Cụ XPQ mở ra nhiều đề tài quá, ong hết thủ rồi...
Gồm cả thế giới hỗn loạn, lại cả tôn giáo tư tưởng...
Tiện giời đang có tí gió, em chém phát. Không có nghĩa là không đồng ý với cụ, nhưng nhẽ có liên quan mở rộng tí:
Cụ mới biết có mấy ông thầy kia, còn em biết vài chục thầy thảm như vậy, hoặc hơn vậy. Nhưng em cũng biết nhiều XXX bị tội phạm gây thương tích, hoặc giết; nhiều người học kinh tế đàng hoàng, chuyên gia kinh tế...bị phá sản; nhiều bác sỹ nhà ở rất mất vệ sinh, và chết vì bạo bệnh; bạn em, giải nhì Văn Quốc gia, 0 điểm Văn kỳ thi tốt nghiệp phổ thông...vân vân và vân vân...
Toàn khoa học văn minh cả, mà như thế, nói gì đến cái kiến thức mông lung kia, chả trường lớp, chả giáo trình...???
Nên khi ta nhìn để đánh giá, nhẽ cần toàn diện. Chỉ nhìn vào 1 dạng, thì dạng nào chả vậy?
Đó là phần em hưởng ứng, còn phần sau đây em trích ý kiến, quan điểm của vài vị đức cao vọng trọng trong các lĩnh vực khoa học, triết học, tôn giáo và các vị đó có nghiên cứu các môn học thuật phương Đông. Thực tế, thi thoảng em có quan tâm đến các vị như thế này, chứ cái đám thầy chưa cầm bằng đại học trong tay thì nghiên cứu cái gì? Em đã nói rõ những trích sau là không phải của em nhé:
"Ai đó cứ khen đi nếu họ thấy thích thú khi nghiên cứu nó, và cứ chê đi khi không hòa đồng được với nó. Nhưng phản biện nó thì chắc chắn là điều không dễ dàng gì. Mọi lời phản biện cũng chỉ là một hành vi đối lập như chính bản thân nó đã tự thân đối lập, một trong hai cách thể hiện hoặc khen hoặc chê đều đúng cả. Bình phẩm thì mặc lòng...
Những bí ẩn của cuộc sống sẽ chẳng bao giờ được khám phá ra chỉ bởi một nhà tư tưởng hay thậm chí cả một nền khoa học. Nhưng khi triết học còn tồn tại thì nó luôn được tôn vinh và tự hào bởi chỉ có nó mới là kẻ phụng sự tuyệt vời cho chân lý.
Aristot cho rằng: Công lý là nguyên lý thứ nhất không thể chứng minh. Tất cả khoa học có tính chứng minh đều được bắt nguồn từ nguyên lý này...Phải dựa vào một số tiên đề- là cái phải buộc thừa nhận chứ không thể chứng minh (Hình học giải tích chẳng hạn).
Cái phải tự thừa nhận, chứ không thể chứng minh được đó, chính là dựa trên sự tín ngưỡng (niềm tin). Chỉ có thừa nhận nguyên lý thứ nhất ấy thì con người mới có thể tiếp thu sự hiểu biết qua sự phản ánh qua lại của bối cảnh xung quanh mà đúc kết thành tri thức. Tín ngưỡng (niềm tin) là mầm mống tinh hoa cuae Công lý- hay Chân lý...Đây là loại sự thật mà không thể dùng lý tính hay lô gíc để chứng minh được..."
"Khi mới bắt tay vào học một lĩnh vực nào đó, chúng ta phải thừa nhận một số khái niệm, quan điểm mà chúng ta chưa hiểu. Khi học sâu vào rồi, chúng ta mới có đủ kiến thức để quay trở lại lý giải những gì mà ta thừa nhận ban đầu..."
"Cái sai lầm thông thường của con người ta, là mang khả năng và tư duy lô gíc thông thường của người đó để đánh giá những thứ vượt quá tầm hiểu biết của họ..."
"Khi Leibniz đọc được cuốn Kinh dịch của người bạn mang từ Trung Quốc về. Ông đã thốt lên: Nếu tôi được đọc trước về Kinh Dịch, thì phép Nhị nguyên đã không phải do tôi tìm ra.
Khi Nislboh bắt gặp hình Thái Cực, liền lấy làm phù hiệu cho mình qua Nguyên lý bổ sung của Cơ học lượng tử..."
"Ma phương trong Hậu thiên bát quái cũng chính là Ma trận phân tán (Scattering Matrix)..."
...
Góp gió...