Hiện nay rất rất nhiều người, thậm chí cả các phóng viên, quan chức, công an... đều hiểu một cách đại khái là trên một chiều đi, phần đường bên trái là của ô tô, phần đường bên phải là của xe máy. Cách hiểu này hoàn toàn sai luật và có nguy cơ làm hỏng cả hệ thống giao thông, gây mất an toàn.
- Trước tiên phải khẳng định, luật không hề quy định ô tô phải đi ở bên trái, xe máy phải đi ở bên phải.
- Luật chỉ quy định xe đi chậm hơn phải đi ở bên phải. Ô tô đi bên trái, xe máy đi bên phải thực chất là tuân thủ quy định này nếu đi trên một đoạn đường đủ dài và không quá đông, ô tô luôn đi nhanh hơn xe máy.
Việc ngầm định ô tô đi bên trái, xe máy đi bên phải gây ra khá nhiều hệ lụy:
- Ô tô đi chậm vẫn bám làn trái, gây ách tắc giao thông, vi phạm luật.
- Xe máy rẽ trái vẫn rẽ từ làn phải, tạt qua đầu ô tô đi thẳng, rất nguy hiểm (gần đây có vụ tai nạn ở Đà Nẵng do xe máy rẽ trái qua đầu ô tô đi thẳng).
- Ô tô rẽ phải vẫn rẽ từ làn trái, tạt qua đầu xe máy đi thẳng, rất nguy hiểm.
- Rất rất nhiều người không biết đi thế nào cho đúng, làm mồi cho xxx chén no bụng.
- Người đi ô tô, xe máy chửi nhau vì tưởng người kia chiếm phần đường của mình
- ...
Việc quy định một cách mập mờ ô tô đi bên trái, xe máy đi bên phải là sản phẩm của một xã hội mà trịnh độ nhận thức của người dân còn thấp. Đến nay, nhận thức của người dân đã cao hơn, cần phải thay đổi nhận thức về đúng bản chất thật: Xe đi chậm hợn đi bên phải, xe đi nhanh hơn đi bên trái; Tại ngã ba, ngã tư, xe nào đị rẽ hướng nào phải đi ở làn rẽ hướng đó.
Luật được làm từ thời xe đạp còn chiếm tỷ lệ lớn, tuy đến hiện nay xe đạp đã ít hơn nhiều, nhưng vẫn không thể loại bỏ xe đạp (hoặc xe thô sơ nói chung) ra khỏi sự tính toán, điều chỉnh của luật.
Theo thói quen, ô tô đi bên trái, xe máy đi bên phải thì sẽ khó khăn hơn khi ô tô muốn rẽ phải hoặc xe máy muốn rẽ trái.
Dĩ nhiên, phương án nào cũng có khó khăn của nó, nhưng nếu đi hỗn hợp, ví dụ ô tô đi bên phải trái đều ok, xe máy cũng đi bên phải trái đều ok, thì một cái xe đạp đi bên phải, lề rề chậm chạp sẽ cản mũi ô tô, ô tô muốn tránh vượt lên thì phải đánh lái 1 khối sắt to dạt sang trái để vượt.
Về cảm quan là khá nguy hiểm, còn nếu xe máy vượt xe đạp thì có lẽ đỡ nguy hiểm hơn.
Cho nên, nếu mình gộp cả xe thô sơ vào, thì thói quen như hiện nay (ô tô đi trái, xe máy đi phải) có lẽ thích nghi hơn. Còn nếu thói quen đi hỗn hợp thì ô tô sẽ bị dính sau xe đạp nhiều, đánh lái khối sắt to thì sẽ gây ra nhiều rủi ro hơn là xe máy đánh lái tránh xe đạp.
Cụ cứ tưởng tượng, đi được vài mét hoặc vài chục mét thì ô tô lại đánh lái sang trái tránh xe đạp, rồi tạt vào bên phải đi tiếp, cứ liên tục như vậy khác gì đánh võng trên đường? Dĩ nhiên xe máy cũng phải tạt trái để vượt xe đạp nhưng xe máy nhỏ hơn nên mức độ rủi ro cho giao thông là ít hơn so với ô tô đánh võng.
Ngoài ra, theo thiết kế sẵn có thì vận tốc ô tô lớn hơn xe máy. Dù rằng trong thành phố chật hẹp thì tốc độ ô tô với xe máy thực tế cũng chả hơn gì nhau, thậm chí ô tô còn bị chậm hơn. Nhưng nhìn tổng quan ra đường lớn, đường cao tốc,... thì ô tô vận tốc cao hơn đi làn trái, xe máy làn phải, xe đạp và thô sơ làn trong cùng.
Cho nên, ô tô cũng có mầm mống tốc độ nhanh hơn xe máy từ ngày đặc tính thiết kế rồi. Cho nên quy định trong luật phương tiện nào tốc độ cao hơn đi bên trái, thì cũng một phần quy chiếu vào thiết kế này để hành xử thôi.
Tóm lại, thói quen như hiện nay, nếu xét kỹ ra thì hợp lý hơn là đi hỗn hợp.