Cứ hạn chế xây dựng trong nội đô là giải quyết được vấn đề giao thông
Đó không phải là cách làm tích cực, nó sẽ biến đô thị thành nông thôn.
Hà Nội là TP nhỏ mà lại còn hạn chế xây dựng thì sẽ không bao giờ lớn được
Đọc kỹ nghị quyết về quản lý phương tiện giao thông cá nhân của HĐND HN 2017 đã ghi rõ: ”phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng…” thì cũng chẳng khác nội dung cam kết thẳng thắn, thực tế của giám đốc sở GT công chính SG ...?! Tuy nhiên về nội dung “…thành phố HN sẽ dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận nội thành vào năm 2030…” thì có thể hiểu là mốc 2030 chỉ là mục tiêu phấn đấu, mang tính định hướng và quyết tâm chính trị...!?
Nói chung chủ trương, lộ trình cụ thể của HN cũng đáng được ghi nhận và ủng hộ. Tuy nhiên, vấn đề đáng bàn và cần đánh giá là tính khả thi cũng như giải pháp hiệu quả, tiến độ thực hiện… vì không thể lấy mục đích biện hộ cho phương tiện mà…?! Xét một cách toàn diện thì nếu HN không thực thi được thì mục tiêu 2030 có thể xem là phi thực tế/duy ý chí?!
Ngoài ra, xin trao đổi thêm xung quanh các ý của Kụ đã đề cập :
# Dân số HN 1+HN2 ~ 4 triệu, tuy nhiên dân cư HN1 thực tế thậm chí đạt tới 4-5tr vì bao gồm cả dân HN và dân “vãng lai” từ địa phương & quốc gia khác, do vậy giao thông nội đô thường quá tải và hỗn loạn (ngày Tết thì đường phố HN1 thông thoáng hẳn).
# Theo khuyến cáo của các nhà quy hoạch đô thị quốc tế thì đối với thành phố >1tr dân nên/cần đầu tư XD tàu điện ngầm . Các phương thức GTCC khác (bus, tàu điện trên cao, S-Bahn, monoray…) vẫn cần nhưng chưa đủ... HN vừa qua đã mạnh dạn thu hút đầu tư theo mô hình XHH (đổi 6000ha đất để các doanh nghiệp tham gia đầu tư đường sắt trên cao). Riêng metro HN thì rất khó thu hút đầu tư tư nhân nên là sẽ là hạng mục đầu tư công (có thể vay ODA, vốn TW...). Thực trạng đáng buồn trong việc triển khai tuyến tàu điện ngầm No1 (ODA Pháp) trong gần 10 năm qua (mà chưa biết bao giờ xong) cho phép “nội suy” để dự đoán là HN sẽ không thể xd kịp mạng lưới metro khả dĩ trong 13 năm tới…
# TQ có năng lực thực thi dự án phi thường (!), ví dụ như họ có thể xd khá hoàn chỉnh 1 bệnh viện chỉ trong 1 tuần (dịp dịch SARS), XD 1 trường ĐH quy mô vừa (Thượng Hải) chỉ trong vòng vài tháng, thậm chí có thể XD 1 CC vài chục tầng chỉ trong vòng 60 ngày… Bên cạnh được rót vốn đầu tư đồi dào, mạng lưới metro BK là công trình trọng điểm quốc gia chuẩn bị cho Olympic 2008 nên tiến độ XD mạng lưới metro BK cực nhanh… => Dù quyết liệt đầu tư (và lạc quan) thì mạng lưới metroHN cũng phải tốn thời gian (và có thể cả tiền bạc) gấp nhiều lần so với BK-TQ…?!
………..
Tóm lại, theo ý kiến cá nhân, HN nên kết hợp cả biện pháp hành chính (dừng đăng ký mới, phạt xe quá niên hạn sử dụng…) với giải pháp kinh tế (tăng lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy mới, tăng phí lưu thông, phí trông giữ xe…). Và nghị quyết nên tỉnh táo điều chỉnh/bổ sung thành: “cố gắng tới năm 2030 dừng xe máy trong nội đô HN” !
Về tính khả thi, đúng là rất khó để Hà Nội làm được, phát triển GTCC đáp ứng 50% nhu cầu, chứ chưa nói đến xây dựng được mạng lưới metro. Tuy vậy, theo tôi là nó hoàn toàn khả thi, nếu quyết tâm (thật) và tập trung nguồn lực. Chỉ tính riêng xe buýt, nếu giảm được 50% số lượng xe máy hiện nay thì hoàn toàn có thể tăng lưu lượng vận chuyển của xe buýt lên gấp đôi, gấp ba. Hà Nội sắp làm xong 2 tuyến đường sắt đô thị, hoàn toàn có thể làm 3-4 tuyến nữa trong 10 năm, nếu quyết tâm (thật) và huy động được đủ nguồn lực. Tất nhiên là ai cũng nghi ngờ, nhưng đó không phải là những việc không thể làm được.
Trao đổi tiếp với bác:
# TP nào cũng có dân bên ngoài di chuyển vào trung tâm, thậm chí rất lớn. Ví dụ Tokyo, Khu Manhattan - Newyork, dân bên ngoài đi vào trung tâm thậm chí còn ngang với cả dân số cư trú bên trong TP.
# Về lâu dài, Hà Nội cần xây dựng được mạng lưới metro đáp ứng nhu cầu giao thông, tuy nhiên trong ngắn và trung hạn, xe buýt vẫn là giải pháp chủ yếu, và muốn phát triển xe buýt thì bắt buộc phải hạn chế phương tiện cá nhân. Về nội suy, có thể bác lấy tuyến đường sắt số 1, nhưng nếu bác lấy việc khác, ví dụ như làm đường Lê Trọng Tấn chẳng hạn thì sẽ khác.
# Năng lực của TQ không phải lúc nào cũng phi thường, và không phải việc gì cũng phi thường. Ngay việc xây dựng tầu điện ngầm, trong 20 năm (từ 1985 đến 2005) gần như họ chẳng làm được gì, nhưng chỉ trong vòng 10 năm gần đây họ lại làm được rất nhiều. HN cũng có thể như thế, không loại trừ.
--------------
Theo quan điểm của tôi, HN phải thực hiện nhiều biện pháp đồng thời, tuy nhiên tôi thiên về các giải pháp sau:
- Tước bớt ưu ái dành cho xe máy: Cấm đỗ xe máy trên tất cả các vỉa hè của Hà Nội.
- Bắt buộc xe máy phải kiểm định khí thải; Ngừng lưu hành xe máy quá niên hạn sử dụng.
- Quy hoạch làn đường dành riêng cho xe buýt, cấm xe máy và ô tô loại khác đi vào.
- Quy hoạch đường dành riêng cho ô tô và xe buýt, cấm xe máy đi vào.
- Mở rộng dần các tuyến đường cấm xe máy theo sự phát triển của GTCC.
- Mở rộng dần các khu vực cấm xe máy theo sự phát triển của GTCC.
- Xem xét cấp phép cho một số loại xe máy hoạt động ở các khu vực cấm xe máy (xe giao hàng, xe bưu điện, xe ba bánh cho người khuyết tật...)