[Funland] Cấm xe máy 2030: sài gòn thực tế và trách nhiệm hơn thủ đô?

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Lộ trình cụ thể (...) mới chỉ thể hiện quyết tâm chính trị cao thôi, còn tính khả thi và tiến độ triển khai thì nhiều phần là phi thực tế?! Trong nghị quyết của HĐND HN 2017 không có điều mục nào quy trách nhiệm nếu không thực thi được mà...;))
Lộ trình duy ý chí (tương tự kiểu như dự án/quy hoạch treo) cũng gây xáo trộn và thiệt hại không nhỏ!
Đúng là không quy trách nhiệm nếu không thực hiện được, vì nó trải qua nhiều nhiệm kỳ.
Tôi cũng không tin rằng đến năm 2030 sẽ cấm được (triệt để) xe máy trong nôi thành HN, nhưng không có căn cứ để nói rằng nó phi thực tế hay duy ý chí.
Về lộ trình thì tôi lại nghĩ khác. Đưa ra một lộ trình rõ ràng sẽ làm giảm thiệt hại, khác với quy hoạch treo. Người dân sẽ không đổ tiền vào đầu tư xe máy đắt tiền nếu như họ biết rằng chỉ được sử dụng một thời gian ngắn.
 

APhu9D

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-465071
Ngày cấp bằng
25/10/16
Số km
2,384
Động cơ
224,522 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đúng là không quy trách nhiệm nếu không thực hiện được, vì nó trải qua nhiều nhiệm kỳ.
Tôi cũng không tin rằng đến năm 2030 sẽ cấm được (triệt để) xe máy trong nôi thành HN, nhưng không có căn cứ để nói rằng nó phi thực tế hay duy ý chí.
Về lộ trình thì tôi lại nghĩ khác. Đưa ra một lộ trình rõ ràng sẽ làm giảm thiệt hại, khác với quy hoạch treo. Người dân sẽ không đổ tiền vào đầu tư xe máy đắt tiền nếu như họ biết rằng chỉ được sử dụng một thời gian ngắn.
Theo kinh nghiệm quản lý GTĐT của các đô thị lớn thì bus, tàu điện... là cần nhưng chưa đủ và metro mới là phương tiện CC phù hợp, tối ưu, hiệu quả nhất... Từ thực tế thực thi các dự án trong quá khứ thì việc triển khai metro cho nội đô HN kịp trong 13 năm tới (chưa tính tới tăng dân số cơ học)bất khả?!
Nếu không có giải pháp khác (ví dụ GTCC tiện lợi, mở thêm/rộng đủ đường cho ô tô...) khả dĩ thay thế được cho xe máy thì mốc 2030 là phi thực tế/duy ý chí đấy Cụ?!
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Theo kinh nghiệm quản lý GTĐT của các đô thị lớn thì bus, tàu điện... là cần nhưng chưa đủ và metro mới là phương tiện CC phù hợp, tối ưu, hiệu quả nhất... Từ thực tế thực thi các dự án trong quá khứ thì việc triển khai metro cho nội đô HN kịp trong 13 năm tới (chưa tính tới tăng dân số cơ học)bất khả?!
Nếu không có giải pháp khác (ví dụ GTCC tiện lợi, mở thêm/rộng đủ đường cho ô tô...) khả dĩ thay thế được cho xe máy thì mốc 2030 là phi thực tế/duy ý chí đấy Cụ?!
Bác vẫn chẳng đưa ra được căn cứ nào.
Tôi cho rằng, nếu quan chức Hà Nội làm việc với tinh thần trách nhiệm cao thì mốc 2030 hoàn toàn khả thi.
Bác nên nhớ, Hà Nội là TP nhỏ, dân số nội thành chỉ vào khoảng 3 triệu, vào năm 2030 có thể tăng đến 4 triệu thì vẫn là TP nhỏ.
- Với một TP nhỏ khoảng 4 triệu dân, nếu không có xe máy thì có thể tăng lưu lượng xe buýt lên nhiều lần, đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu.
- Với một TP nhỏ khoảng 4 triệu dân, hoàn toàn có thể xây dựng hệ thống tầu điện ngầm đáp ứng nhu cầu trong vòng 13 năm. TP. Bắc Kinh với hơn 20 triệu dân, vào năm 2005 mới có một tuyến tầu điện ngầm ngang qua Thiên An môn, đến nay (sau 12 năm) đã có hệ thống tầu điện ngầm chằng chịt với hơn 330km đường.
- Ngoài ra, xe ô tô cá nhân được dự báo sẽ có khoảng 1 triệu, cũng góp phần thỏa mãn nhu cầu giao thông của dân nội thành HN vào năm 2030
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Căn cứ ư?

- Có dám công khai lấy ý kiến người dân không, con số trên 90% đồng thuận lấy ở đâu? Ngay cái thớt này thôi, toàn ông quan tâm ko lấy nổi vài % đồng thuận.
- Cấm xong có đưa bài toán quy hoạch cụ thể để ngươi dân đi lại thế nào trong năm 2030?
- Metro HN từ dự án đến đi vào hoạt động mất bao lâu? Tiền đâu để làm, vay cho nợ công vỡ luôn?
- Nhìn cái BRT để đánh giá hiệu quả của đầu tư công HN.
- Trên thế giới ngoài Khựa bẩn thì nước nào làm cái trò cấm đoán người dân?
- Trên thế giới ngoài bọn nhà giàu ra thì mấy ông rách như VN có được hệ thống Metro ?
...
Muốn gì nữa? Cấm cho sướng miệng đó sao?

Có căn cứ nào để phản biện không? Tại sao lại duy ý chí? Tại sao lại ảo tưởng?
Đừng chỉ biết nói cho sướng mồm
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Căn cứ ư?

