mà các loại dịch cúm hay các dịch mới bùng phát thường diễn ra vào thời điểm này trong năm. Cho nên bây giờ không chỉ có em CoV mới nổi này cần chú ý mà em virus nào cũng cần được chú ý hết.

5. Vậy khi nào cần đi bệnh viện để kiểm tra?

Thực ra triệu chứng của em này cũng khá giống với triệu chứng của nhiều em virus gây bệnh hô hấp khác như cúm, hay người anh em human CoV nhắc đến ở phần 2 gây cảm lạnh nên cũng cần chia ra các cấp độ và xem xét nên đi bệnh viện ngay chưa vì thực sự khi có dịch bệnh viện là nguồn lây nhiễm nhanh nhất.

- Nếu bạn chỉ mắc các triệu chứng như sốt nhẹ, người mệt mỏi, ho, sổ mũi ở thể nhẹ thì có thể là bị mắc những loại virus khác như kể ở trên, nhưng trước hết hãy "tự cách ly" bản thân mình tại nhà và dùng các thuốc hạ sốt, trị các triệu chứng cảm cúm để bảo vệ những người xung quanh đã.

- Nếu mắc các triệu chứng nguy hiểm hơn như sốt cao trên 39°C, khó thở, suy hô hấp thì nên đến bệnh viện để lấy mẫu xét nghiệm và được điều trị cách ly ngay và luôn.

Vì đây là virus có tính lây nhiễm cao nên việc lấy mẫu cũng được thực hiện theo những quy chuẩn nghiêm ngặt bởi những người có chuyên môn cao để tránh lây lan nguồn bệnh, việc thực hiện xét nghiệm để xác định xem mẫu bệnh phẩm có nhiễm virus này cũng tiến hành trong 1 phòng thí nghiệm đặc biệt (phòng an toàn sinh học cấp độ 3) nên không phải chỗ nào cũng có thể làm được. Hiện nay ở Việt Nam theo mình biết thì chắc chỉ có Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ở miền Bắc và viện Pasteur ở miền Nam là có đủ điều kiện làm xét nghiệm liên quan đến chủng virus CoV mới này. Ngoài ra thì phương pháp duy nhất hiện nay để xét nghiệm ra con virus này chuẩn nhất là RT-PCR khá là đắt đỏ và sẽ mất nhiều thời gian để chạy thí nghiệm cũng như phân tích kết quả thế nên sẽ thực sự không cần thiết nếu như bạn chỉ có 1 số triệu chứng nhẹ và không có tiền sử tiếp xúc với những người đi từ vùng dịch về.

Mọi người cũng nên phân biệt là những ca nghi nhiễm bệnh được cách ly (vì có thể nhiễm virus khác nhưng triệu chứng tương tự) KHÁC VỚI những ca được xác nhận bằng xét nghiệm cụ thể nhiễm virus CoV có nguồn gốc từ Vũ Hán này nhé. Hiện nay ở Việt Nam như mình nhắc tới ở trên chỉ mới có tổng cộng 5 trường hợp được xác nhận nhiễm virus CoV chủng mới này, trong đó có 2 người đã hồi phục. Những bác sĩ và nhà khoa học thuộc bệnh viện Chợ Rẫy và viện Pasteur (những người điều trị trực tiếp với 2 trường hợp kể trên) gần đây cũng đăng 1 báo cáo trên tạp chí y tế uy tín của thế giới về bằng chứng đầu tiên trong lây nhiễm "từ người sang người" bên cạnh sự lây nhiễm "từ động vật sang người" và thời gian ủ bệnh có thể ngắn hơn chỉ trong 3 ngày, tức là khác với những khuyến cáo trước đây khi cho rằng thời gian ủ bệnh là khoảng 14 ngày. Link bài báo đây ah https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMc2001272

6. Vậy liệu sớm có vaccine ngừa bệnh hay thuốc diệt virus CoV này không?

Như mình đã đề cập ở phần 1, virus là loại có cấu tạo tối giản nhất, chỉ sống dựa dẫm vào vật chủ, một khi nó đã thâm nhập vào rồi thì sẽ có mối quan hệ rất là khăng khít với tế bào của chúng ta, vì thế rất khó để nhắm vào diệt nó mà không làm hại đến chính chúng ta. Hơn nữa em nó cũng có khả năng biến đổi rất nhanh nhờ hệ gen đơn giản, vì mục đích sinh tồn trốn tránh kẻ địch (thuốc) và phù hợp với hoàn cảnh mới, môi trường mới thế nên cần phải tìm đặc điểm gây bệnh chung để tạo ra 1 loại thuốc mà diệt được nhiều em virus thuộc nhiều loại cùng lúc (gọi là broad-spectrum antiviral) chứ không thì không địch nổi với tốc độ thay đổi của mấy em virus riêng lẻ này đâu. Ngoài ra để ra một loại vaccine hay một loại thuốc chữa bệnh mới không chỉ cần có thời gian nghiên cứu, nghiên cứu ra rồi thì cần thử xem nó có gây độc hại không, rồi phải thêm khoản thử nghiệm thuốc trên người với nhiều pha rất lâu và tốn kém trước khi được đưa ra bán rộng rãi ra ngoài thị trường (ước tính cỡ từ vài trăm nghìn đến cả mấy triệu đô la cho riêng khâu thử nghiệm thuốc trên người https://www.jhsph.edu/news/news-releases/2018/cost-of-clinical-trials-for-new-drug-FDA-approval-are-fraction-of-total-tab.html). Chi phí tính sương sương vậy thì mọi người đủ hiểu là không phải công ty dược nào cũng sẽ đầu tư cho những bệnh tuy nguy hiểm nhưng không có tính chữa bệnh lâu dài này. Mà không khéo lúc ra được thuốc mới thì virus cũng có khi biến chủng lâu rồi
=)))) Dĩ nhiên là theo các nhà nghiên cứu thì vẫn có những loại thuốc mới có tiềm năng nhưng đấy chỉ là mặt lý thuyết thôi, thực tế thì cứ phải từ từ 😀 😀

Nếu ai muốn tìm hiểu thêm thì có thể vào https://www.isar-icar.com/Coronavirus… để xem thêm nhé. Đây là link tổng hợp những thông tin mới nhất hiện nay về em CoV Vũ Hán do tổ chức của các chuyên gia nghiên cứu về virus và thuốc diệt virus trên thế giới cập nhập nhé.

Cuối cùng những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất là những y bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân được xác nhận là nhiễm em n2019-CoV và những người đang phải làm việc trực tiếp với những bệnh phẩm nghi nhiễm virus để đưa ra những kết luận thực tế dựa trên kết quả xét nghiệm chứ không phải những người đưa những thông tin linh tinh làm hoang mang dư luận nha.

Ở ngay cạnh nước có ổ dịch lớn mà kiểm soát dịch bệnh được đến thời điểm này thì những nỗ lực chỉ đạo sát sao của Bộ Y tế cùng với sự hướng dẫn chặt chẽ của WHO và công sức của những người hi sinh thầm lặng này không nhỏ đâu. Hiện nay với sự kết hợp chặt chẽ của các tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam cùng với thời đại thế giới phẳng thì chuyện giấu thông tin cũng khó xảy ra lắm, chỉ là chưa có bằng chứng xác nhận bệnh cụ thể thì chưa công bố thui. Vì thế mọi người chỉ cần tự ý thức phòng bệnh cho chính bản thân mình là được, những chuyện khác thì để những người có chuyên môn lo nhaa, và tuyệt đối đừng tin vào những nguồn tin nhảm lấy nguồn từ FB cá nhân hay ko có dẫn chứng từ những nơi đáng tin cậy nha. Ở đâu chứ báo lá cải không chỉ có Việt Nam và đâu đâu trên thế giới cũng có nha, đừng thấy dịch từ nguồn tin dịch từ nước ngoài mà chuẩn nha 😀 😀

Bài được viết và tổng hợp bởi mình với mục đích chia sẻ thông tin với những ngôn từ dễ hiểu (thực ra đọc cũng hơi lủng củng) và để chia sẻ những nơi tham khảo thông tin đáng tin cậy chứ không phải bài báo mang tính khoa học cao siêu j đâu nha. Cũng có 1 số ý là theo đánh giá chủ quan của mình nên có thể chưa được chuẩn lắm nên mọi người thông cảm nha 😀 Mình tuy chỉ là nghiên cứu sinh nhưng may mắn được tham gia đề tài do hội đồng châu Âu tài trợ trong một dự án được kết hợp bởi 7 trường đại học lớn và 5 công ty dược ở châu Âu quy tụ toàn những giáo sư có tiếng trong nghiên cứu virus và phát triển thuốc chống virus https://www.isar-icar.com/resources/Documents/ISAR_News_Vol.28_No.S1_2018-11-28_def.pdf. Vì thế ai cần thêm thông tin gì thì có thể inbox cho mình, nhiều thông tin mình không biết nhưng có thể hỏi các thầy và các bạn của mình thêm nha.

