- Biển số
- OF-74659
- Ngày cấp bằng
- 5/10/10
- Số km
- 3,318
- Động cơ
- 456,157 Mã lực
Hiện nay, trên OF và trên nhiều diễn đàn khác vẫn còn nhiều cụ hiểu nhầm trong việc ghi lỗi vi phạm của xxx. Nhiều cụ vẫn cho rằng, lỗi vi phạm được ghi trong biên bản phải ghi theo Luật GTĐB, chỉ khi ra quyết định xử phạt mới được căn cứ vào nghị định.
Theo em, cách nghĩ trên là hết sức sai lầm, dẫn đến nhiều cụ khi bị xxx ghi lỗi theo nghị định 171 đã cãi và dọa khiếu nại, kiện cáo...
Thật ra thì Luật GTĐB chỉ đề ra các quy tắc cần phải tuân theo khi tham gia giao thông.
Còn khi các cụ phạm lỗi, nghĩa là các cụ đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực nào đó. Các hành vi vi phạm đều được quy định tại các nghị định về lĩnh vực tương ứng với hành vi đó.
Trong trường hợp các cụ phạm lỗi trong lĩnh vực GTĐB, nghĩa là các cụ đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này, các hành vi vi phạm đều được quy định cụ thể tại Nghị định 171.
Còn đây là mẫu biên bản chung theo nghị định 81 hướng dẫn thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính, các cụ để ý mục 8 và 9.
Hướng dẫn cách ghi mục 8 và 9 của mẫu biên bản.
Bổ sung thêm quy định ở điều 58 Luật xử lý VPHC
Em bổ sung thêm ý kiến của các cụ mà em thấy bổ ích cần tham khảo.
Theo em, cách nghĩ trên là hết sức sai lầm, dẫn đến nhiều cụ khi bị xxx ghi lỗi theo nghị định 171 đã cãi và dọa khiếu nại, kiện cáo...
Thật ra thì Luật GTĐB chỉ đề ra các quy tắc cần phải tuân theo khi tham gia giao thông.
Còn khi các cụ phạm lỗi, nghĩa là các cụ đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực nào đó. Các hành vi vi phạm đều được quy định tại các nghị định về lĩnh vực tương ứng với hành vi đó.
Trong trường hợp các cụ phạm lỗi trong lĩnh vực GTĐB, nghĩa là các cụ đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này, các hành vi vi phạm đều được quy định cụ thể tại Nghị định 171.
Còn đây là mẫu biên bản chung theo nghị định 81 hướng dẫn thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính, các cụ để ý mục 8 và 9.
Hướng dẫn cách ghi mục 8 và 9 của mẫu biên bản.
Bổ sung thêm quy định ở điều 58 Luật xử lý VPHC
Em bổ sung thêm ý kiến của các cụ mà em thấy bổ ích cần tham khảo.
Đầu tiên, việc xử phạt vi phạm hành chính đã được quy định thành Luật chuyên ngành là Luật xử lý vi phạm hành chính ("xử lý" các cụ nhé, "xử lý hành chính" bao gồm "xử phạt vi phạm hành chính" và "biện pháp xử lý hành chính"). Cụ nào quan tâm thêm thì đọc Luật số 15/2012/QH13.
Luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:
- Điều 4. Thẩm quyền quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính:
Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và quy định mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, Chính phủ là cơ quan (duy nhất - theo luật thì thế, thực tế thì lởm khởm lắm) được phép quy định: "như thế nào là vi phạm hành chính", "mức phạt với các hành vi"... Mà Chính phủ thì quy định bằng Nghị định. Có nghĩa là: hành vi thế nào là vi phạm hành chính phải được quy định trong một nghị định nào đó của chính phủ thì mới có căn cứ xử phạt; mức phạt cũng phải quy định trong Nghị định luôn (Vậy nên cụ toan1477 nói Luật chỉ định hướng là chuẩn ạ - Luật chỉ nói chung chung, Nghị định mới quy định cụ thể, chính xác được).
- Về hành vi vi phạm hành chính:
Điều 2 - Giải thích từ ngữ:
Khoản 1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, một hành vi vi phạm hành chính phải hội tụ đủ 2 yếu tố: "vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm" + "pháp luật có quy định phải xử phạt hành vi đó".
Có những trường hợp sau:
- hành vi sai trái nhưng không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước: say rượu, câu cá - ở nơi cấm câu, nhòm người khác xxx...
- hành vi sai trái vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước nhưng là tội phạm: cái này em không có gì để nói.
- hành vi sai trái vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước và không phải là tội phạm, nhưng pháp luật không quy định xử lý hành chính: chạy quá tốc độ dưới 5km/h là minh họa rõ nét nhất.
Cá nhân nhà cháu đồng tình với quan điểm của kụ chủ, vì 3 lí do sau đây:
1- Hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ là một hành vi Vi phạm Hành chính. Do đó, hành vi này phải được xử lí theo quy định của Luật Xử lí VPHC.
2- Tại điểm d), khoản 1, điều 3 Luật XL VPHC "Nguyên tắc xử lí Vi phạm Hành chính" có quy định "chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do PHÁP LUẬT quy định", nơi có số ② màu đỏ trong hình dưới đây.
(Các kụ chú ý giúp chữ PHÁP LUẬT, nó không chỉ là Luật, mà còn bao gồm các văn bản Pháp quy khác nữa).
3- Trong Luật GTĐB không quy định cụ thể các hành vi nào là hành vi Vi phạm hành chính, nên không thể dựa vào các điều luật để quy kết một hành vi vi phạm điều cấm của luật, vi phạm hiệu lệnh của biển báo có phải là hành vi vi phạm hành chính hay không.
Do vậy, phải cần một văn bản pháp quy khác, như Thông tư, Nghị định (là các tài liệu cũng nằm trong hệ thống văn bản PHÁP LUẬT quốc gia) để xác định "hành vi vi phạm hành chính cụ thể" làm căn cứ ra Quyết định xử lí hành chính.
.
.
Chỉnh sửa cuối: