Để chứng minh nó là môn khoa học. Em sẽ viết như sau, hoặc để dễ hiểu hơn, bác thêm từ tóm gọn của các môn phong thủy, tử vi, mai hoa, kinh dịch, tử bình... bằng 1 cụm là môn Huyền học. Không chỉ ở Việt Nam, bạn bè em học Master và Phd ở các nước Châu Âu và Đông Âu, có tham gia cả những lớp nghiên cứu về mấy thứ này. Tức là có tính như 1 môn học có tính khoa học chứ ko phải là phủ nhận nó rồi vu cho nó là lạc hậu là mê tín đánh đồng
Khái niệm đề tài: Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa hoc, chẳng hạn như: Chương trình, dự án, đề án. Sự khác biệt giữa các hình thức NCKH này như sau:
Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế.
Dự án: được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực.
Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gởi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập một tổ chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội, ... Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án.
Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác định. Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì phải đồng bộ.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lãnh vực nghiên cứu.
Mục đích và mục tiêu nghiên cứu: Khi viết đề cương nghiên cứu, một điều rất quan trọng là làm sao thể hiện được mục tiêu và mục đích nghiên cứu mà không có sự trùng lấp lẫn nhau. Vì vậy, cần thiết để phân biệt sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu.
Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi "nhằm vào việc gì?", hoặc "để phục vụ cho điều gì?" và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu.
Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”.
Thí dụ: phân biệt giữa mục đích và mục tiêu của đề tài sau đây.
Đề tài: "Ảnh hưởng của môn Huyền học đến đời sống và tín ngưỡng con người ở Việt Nam ".
Mục đích của đề tài: Để tăng hiểu biết về môn huyền học cho người dân VN để tránh sa đà vào tình trạng mê tín dị đoan.
Mục tiêu của đề tài: Tìm ra được phần thích ứng để phổ cập ứng dụng vào đời sống con người cụ thể ở đây là người dân VN
Xác định được mức độ hợp lý, thời điểm sử dụng và cách ứng dụng thích hợp cho con người cụ thể ở đây là người dân VN.
Thế bác thấy đề tài này có đúng không? Năm tốt nghiệp em suýt nữa thì chọn đề tài này để bảo vệ, nhưng sau đó ko kịp đăng kí em đã không làm mà chọn thầy khác, đề tài khác. Tức là sẽ có 1 hội đồng để bảo vệ luận văn thạc sĩ này nghiêm túc, và 1 hội đồng phản biện nghiêm túc. Trong năm 2012 ở miền Bắc có 2 người làm đề tài này. Bác có thể khảo cứu ở các trường ĐHKT và XD là biết em ko nói dối. Cho nên đế mà chứng minh. Ko chỉ 1 mình bác nói là người ta tin, mà đây là cả 1 hội đồng chả nhẽ họ cũng bị vấn đề duy tâm và mê tín làm cho ngu muội hết gần 20 cái đầu ????