- Có dám công khai lấy ý kiến người dân không, con số trên 90% đồng thuận lấy ở đâu? Ngay cái thớt này thôi, toàn ông quan tâm ko lấy nổi vài % đồng thuận.
- Cấm xong có đưa bài toán quy hoạch cụ thể để ngươi dân đi lại thế nào trong năm 2030?
- Metro HN từ dự án đến đi vào hoạt động mất bao lâu? Tiền đâu để làm, vay cho nợ công vỡ luôn?
- Nhìn cái BRT để đánh giá hiệu quả của đầu tư công HN.
- Trên thế giới ngoài Khựa bẩn thì nước nào làm cái trò cấm đoán người dân?
- Trên thế giới ngoài bọn nhà giàu ra thì mấy ông rách như VN có được hệ thống Metro ?
...
Muốn gì nữa? Cấm cho sướng miệng đó sao?
- Chuyện đồng thuận thì liên quan gì đến căn cứ để nói nó duy ý chí hay không thực tế? Có đồng thuận tức là thực tế và không duy ý chí sao?
- Năm 2030 cấm xe máy thì giao thông sẽ thế nào, ngôi đây chẳng ai biết. Không thể khẳng định là lúc ấy giao thông công cộng đáp ứng hay không đáp ứng nhua cầu.
- BRT chỉ đánh giá được BRT, chứ không thể căn cứ vào BRT để đánh giá tất cả các dự án của HN từ nay về sau.
- Cấm đoán người dân, không chỉ TQ, mà bất cứ nước nào có pháp luật. Ví dụ, Nhật cấm xe đạp đi xuống lòng đường, nhưng VN xe đạp lại có thể đi nghênh ngang giữa đường.
- Hệ thống metro không chỉ phụ thuộc vào tiền, nó phụ thuộc chính vào nhu cầu và khả năng thu hồi vốn. Nếu lấy đơn giá xây dựng Subway Hàn Quốc, chỉ cần khoản tiền thuế của 500.000 ô tô ở HN cũng đủ làm 100km tầu điện ngầm cho Hà Nội, nói cho dễ hình dung, để thấy rằng tầu điện ngầm chẳng có gì cao siêu cả.
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Ông Sài Gòn nói thế mới là vô trách nhiệm. Ông Hà Nội xây dựng cả lộ trình cụ thể chứ ko phải đợi đến lúc nào có cơ sở hạ tầng GTCC hoàn thiện mới cấm. Ông SG đang có vẻ tử tế và trách nhiệm ru ngủ đám thị dân thôi, thực tế thì người chịu thiệt thòi vẫn là người đi xe máy
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Ông Sài Gòn nói thế mới là vô trách nhiệm. Ông Hà Nội xây dựng cả lộ trình cụ thể chứ ko phải đợi đến lúc nào có cơ sở hạ tầng GTCC hoàn thiện mới cấm. Ông SG đang có vẻ tử tế và trách nhiệm ru ngủ đám thị dân thôi, thực tế thì người chịu thiệt thòi vẫn là người đi xe máy
Đúng là nếu không xây dựng được hệ thống giao thông công cộng tốt thì người dân nói chung đều phải chịu thiệt thòi (phải tự đầu tư, sử dụng phương tiện cá nhân), trong đó người đi xe máy phải chịu thiệt thòi nhiều hơn, do phương tiện kém tiện nghi, kém an toàn so với ô tô.
 

APhu9D

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-465071
Ngày cấp bằng
25/10/16
Số km
2,384
Động cơ
224,522 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trăm cuộc họp, trăm cái phong bì, rồi lập đoàn thực tế sang tàu học hỏi đôi năm. Về làm tờ trình, phương án nộp cho sếp thôi ạ
Mặc dù thực tế đâu đó cũng đã/đang có kiểu vẽ dự án để tiêu/"xà xẻo" ngân sách (...) nhưng vụ việc copy/paste giải pháp cấm xe máy từ TQ này (dưới hình thức nghị quyết HĐND HN 2017 và thu hút truyền thông rộng rãi... ) thì nhóm lợi ích dù muốn cũng khó lòng diễn trò thao túng (?!). Thực trạng giao thông và nguy cơ vỡ trận buộc HN, SG phải quyết liệt tìm phương cách tháo gỡ..., vấn đề chỉ còn nằm ở việc sáng suốt lựa chọn giải pháp phù hợp, hiệu quả, khả thi và tiến độ/cách thức triển khai... mà thôi?!
 

bỉnh khiêm

Xe tải
Biển số
OF-489289
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
458
Động cơ
193,932 Mã lực
Tuổi
27
Sao không đơn giản là tăng thuế và các khoản phí vào xe máy cho nó đắt lên nhỉ. Chẳng hạn đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào xe máy và mỗi năm tăng gấp đôi khoản thuế đó cho đến khi giá xe máy gần bằng ô tô xem :). Hoặc buộc xe máy lưu hành cũng phải qua đăng kiểm và thu khoản phí nào đó khi đi đăng kiểm. Như thế đỡ phải cãi nhau mà ngân sách cũng tăng thêm mớ tướng rồi không
Đúng là giải pháp "tiện cả đôi đường" đây rồi :)

Cụ nào dùng làm cần câu cơm hoặc thấy đi tiện hơn thì cứ việc dùng tiếp. Các cụ phản đối chẳng nói gì được, vì có cấm đâu :). Lại kiểm soát được chất lượng xe thông qua đăng kiểm, chẳng chế cháo gì được, an toàn hơn. Các xxx cũng rất thích điều này vì lại có thêm cớ để phạt.