CHÚC MỌI NGƯỜI NĂM MỚI LUÔN MẠNH KHOẺ NHA ^^”.

Link chia sẻ bài:
thôi cụ chã ơi. Cụ là người trong ngành mà chán thế. Cụ có hiểu độ nguy hiểm của corona là gì ko. dịch cơ thể đâu chỉ là nước bọt, nó là mồ hôi nữa.
Nó đơn giản chỉ là cái bắt tay, 1 cuộc trò chuyện trong phòng họp. 1 cử chỉ quan tâm: gắp thức ăn cho người khác. rót hộ ly nước mang cho đồng nghiệp.
Đơn giản hơn nữa là cái tay nắm cửa ( cửa nhà, cửa cty, cửa nhà WC). nút bấm thang máy,

Mọi đồ đạc người nhiễm chạm vào đều có khả năng lây lan ( mồ hôi ). Nên e thấy tình hình ko khả quan đâu @.@

---------------------------------------------------------

Em bổ xung thông tin về mồ hôi lây bệnh được không nhé. Nó ko chứa virus nhưng nó làm vật trung gian mang virus @.@ Nên luận điểm về có thể nhiễm qua mồ hôi có cơ sở. @.@

Nhiễm virus như cảm lạnh, cúm

Mặc dù bản thân mồ hôi không chứa những virus này, nhưng nó có thể xâm nhập vào da thông qua việc chà xát mũi, hắt hơi hoặc thở. Nếu mồ hôi trở thành vật mang virus, nó có thể dễ dàng ảnh hưởng đến bất kỳ ai tiếp xúc với nó.

"
Viral Infections like Cold, Flu


Though sweat itself does not contain these viruses, it can get onto the skin through nose-rubbing, sneezing or breathing. If the sweat becomes a carrier of the virus, it can easily affect anybody who gets in touch with it.
"


 
Chỉnh sửa cuối:

Puppet

Xe buýt
Biển số
OF-593912
Ngày cấp bằng
9/10/18
Số km
770
Động cơ
138,063 Mã lực
Kinh nghiệm phòng chống cúm và dịch viêm phổi do 2019-nCoV là thư giãn uống cafe một mình sáng ngày 30 Tết, nghe và làm theo các hướng dẫn phòng và chống dịch bệnh của BYT và WHO.

Cho tới thời điểm này, mặc dù dịch viêm đường hô hấp do 2019-nCoV lan rộng nhưng dường như độc lực của nó không mạnh bằng các loại cúm A, B mà mọi người đã và đang trải qua.

Đã có rất nhiều người nhiễm 2019-nCoV và cũng đã có rất nhiều người khỏi. Tỷ lệ viêm phổi nặng và tử vong do nhiễm 2019-nCoV khá thấp so với các loại viêm phổi do cúm và các loại virus khác.

Do vậy, với những hành động quyết liệt trong phòng và chống dịch bệnh của Trung Quốc, của các nước có ca bệnh mới nhiễm, của WHO và của BYT như hiện nay thì dịch bệnh sẽ sớm qua đi, nhất là khi Hè sang thì dịch sẽ tự tan đi nhanh chóng.

Thận trọng là đúng nhưng không phải lo lắng và hoang mang quá khiến cái Tết mất vui.

Chúc mừng năm mới!

Cập nhật 13:22 29/01/2020

MỘT BÀI BÁO DO CÁC NHÀ KHOA HỌC VÀ CHUYÊN GIA Y TẾ VIỆT NAM MỚI ĐƯỢC CÔNG BỐ TRÊN TẠP CHÍ Y HỌC UY TÍN BẬC NHẤT THẾ GIỚI NEJM ĐÃ CHO CHÚNG TA THẤY ĐIỀU GÌ QUA HAI TRƯỜNG HỢP NHIỄM 2019-NCOV TẠI VIỆT NAM

"Gia đình này đã du lịch qua 4 thành phố khắp Việt Nam bằng các phương tiện khác nhau bao gồm máy bay, tầu hỏa và taxi. Tổng cộng có 28 người tiếp xúc gần với họ đã được xác định, nhưng không có bất cứ người tiếp xúc gần nào có biểu hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp trên. Nhóm người cùng gia đình này bị nhiễm 2019-nCoV ở bên ngoài Trung Quốc cho thấy mối lo ngại về việc lây truyền từ người sang người."

"This family had traveled to four cities across Vietnam using various forms of transportation, including planes, trains, and taxis. A total of 28 close contacts have been identified, and symptoms of an upper respiratory infection have not developed in any of them. This family cluster of 2019-nCoV infection that occurred outside China4 arouses concern regarding human-to-human transmission."

Điều này phù với hiện tượng số liệu mà WHO và các website theo dõi dịch 2019-nCoV đã và đang công bố như sau:
- Số trường hợp mới mắc, số trường hợp nặng, số trường hợp tử vong chỉ được báo cáo tăng mạnh ở Trung Quốc, đặc biệt là Vũ Hán trong thời tiết thuận lợi cho 2019-nCoV phát triển.
- Ngược lại, số trường hợp mới mắc được báo cáo ở bên ngoài Trung Quốc lại tăng rất chậm, không đáng kể và không ghi nhận trường hợp nào tử vong.

Do vậy, các chuyên gia giả định rằng khả năng có một hoặc vài yếu tố đặc hiệu nào đó (ví dụ: liên quan tới ăn uống, mật độ, tiếp xúc gần và liên tục với nguồn nhiễm ban đầu...) ngay tại vùng dịch (Vũ Hán, Trung Quốc) trong thời tiết thuận lợi (3 - 10 độ C) đã khởi phát và duy trì dịch. Nếu các yếu tố đặc hiệu này được khám phá và xử lý triệt để thì dịch sẽ sớm tan. Các yếu tố khác liên quan tới người phơi nhiễm hoặc nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc chỉ phản ánh rằng có hiện tượng lây truyền từ người sang người nhưng ở mức giới hạn và là thứ yếu được minh chứng bằng việc có tới 28 người tiếp xúc gần với nhóm gia đình bị nhiễm 2019-nCoV ở Việt Nam không bị nhiễm bệnh hoặc nếu có thì mức độ bệnh rất nhẹ.

Lưu ý: Thông tin này không khiến chúng ta không sợ dịch. Chúng ta sợ để biết cách phòng tránh theo hướng dẫn của BYT và WHO. Không sợ dịch đến mức hoang tưởng, hoang mang đến dại dột.

