- Biển số
- OF-147762
- Ngày cấp bằng
- 2/7/12
- Số km
- 4,635
- Động cơ
- 356,973 Mã lực
Hình như có biết tiếng Nga, học khóa đầu chuyên Nga trường Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình) thì phải ?Đồng chí ấy xưa có biết tiếng Liên Xô không bác?
Hay là cũng nghe nói thế?
Hình như có biết tiếng Nga, học khóa đầu chuyên Nga trường Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình) thì phải ?Đồng chí ấy xưa có biết tiếng Liên Xô không bác?
Hay là cũng nghe nói thế?
Chiên gia chém 1 câu xong kết luận: Làm nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng là "xác đáng". Bố tổ, chém thế ai chả chém được?Thêm thông tin rộng đường dư luận
Vì sao nên mở rộng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình?
Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình (mở rộng) sau một thời gian thi công, trong các ngày 17 - 20/10 và 6/11/2021 có hiện tượng sạt lở trong hố móng tại vnangluongvietnam.vn
Cụ có thể gửi thư lên EVN yêu cầu giải thích tính càn thiết đầu tư được ko? mình nghĩ phủ đỉnh ở đây là phủ ko chỉ về lượng mà phủ về giá để giảm giá biên marginal tariff của đỉnh.Chiên gia chém 1 câu xong kết luận: Làm nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng là "xác đáng". Bố tổ, chém thế ai chả chém được?
"Việc hàng năm phải xả lũ từ tháng 6 đến tháng 9 và cấp nước cho hạ lưu vào tháng giêng, tháng hai hàng năm phục vụ sản xuất nông nghiệp qua hệ thống đập tràn (mà không qua tổ máy phát điện) là lãng phí nguồn nước, do đó bổ sung 2 tổ máy này ngoài nhiệm vụ phủ đỉnh phụ tải còn một nhiệm vụ là để tận dụng nguồn nước xả để phát điện."
Mấy vấn đề cần làm rõ:
- Việc xả lũ do "thừa nước" vào mùa mưa ở quy mô nào? Lưu lượng bao nhiêu? Tần suất xuất hiện bao nhiêu năm có 1 lần? (Hoặc bao nhiêu lần trong 1 năm?). Việc xả nước do "thừa nước" có thể khắc phục bằng cách linh hoạt điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa trên dòng sông Đà hay không? Cái này phải có nghiên cứu và con số cụ thể mới nghiên cứu được. Theo số liệu thống kê thì phải 3 năm mới có chuyện Hòa Bình xả lũ 1 lần do thừa nước, mỗi lần xả chỉ trong 1 vài ngày. Trường hợp lũ đặc biệt lớn hiếm gặp mới phải xả lũ qua nhiều hơn 2 cửa xả, tức là gặp lũ lớn và đặc biệt lớn thì dù có thêm 2 tổ máy vẫn phải xả lũ qua đập tràn.
- Xả lũ phục vụ sản xuất nông nghiệp qua đập tràn? Chưa có số liệu (xả bao nhiêu, trong bao lâu....)
- Nhiệm vụ phủ đỉnh: Tổng công suất nguồn điện cả nước hiện nay cỡ 75 GW, 4 năm tới dự kiến sẽ lên mức 90 GW, việc bổ sung thêm 0.44 GW của 2 tổ máy nhà máy thủy điện HB thì "phủ đỉnh" được bao nhiêu khi mà công suất chỉ chiếm 0.5% tổng công suất hệ thống? (Tức là công suất quá nhỏ để nhận vơ trách nhiệm "phủ đỉnh". Thực tế việc phủ đỉnh là trách nhiệm của 22 GW thủy điện và cỡ 30 GW nhiệt điện trên hệ thống chứ không phải là 2 tổ máy mở rộng. Việc kết luận 2 tổ máy HB mở rộng để "phủ đỉnh" hệ thống điện là NGOA NGÔN.