Hiện nay lượng xe máy tăng thêm ~3tr xe/năm. Nếu tính thêm khoản thuế (gọi là gì cũng được :)) là 100% khi mua xe mới và giả sử lượng tiêu thụ xe giảm 1/2 khi thuế tăng thì ngân sách sẽ có thêm 30tr x 1.5tr = 45 nghìn tỷ/năm. Các lãnh đạo rất rất thích điều này :)

Chưa cần tính thuế tăng thêm cho xe mới, cứ tính với lượng ~50tr xe hiện đang lưu hành. Giả sử phí thu thêm mỗi lần đăng kiểm là 2tr thì mỗi năm ngân sách thu thêm được 50tr x 2tr = 100 nghìn tỷ. Các lãnh đạo rất rất rất rất thích điều này :)

Tóm lại tất cả đều vui :))
 

chuyện đời

Xe tăng
Biển số
OF-349660
Ngày cấp bằng
6/1/15
Số km
1,180
Động cơ
275,702 Mã lực
Từ bao giờ người Việt có tầm nhìn xa lên đến hơn chục năm thế nhể???. Fun tý chứ e chỉ lo đến 2030 nó cấm xe lăn thôi chứ xe máy thì để f1 loại đang học mẫu giáo nó lên tiếng
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
8,151
Động cơ
848,477 Mã lực
Có lộ trình mà cụ .....13 năm nữa là ngon rồi .có cấm ngay đâu ......quen hết ,như là bắt buộc đội mũ xe máy cả ngày đêm vậy thôi... Cũng được mười mấy năm rồi.....hồi mới ai chả kêu ...
2 chuyện khác nhau xa mà cụ.Khi đội cái NBH thay mũ vải thường nhật,ta cảm thấy khó chịu vì nặng nề,vướng víu hơn,nhưng vì sự an toàn&ko bị phạt,mọi người đều chấp hành.Nhưng cái xe máy lại là đôi chân đưa ngta đi mọi nẻo đường:đưa con đi học,ta đi làm,đèo người yêu đi chơi...ko lẽ cứ chờ xe bus đôi khi lỡ hết việc.Rồi hết giờ bus chạy,chả lẽ đón taxi?...
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Ngại nhỉ, đã cấm thì đừng bố láo nhét chữ đồng thuận vào mồm dân nữa. Nhiều ý kiến đóng góp, có ý kiến của chuyên gia sẽ ko dẫn đến việc duy ý trí của nhà cầm quyền.
- Khôi hài thay, Không có kế hoạch thì để dân tự lo cho họ đi, đừng cấm đoán. Muốn ko tắc thì cấm luôn dân ra khỏi nhà
- BRT thể hiện rõ việc lợi ích nhóm, duy ý trí quyết làm trong khi biết rõ là hiệu quả đầu tư là khoản nợ nghìn tỉ. Ai phải trả? dân chứ ai, tiền thì đút túi, công trình đắp chiếu, nợ có dân lo.
- Hiểu luật GT cho rõ nhé, xe đạp ko được đi vào làn cơ giới. Luật quy định và cơ quan chức năng có giải pháp tạo tuyến đường riêng cho xe đạp. Nực cười khi so với cấm đoán ở TQ.
- Cao siêu ko thì cứ hỏi mấy thằng giàu gấp trăm lần nó dám sài ko? Con số ở VN cứ nhân đội vốn ODA gấp 3 lần nhé. Có tiền thì làm, đừng đi vay mà nói chuyện rẻ. Địa chất Seoul là núi đá, việc gia cố nền móng công trình cũng rẻ hơn HN nhiều lần. Nhìn xuất đầu tư mấy cái Metro trên cao mà ngẫm.


- Chuyện đồng thuận thì liên quan gì đến căn cứ để nói nó duy ý chí hay không thực tế? Có đồng thuận tức là thực tế và không duy ý chí sao?
- Năm 2030 cấm xe máy thì giao thông sẽ thế nào, ngôi đây chẳng ai biết. Không thể khẳng định là lúc ấy giao thông công cộng đáp ứng hay không đáp ứng nhua cầu.
- BRT chỉ đánh giá được BRT, chứ không thể căn cứ vào BRT để đánh giá tất cả các dự án của HN từ nay về sau.
- Cấm đoán người dân, không chỉ TQ, mà bất cứ nước nào có pháp luật. Ví dụ, Nhật cấm xe đạp đi xuống lòng đường, nhưng VN xe đạp lại có thể đi nghênh ngang giữa đường.
- Hệ thống metro không chỉ phụ thuộc vào tiền, nó phụ thuộc chính vào nhu cầu và khả năng thu hồi vốn. Nếu lấy đơn giá xây dựng Subway Hàn Quốc, chỉ cần khoản tiền thuế của 500.000 ô tô ở HN cũng đủ làm 100km tầu điện ngầm cho Hà Nội, nói cho dễ hình dung, để thấy rằng tầu điện ngầm chẳng có gì cao siêu cả.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Ngại nhỉ, đã cấm thì đừng bố láo nhét chữ đồng thuận vào mồm dân nữa. Nhiều ý kiến đóng góp, có ý kiến của chuyên gia sẽ ko dẫn đến việc duy ý trí của nhà cầm quyền.
- Khôi hài thay, Không có kế hoạch thì để dân tự lo cho họ đi, đừng cấm đoán. Muốn ko tắc thì cấm luôn dân ra khỏi nhà
- BRT thể hiện rõ việc lợi ích nhóm, duy ý trí quyết làm trong khi biết rõ là hiệu quả đầu tư là khoản nợ nghìn tỉ. Ai phải trả? dân chứ ai, tiền thì đút túi, công trình đắp chiếu, nợ có dân lo.
- Hiểu luật GT cho rõ nhé, xe đạp ko được đi vào làn cơ giới. Luật quy định và cơ quan chức năng có giải pháp tạo tuyến đường riêng cho xe đạp. Nực cười khi so với cấm đoán ở TQ.
- Cao siêu ko thì cứ hỏi mấy thằng giàu gấp trăm lần nó dám sài ko? Con số ở VN cứ nhân đội vốn ODA gấp 3 lần nhé. Có tiền thì làm, đừng đi vay mà nói chuyện rẻ. Địa chất Seoul là núi đá, việc gia cố nền móng công trình cũng rẻ hơn HN nhiều lần. Nhìn xuất đầu tư mấy cái Metro trên cao mà ngẫm.
- Bác đừng lái từ chuyện khả thi sang chuyện đồng thuận nhé, tôi không bàn đến chuyện đồng thuận hay không ở đây.
- Tại sao lại không có kế hoạch? Bác không thấy họ có kế hoạch rõ ràng thế à? Năm 2030 GTCC sẽ đảm bảo ít nhất 50% nhu cầu đi lai của người dân bác nhé.
- Chính bác mới duy ý chí khi một mực cho rằng BRT là lợi ích nhóm. Có thể có lợi ích nhóm thật, nhưng bác không có bằng chứng thì không nên nói bừa. Mà việc này thì có liên quan gì đến chuyện khả thi hay không khả thi việc cấm xe máy năm 2030?
- Bác không hiểu luật rồi. Luật VN, xe đạp được phép đi chung làn với xe cơ giới bác nhé, trừ khi đã có làn dành riêng. Còn chuyện so sánh, để bác thấy, việc cấm đoán là chuyện của pháp luật, nước nào cũng có, không phải chỉ TQ.
- Bác không phải dân xây dựng ngầm nên nói bừa rồi. Địa chất Seoul nếu là núi đá cũng không phải toàn bộ, có rất nhiều chỗ đi qua sông, qua vùng đất bồi đắp, sụt lún, tránh công trình bề mặt... Còn Hà Nôi, địa chất hoàn toàn phù hợp với công trình ngầm, chẳng có khó khăn gì lớn trong thi công cả. Còn về tiền, tôi đã nói, chẳng cần thằng giầu gấp trăm lần VN, chỉ cần 1 tỷ phú VN cũng có thể xây dựng được vài tuyến xe điện ngầm rồi bác nhé.

