Em nhớ trong thớt này có cụ nào bảo, đa số người VN học ra rồi ko đi làm cái mình thích, sống áp lực nên mới thèm được hưu sớm để thoả chí tang bồng. Chiếu theo nhận định này và áp vào lũ trẻ, nếu các cụ có điều kiện thì tại sao lại cứ thích đẩy áp lực cuộc đời lên chúng nó vậy ạ? Ví như cụ
TorienT có 10c nhà hay cụ
BDS68 có vài chục tỏi lại ko nuôi con theo sở thích cho nó sướng?
Hai vợ chồng em vào đời với 2 bàn tay trắng, thấy nhiều giai đoạn rất áp lực, tuyệt vọng, chán nản. Thậm chí ngay cả bây giờ khi đã khá nhàn rỗi (em có thể coi như hưu một nửa vì em có rất nhiều tgian rảnh và tự do), nhưng em vẫn thấy nếu ko có (nhiều) tiền để làm điều mình thích thì cuộc sống vẫn vô vị nhàm chán. Vài lần em cũng có suy nghĩ vẩn vơ là kết thúc nhanh đi để bắt đầu một cuộc đời khác
.
Vậy thì với F1, em thật lòng mong em có đủ tiền để nó có thể rong chơi và làm điều nó thích suốt cuộc đời này. Thứ nó chọn có thể khó khăn, có thể chẳng kiếm đc mấy tiền, nhưng miễn là nó thích và tìm được ý nghĩa cuộc đời nó sống vì. Như kiểu mấy người nghệ sĩ, hoạ sĩ, nhà khoa học, lịch sử, khảo cố… nghèo ấy. Thứ họ theo đuổi có thể chẳng có mấy giá trị kinh tế. Nếu họ không có bệ đỡ thì cuộc đời sẽ nhiều chán chường bất lực lắm, còn ngược lại nếu ko phải lo cơm áo gạo tiền thì họ có thể thoả sức thăng hoa.
Ông anh em có F1 thích học Lịch sử. Bố mẹ ban đầu khá choáng váng, thuyết phục các kiểu mất đôi năm nhưng nó vẫn quyết tâm sẽ theo ngành này. Ông ý đành tặc lưỡi thôi thì sau này cho nó cái nhà với cuốn sổ vài tỏi để nó yên tâm theo đuổi đam mê. Mà thực sự phải có những gia đình chấp nhận và tạo điều kiện như thế thì VN ta mới dần có những nhân tài ở các lĩnh vực khó được. Chứ giờ ai ai cũng mong đẩy con vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền, làm kinh tế cho giỏi thì thui chột năng lực sáng tạo nhiều lắm.
Nên là, nhà nào ko lo được thì các cháu đành chịu áp lực vậy, chứ các cụ ở đây có điều kiện thì mong cho các cháu được thoả chí tang bồng từ khi còn trẻ, để sau này ko phải vừa đi làm vừa ngấp ngỏm muốn nghỉ hưu sớm như chúng ta bây giờ
.