Hiện tại hệ thống điện vào giờ cao điểm cũng chỉ mới huy động khoảng 50-60% tổng công suất nguồn, nếu trừ phần điện mặt trời thì tỷ lệ huy động cũng trong khoảng 60-70% vào giờ cao điểm.Cụ có thể gửi thư lên EVN yêu cầu giải thích tính càn thiết đầu tư được ko? mình nghĩ phủ đỉnh ở đây là phủ ko chỉ về lượng mà phủ về giá để giảm giá biên marginal tariff của đỉnh.
Hệ thống đang có vân đề khi đỉnh sinh hoạt vào chập tối thì các nguồn tái tạo bị ngủm, phải ramp up thủy điện nhiệt điện lên để phủ. Thủy điện giá rẻ nhưng kịch công suất, ramp up nhiệt điện thì đắt, điện than ko thể đầu tư thêm, nên ramp up thủy điện lên, tăng tổng công suất đặt thủy điện, nghe có vẻ hợp lý?
Năm nay là năm covid nên phụ tải cao điểm (đỉnh) chỉ 37-38GW. Nếu thông thường thì đã lên tầm 45GW?Hiện tại hệ thống điện vào giờ cao điểm cũng chỉ mới huy động khoảng 50-60% tổng công suất nguồn, nếu trừ phần điện mặt trời thì tỷ lệ huy động cũng trong khoảng 60-70% vào giờ cao điểm.
Em cứ tính đại khái là với 2 tổ máy thủy điện HB mở rộng làm tạo ra 450 triệu kWh mỗi năm và toàn bộ điện lượng này dùng để "phủ đỉnh" thay cho nguồn phủ đỉnh của nhiệt điện than thì lợi ích mang lại: 450 triệu kWh x 300 đồng = 135.000.000.000 đồng (135 tỷ vnd/năm)
( Giá bán điện thủy điện là 1110 đồng/kWh, giá bán nhiệt điện than là 1410 đồng/kWh. Chênh lệch giá 2 loại điện là 300 đồng/kWh)
Như vậy, vì mục đích "phủ đỉnh", EVN bỏ ra gần 10.000 tỷ đồng ngân sách để tạo ra lợi ích 135 tỷ/năm cho EVN. (Nếu không có 2 cái tổ máy HB mở rộng kia thì hệ thống điện vẫn còn rất nhiều nguồn phủ đỉnh chứ không phải BẮT BUỘC chỉ có HB mở rộng mới làm nhiệm vụ phủ đỉnh).
Đầu tư 10.000 tỷ để mỗi năm thu về 135 tỷ thì chỉ có bị bệnh thần kinh mới chấp nhận đầu tư thôi.
Kỷ lục phụ tải cao nhất đến giờ là 42GW. Tất nhiên là cả năm mới có vài ngày phụ tải cao như thế.Năm nay là năm covid nên phụ tải cao điểm (đỉnh) chỉ 37-38GW. Nếu thông thường thì đã lên tầm 45GW?
Ồ, Nếu thế chắc hẳn đồng chí ấy phải biết đọc tài liệu. Tôi cho rằng xưa các bản vẽ tay và tài liệu tính toán + đánh máy không thiếu thứ gì. Người Liên Xô họ làm hướng dẫn sử dụng thì tệ hơn Âu nhưng bản vẽ và thông số để lưu thì không ai lại được, nhất là đối với các dự án lớn.Hình như có biết tiếng Nga, học khóa đầu chuyên Nga trường Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình) thì phải ?
Em nghĩ là EVN phải chứng minh đc hiệu quả thì ủy ban quản lý vốn NN nó mới cho phép đầu tư?Hiện tại hệ thống điện vào giờ cao điểm cũng chỉ mới huy động khoảng 50-60% tổng công suất nguồn, nếu trừ phần điện mặt trời thì tỷ lệ huy động cũng trong khoảng 60-70% vào giờ cao điểm.
