Chào cụ LuuLehong, chào các cụ!
Em thấy có thớt này một thời gian rồi, nhưng quả thật hôm nay rỗi rãi tí buổi sáng, em mới đọc hết được đến đây...
Cụ chủ thớt và nhiều cụ cũng đã đưa ra ý kiến khác nhau xung quanh cái chủ đề này, em chỉ xin có vài điều gọi là góp thêm cho vui:
1- Về tử vi: lập phương trình cơ bản của mọi con người chỉ thông qua tứ trụ năm tháng ngày giờ. Vậy thì xác suất trùng lặp trên giấy là rất lớn, mặc dù thực tế những tờ giấy giống nhau đó lại là của những con người có số mệnh hoàn toàn khác nhau.
Cái này đồng ý với cụ chủ! Nhưng vậy thì tử vi đúng hay sai?
Em không biết sâu môn này, vì không hứng thú lắm. Nhưng qua chuyện trò và thực chứng, em thấy rằng để xem tử vi được có độ chính xác cao thì hiện nay quá ít người giỏi. Những người gọi là giỏi này không chỉ dùng mỗi cái bảng tử vi trên giấy để xem cho chúng ta, mà còn kết hợp những bí kíp rất hiếm trong thiên hạ để mà soi sáng và luận giải một lá số. 2 lá số giống hệt nhau nhưng sẽ được 1 người "giỏi" đó luận giải hoàn toàn khác nhau, dựa trên những điều kiện đáp ứng cho "bí kíp" của họ. Và đã gọi là "bí kíp", thì sẽ không mấy khi lộ ra cho dân gian biết. Xem tử vi mà biết mỗi sách tử vi thì sẽ dẫn đến sai số cao.
2- Số mệnh: Trong mấy trang trước các cụ có bàn đến số mệnh, nhưng em thấy ta đang có sai lầm về nhận định thế nào là số mệnh.
Chưa chết, sao đã gọi là số mệnh? Rằng số mệnh như thế, gặp thầy phong thủy, tử vi gì đó thì có thay đổi số mệnh?...Cái này là hoàn toàn sai lầm khi tiếp cận "số mệnh" trên những quan điểm như vậy!
Sao ta không thể nhìn ra rằng, trên đường đời người đó sẽ gặp một vài người giúp đỡ (kể cả các loại thầy kia- nếu có), và tất cả những giúp đỡ đó, khó khăn hay thuận lợi khác nữa...mới chính là số mệnh của người đó. Chứ một thời điểm giữa cuộc sống, đâu dã được coi là số mệnh của người đó.
Em cũng cực kỳ phản đối trên ti vi, báo chí thỉnh thoảng có nêu vài trường hợp khó khăn và đã nỗ lực vượt qua, được truyền thông hay dân chúng gọi là "Vượt qua số phận". Cái khó khăn lúc đó đâu đã phải là "số phận" của con người đó mà dám nói là "vượt qua"? Mà số phận đó là gặp khó khăn ở thời điểm đó, nhưng sẽ vượt qua, như thế mới đúng.
Thế nên, đang sống nhăn răng thì chỉ là ta thuận lợi, hay ta khó khăn, do cái này cái kia...chứ không thể kết luận đó là số mệnh, vì ta còn được sống thì số mệnh ta đã dứt đâu mà vội kết luận.
3- Về phong thủy: Đọc bát trạch thì quá dễ cho mọi người, cứ 1 tuổi con người nào đó thì đều có 4 hướng tốt và 4 hướng xấu, chia Đông mệnh Tây mệnh là xong. Nhiều người chỉ cần có thế và mang ra áp dụng để chọn nhà chọn đất, hoặc để tranh luận như trên mạng này...
Đáng tiếc, vì cái đó rất nhỏ và không cơ bản trong học thuật địa lý chính tông. Khi áp dụng như vậy sẽ có nhiều trường hợp lợi bất cập hại. Lý do thì nhiều khó giải thích ở đây, nhưng ta chỉ cần nhìn vào cái cơ bản, là lý luận âm dương tôn trọng Tâm tài: Thiên, Địa và Nhân. Thế nếu ta chỉ chọn theo Bát trạch, tức là mệnh cung phối hướng, thì tức là chỉ lấy Nhân ra mà xét. Vậy Thiên Địa ở đâu? Nhân là to nhất trong Tam tài sao? Như cụ chủ thớt có nói, chọn kiểu này có khi úp mặt nhà vào núi, hay hứng trọn gió Lào...