Screenshot_20200129-104558_Chrome.jpg
Screenshot_20200129-104611_Chrome.jpg
Screenshot_20200129-104621_Chrome.jpg
Screenshot_20200129-104632_Chrome.jpg
Screenshot_20200129-104641_Chrome.jpg


Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp chủ động phòng chống bệnh do 2019-nCoV (Novel Coronavirus)

1.jpg

2.jpg

3.jpg

4.jpg

5.jpg
Cụ chã nói đúng ý em. Đến thời điểm này em nhận định độc lực virus này không mạnh lắm nhưng như thế không có nghĩa là dịch bệnh này không nghiêm trọng. Mọi người cứ vui vẻ yêu đời chấp hành tốt hướng dẫn phòng bệnh của bộ y tế sẽ khỏe mạnh chống được nhiều loại bệnh chứ không chỉ virus này, nếu không may bị nhiễm thì cũng dễ chữa khỏi. Cứ hoang mang lo lắng thái quá chả giải quyết được gì có khi còn mau chết không vì bệnh này cũng vì bệnh kia :)
 

MerB

Xe điện
Biển số
OF-167084
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
3,010
Động cơ
372,110 Mã lực
E Mua từ mồng 4 rồi ! Nhờ chém gió trên này từ 30 Tết đấy!
Có mấy ai tỉnh táo như ộp phờ đâu cụ nhỉ. Chắc các cụ ở đây chen nhau mua nên mới khan hàng. Giờ tầng lớp lao động đổ xô đi mua thì làm gì còn.
 

vitngoc

Xe điện
Biển số
OF-450042
Ngày cấp bằng
1/9/16
Số km
2,420
Động cơ
2,116,942 Mã lực
Có mấy ai tỉnh táo như ộp phờ đâu cụ nhỉ. Chắc các cụ ở đây chen nhau mua nên mới khan hàng. Giờ tầng lớp lao động đổ xô đi mua thì làm gì còn.
Chắc ăn may thôi! Nhà nào chả có tủ thuốc nhưng lúc cần thì trống không! Kiểu nó hay vậy!
 

MerB

Xe điện
Biển số
OF-167084
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
3,010
Động cơ
372,110 Mã lực
thôi cụ chã ơi. Cụ là người trong ngành mà chán thế. Cụ có hiểu độ nguy hiểm của corona là gì ko. dịch cơ thể đâu chỉ là nước bọt, nó là mồ hôi nữa.
Nó đơn giản chỉ là cái bắt tay, 1 cuộc trò chuyện trong phòng họp. 1 cử chỉ quan tâm: gắp thức ăn cho người khác. rót hộ ly nước mang cho đồng nghiệp.
Đơn giản hơn nữa là cái tay nắm cửa ( cửa nhà, cửa cty, cửa nhà WC). nút bấm thang máy,

Mọi đồ đạc người nhiễm chạm vào đều có khả năng lây lan ( mồ hôi ). Nên e thấy tình hình ko khả quan đâu @.@
Thế tại sao 2 bố con trung quốc nhiễm bệnh đi khắp đất nước mà chưa thấy lây cho người nào cụ nhỉ? Hay Virus tàu chất lượng kém nên sang đây tịt ngòi. Nghe cụ mô tả thì giờ VN chắc phải ngang Vũ Hán rồi.
 

v-kong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-207777
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
6,222
Động cơ
367,784 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có cụ nào nghe được thông tin ở xã Mình Khai - quận Bắc Triều Tiên có 3 trường hợp hoa/sốt cao, 2 trường hợp đã đưa đi cách ly, còn 1 trường hợp đang theo dõi. Hiện chưa công bố thông tin vì sợ dân hoang mang.
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
12,382
Động cơ
76,273 Mã lực
thôi cụ chã ơi. Cụ là người trong ngành mà chán thế. Cụ có hiểu độ nguy hiểm của corona là gì ko. dịch cơ thể đâu chỉ là nước bọt, nó là mồ hôi nữa.
Nó đơn giản chỉ là cái bắt tay, 1 cuộc trò chuyện trong phòng họp. 1 cử chỉ quan tâm: gắp thức ăn cho người khác. rót hộ ly nước mang cho đồng nghiệp.
Đơn giản hơn nữa là cái tay nắm cửa ( cửa nhà, cửa cty, cửa nhà WC). nút bấm thang máy,

Mọi đồ đạc người nhiễm chạm vào đều có khả năng lây lan ( mồ hôi ). Nên e thấy tình hình ko khả quan đâu @.@
Thực tế là 5 ca nhiễm vào VN cũng đã từ lâu, lê la khắp nơi rồi mới bị cách ly, nhưng trong môi trường VN vẫn chưa ghi nhận ca nhiễm mới.
Thế nên cái khả năng lây nhiễm hiện nó vẫn nằm trong suy nghĩ của cụ chứ chưa có trong thực tế.
Cụ tin vào suy nghĩ chủ quan hay tin vào thực tế khách quan?
 

Quản Tượng

Xe điện
Biển số
OF-22342
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
2,270
Động cơ
1,513,441 Mã lực
Nơi ở
Nơi có Voi
Có cụ nào nghe được thông tin ở xã Mình Khai - quận Bắc Triều Tiên có 3 trường hợp hoa/sốt cao, 2 trường hợp đã đưa đi cách ly, còn 1 trường hợp đang theo dõi. Hiện chưa công bố thông tin vì sợ dân hoang mang.
19 trường hợp được cách ly xét nghiệm, 15 đã có kết quả âm tính... cụ cứ nghe nói làm gì, đọc chính thống đi cụ
 
Biển số
OF-157531
Ngày cấp bằng
20/9/12
Số km
708
Động cơ
365,953 Mã lực
Có cụ nào nghe được thông tin ở xã Mình Khai - quận Bắc Triều Tiên có 3 trường hợp hoa/sốt cao, 2 trường hợp đã đưa đi cách ly, còn 1 trường hợp đang theo dõi. Hiện chưa công bố thông tin vì sợ dân hoang mang.
vừa nghe xong cụ ah!
 

Đệ nhất AQ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-702785
Ngày cấp bằng
3/10/19
Số km
67
Động cơ
95,170 Mã lực
Tuổi
35
Các cụ cứ bình tĩnh, cuống lên là chỉ làm giàu cho các mẹ bán hàng online với buôn nhân cách thôi. 3 ca kia về tầm 17/1 phát bệnh tầm 25-27/1. lấy mốc đó theo dõi 14 ngày sau mà ko có ca mới là coi như tạm thời êm đẹp. một số cụ cứ sồn sồn đòi f1 được nghỉ học, thế nghỉ ai trông? còn riêng đội sinh viên thì nghỉ là đúng ạ.
Khẩu trang thì bấn quá các cụ dùng khẩu trang vải bình thường, che kín- ôm chặt mũi miệng là được 1-2 ngày giặt khử trùng.
Nước sát khuẩn thì lifebouy, không thì cồn 70 độ cứ gì phải mấy loại kia cho nó chém.
Dr. Fox effect là 1 thí nghiệm thực hiện cách đây 50 năm.
Em cũng để thêm 1 link ở đây để đánh giá về vấn đề truyền thông Corona
Đám cừu hoảng loạn nháo nhác là đúng ý đám con buôn rồi, chuyến này kiếm mớ đậm. :D :D :D
Chẳng hay các cao nhân ở xứ nào ạ? Mai này nếu có ai bị nhiễm thì em giới thiệu người ta đến nhà các cao nhân để thêm tinh thần lạc quan mà chống dịch bệnh ạ!

Cũng mong là người nhà các cao nhân ko bị nhiễm để các cao nhân còn tâm huyết lo trấn an các con bệnh khác ạ!
 
Chỉnh sửa cuối:

Trục

Xe ngựa
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
25,282
Động cơ
761,616 Mã lực
Đầu tiên, cảm ơn cụ về chia sẻ này.
Tuy nhiên, em phê bình cụ về việc là một người làm khoa học mà không có đủ thời gian để viết một bài cho tử tế.
Cô cựu cử nhân đó là ai, em không hề biết, và em cũng chỉ biết, cô này tốt nghiệp sau em đến 8 khóa, ở cùng một ngôi trường.
Cụ là một người làm chuyên môn về y khoa, không có lý gì kiến thức lại thua môt cô cử nhân ngành sinh học. Minh chứng là cụ đang bí về kiến thức, hoặc là đang muốn chữa ngượng, hay đại loại một việc giống thế.
Virus kinh điển nhất gây suy giảm miễn dịch, làm yếu đi các cơ quan, có lẽ, lâu đời nhất, vẫn là con virus HIV, nó đấy, có thuốc điều trị đấy, nhưng đã diệt được đâu.
Cá nhân em, không phải là người có chuyên môn về Y khoa, càng không phải là người có chuyên môn về Sinh học, nhưng em mong muốn, cụ dẫn một cái link nào đó, đáng tin cậy hơn, một cái link về nghiên cứu đàng hoàng của một vị Thạc sĩ, hay Tiến sĩ sinh học danh tiếng nào đó, hơn là dẫn nội dung một bài viết của một cô cựu cử nhân.
Mình vừa đọc được một bài viết ủng hộ quan điểm của mình từ đầu tới giờ, bài này viết kỹ hơn và mình đưa về đây cho mọi người tham khảo

CHIA SẺ CỦA CỰU SINH VIÊN HUS ĐÃ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU VỀ CORONA VIRUS

Cựu sinh viên K52 cử nhân khoa học tài năng Khoa Sinh học Lê Thị Tuyết Nhung (fb Nhung Bubu) chia sẻ một số kiến thức khoa học về coronavirus để mọi người có thêm nguồn thông tin phòng tránh bệnh, không tin vào những tin lá cải, câu view trên FB và bớt lo lắng hơn về căn bệnh mới này. “Mọi người chỉ cần tự ý thức phòng bệnh cho chính bản thân mình là được, những chuyện khác thì để những người có chuyên môn lo, và tuyệt đối đừng tin vào những nguồn tin nhảm lấy nguồn từ FB cá nhân hay không có dẫn chứng từ những nơi đáng tin cậy nha. Báo lá cải không chỉ có Việt Nam và đâu đâu trên thế giới cũng có, đừng thấy dịch từ nguồn tin dịch từ nước ngoài mà chuẩn nha”, Nhung nhấn mạnh.

Bài được viết và tổng hợp bởi Nhung với mục đích chia sẻ thông tin với những ngôn từ dễ hiểu và để chia sẻ những nơi tham khảo thông tin đáng tin cậy chứ không phải bài báo mang tính khoa học cao siêu. “Cũng có 1 số ý là theo đánh giá chủ quan của mình nên có thể chưa được chuẩn lắm nên mọi người thông cảm nha 😀 Mình tuy chỉ là nghiên cứu sinh nhưng may mắn được tham gia đề tài do hội đồng châu Âu tài trợ trong một dự án được kết hợp bởi 7 trường đại học lớn và 5 công ty dược ở châu Âu quy tụ toàn những giáo sư có tiếng trong nghiên cứu virus và phát triển thuốc chống virus https://www.isar-icar.com/…/ISAR_News_Vol.28_No.S1_2018-11-…. Vì thế ai cần thêm thông tin gì thì có thể inbox cho mình, nhiều thông tin mình không biết nhưng có thể hỏi các thầy và các bạn của mình thêm nha.”, Nhung nói.

—————

“Ngày 30/01/2020, tổ chức y tế thế giới (WHO) sau 2 lần họp khẩn cấp về sự kiện virus corona gây bệnh viêm phổi có nguồn gốc từ Vũ Hán (Trung Quốc) đã chính thức tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khoẻ y tế công cộng trên thế giới (PHEIC) vì loại virus này.

Nguồn thông tin:
Tiếng Anh: https://www.who.int/news-room/detail/30-01-2020-statement-on-the-second-meeting-of-the-international-health-regulations-(2005)-emergency-committee-regarding-the-outbreak-of-novel-coronavirus-(2019-ncov)

Tình hình diễn biến bệnh, số liệu cập nhật liên tục về số ca mắc bệnh, tử vong và được chữa khỏi mọi người có thể cập nhập ở trên trang web được lập ra bởi trung tâm nghiên cứu từ trường đại học Johns Hopkins của Mỹ https://gisanddata.maps.arcgis.com/apps/opsdashboard/index.html?fbclid=IwAR0pZxdHlbpMUHA1GUZ0GPPMRG9rXU43eOzKZA-P2ZFdvf6YD7ELm8iUgC0#/bda7594740fd40299423467b48e9ecf6

Hiện nay ngoài 2 trường hợp người Trung Quốc được xác nhận là nhiễm dương tính ở Việt Nam và đã được chữa khỏi, thì đã có thêm 3 ca mới được ghi nhận nhưng số liệu chưa kịp cập nhập trên bản đồ và trong đó có 1 ca đang được điều trị tại Thanh Hoá, nhưng đã sớm được cách ly.

TUY NHIÊN KHÔNG NÊN QUÁ LO LẮNG MÀ NÊN HIỂU ĐỂ PHÒNG CORONAVIRUS CŨNG NHƯ CẬP NHẬP NHỮNG NGUỒN TIN ĐÁNG TIN CẬY VỀ DIỄN BIẾN BỆNH NÀY VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

1. Điều cơ bản đầu tiên mình nghĩ là nên phân biệt được sự khác nhau giữa "virus" và "vi khuẩn", tuy chúng đều là những vi sinh vật rất nhỏ gây bệnh cho người nhưng khác với vi khuẩn, virus không được coi là 1 "thể sống" khi tồn tại "một mình" ở môi trường bên ngoài vì nó ko có khả năng nhân lên độc lập và tồn tại độc lập, tóm lại là không thể làm gì được cho đến khi xâm nhập vào 1 tế bào sống (ở đây có thể là tế bào thực vật, tế bào động vật, tế bào người hay thậm chí là tế bào vi khuẩn). Nhờ sử dụng nguyên liệu và bộ máy hoạt động từ những tế bào vật chủ này mà virus mới có thể được nhân bản lên (trích dẫn từ blog của giáo sư chuyên về virus học Vincent Racaniello từ đại học Columbia Mỹ, 1 blog viết theo ngôn ngữ đơn giản về virus cho những người ko làm khoa học có thể đọc và hiểu, blog dành cho bạn nào đọc được tiếng Anh http://www.virology.ws/2004/06/09/are-viruses-living/). Chính bởi thân phận ăn nhờ ở đậu này mà virus có cấu tạo thuộc dạng tối giản nhất trong thế giới vi sinh vật, và tốc độ nhân bản cũng vì thế mà siêu siêu nhanh
:))) Và cũng bởi cấu tạo khác nhau giữa vi khuẩn (có khả năng nhân lên độc lập) và virus (không có khả năng nhân lên độc lập) này mà KHÔNG THỂ DÙNG THUỐC KHÁNG SINH (thuốc chuyên tiêu diệt vi khuẩn) để diệt trừ virus được. Vì thế mọi người KHÔNG TUỲ TIỆN SỬ DỤNG KHÁNG SINH KHI KHÔNG CÓ CHỈ ĐỊNH CỦA BÁC SĨ. Trường hợp vào viện có thể điều trị kháng sinh là do khi bị virus xâm nhập, cơ thể yếu nên các loại vi khuẩn khác có thể thừa dịp tấn công, và chỉ trong trường hợp như vậy thì bác sĩ mới chỉ định dùng thêm kháng sinh thôi nha. Kháng sinh ko phải là thuốc chữa bách bệnh và càng không thể uống theo kiểu thà giết nhầm còn hơn bỏ xót vì nó sẽ gây hại cho cơ thể và cộng đồng theo 1 cách khác mà mình có thể viết ở 1 bài khác nếu rảnh nha
:v
:v

