1. Chuyện Vân Phong: Khoảng cỡ 10 năm trước, lúc dự án cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong (Cảng Vân Phong) được phê duyệt và thi công. Để dự án này được phê duyệt, các báo cáo nghiên cứu đầu tư đều nhấn mạnh rằng: " Việt Nam là trung tâm của Đông Nam Á, nằm gần tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới. Vị trí địa chính trị vô cùng chiến lược. Do đó, cần thiết phải xây dựng 1 cảng trung chuyển quốc tế có khả năng cạnh tranh với Singapo và Hongkong..."
Ngoài sự tự tin về "nằm gần tuyến đường biển nhộn nhịp nhất" thì truyền thông không quên nhắc đến dự án kênh đào Kra như là sắp được xây dựng đến nơi và lúc đó, Cảng Vân Phong sẽ còn "đắc địa" hơn nữa.
Bản thân em lúc đó vẫn còn là sinh viên, có nói chuyện với 1 bác lớn tuổi, là chủ 1 doanh nghiệp tư nhân khá lớn. Lúc đó, em đã khẳng định chắc chắn dự án Cảng Vân Phong sẽ thất bại vì tính phi thực tế của nó, ví dụ: Cảng trung chuyển nhưng lại ko ở gần vùng kinh tế lớn để cấp hàng cho cảng, sẽ rất thiếu cạnh tranh nếu hàng từ Tp HCM hay Bình Dương phải vượt 350km để tới Vân Phong so với 50km để tới cảng Cái Mép.
Em khẳng định thất bại hoàn toàn dù dự án chưa khởi công. Tuy nhiên, ông bác chủ doanh nghiệp bảo: "Mày thì biết cái đ.éo gì, cả hàng chục hàng trăm người nghiên cứu nhiều năm không bằng mày chắc?" Haizz, sau vài năm, sau khi chi hàng nghìn tỷ đồng để bắt đầu xây dựng Cảng Vân Phong thì dự án bị dừng thi công vì ...hết tiền (cũng là lúc các Vina lộ ra các khoản lỗ khổng lồ, nếu các "quả đấm thép mà chưa lộ thì sẽ còn ném thêm tiền vào dự án cũng nên). Dự án dừng thi công nhưng chính phủ VN vẫn phải thanh toán 1 khoản tiền hơn 50 triệu đô la cho đối tác Hàn Quốc vì đã ký kết hợp đồng mua vật tư (cọc bê tông)...
2. Chuyện đường sắt cao tốc:
Dù em không được tiếp cận các báo cáo nghiên cứu đầu tư, nhưng cái lợi ích khi đầu tư đường sắt cao tốc mà ban nghiên cứu đưa ra là: "chở được người từ bắc vào nam và ngược lại". Đối với dự án của bộ GTVT là tàu tốc độ đến 350km/h. Đối với phương án của bộ khác là khoảng 200km/h và tàu "chở được người và hàng hóa từ bắc vào nam và ngược lại".
Em ko phân tích thêm vì thực chất đã bàn nhiều thớt rồi, báo chí cũng bàn chán rồi. Chỉ khẳng định 1 cách chắc chắn: Dự án này sẽ thất bại dù cho có đổ 100-200 tỷ đô la đi chăng nữa.
3. Trên thế giới, ko hiếm các dự án thất bại dù được nghiên cứu và đầu tư bởi những con người giỏi nhất, kinh nghiệm nhất trong ngành. Ví dụ: dự án chế tạo máy bay Airbus A380, tiêu tốn hàng chục tỷ đô la, có những công nghệ tối tân với sự tham gia của hàng trăm công ty sừng sỏ về mặt công nghệ thiết bị trên thế giới nhưng cho đến bây giờ thì có thể coi là dự án thất bại khi Airbus không còn nhận đơn hàng sản xuất dù mới chỉ bán được hơn 200 chiếc và chưa tới điểm hòa vốn.
4. Dù không có luận chứng khoa học chính xác để nghiên cứu cũng như các lợi ích (cho Việt Nam) nhưng các nhóm nghiên cứu vẫn cố gắng bằng mọi cách để quốc hội thông qua dự án. Dùng nhiều biện pháp lobby để đạt mục đích. Như vậy, có phải là nhóm lợi ích nào đó đang muốn làm để "hốt cú chót"? Hay "ngoại bang" nào đó đang cố gắng để dự án được triển khai?
Đầu tiên là em ủng hộ quan điểm thận trọng chưa làm được TẠI THỜI ĐIỂM này. Kể cả phương pháp định tính thì VN đang thiếu quá nhiều cái để đảm bảo khả năng thực hiện. Em chỉ đóng góp hoàn thiện lại các mục của cụ.
1. Vụ Vân Phong em không bàn thêm, chỉ bổ sung cái cách mà các ông lập dự án đã, đang và sẽ làm như cụ đã nói là các lập luận đanh thép - đó là các lợi ích về chính trị, xã hội, dân sinh abc xyz... tóm lại là các lập luận sẽ bằng mồm, định tính và không có con số chứng minh, hoặc có con số thì không kiểm chứng được.
Vì thế, các bác lãnh đạo có thể kiểm tra dễ nhất (thực ra cũng là khoa học nhất) là xem các con số. Dự án nào hiệu quả thì con số sẽ nhiều, đầy đủ, rõ ràng, phương pháp chính xác để chứng minh cho luận điểm cần đầu tư. Dự án nào lởm thì số liệu không có mấy hoặc bốc thuốc, tự bịa ra (thậm chí nhờ Tây bịa - quan trọng là kiểm định phương pháp), lập luận chủ yếu dựa vào các lợi ích về chính trị xã hội dân sinh này nọ.
Tuy nhiên, nếu các dự án lởm vẫn được thông qua thì các cụ phải ngầm hiểu là LĐ đã thông qua từ trước khi lập dự án, những người lập dự án chỉ là hoàn thiện hồ sơ cho đủ thôi nhé.
2. Dự án đường sắt cao tốc em nghĩ cụ chém quá tay. Tiền tấn vào thì chắc chắn xong, nhưng xong mà è cổ trả nợ thì khác gì công ty bé mà mua RollRoyce để làm hình ảnh, mà mua xe thì còn bán lỗ được chứ đường sắt thì chỉ có gỉ ra.
Dự án này chỉ cần lãnh đạo cứ xem như dự án kinh tế, lời thì làm, lỗ thì nghỉ, không hỗ trợ, không bù lỗ gì cả.
Còn nữa, xem xét cũng phải tổng thể. Dự án đường sắt để chở người (ước tính lượng khách theo nhu cầu đi lại), rồi dự án hàng không (xây sân bay Long Thành, mở rộng TSN, NB, các sb tỉnh...), sau này đường bộ cao tốc cũng ước tính vậy. Nếu các dự án đều được thực hiện thì thì khả năng sẽ phải kêu gọi mỗi gia đình phải đẻ 4-5 con để cho phù hợp với ước tính.
3. Chỗ này em không đồng ý với cụ. Đầu tư có rủi ro (không tính được), nhưng có phương pháp tính. Nếu làm đúng, tính đúng thì cứ làm, rủi ro trong mức cho phép.
4. Em thấy lần trước từ thời ô Sinh Hùng cũng loạn vụ này lên, nhưng như vậy khả năng sẽ chưa thông qua. Kinh nghiệm là dự án nào ít bị đem ra cho truyền thông nhậu thì mới được duyệt.