Em cứ tính đại khái là với 2 tổ máy thủy điện HB mở rộng làm tạo ra 450 triệu kWh mỗi năm và toàn bộ điện lượng này dùng để "phủ đỉnh" thay cho nguồn phủ đỉnh của nhiệt điện than thì lợi ích mang lại: 450 triệu kWh x 300 đồng = 135.000.000.000 đồng (135 tỷ vnd/năm)
( Giá bán điện thủy điện là 1110 đồng/kWh, giá bán nhiệt điện than là 1410 đồng/kWh. Chênh lệch giá 2 loại điện là 300 đồng/kWh)
Như vậy, vì mục đích "phủ đỉnh", EVN bỏ ra gần 10.000 tỷ đồng ngân sách để tạo ra lợi ích 135 tỷ/năm cho EVN. (Nếu không có 2 cái tổ máy HB mở rộng kia thì hệ thống điện vẫn còn rất nhiều nguồn phủ đỉnh chứ không phải BẮT BUỘC chỉ có HB mở rộng mới làm nhiệm vụ phủ đỉnh).
Đầu tư 10.000 tỷ để mỗi năm thu về 135 tỷ thì chỉ có bị bệnh thần kinh mới chấp nhận đầu tư thôi.
Có những thứ "vô bổ" nhưng vẫn dùng ngân sách để đầu tư không vì mục đích kinh tế mà cụ.Em nghĩ là EVN phải chứng minh đc hiệu quả thì ủy ban quản lý vốn NN nó mới cho phép đầu tư?
Tóm lại là con dân đóng thuế để các đồng chí ấy tiêu pha hợp pháp phỏng ạ.Có những thứ "vô bổ" nhưng vẫn dùng ngân sách để đầu tư không vì mục đích kinh tế mà cụ.
Nhưng ở dự án này, họ nhập nhèm giữa vấn đề kinh tế và vấn đề "phủ đỉnh, điều tần" (Ngoa ngôn lên cho nó tỏ ra nguy hiểm) để quyết thôi. Mà vấn đề ai quyết, tại sao quyết đầu tư cho đến giờ cũng đã có thông tin gì công bố rộng rãi đâu. Mấy cái "cú đấm thép" tỷ đô còn quyết được, mấy trăm triệu đô bõ bèn gì.
Tiền của nó chứ tiền thuế nào, dáng lẽ nó nộp ngân sách thì nó lập dự án để tiêu.Tóm lại là con dân đóng thuế để các đồng chí ấy tiêu pha hợp pháp phỏng ạ.
Ah thì, nếu nó mà nộp ns thì có thể dân bớt phải bị tăng thêm thuế chả hạn. Người có học người ta rut ruột tài tình các cụ nhỉ. Thế này thanh tra mà vào có lôi ra được ko?Tiền của nó chứ tiền thuế nào, dáng lẽ nó nộp ngân sách thì nó lập dự án để tiêu.
Dự án mở rộng, cty Nga trc cấp tổ máy bị Fail...Những Dự án lớn như thế này đòi hỏi phải có các bên Tư vấn thiết kế, bên Tư vấn phản biện thẩm định; Rồi thì Chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án cùng Tư vấn quản lý Dự án làm chặt để Nhà thầu thi công làm đúng HĐ đã ký, đảm bảo nghiêm túc và tiến độ.
Dự án nâng công suất NMĐ Hòa bình theo Phương án khoét hầm, lắp đặt thêm tổ máy mới ở vị trí mới. Và sẽ lắp vài tổ hợp tua bin máy phát điện mới, cùng sân phân phối.
Về các dự án thủy điện thì Viện Năng lượng và Công ty Tư vấn thiêt kế Xây dựng điện 1 (PECC1) là các đơn vị đầu ngành, họ rất giỏi về mảng thủy điện.