2. Vậy Coronavirus (CoV) là gì?

CoV là tên một họ virus có cấu trúc bên ngoài nhìn từ kính hiển vi rất giống hình vương miện, mà theo tiếng latin corona nghĩa là "crow" hay vương miện đó. Như đã ghi ở trên phần 1, để nhân lên thì em virus nào cũng cần 1 vật chủ, và em CoV này cũng vậy, trong quá trình tiến hoá thì mỗi e virus của họ CoV này tẽ ra khắp nơi, em CoV (a) lấy vật chủ là thực vật, em CoV (b) lấy vật chủ là động vật, em CoV (c) lấy vật chủ là người. Bình thường thì virus và vật chủ sống yên bình với nhau, thỉnh thoảng gây tí bệnh nhưng vật chủ đã có những cơ chế phòng vệ để loại bỏ hoặc chung số hoà bình với em ý (thực ra những vật chủ ban đầu mắc bệnh bởi em virus này mà không chống được thì đã bị loại bỏ ra khỏi xã hội lâu rùi
:v). Ví dụ trong trường hợp ở người, có mấy em gọi là human CoV hay gây bệnh "cảm lạnh" hắt xì hơi xổ mũi ở người mà ngày xưa hay có quảng cáo đã có Decolgen để trị ấy, thực ra Decolgen ở đây với thành phần chính là paracemol không phải dùng để diệt virus mà dùng để điều trị những triệu chứng bệnh tạm thời của cơ thể. Do virus nói chung khi xâm nhập cơ thể thì hệ miễn dịch của chúng ta phải hoạt động hết công suất để loại bỏ tác nhân lạ, các quá trình này sẽ sinh ra nhiều năng lượng dẫn đến sốt, rồi mấy em virus này hoạt động ở tế bào của phần cơ thể nào thì sau khi sử dụng nguyên liệu để đẻ ra em virus mới thì cũng làm chết luôn em tế bào đấy và tạo ra rối loạn vùng cơ thể đấy rồi gây nên những triệu chứng không kiểm soát được, rồi khi các hiệp sĩ diệt tác nhân lạ của hệ miễn dịch tấn công mấy em virus này thì lại gây ra sự viêm sưng tấy vùng cơ thể đó. Tóm lại là giờ đã có thêm nhiều thế hệ thuốc mới từ các hãng thuốc khác nhau với tên gọi khác nhau quảng cáo là trị cảm lạnh, cảm cúm nhưng thực tế đều có thành phần chính là paracetamol và các hợp chất để làm giảm các triệu chứng trên chứ không phải để diệt virus. Nhân tiện nhắc đến cảm cúm thì mọi người cũng phải nên nhớ là cúm là do virus thuộc họ Influenza gây ra chứ không phải em nào trong họ CoV gây ra. VÌ THẾ THUỐC TAMIFLU (là loại thuốc dùng để diệt virus cúm) KHÔNG THỂ DÙNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH DO COV GÂY RA ĐƯỢC.

3. Vậy tại sao em CoV mới nổi đến từ Vũ Hán lại nguy hiểm?

Virus nói chung chỉ trở nên nguy hiểm khi mà bằng 1 sự tình cờ nào đó, các em ý đã biến đổi mình để nhảy từ vật chủ này sang vật chủ khác. Ví dụ như trong trường hợp em CoV mới này đang từ chung sống với động vật nay lại tìm được mảnh đất màu mỡ mới là người nên quyết định nhảy sang người với lý do cấu tạo tế bào giữa người và động vật là gần như nhau, chỉ cần thay đổi tín hiệu nhận biết 1 chút là có thể phù hợp để bắt tín hiệu và đánh lừa các thụ thể nhận biết trên tế bào người cho chúng xâm nhập vào để dễ dàng xử đẹp.

Nhìn lại lịch sử dịch bệnh thì các em virus gây nguy hiểm đến mức báo động như hiện nay thì đều có nguồn gốc từ động vật như em SARS-CoV gây đại dịch 2002 được giả thuyết là nhảy từ dơi/cày hương sang người, MERS-CoV gần đây thì cũng từ dơi/lạc đà, em Ebola với mức độ nguy hiểm cao nhất cũng được cho là từ dơi, hay em cúm gà H5N1 nổi tiếng 1 thời cũng nhảy từ gà sang người
:)) Tóm lại là cũng khó có thể xác định chính xác nguồn lây nhiễm cụ thể, nhưng chung quy đều là từ động vật, và đặc biệt là động vật hoang dã (ĐVHD) vì mình nghĩ ĐVHD thường sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt hơn vì thế những em virus sống trên mấy loài này cũng phải khoẻ và độc hơn thì mới chiến đấu lại được
:v
:v
Và điều quan trọng là khi virus nhảy vật chủ qua người thì lúc 1 tác nhân lạ mới xâm nhập vào cơ thể thì hệ miễn dịch của chúng ta chưa kịp nhận biết và tiêu diệt được ngay, nó cần 1 quá trình học hỏi để biết được kẻ địch là ai, mà kẻ địch ở đây (tức virus) như đã nhắc ở phần 1 quá đông và hung hãn nên dẫn đến những triệu chứng gây nguy hiểm đến tính mạng. Rồi thì bệnh mới các bác sĩ nhà ta chưa kịp biết bệnh sẽ diễn biến như nào nên chưa kịp có các phác đồ điều trị, thậm chí như hồi dịch SARS năm 2002 còn không biết là do chủng virus nào trong hàng ngàn chủng virus trên Trái đất này gây ra. Rồi thì các nhà khoa học cũng chưa kịp nghiên cứu ra cơ chế nhân lên và gây bệnh của virus mới là gì để tìm ra cách chữa trị mới. Rồi có rất nhiều câu hỏi chưa kịp có lời giải đáp mà virus với tiêu chí đánh nhanh tiêu diệt gọn thì ko thể ngồi đợi chúng ta tìm ra câu trả lời vì thế dĩ nhiên sẽ có nhiều trường hợp mắc bệnh mà không cứu sống được ở thời điểm ban đầu.

Rất may trong đại dịch lần này đã xác định được sớm nguyên nhân gây bệnh là do loại virus nào, em virus n2019CoV từ Vũ Hán này cũng rất gần với em SARS-CoV năm nào nên triệu chứng bệnh cũng na ná nhau nên có thể nói là chúng ta đã có 1 chút chuẩn bị chứ ko phải lần mò đi từ số 0.

Hiện nay tuy chưa có thuốc đặc trị, tức là thuốc có thể tiêu diệt được virus CoV này ngay và luôn nhưng các bác sĩ đã có những phác đồ điều trị nhằm giảm các triệu chứng có thể gây tử vong do em virus này gây ra như sốt cao, khó thở, viêm phổi, rối loạn chức năng hô hấp. Mục đích là giúp cơ thể vượt qua được các tình trạng nguy hiểm và sau đó thì hệ miễn dịch có thời gian để nhận biết tác nhân gây bệnh mới này và loại bỏ nó ra thì sẽ hết bệnh thôi. Vấn đề chỉ cần là thời gian và phải có đầy đủ phương tiện + nguồn lực chăm sóc những người bị mắc bệnh. Vì thế CẦN PHẢI PHÒNG TRÁNH ĐỂ VIRUS KHÔNG CÓ CƠ HÔỊ LÂY LAN NHIỀU thành đại dịch và cơ hội cho những người ko may nhiễm virus được chăm sóc và hỗ trợ đầy đủ được khỏi bệnh sớm sẽ cao hơn.

4. Vậy làm thế nào để phòng tránh được em virus này hay bất kì em virus nào khác?

Mấy hôm nay thấy mọi người share quá nhiều rồi nên hi vọng ai cũng đều biết hết rồi nên mình chỉ nhắc lại mấy ý chính.

Điều quan trọng nhất là phải luôn RỬA TAY vì tay tuy là nơi tiếp xúc nhiều nhất với các bề mặt chứa virus vi khuẩn, nhưng do da là phòng tuyến bảo vệ đầu tiên của cơ thể nên virus không thể thâm nhập qua da để gây bệnh, chỉ khi để tay bẩn tiếp xúc với các bộ phận như mắt, mũi, miệng thì virus mới có thể đi vào cơ thể và tấn công các tế bào của chúng ta. Vậy nên phải LUÔN RỬA TAY với xà phòng hoặc gel diệt khuẩn trước khi đụng vào các bộ phận trên hoặc đụng vào thức ăn.