*Bác cần phải nhìn xa hơn:
- Bác phải nhìn thấy tương lai, khi mà con cháu bác không phải đội mưa, đội nắng, đội gió rét trên yên xe máy như bác nữa.
- Bác phải nhìn thấy tương lai của chính bác, có thể sẽ không phải đội mưa, đội nắng, đội gió rét, tranh cướp đường của nhau trên yên xe máy nữa, mà sẽ được ung dung đọc báo trên tầu điện ngầm trong khi đi làm.
- Bác phải nhìn tới năm 2030: Nếu như GTCC đã đủ tốt để đáp ứng nhu cầu (cơ bản) thì bộ mặt thủ đô sẽ bớt nhếch nhác, hết các quán cóc vỉa hè, hết cảnh dựng xe máy khắp các hè phố, hết cảnh đánh chửi nhau vì tranh cướp đường, vượt đèn đỏ... Nếu như GTCC chưa đáp ứng nhu cầu thì lúc đó vẫn phải dựa nhiều vào giao thông cá nhân, chính quyền HN (lúc đó) vẫn chưa thể cấm xe máy (triệt để) trong các quận nội thành, mà xe máy vẫn có thể đi lại ở những con phố, khu vực chưa bị cấm, ô tô thì rẻ hơn...
-...

*Đáng lẽ bác phải lấy làm mừng vì cuối cùng chính quyền HN cũng biết lo cho người dân, thì ngược lại, bác lại chửi họ. Thật lạ!
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Với sự đồng thuận giả tạo liêun có thể tin vào tính khả thi, bác lạc quan thật.
- Thử hỏi đến năm 2030 GTCC đáp ứng 50% là dự án nào hay từ mồm các vị đó nói. Dự án Metro Hà Đông từ khi nằm trên giấy đến khi đưa vào vận hành là bao lâu? Duy ý chí là vậy đó, chả có gì mà cũng đòi so sánh, cấm đoán.
-BRT là dự án GTCC đó, nó ko liên quan thì cái gì liên quan? Duy ý chí ư, tôi chỉ nói cái kết quả, duy ý chí là ở khâu kế hoạch, biết ko hiệu quả, nhiều người phản đối mà vẫn làm.
- Bác hiểu luật GT thế sao. Làn cơ giới xe đạp ko được lưu thông, bất kể quốc gia nào.
- Chỉ có TQ mới cấm người dân sở hữu phương tiện cá nhân.
- Nói công trình thì bác cứ khoan móng nhà thì biết điạ tầng HN là nền đất yếu. Seoul chỉ khoan 4-5m là vào tầng đá rồi.
- Nói về tiền để làm thì chả có ông tỉ phú nào đi làm Metro cả. Metro Hà Đông tổng dự tóan tới giờ là mấy ông tỉ phú rồi cho 20km đường sắt đô thị trên cao?
- Cứ có phương tiện công cộng thuận tiện thì tôi đi, chả đợi nhà nước cấm. Không có kế hoạch, giải pháp cụ thể thì tốt nhất mấy ông quản lý nhà nước ngậm mồm vào kẻo dân nó ví như trôn trẻ.


- Bác đừng lái từ chuyện khả thi sang chuyện đồng thuận nhé, tôi không bàn đến chuyện đồng thuận hay không ở đây.
- Tại sao lại không có kế hoạch? Bác không thấy họ có kế hoạch rõ ràng thế à? Năm 2030 GTCC sẽ đảm bảo ít nhất 50% nhu cầu đi lai của người dân bác nhé.
- Chính bác mới duy ý chí khi một mực cho rằng BRT là lợi ích nhóm. Có thể có lợi ích nhóm thật, nhưng bác không có bằng chứng thì không nên nói bừa. Mà việc này thì có liên quan gì đến chuyện khả thi hay không khả thi việc cấm xe máy năm 2030?
- Bác không hiểu luật rồi. Luật VN, xe đạp được phép đi chung làn với xe cơ giới bác nhé, trừ khi đã có làn dành riêng. Còn chuyện so sánh, để bác thấy, việc cấm đoán là chuyện của pháp luật, nước nào cũng có, không phải chỉ TQ.
- Bác không phải dân xây dựng ngầm nên nói bừa rồi. Địa chất Seoul nếu là núi đá cũng không phải toàn bộ, có rất nhiều chỗ đi qua sông, qua vùng đất bồi đắp, sụt lún, tránh công trình bề mặt... Còn Hà Nôi, địa chất hoàn toàn phù hợp với công trình ngầm, chẳng có khó khăn gì lớn trong thi công cả. Còn về tiền, tôi đã nói, chẳng cần thằng giầu gấp trăm lần VN, chỉ cần 1 tỷ phú VN cũng có thể xây dựng được vài tuyến xe điện ngầm rồi bác nhé.