Theo các thiết kế tiêu chuẩn LX (GOST) có độ dự phòng an toàn rất cao (trên 10%). Nhà máy thủy điện HB có công suất 240MW x 8 =1920MW (bao gồm 8 tổ máy loại 240MW), dự phòng 10%, có nghĩa là có khả năng nâng công suất 10% nữa, tức khoảng gần 200MW!
Theo như đã làm ở Nhà máy thủy điện Trị an từ 400MW (100MWx4, có 4 tổ máy loại 100MW) lên 440MW (tăng 10%), để chạy vận hành ổn định lâu dài thì phải giải quyết được việc kiểm soát nhiệt độ các gối trục (vòng bi) do mang tăng tải 10%, mức độ ồn rung lắc có quá mức cho phép không, phải đo đếm và bơm dầu bôi trơn ổ trục, làm mát, rồi thì tính lưu lượng nước xả qua cánh tua bin thủy, tính toán cài đặt bổ sung các tham số đo đếm, điều khiển, các tham số mạch nhị thứ, các trang thiết bị bảo vệ mạch nhị thứ (reley, máy cắt, dao cách ly, máy biến áp đo lường TI, TU (CI, CVT), rồi nâng công suất Máy biên áp lực máy phát...vây về kỹ thuât thì vẫn còn một phương án nâng công suất HB nữa chưa tính đến (như Trị an).
Bên thớt của cụ Langtubachkhoa, có nói về tăng công suất nhà máy thủy điện. Các công ty Nga tiến hành nâng cấp các trang thiết bị nhà máy (tháo tua bin cũ, thay thế tua bin đời mới công suất cao hơn...), có lẽ cũng là phương án nên làm.
Không thể gọi là tiền của nó được cụ ơi. Thủy điện sử dùng tài nguyên nước của đất nước, nhà máy do ngân sách bỏ tiền ra đầu tư thì lợi nhuận phải nộp về ngân sách chứ không thể chia chác được.Tiền của nó chứ tiền thuế nào, dáng lẽ nó nộp ngân sách thì nó lập dự án để tiêu.
Có đẫu tư ở Lào vẫn dc các quyền như cụ nói mà cụÔi dào, mấy ông EVN rách việc. Nếu EVN thừa tiền thì mang sang Lào làm nhà máy thủy điện rồi kéo điện về VN. Như thế hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn nhiều khi chúng ta tham gia xây dựng và tiêu thụ sản phẩm.
Túm váy lại: làm thủy điện ở Lào lợi nhuận hơn, thêm vào đó ý nghĩa chính trị càng nhớn hơn gấp bội. Cái mất là chúng ta ko được quyền mời thầu, chấm thầu, chọn thầu
Phủ đỉnh là từ chuyên môn ngành điện, chỉ những nguồn sẽ phát vào những giờ mà biểu đồ phụ tải đạt đỉnh trong ngày, trong tháng.. phủ đỉnh thì không có biến số về giá trong đó đâu cụ ơi.Cụ có thể gửi thư lên EVN yêu cầu giải thích tính càn thiết đầu tư được ko? mình nghĩ phủ đỉnh ở đây là phủ ko chỉ về lượng mà phủ về giá để giảm giá biên marginal tariff của đỉnh.
Hệ thống đang có vân đề khi đỉnh sinh hoạt vào chập tối thì các nguồn tái tạo bị ngủm, phải ramp up thủy điện nhiệt điện lên để phủ. Thủy điện giá rẻ nhưng kịch công suất, ramp up nhiệt điện thì đắt, điện than ko thể đầu tư thêm, nên ramp up thủy điện lên, tăng tổng công suất đặt thủy điện, nghe có vẻ hợp lý?
Thật hả cụ, hài nhỉ, không khác gì cầu Thăng Long trước Nag làm nhưng không cho Nga sửa, sau lại xì xào ngoài vỉa hè là nó không biết sửa.Dự án mở rộng, cty Nga trc cấp tổ máy bị Fail...