Ngoài ra em virus CoV này yêu thích các tế bào trong hệ hô hấp để tấn công nên sự lây truyền cũng sẽ nhanh hơn vì con người ta nhịn ăn, nhịn mặc được chứ không ai nhịn thở được đúng không ah? Với nữa là cái sự di chuyển của con người thời đại này nó nhiều và dễ dàng hơn nhờ phương tiện đi lại thuận tiện nên tốc độ lan toả bệnh nó cũng nhanh hơn nhiều. Vì thế nếu hạn chế được thì không nên đến chỗ đông người, đặc biệt là chui vào 1 không gian kín như tàu xe máy bay vì khả năng hít phải virus sẽ cao hơn.

Đeo khẩu trang y tế hiện nay chỉ có tác dụng tránh những dịch tiết có thể chứa virus của mình bắn lung tung vào người khác chứ không có tác dụng chống virus xâm nhập vào mình nhé. Quan trọng nếu dùng khẩu trang là phải thay thường xuyên chứ không phải dùng loại đắt tiền nên đừng có đốt tiền cho những chỗ bán hàng quảng cáo nhé. KHÔNG CÓ LOẠI KHẨU TRANG NÀO TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY CÓ THỂ LỌC ĐƯỢC VIRUS ĐÂU AH, vì nó có kích thước siêu nhỏ, kính hiển vi bình thường còn soi chả được huống gì mấy cái màng lọc bụi mịn của khẩu trang.

Rồi thì mọi người cũng nên có ý thức tốt hơn về việc giữ vệ sinh chung cho cộng đồng bằng việc không khạc nhổ bừa bãi, hắt hơi, sổ mũi thì nên che lại và rửa tay vệ sinh ngay và luôn, tránh đụng lên những đồ vật sẽ có nhiều người tiếp xúc.

Mọi người cũng để ý là mùa này thường hay có dịch bệnh gây ra do virus bởi vì như đã nhắc ở phần 1, virus không phải là 1 dạng sống vì thế nó không thể tồn tại lâu ngoài môi trường 1 mình được, thời gian tồn tại ngoài không khí cũng tuỳ loại và tuỳ điều kiện môi trường. Vì thế thời tiết lạnh thì virus cũng có khả năng tồn tại lâu hơn ngoài không khí để dễ bề đi tìm vật chủ mới, có thời gian thích nghi để gây bệnh, và tăng khả năng gặp gỡ nhiều người để lây lan nhiều hơn. Tuy nhiên nói thế nhưng không có nghĩa là nó không thể gây bệnh ở nhiệt độ ấm hơn nhé, mình nghĩ là xác suất nó sẽ thấp hơn thôi chứ không phải là không thể. Ai muốn đọc thêm có thể tham khảo link sau của trang thông tin sức khoẻ chính thức của bộ y tế Anh nhé (https://www.nhs.uk/…/how-long-do-bacteria-and-viruses-live…/). Mình nghĩ đấy là lý do mà các loại dịch cúm hay các dịch mới bùng phát thường diễn ra vào thời điểm này trong năm. Cho nên bây giờ không chỉ có em CoV mới nổi này cần chú ý mà em virus nào cũng cần được chú ý hết.

5. Vậy khi nào cần đi bệnh viện để kiểm tra?

Thực ra triệu chứng của em này cũng khá giống với triệu chứng của nhiều em virus gây bệnh hô hấp khác như cúm, hay người anh em human CoV nhắc đến ở phần 2 gây cảm lạnh nên cũng cần chia ra các cấp độ và xem xét nên đi bệnh viện ngay chưa vì thực sự khi có dịch bệnh viện là nguồn lây nhiễm nhanh nhất.

- Nếu bạn chỉ mắc các triệu chứng như sốt nhẹ, người mệt mỏi, ho, sổ mũi ở thể nhẹ thì có thể là bị mắc những loại virus khác như kể ở trên, nhưng trước hết hãy "tự cách ly" bản thân mình tại nhà và dùng các thuốc hạ sốt, trị các triệu chứng cảm cúm để bảo vệ những người xung quanh đã.

- Nếu mắc các triệu chứng nguy hiểm hơn như sốt cao trên 39°C, khó thở, suy hô hấp thì nên đến bệnh viện để lấy mẫu xét nghiệm và được điều trị cách ly ngay và luôn.

Vì đây là virus có tính lây nhiễm cao nên việc lấy mẫu cũng được thực hiện theo những quy chuẩn nghiêm ngặt bởi những người có chuyên môn cao để tránh lây lan nguồn bệnh, việc thực hiện xét nghiệm để xác định xem mẫu bệnh phẩm có nhiễm virus này cũng tiến hành trong 1 phòng thí nghiệm đặc biệt (phòng an toàn sinh học cấp độ 3) nên không phải chỗ nào cũng có thể làm được. Hiện nay ở Việt Nam theo mình biết thì chắc chỉ có Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ở miền Bắc và viện Pasteur ở miền Nam là có đủ điều kiện làm xét nghiệm liên quan đến chủng virus CoV mới này. Ngoài ra thì phương pháp duy nhất hiện nay để xét nghiệm ra con virus này chuẩn nhất là RT-PCR khá là đắt đỏ và sẽ mất nhiều thời gian để chạy thí nghiệm cũng như phân tích kết quả thế nên sẽ thực sự không cần thiết nếu như bạn chỉ có 1 số triệu chứng nhẹ và không có tiền sử tiếp xúc với những người đi từ vùng dịch về.

Mọi người cũng nên phân biệt là những ca nghi nhiễm bệnh được cách ly (vì có thể nhiễm virus khác nhưng triệu chứng tương tự) KHÁC VỚI những ca được xác nhận bằng xét nghiệm cụ thể nhiễm virus CoV có nguồn gốc từ Vũ Hán này nhé. Hiện nay ở Việt Nam như mình nhắc tới ở trên chỉ mới có tổng cộng 5 trường hợp được xác nhận nhiễm virus CoV chủng mới này, trong đó có 2 người đã hồi phục. Những bác sĩ và nhà khoa học thuộc bệnh viện Chợ Rẫy và viện Pasteur (những người điều trị trực tiếp với 2 trường hợp kể trên) gần đây cũng đăng 1 báo cáo trên tạp chí y tế uy tín của thế giới về bằng chứng đầu tiên trong lây nhiễm "từ người sang người" bên cạnh sự lây nhiễm "từ động vật sang người" và thời gian ủ bệnh có thể ngắn hơn chỉ trong 3 ngày, tức là khác với những khuyến cáo trước đây khi cho rằng thời gian ủ bệnh là khoảng 14 ngày. Link bài báo đây ah https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMc2001272

6. Vậy liệu sớm có vaccine ngừa bệnh hay thuốc diệt virus CoV này không?

Như mình đã đề cập ở phần 1, virus là loại có cấu tạo tối giản nhất, chỉ sống dựa dẫm vào vật chủ, một khi nó đã thâm nhập vào rồi thì sẽ có mối quan hệ rất là khăng khít với tế bào của chúng ta, vì thế rất khó để nhắm vào diệt nó mà không làm hại đến chính chúng ta. Hơn nữa em nó cũng có khả năng biến đổi rất nhanh nhờ hệ gen đơn giản, vì mục đích sinh tồn trốn tránh kẻ địch (thuốc) và phù hợp với hoàn cảnh mới, môi trường mới thế nên cần phải tìm đặc điểm gây bệnh chung để tạo ra 1 loại thuốc mà diệt được nhiều em virus thuộc nhiều loại cùng lúc (gọi là broad-spectrum antiviral) chứ không thì không địch nổi với tốc độ thay đổi của mấy em virus riêng lẻ này đâu. Ngoài ra để ra một loại vaccine hay một loại thuốc chữa bệnh mới không chỉ cần có thời gian nghiên cứu, nghiên cứu ra rồi thì cần thử xem nó có gây độc hại không, rồi phải thêm khoản thử nghiệm thuốc trên người với nhiều pha rất lâu và tốn kém trước khi được đưa ra bán rộng rãi ra ngoài thị trường (ước tính cỡ từ vài trăm nghìn đến cả mấy triệu đô la cho riêng khâu thử nghiệm thuốc trên người https://www.jhsph.edu/news/news-releases/2018/cost-of-clinical-trials-for-new-drug-FDA-approval-are-fraction-of-total-tab.html). Chi phí tính sương sương vậy thì mọi người đủ hiểu là không phải công ty dược nào cũng sẽ đầu tư cho những bệnh tuy nguy hiểm nhưng không có tính chữa bệnh lâu dài này. Mà không khéo lúc ra được thuốc mới thì virus cũng có khi biến chủng lâu rồi
=)))) Dĩ nhiên là theo các nhà nghiên cứu thì vẫn có những loại thuốc mới có tiềm năng nhưng đấy chỉ là mặt lý thuyết thôi, thực tế thì cứ phải từ từ 😀 😀

