Em có đủ cả 5 chướng ngại trên ạ. Sân có vẻ ít nhất nhưng lại kinh khủng phết. Em nhận ra đc những cơn sân của em chỉ đến từ 1 số đối tượng nhất định và xuất phát từ sự tương đồng với những tổn thương trong quá khứ. Em nghĩ em đã pass over đc rồi hoặc nó chưa xuất hiện lại để em kiểm chứng. Haha. Em k thích cái từ chữa lành - nó bị lạm dụng quá nhiều trong thời gian gần đây. Nhưng đúng là phải bình ổn cảm xúc thì mới tránh đc những trở ngại. Năng lực và ý chí của em rất có giới hạn nhưng em may mắn gặp đc người đồng hành tận tâm và kiên nhẫn với em ạ. Em lười còm lắm, khi vào topic có nhiều người k hiểu về thiền và nói những lời tiêu cực, em rất muốn kể về những người thiền cùng em để mng có thể thấy đc mặt tích cực của thiền. Cuối cùng lại thôi, nói vài dòng về trải nghiệm bản thân để cụ chủ topic có cái nhìn đa chiều hơn ạ.
Cụ cảm nhận được lợi ích từ Thiền thì thật may mắn và vui mừng. Thiền không phải là một khả năng/ năng lực, mà nó về sự sẵn lòng (willing).
Em xin góp ý thêm một chút nữa trong comment của cụ, về sự “bình ổn cảm xúc”. Cảm xúc cũng là một trong 6 giác quan, nó cũng tương tự như mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm. Đều được Tâm ghi nhận. Nó đều sẽ gây ra chướng ngại của Tâm. Mình cần rèn luyện được khả năng nhận diện, phân định chính xác điều gì đang dính mắc vào Tâm, sau đó mới thực hành các phương pháp để gạt bỏ.
Ý em là, ví dụ khi cụ Sân, cụ biết mình đang sân, quan sát được cơn sân thì đã là một bước dài trong “bình ổn cảm xúc” rồi. Nhưng nếu cơn sân đến mức thiêu đốt và điên cuồng, mình cần những phương pháp thực tập khác nữa (nhiều và từng người sẽ tin dùng các phương pháp khác nhau dựa trên trải nghiệm cá nhân). Cụ thấy đấy, đó cũng là hành trình gạt bỏ chướng ngại. Phân tích ra để mình dễ làm hơn. Chứ “bình ổn cảm xúc” là một việc phức tạp.