*Bác cần phải nhìn xa hơn:
- Bác phải nhìn thấy tương lai, khi mà con cháu bác không phải đội mưa, đội nắng, đội gió rét trên yên xe máy như bác nữa.
- Bác phải nhìn thấy tương lai của chính bác, có thể sẽ không phải đội mưa, đội nắng, đội gió rét, tranh cướp đường của nhau trên yên xe máy nữa, mà sẽ được ung dung đọc báo trên tầu điện ngầm trong khi đi làm.
- Bác phải nhìn tới năm 2030: Nếu như GTCC đã đủ tốt để đáp ứng nhu cầu (cơ bản) thì bộ mặt thủ đô sẽ bớt nhếch nhác, hết các quán cóc vỉa hè, hết cảnh dựng xe máy khắp các hè phố, hết cảnh đánh chửi nhau vì tranh cướp đường, vượt đèn đỏ... Nếu như GTCC chưa đáp ứng nhu cầu thì lúc đó vẫn phải dựa nhiều vào giao thông cá nhân, chính quyền HN (lúc đó) vẫn chưa thể cấm xe máy (triệt để) trong các quận nội thành, mà xe máy vẫn có thể đi lại ở những con phố, khu vực chưa bị cấm, ô tô thì rẻ hơn...
-...

*Đáng lẽ bác phải lấy làm mừng vì cuối cùng chính quyền HN cũng biết lo cho người dân, thì ngược lại, bác lại chửi họ. Thật lạ!
 

NDTBM

Xe điện
Biển số
OF-191612
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
3,053
Động cơ
1,089,236 Mã lực
Nơi ở
2Bà.HàN
- Bác đừng lái từ chuyện khả thi sang chuyện đồng thuận nhé, tôi không bàn đến chuyện đồng thuận hay không ở đây.
- .....
- .......
- .......
- ..............................

*Bác cần phải nhìn xa hơn:
- Bác phải nhìn thấy tương lai, khi mà con cháu bác không phải đội mưa, đội nắng, đội gió rét trên yên xe máy như bác nữa.
- Bác phải nhìn thấy tương lai của chính bác, có thể sẽ không phải đội mưa, đội nắng, đội gió rét, tranh cướp đường của nhau trên yên xe máy nữa, mà sẽ được ung dung đọc báo trên tầu điện ngầm trong khi đi làm.
- Bác phải nhìn tới năm 2030: Nếu như GTCC đã đủ tốt để đáp ứng nhu cầu (cơ bản) thì bộ mặt thủ đô sẽ bớt nhếch nhác, hết các quán cóc vỉa hè, hết cảnh dựng xe máy khắp các hè phố, hết cảnh đánh chửi nhau vì tranh cướp đường, vượt đèn đỏ... Nếu như GTCC chưa đáp ứng nhu cầu thì lúc đó vẫn phải dựa nhiều vào giao thông cá nhân, chính quyền HN (lúc đó) vẫn chưa thể cấm xe máy (triệt để) trong các quận nội thành, mà xe máy vẫn có thể đi lại ở những con phố, khu vực chưa bị cấm, ô tô thì rẻ hơn...
-...

*Đáng lẽ bác phải lấy làm mừng vì cuối cùng chính quyền HN cũng biết lo cho người dân, thì ngược lại, bác lại chửi họ. Thật lạ!
Chủ trương hạn chế xe máy để kiến tạo giao thông đô thị hiện đại, văn minh là đúng đắn và cần thiết... Với đặc thù thực trạng của HN, SG (nhiều ngõ ngách hẻm nhỏ, thiếu diện tích giao thông tĩnh, quy hoạch manh mún + thiếu khoa học...) thì việc dùng biện pháp hành chính để cấm xe máy cần phải xem xét/cân nhắc lại...?! Lý tưởng nhất là kiến tạo GTCC hợp lý và tiện lợi, là lựa chọn thay thế tương xứng và hấp dẫn song hành với việc hạn chế xe máy. Giải pháp thực tế và khả thi nhất có thể là:

# Ưu tiên đầu tư metro thật nhanh, quyết liệt (hơn là đường sắt trên cao) và có thể kêu gọi đầu tư theo phương thức XHH, thực thi nghiêm túc quy hoạch các tuyến đường đã phê duyệt, đầu tư thỏa đáng giao thông tĩnh, kiến tạo hoàn thiện mạng lưới bus khoa học, tiện lợi...
# Kiểm soát tăng dân số cơ học ở nội đô, hạn chế xây cc cao tầng, cải tạo và hoàn thiện lại hệ thống đường phố cũ...
# Dãn dân ra khỏi nội đô, quy hoạch chợ/trường học/bệnh viện hợp lý...
v.v...
Đặc biệt, nên kết hợp dùng thêm giải pháp kinh tế (đánh thuế đăng ký, phí lưu hành... xe máy tăng cao dần) để dân tự cân nhắc hạn chế hoặc không dùng xe máy...

HN cũng nên đưa ra cam kết kiểu tương tự như SG theo nguyên tắc: GTCC cải thiện đến đâu thì sẽ hạn chế xe máy đến đó và mốc 2030 chỉ nên là mục tiêu phấn đấu mà thôi?!
Nói chung,
không nên duy ý chí quyết dừng/cấm xe máy! HN, SG cần nên tham khảo thêm giải pháp quản lý GT ở Đài Bắc (vẫn khá ổn, hiện đại mà không cần cấm/hạn chế xe máy)

