Theo thiết kế đường thì không phải họ làm nhiều làn để mình dàn hàng ngang đi, kiểu đi rất phổ biến ở Việt Nam. Nếu đi theo kiểu này thì đường dẫu có trăm làn thì cũng tắc mà thôi.
Các đường cao tốc thường có 4 làn với ý tưởng như sau:
Làn ngoài cùng tính từ mép đường vào là làn khẩn cấp dùng cho trường hợp khẩn cấp. Ở Việt Nam hay dùng làn này để nghỉ ngơi và đi vệ sinh.
Làn cạnh làn khẩn cấp dùng cho xe tải, thường chỉ được chạy 80km/h. Ở Việt Nam cho chạy 100km.
Làn giữa là làn chính giành cho các xe giữ tốc độ ổn định. Và đây cũng là làn an toàn nhất do ta có nhiều khoảng không gian bên phải và bên trái để đánh lái nếu như có gì đó bất ngờ xẩy ra.
Làn trong cùng bên trái sát giải phân cách được thiết kế với mục đích duy nhất là để vượt. Ở Việt Nam làn này hay được các thím xe tải, chạy chậm, v.v. ôm chạy.
Chưa rõ nguyên nhân chính xác là tại sao?
Qui tắc đi bao giờ cũng tăng ga ở làn chạy đà rồi nhanh chóng nhập vào làn giữa rồi giữ tốc độ. Nếu muốn vượt bật xi nhan chuyển làn trái, nhanh chóng vượt, rồi bật xi nhan phải trở về làn giữa giữ tốc độ.
Thực tế ở Việt Nam nhiều xe đi rất chậm khi nhập làn. Không hiểu sao. Chắc nghĩ là an toàn. Nhiều trường hợp đi chậm bám làn trái, thậm chí đi dạng sang hai làn. Cho nên việc phải sử dụng làn xe tải, thậm chí là làn khẩn cấp để vượt là chuyện thường thấy. Đã có vài vụ dừng lại đi vệ sinh rồi gặp diêm vương luôn vì kiểu đi này.