Tóm lại là độc lực càng cao thì càng lây lan chậm (do người mang virus sớm bộc lộ triệu chứng) và dễ khống chế còn độc lực càng thấp thì lại càng lây lan nhanh và khó khống chế (do không bộc lộ sớm triệu chứng)?
Em nghĩ thế có sai không cụ drchinh?
Và "sớm qua đi" theo ý kiến của cụ sẽ là thế nào về mặt định lượng: sau bao nhiêu thời gian và sẽ có bao nhiêu người chết cho đến khi dịch được coi là "đã qua đi"?
Cụ có thể cho ý kiến cụ thể về mặt định lượng được không?
Đến nay thì có vẻ vấn đề không nhẹ nhàng như cụ nói, ít nhất là về mặt kinh tế, xã hội, tâm lý.
Nếu cụ đang là bác sĩ ở Vũ Hán, liệu có thể nói là dịch này nó "nhẹ nhàng, không đáng sợ" hay không?
Và cho em hỏi: cho đến hôm nay, cụ đã thay đổi ý kiến so với bài đầu của thớt này chưa?
Câu hỏi này của em, chã drchinh vẫn chưa trả lời.
Việc cứ bám vào sự nguy hiểm của cúm thường để hạ thấp sự nguy hiểm của cúm Vũ Hán là rất vô lý, tương tự như đang bàn về rủi ro tai nạn máy bay của Boeing MAX 737 là nghiêm trọng hay không thì lại cứ bảo "không đáng lo, tai nạn xe máy còn nhiều hơn".
WHO đã thừa nhận sai lầm khi trước đó chỉ đánh giá nguy cơ của cúm Vũ Hán là ở mức trung bình.
Cho đến nay thì cả chuyện "độc lực yếu" lẫn chuyện "sẽ sớm qua đi" đều không đúng: số người lây nhiễm tăng nhanh, số người chết + số bị nặng chưa hồi phục cũng tăng nhanh tương ứng và lớn hơn hẳn số đã hồi phục, và con số thống kê thì luôn thiếu sót và chậm trễ so với tình hình thực tế (mới cách đây chưa lâu cho là virus này không lây từ người sang người, giờ thì đã có biểu hiện đại dịch, vỡ trận ở TQ)
Theo em, chã nên dũng cảm nhận sai về những nhận định chủ quan và tùy tiện của mình ở đầu thớt này đi, càng sớm càng tốt.
Sai là bình thường, không chịu nhận sai là không bình thường.
Mình là bác sĩ mà nói sai thì sẽ có nhiều người vì tin theo mà gánh rủi ro.