Đa phần là không thực hành thiền, toàn "nghe nói", hoặc "nghĩ là"...
Khi nói đến thiền, thường người ta nghĩ ngay đến Thiền do Tất-đạt-đa giác ngộ-tự tìm ra... nhưng thực tế là qua đến Trung quốc thì các đạo sĩ chế cháo ra món ngồi thiền, luyện công, điều khí... qua đến Lý hồng chí - Pháp luận công thì trong lúc ngồi thiền lại tưởng tượng ra giáo chủ hộ thể. Hoặc qua Mật tông có pha thêm giáo lý của Ấn độ giáo, Tạng giáo thì thành ra ngồi thiền quán tưởng đến các pháp môn khác nhau...
Nhưng nhìn chung thì trong văn hoá Á đông thì Thiền gắn liền với tâm linh, với tôn giáo, với các lĩnh vực huyền bí.
Nhưng trong Tâm lý học hiện đại, thì các nhà khoa học lại xếp Thiền - Yoga... vào môn Luyện sự chú tâm.
Nhưng có 1 điều mà tâm lý học hiện đại chưa thể soi rọi vào Thiền phật giáo (tôi gọi chung thống nhất là Thiền), đó là vì sao khi ngồi thực hành thiền, lại phát sinh ra vô ngã, vô thường... lại phát sinh ra từ tâm - lòng yêu thương chúng sinh.
Hỏi 1 ông không ngồi thiền bao giờ, có thể ông này sẽ nói vẹt là vô ngã, vô thường, rồi đời là bể khổ... nhưng đó là ông ta thuộc vẹt, chứ không phải là thực sự "giác ngộ" - đặt được 1 chân vào con đường mà Thái tử Tất đạt đa đã tìm ra.
Đến khi người yêu bỏ, con về báo vỡ nợ, hoặc bác sĩ báo tin bị ung thư.... là lại quên hết vô ngã, vô thường... sầu lo mất ăn mất ngủ... có khi chết trước cả khi phát bệnh