Nếu ai muốn tìm hiểu thêm thì có thể vào https://www.isar-icar.com/Coronavirus… để xem thêm nhé. Đây là link tổng hợp những thông tin mới nhất hiện nay về em CoV Vũ Hán do tổ chức của các chuyên gia nghiên cứu về virus và thuốc diệt virus trên thế giới cập nhập nhé.

Cuối cùng những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất là những y bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân được xác nhận là nhiễm em n2019-CoV và những người đang phải làm việc trực tiếp với những bệnh phẩm nghi nhiễm virus để đưa ra những kết luận thực tế dựa trên kết quả xét nghiệm chứ không phải những người đưa những thông tin linh tinh làm hoang mang dư luận nha.

Ở ngay cạnh nước có ổ dịch lớn mà kiểm soát dịch bệnh được đến thời điểm này thì những nỗ lực chỉ đạo sát sao của Bộ Y tế cùng với sự hướng dẫn chặt chẽ của WHO và công sức của những người hi sinh thầm lặng này không nhỏ đâu. Hiện nay với sự kết hợp chặt chẽ của các tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam cùng với thời đại thế giới phẳng thì chuyện giấu thông tin cũng khó xảy ra lắm, chỉ là chưa có bằng chứng xác nhận bệnh cụ thể thì chưa công bố thui. Vì thế mọi người chỉ cần tự ý thức phòng bệnh cho chính bản thân mình là được, những chuyện khác thì để những người có chuyên môn lo nhaa, và tuyệt đối đừng tin vào những nguồn tin nhảm lấy nguồn từ FB cá nhân hay ko có dẫn chứng từ những nơi đáng tin cậy nha. Ở đâu chứ báo lá cải không chỉ có Việt Nam và đâu đâu trên thế giới cũng có nha, đừng thấy dịch từ nguồn tin dịch từ nước ngoài mà chuẩn nha 😀 😀

Bài được viết và tổng hợp bởi mình với mục đích chia sẻ thông tin với những ngôn từ dễ hiểu (thực ra đọc cũng hơi lủng củng) và để chia sẻ những nơi tham khảo thông tin đáng tin cậy chứ không phải bài báo mang tính khoa học cao siêu j đâu nha. Cũng có 1 số ý là theo đánh giá chủ quan của mình nên có thể chưa được chuẩn lắm nên mọi người thông cảm nha 😀 Mình tuy chỉ là nghiên cứu sinh nhưng may mắn được tham gia đề tài do hội đồng châu Âu tài trợ trong một dự án được kết hợp bởi 7 trường đại học lớn và 5 công ty dược ở châu Âu quy tụ toàn những giáo sư có tiếng trong nghiên cứu virus và phát triển thuốc chống virus https://www.isar-icar.com/resources/Documents/ISAR_News_Vol.28_No.S1_2018-11-28_def.pdf. Vì thế ai cần thêm thông tin gì thì có thể inbox cho mình, nhiều thông tin mình không biết nhưng có thể hỏi các thầy và các bạn của mình thêm nha.

CHÚC MỌI NGƯỜI NĂM MỚI LUÔN MẠNH KHOẺ NHA ^^”.

Link chia sẻ bài:
 

MAGIC LIFE

Xe buýt
Biển số
OF-595678
Ngày cấp bằng
23/10/18
Số km
730
Động cơ
135,938 Mã lực
Tuổi
35
Thế tại sao 2 bố con trung quốc nhiễm bệnh đi khắp đất nước mà chưa thấy lây cho người nào cụ nhỉ? Hay Virus tàu chất lượng kém nên sang đây tịt ngòi. Nghe cụ mô tả thì giờ VN chắc phải ngang Vũ Hán rồi.
Thực tế là 5 ca nhiễm vào VN cũng đã từ lâu, lê la khắp nơi rồi mới bị cách ly, nhưng trong môi trường VN vẫn chưa ghi nhận ca nhiễm mới.
Thế nên cái khả năng lây nhiễm hiện nó vẫn nằm trong suy nghĩ của cụ chứ chưa có trong thực tế.
Cụ tin vào suy nghĩ chủ quan hay tin vào thực tế khách quan?
Em cũng mong thế các cụ ạ. Nhưng trước cơn bão trời thường lặng gió. @.@ ( hắn ủ bệnh 5-15 ngày cơ mà )
em vừa tra thì mồ hôi chưa đc kiểm chứng là có lây lan. Mong là chỉ lây qua dịch cơ thể cụ thể là nước bọt.
 

Havo

Xe điện
Biển số
OF-374748
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
2,981
Động cơ
1,270,355 Mã lực
Khuyến cáo k nên đến chỗ đông người nhưng lại nói học sinh vẫn chưa cần nghỉ học. Làm gì có chỗ nào đông ng như ở các trường học cơ chứ?
Còm hay, đáng suy nghĩ. Đang tranh tối tranh sáng ntnay, nên cho các cháu nghỉ thêm 1-2 tuần. Trong vòng 2 tuần tới, mọi việc sẽ rõ ràng.
Hè học bù 1-2 tuần chả vấn đề gì.
Update thêm thông tin:
News.com.au dẫn cảnh báo từ cơ quan y tế bang New South Wales, Australia cho hay việc truyền virus corona chủng mới giữa người với người có thể chỉ mất 15 phút.
Khuyến cáo nói rằng chỉ cần 1/4 giờ đồng hồ có giao tiếp gần gũi, như nói chuyện mặt đối mặt, hoặc 2 giờ đồng hồ trong một không gian khép kín với người mang virus cũng có thể dẫn tới lây truyền mầm bệnh.
 
Chỉnh sửa cuối:

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,110
Động cơ
208,082 Mã lực
Tuổi
45
Iem cũng cố gắng đọc tới 2 lần.
Iem cũng không phải trong nghề đó.

Dưng đọc đi đọc lại vì được cụ Chinh "điểm báo" nên nghĩ nó sẽ có nhiều thông tin bổ ích.

Dưng thực như cụ đã nói.
Iem thấy đây là một bài viết kiểu cop/pết theo trend của một người cũng chịu khó đọc mà thôi. Cũng chịu khó tập hợp lại một vài kiến thức phổ thông về virus hiện đang đầy rẫy trên mạng. Một cô/cậu SV năm 4 cũng có thể cop/pết được như thế.
Chả thấy chỗ nào hơi hơi cụ thể/chi tiết về "đã từng nghiên cứu về corona cả"

Đầu tiên, cảm ơn cụ về chia sẻ này.
Tuy nhiên, em phê bình cụ về việc là một người làm khoa học mà không có đủ thời gian để viết một bài cho tử tế.
Cô cựu cử nhân đó là ai, em không hề biết, và em cũng chỉ biết, cô này tốt nghiệp sau em đến 8 khóa, ở cùng một ngôi trường.
Cụ là một người làm chuyên môn về y khoa, không có lý gì kiến thức lại thua môt cô cử nhân ngành sinh học. Minh chứng là cụ đang bí về kiến thức, hoặc là đang muốn chữa ngượng, hay đại loại một việc giống thế.
Virus kinh điển nhất gây suy giảm miễn dịch, làm yếu đi các cơ quan, có lẽ, lâu đời nhất, vẫn là con virus HIV, nó đấy, có thuốc điều trị đấy, nhưng đã diệt được đâu.
Cá nhân em, không phải là người có chuyên môn về Y khoa, càng không phải là người có chuyên môn về Sinh học, nhưng em mong muốn, cụ dẫn một cái link nào đó, đáng tin cậy hơn, một cái link về nghiên cứu đàng hoàng của một vị Thạc sĩ, hay Tiến sĩ sinh học danh tiếng nào đó, hơn là dẫn nội dung một bài viết của một cô cựu cử nhân.
 