Với sự đồng thuận giả tạo liêun có thể tin vào tính khả thi, bác lạc quan thật.
- Thử hỏi đến năm 2030 GTCC đáp ứng 50% là dự án nào hay từ mồm các vị đó nói. Dự án Metro Hà Đông từ khi nằm trên giấy đến khi đưa vào vận hành là bao lâu? Duy ý chí là vậy đó, chả có gì mà cũng đòi so sánh, cấm đoán.
-.....................................
- ..............................
- ..........................................
- .............................
- ....................?
- Cứ có phương tiện công cộng thuận tiện thì tôi đi, chả đợi nhà nước cấm. Không có kế hoạch, giải pháp cụ thể thì tốt nhất mấy ông quản lý nhà nước ngậm mồm vào kẻo dân nó ví như trôn trẻ.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Với sự đồng thuận giả tạo liêun có thể tin vào tính khả thi, bác lạc quan thật.
- Thử hỏi đến năm 2030 GTCC đáp ứng 50% là dự án nào hay từ mồm các vị đó nói. Dự án Metro Hà Đông từ khi nằm trên giấy đến khi đưa vào vận hành là bao lâu? Duy ý chí là vậy đó, chả có gì mà cũng đòi so sánh, cấm đoán.
-BRT là dự án GTCC đó, nó ko liên quan thì cái gì liên quan? Duy ý chí ư, tôi chỉ nói cái kết quả, duy ý chí là ở khâu kế hoạch, biết ko hiệu quả, nhiều người phản đối mà vẫn làm.
- Bác hiểu luật GT thế sao. Làn cơ giới xe đạp ko được lưu thông, bất kể quốc gia nào.
- Chỉ có TQ mới cấm người dân sở hữu phương tiện cá nhân.
- Nói công trình thì bác cứ khoan móng nhà thì biết điạ tầng HN là nền đất yếu. Seoul chỉ khoan 4-5m là vào tầng đá rồi.
- Nói về tiền để làm thì chả có ông tỉ phú nào đi làm Metro cả. Metro Hà Đông tổng dự tóan tới giờ là mấy ông tỉ phú rồi cho 20km đường sắt đô thị trên cao?
- Cứ có phương tiện công cộng thuận tiện thì tôi đi, chả đợi nhà nước cấm. Không có kế hoạch, giải pháp cụ thể thì tốt nhất mấy ông quản lý nhà nước ngậm mồm vào kẻo dân nó ví như trôn trẻ.
Đồng thuận với khả thi không liên quan với nhau bác nhé. Đồng thuận nhưng vẫn có thể không khả thi, không đồng thuận vẫn khả thi là chuyện bình thường bác nhé.
- Đến năm 2030, GTCC đáp ứng 50% nhu cầu là kế hoạch họ vạch ra. Không có căn cứ nào để khẳng định rằng nó không khả thi, thực tế sẽ trả lời. Nếu lúc đó GTCC đáp ứng 50% nhu cầu thì họ sẽ làm theo kế hoạch bây giờ (cấm xe máy các quận nội thành), cũng có thể sẽ làm theo kế hoạch điều chỉnh. Nếu lúc đó GTCC không đáp ứng 50% nhu cầu thì họ sẽ làm theo kế hoạch khác, có thể sẽ chỉ cấm được một phần, một số khu vực, một số tuyến phố...
- BRT là chuyện của BRT, liên quan gì đến việc khả thi hay không khả thi cấm xe máy vào năm 2030? Mà ai bảo bác là BRT không hiệu quả? (lại duy ý chí rồi). Hiệu quả về kinh tế hay hiệu quả về vận chuyển? BRT sẽ rất hiệu quả nếu có nhiều tuyến kết nối, đồng thời hạn chế xe máy đi ở các con đường đó. Một tuyến đơn độc, kể cả tầu điện ngầm cũng chưa thể phát huy hiệu quả bác nhé.
- Luật VN xe đạp được phép đi ở phần đường xe cơ giới bác nhé, bác đọc lại luật sẽ thấy.
- TQ không cấm người dân sở hữu phương tiện cá nhân bác nhé, kể cả xe máy (nhưng có hạn chế sử dụng - điều này ở Singapore còn khắt khe hơn TQ).
- Bác không hiểu về thi công công trình ngầm rồi. Nền đất yếu cũng có lợi thế khi thi công (nhất là khi thi công bằng robot như ỏ SG), nền đá sẽ bất lợi cho thi công (tăng chi phí), nhưng có thể giảm chi phí chống giữ. Không phải toàn bộ Seoul là đá, không phải toàn bộ HN là đất yếu bác nhé.
- Đúng là chẳng có ông tỷ phú nào làm metro miễn phí cả, nhưng đang nói đến tiềm lực, họ có thể làm, không có gì cao siêu cả.
- Còn bác, theo tôi là bác không nên (auto) chửi nữa, vì bác nhìn sự việc quá hời hợt, nông cạn. Chính quyền có động thái đó là tốt, rất tốt. Đến năm 2030, nếu họ xây dựng được hệ thống GTCC tốt thì không chỉ dân HN mà dân cả nước nên ăn mừng, còn nếu họ không xây dựng được hệ thống GTCC tốt thì cũng vẫn hơn là không làm gì. Trường hợp xấu nhất, hệ thống GTCC vẫn như bây giờ thì bác vẫn phải đi xe máy như bây giờ. Vậy, làm sao bác phải chửi họ?
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Chủ trương hạn chế xe máy để kiến tạo giao thông đô thị hiện đại, văn minh là đúng đắn và cần thiết... Với đặc thù thực trạng của HN, SG (nhiều ngõ ngách hẻm nhỏ, thiếu diện tích giao thông tĩnh, quy hoạch manh mún + thiếu khoa học...) thì việc dùng biện pháp hành chính để cấm xe máy cần phải xem xét/cân nhắc lại...?! Lý tưởng nhất là kiến tạo GTCC hợp lý và tiện lợi, là lựa chọn thay thế tương xứng và hấp dẫn song hành với việc hạn chế xe máy. Giải pháp thực tế và khả thi nhất có thể là:

# Ưu tiên đầu tư metro thật nhanh, quyết liệt (hơn là đường sắt trên cao) và có thể kêu gọi đầu tư theo phương thức XHH, thực thi nghiêm túc quy hoạch các tuyến đường đã phê duyệt, đầu tư thỏa đáng giao thông tĩnh, kiến tạo hoàn thiện mạng lưới bus khoa học, tiện lợi...
# Kiểm soát tăng dân số cơ học ở nội đô, hạn chế xây cc cao tầng, cải tạo và hoàn thiện lại hệ thống đường phố cũ...
# Dãn dân ra khỏi nội đô, quy hoạch chợ/trường học/bệnh viện hợp lý...
v.v...
Đặc biệt, nên kết hợp dùng thêm giải pháp kinh tế (đánh thuế đăng ký, phí lưu hành... xe máy tăng cao dần) để dân tự cân nhắc hạn chế hoặc không dùng xe máy...