Trục

Xe ngựa
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
25,282
Động cơ
761,616 Mã lực
Em cố đọc bài viết đó, đọc xong thì tăng xông luôn.
Em chưa biết Doctor Chinh này là thuộc chuyên khoa nào, nếu là chuyên khoa xương khớp hay tim mạch thì không nên dẫn dắt thớt này nữa, mà nên tìm một vị đồng nghiệp, có đủ tầm và đủ kiến thức để tư vấn hoặc sử dụng nick nào đó để trả lời hoặc viết bài.
Có lẽ giải pháp đó là an toàn cho cả cá nhân Doctor Chinh, cũng như làm khán giả được mãn nhãn, khán giả được hiểu và hiểu sâu hơn về các vấn đề Doctor đề cập.
Iem cũng cố gắng đọc tới 2 lần.
Iem cũng không phải trong nghề đó.

Dưng đọc đi đọc lại vì được cụ Chinh "điểm báo" nên nghĩ nó sẽ có nhiều thông tin bổ ích.

Dưng thực như cụ đã nói.
Iem thấy đây là một bài viết theo trend của một người cũng chịu khó đọc mà thôi. Cung chịu khó tập hợp lại một vài kiến thức phổ thông về virus. Một cô/cậu SV năm 4 cũng có thể viết được như thế.
Chả thấy chỗ nào hơi hơi cụ thể/chi tiết về "đã từng nghiên cứu về corona cả"
 

MAGIC LIFE

Xe buýt
Biển số
OF-595678
Ngày cấp bằng
23/10/18
Số km
730
Động cơ
135,938 Mã lực
Tuổi
35
Thế tại sao 2 bố con trung quốc nhiễm bệnh đi khắp đất nước mà chưa thấy lây cho người nào cụ nhỉ? Hay Virus tàu chất lượng kém nên sang đây tịt ngòi. Nghe cụ mô tả thì giờ VN chắc phải ngang Vũ Hán rồi.
Thực tế là 5 ca nhiễm vào VN cũng đã từ lâu, lê la khắp nơi rồi mới bị cách ly, nhưng trong môi trường VN vẫn chưa ghi nhận ca nhiễm mới.
Thế nên cái khả năng lây nhiễm hiện nó vẫn nằm trong suy nghĩ của cụ chứ chưa có trong thực tế.
Cụ tin vào suy nghĩ chủ quan hay tin vào thực tế khách quan?
Em bổ xung thông tin về mồ hôi lây bệnh được không nhé. Nó ko chứa virus nhưng nó làm vật trung gian mang virus @.@ Nên luận điểm về có thể nhiễm qua mồ hôi có cơ sở. @.@

Nhiễm virus như cảm lạnh, cúm

Mặc dù bản thân mồ hôi không chứa những virus này, nhưng nó có thể xâm nhập vào da thông qua việc chà xát mũi, hắt hơi hoặc thở. Nếu mồ hôi trở thành vật mang virus, nó có thể dễ dàng ảnh hưởng đến bất kỳ ai tiếp xúc với nó.


"
Viral Infections like Cold, Flu

Though sweat itself does not contain these viruses, it can get onto the skin through nose-rubbing, sneezing or breathing. If the sweat becomes a carrier of the virus, it can easily affect anybody who gets in touch with it.

"

 
Chỉnh sửa cuối:

vharc

Xe tăng
Biển số
OF-209763
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
1,749
Động cơ
331,487 Mã lực
Em cũng mong thế các cụ ạ. Nhưng trước cơn bão trời thường lặng gió. @.@ ( hắn ủ bệnh 5-15 ngày cơ mà )
em vừa tra thì mồ hôi chưa đc kiểm chứng là có lây lan. Mong là chỉ lây qua dịch cơ thể cụ thể là nước bọt.
lây thì nó chưa phát đâu, đợi khoảng 10 ngày nữa biết ngay
 

tourist123

Xe tăng
Biển số
OF-109197
Ngày cấp bằng
16/8/11
Số km
1,003
Động cơ
399,201 Mã lực
Đầu tiên, cảm ơn cụ về chia sẻ này.
Tuy nhiên, em phê bình cụ về việc là một người làm khoa học mà không có đủ thời gian để viết một bài cho tử tế.
Cô cựu cử nhân đó là ai, em không hề biết, và em cũng chỉ biết, cô này tốt nghiệp sau em đến 8 khóa, ở cùng một ngôi trường.
Cụ là một người làm chuyên môn về y khoa, không có lý gì kiến thức lại thua môt cô cử nhân ngành sinh học. Minh chứng là cụ đang bí về kiến thức, hoặc là đang muốn chữa ngượng, hay đại loại một việc giống thế.
Virus kinh điển nhất gây suy giảm miễn dịch, làm yếu đi các cơ quan, có lẽ, lâu đời nhất, vẫn là con virus HIV, nó đấy, có thuốc điều trị đấy, nhưng đã diệt được đâu.
Cá nhân em, không phải là người có chuyên môn về Y khoa, càng không phải là người có chuyên môn về Sinh học, nhưng em mong muốn, cụ dẫn một cái link nào đó, đáng tin cậy hơn, một cái link về nghiên cứu đàng hoàng của một vị Thạc sĩ, hay Tiến sĩ sinh học danh tiếng nào đó, hơn là dẫn nội dung một bài viết của một cô cựu cử nhân.
bài viết của em cử nhân này là khoa học vui; rất vui nhộn
nhưng ko phù hợp trong hoàn cảnh cả nước phải chống dịch. cúm corona có "cơ chế lây lan" thế nào? việc xét nghiệm quá lâu? có "tự cách ly" tại nhà dc ko?
 

TNLak

Xe điện
Biển số
OF-443315
Ngày cấp bằng
7/8/16
Số km
2,913
Động cơ
232,664 Mã lực
Đầu tiên, cảm ơn cụ về chia sẻ này.
Tuy nhiên, em phê bình cụ về việc là một người làm khoa học mà không có đủ thời gian để viết một bài cho tử tế.
Cô cựu cử nhân đó là ai, em không hề biết, và em cũng chỉ biết, cô này tốt nghiệp sau em đến 8 khóa, ở cùng một ngôi trường.
Cụ là một người làm chuyên môn về y khoa, không có lý gì kiến thức lại thua môt cô cử nhân ngành sinh học. Minh chứng là cụ đang bí về kiến thức, hoặc là đang muốn chữa ngượng, hay đại loại một việc giống thế.
Virus kinh điển nhất gây suy giảm miễn dịch, làm yếu đi các cơ quan, có lẽ, lâu đời nhất, vẫn là con virus HIV, nó đấy, có thuốc điều trị đấy, nhưng đã diệt được đâu.
Cá nhân em, không phải là người có chuyên môn về Y khoa, càng không phải là người có chuyên môn về Sinh học, nhưng em mong muốn, cụ dẫn một cái link nào đó, đáng tin cậy hơn, một cái link về nghiên cứu đàng hoàng của một vị Thạc sĩ, hay Tiến sĩ sinh học danh tiếng nào đó, hơn là dẫn nội dung một bài viết của một cô cựu cử nhân.
Em cũng ko hiểu sao toàn thấy trích từ các Cụ bên Công nghệ Sinh học
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top