HN cũng nên đưa ra cam kết kiểu tương tự như SG theo nguyên tắc: GTCC cải thiện đến đâu thì sẽ hạn chế xe máy đến đó và mốc 2030 chỉ nên là mục tiêu phấn đấu mà thôi?!
Nói chung,
không nên duy ý chí quyết dừng/cấm xe máy! HN, SG cần nên tham khảo thêm giải pháp quản lý GT ở Đài Bắc (vẫn khá ổn, hiện đại mà không cần cấm/hạn chế xe máy)
Cách làm thế nào thì rất đa dạng. Có rất nhiều giải pháp phải thực hiện song song, và tôi tin chắc họ sẽ phải làm nhiều giải pháp một lúc.
Vấn đề tôi đang bàn ở đây là, tôi cho rằng cách cam kết như HN đã làm là có trách nhiệm hơn, vì:
- Có mục tiêu phấn đấu rõ ràng.
- Có lộ trình rõ ràng, làm cho người dân có kế hoạch đầu tư xe máy/ô tô chủ động hơn.
- Đến năm 2030 chắc chắn cũng vẫn sẽ phụ thuộc vào thực tế phát triển GTCC, chứ không phải cứ năm 2030 là cấm tuyệt đối xe máy, cái này bác nghĩ một tí sẽ rõ. Quyền cấm hay không cấm (ra quyết định, đặt biển cấm) thuộc về Chủ tịch UBND và HĐND Hà Nội vào thời điểm ấy. Không ông CT nào ra lệnh cấm (tuyệt đối) mà khi mà phương tiện thay thế chưa đủ cả. Tôi thì tin rằng kế hoạch này họ sẽ thực hiện dần và điều chỉnh nhiều lần, đến năm 2030 sẽ cấm được xe máy ở một số khu vực trung tâm, một số đường phố chính (tùy vào sự phát triển GTCC), chứ không cấm được theo địa giới các quận nội thành, nhất là các quận vùng ven.
 

bỉnh khiêm

Xe tải
Biển số
OF-489289
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
458
Động cơ
193,932 Mã lực
Tuổi
27
Đúng là giải pháp "tiện cả đôi đường" đây rồi :)

Cụ nào dùng làm cần câu cơm hoặc thấy đi tiện hơn thì cứ việc dùng tiếp. Các cụ phản đối chẳng nói gì được, vì có cấm đâu :). Lại kiểm soát được chất lượng xe thông qua đăng kiểm, chẳng chế cháo gì được, an toàn hơn. Các xxx cũng rất thích điều này vì lại có thêm cớ để phạt.

Hiện nay lượng xe máy tăng thêm ~3tr xe/năm. Nếu tính thêm khoản thuế (gọi là gì cũng được :)) là 100% khi mua xe mới và giả sử lượng tiêu thụ xe giảm 1/2 khi thuế tăng thì ngân sách sẽ có thêm 30tr x 1.5tr = 45 nghìn tỷ/năm. Các lãnh đạo rất rất thích điều này :)

Chưa cần tính thuế tăng thêm cho xe mới, cứ tính với lượng ~50tr xe hiện đang lưu hành. Giả sử phí thu thêm mỗi lần đăng kiểm là 2tr thì mỗi năm ngân sách thu thêm được 50tr x 2tr = 100 nghìn tỷ. Các lãnh đạo rất rất rất rất thích điều này :)

Tóm lại tất cả đều vui :))
Nếu việc thu phí khi đăng kiểm cũng tăng theo lộ trình đến mức khoảng 10tr/năm hoặc hơn nữa thì xe máy sẽ tự rơi vào lãng quên trong không đến 10 năm đâu. Khi việc sở hữu và sử dụng xe máy chở lên quá đắt đỏ người ta sẽ tự tìm đến phương tiện công cộng nếu đi xa hoặc xe đạp hay đi bộ nếu gần.
Nhu cầu về phương tiện công cộng tăng dần, tăng mạnh và có thể dự báo trước như vậy thì thị trường xe bus hoặc các hình thức công cộng khác sẽ tự khác nở rộ ngay thôi.

À mà nếu năm đầu đánh 100% còn các năm sau mỗi năm tăng thêm 50% thuế nữa thì sau 10 năm giá một chiếc xe máy mới sẽ là 30tr x 1.5^10 = 1ty7 ạ. Khi đó ai mua xe máy thì chắc là phải đặc biệt yêu thích xe máy:).
Còn sau 20 năm thì lá cải sẽ giật tít là "2 công tử đại gia hà thành vừa chung tiền mua một chiếc way" :))
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Đồng thuận với khả thi không liên quan với nhau bác nhé. Đồng thuận nhưng vẫn có thể không khả thi, không đồng thuận vẫn khả thi là chuyện bình thường bác nhé.
- Đến năm 2030, GTCC đáp ứng 50% nhu cầu là kế hoạch họ vạch ra. Không có căn cứ nào để khẳng định rằng nó không khả thi, thực tế sẽ trả lời. Nếu lúc đó GTCC đáp ứng 50% nhu cầu thì họ sẽ làm theo kế hoạch bây giờ (cấm xe máy các quận nội thành), cũng có thể sẽ làm theo kế hoạch điều chỉnh. Nếu lúc đó GTCC không đáp ứng 50% nhu cầu thì họ sẽ làm theo kế hoạch khác, có thể sẽ chỉ cấm được một phần, một số khu vực, một số tuyến phố...
- BRT là chuyện của BRT, liên quan gì đến việc khả thi hay không khả thi cấm xe máy vào năm 2030? Mà ai bảo bác là BRT không hiệu quả? (lại duy ý chí rồi). Hiệu quả về kinh tế hay hiệu quả về vận chuyển? BRT sẽ rất hiệu quả nếu có nhiều tuyến kết nối, đồng thời hạn chế xe máy đi ở các con đường đó. Một tuyến đơn độc, kể cả tầu điện ngầm cũng chưa thể phát huy hiệu quả bác nhé.
- Luật VN xe đạp được phép đi ở phần đường xe cơ giới bác nhé, bác đọc lại luật sẽ thấy.
- TQ không cấm người dân sở hữu phương tiện cá nhân bác nhé, kể cả xe máy (nhưng có hạn chế sử dụng - điều này ở Singapore còn khắt khe hơn TQ).
- Bác không hiểu về thi công công trình ngầm rồi. Nền đất yếu cũng có lợi thế khi thi công (nhất là khi thi công bằng robot như ỏ SG), nền đá sẽ bất lợi cho thi công (tăng chi phí), nhưng có thể giảm chi phí chống giữ. Không phải toàn bộ Seoul là đá, không phải toàn bộ HN là đất yếu bác nhé.
- Đúng là chẳng có ông tỷ phú nào làm metro miễn phí cả, nhưng đang nói đến tiềm lực, họ có thể làm, không có gì cao siêu cả.
- Còn bác, theo tôi là bác không nên (auto) chửi nữa, vì bác nhìn sự việc quá hời hợt, nông cạn. Chính quyền có động thái đó là tốt, rất tốt. Đến năm 2030, nếu họ xây dựng được hệ thống GTCC tốt thì không chỉ dân HN mà dân cả nước nên ăn mừng, còn nếu họ không xây dựng được hệ thống GTCC tốt thì cũng vẫn hơn là không làm gì. Trường hợp xấu nhất, hệ thống GTCC vẫn như bây giờ thì bác vẫn phải đi xe máy như bây giờ. Vậy, làm sao bác phải chửi họ?
Hời hợt ở chữ "nếu họ xây dựng được..." đó, không có định hướng, không có kế hoạch phát triển GTCC cụ thể mà cầm đoán người dần chỉ chứng tỏ sự quan liêu, hời hợt của người làm quản lý. Chừng nào không đưa được kế hoạch khả thi ra thì mấy ông quản lý nên ngậm miệng lại.
- Cấm và hạn chế như nhau thôi, tôi chắc bác chưa đi Sing để xem lượng xe máy ở đây thế nào, họ có bị cấm không? Người dân lựa chọn hình thức giao thông bằng phương tiện cá nhân hay công cộng đều dựa trên thuận lợi mà nó đem lại chứ không phải là biện pháp hành chính kiểu nhà Tập.
- Luật GT bác nên xem lại thế nào là làn hỗn hợp, thế nào là làn dành cho xe cơ giới.
- Từ đầu đến giờ tôi chưa thấy được tí lí lẽ, dẫn chứng nào ngoài việc dựa vào cách làm của chính quyền Bắc Kinh. Ít ra Bắc Kinh nó cấm khi nó phát triển được giao thông công cộng chứ không cấm kiểu vô trách nhiệm như HN.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Hời hợt ở chữ "nếu họ xây dựng được..." đó, không có định hướng, không có kế hoạch phát triển GTCC cụ thể mà cầm đoán người dần chỉ chứng tỏ sự quan liêu, hời hợt của người làm quản lý. Chừng nào không đưa được kế hoạch khả thi ra thì mấy ông quản lý nên ngậm miệng lại.
- Cấm và hạn chế như nhau thôi, tôi chắc bác chưa đi Sing để xem lượng xe máy ở đây thế nào, họ có bị cấm không? Người dân lựa chọn hình thức giao thông bằng phương tiện cá nhân hay công cộng đều dựa trên thuận lợi mà nó đem lại chứ không phải là biện pháp hành chính kiểu nhà Tập.
- Luật GT bác nên xem lại thế nào là làn hỗn hợp, thế nào là làn dành cho xe cơ giới.
- Từ đầu đến giờ tôi chưa thấy được tí lí lẽ, dẫn chứng nào ngoài việc dựa vào cách làm của chính quyền Bắc Kinh. Ít ra Bắc Kinh nó cấm khi nó phát triển được giao thông công cộng chứ không cấm kiểu vô trách nhiệm như HN.
Chắc bác không đọc báo bao giờ thì phải. Đã có định hướng hạn chế phương tiện cá nhân; Đã có kế hoạch phát triển GTCC (xây dựng 8 tuyến đường sắt đô thị, mở rộng BRT, tăng cường buýt truyền thống...); Và chưa ai ra lệnh cấm xe máy nào bác nhé.
- Cấm và hạn chế khác hẳn nhau, ví dụ ô tô cá nhân đã bị hạn chế sử dụng từ lâu, nhưng không ai nói ô tô bị cấm sử dụng cả. Lượng xe máy ở Singapore cực ít, hầu như không có, chủ yếu là do người Malaysia chạy sang thôi, chắc bác nhầm với Đài Loan thì phải. Ở Singapore, biện pháp hạn chế ô tô cá nhân rất mạnh, phần lớn dân Singapore không thể lựa chọn sử dụng ô tô cá nhân vì các biện pháp hạn chế.
- Tôi đã bảo bác xem lại luật đi mà. Xe đạp (xe thô sơ) có thể đi trên phần đường dành cho xe cơ giới nếu không có làn dành riêng (nhưng chỉ được đi ở làn sát bên phải).
- Bác lại hiểu sai. Bắc Kinh cấm xe máy khi chưa phát triển được (tốt) hệ thống giao thông công cộng. Bắc Kinh bắt đầu cấm xe máy (đăng ký mới) từ năm 1985, nhưng đến năm 2005 mới chỉ có 1 tuyến xe điện ngầm, đến nay hệ thống GTCC của họ vẫn đang phát triển để đáp ứng nhu cầu. Còn Hà Nội, chưa ai cấm xe máy bác nhé, và nếu cấm, Hà Nội cũng phải phát triển GTCC đến mức đáp ứng ít nhất là 50% nhu cầu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top