Con người sống dựa vào thiên nhiên, sao lại chỉ lấy bát trạch ra mà dùng? Thử 1 cơn gió nhẹ (thiên nhiên đấy), ai ra mà cản được không?
4- Về nhận thức: Em thấy nhiều người theo xu hướng phủ nhận, anti. Thế nhưng để phủ nhận cái gì, thì quan trọng là có biết để phủ nhận không? Hay là không hiểu nổi thì bảo là không đúng?
Nhiều người thấy nói là đã đọc sách thấy chẳng đúng nên không tin được. Cái này lại chia làm mấy dạng sau:
- Đọc sách nào, sách đúng hay không? Hiện rất nhiều sách sai, nhưng nói thật, là để kết luận nó đúng hay sai, hoặc đúng phần nào, sai phần nào thì điều quan trọng là người đọc phải có một tâm cơ đặc biệt, để mà tìm ra nguyên lý của cái kiến thức mình đang đọc. Có tìm ra nguyên lý, thì mới phân biệt được đúng hay sai dựa trên quy luật của nguyên lý đó.
- Người đọc thế nào? Thấy mấy cụ nói rằng đã đọc mấy năm, hoặc trước đây có đọc và thấy nó sai!!!??? Em thật chứ các cao nhân xưa và nay, nghiền ngẫm đọc cả đời những tác phẩm Dịch, hoặc Học thuật...mà còn than là tiếc vì không còn được sống lâu để nghiên cứu nó...
Vậy các nhân tài đó dốt hơn ta, ta đọc có một tí rồi kết luận được nó sai rồi?
Khi ta nghiên cứu chỉ như vậy, thì không khác nào đưa cho trẻ Tiểu học giáo trình Đại học, chắc chắn đứa trẻ đó bảo là sách đó vớ vẩn, đọc chả ra làm sao, chẳng hiểu gì...và nó vứt giáo trình đó vào sọt rác ngay lập tức. Vậy thì cách nào để cho nó đọc hiểu được sách đó? Là nó cứ phải học dần các bậc đi, khi hiểu hết nền tảng cơ sở rồi thì mới hiểu được giáo trình Đại học kia nó nói gì. (Cái này không hề có ý xúc phạm ai, vì chính em cũng chỉ coi em là vỡ lòng trong những kiến thức này, và cố tìm hiểu, chứ không nói ngay là nó vô dụng hoặc sai).
Những cái ta không biết, không có nghĩa là nó không có!
5- Mê tín: Cái này thường được gán cho những người có tí âm dương, hoặc những người thỉnh thoảng dựa vào âm dương. Nhìn ra, "Mê tín" lại có thể là thuộc về những người hoàn toàn vật chất.
Các cụ nói âm dương nó mù mờ, gốc gác ngụy biện...trong khi khoa học hiện đại thì rõ ràng, chứng minh được.
Em nói thật, với em, những người nói như vậy còn mê tín không khác những người thích âm dương kia. Ví dụ rất nhiều, nhưng em chỉ nói cái bổ đề toán học mà Bảo Châu vừa chứng minh được, thì từ trước đến nay Toán học thế giới cứ ,mặc nhiên áp dụng, thấy nó dúng và cứ thế áp dụng chứ không thể chứng minh. Đây chính là Mê tín. Và, kể cả Bảo Châu có không chứng minh được, thì toàn thế giới vẫn cứ thế mà dùng thôi, chả ai nghi ngờ.
Lại nữa, Tiên đề Ơ cơ lít là một trong những nền tảng cơ bản của Hình học phẳng. Cả thế giới vẫn áp dụng trước nay, và chưa ai chứng minh được đấy ạ!
Túm lại, khoa học hiện đại vẫn phát triển tưng bừng, áp dụng rộng lớn trong cuộc sống...dựa trên một số thứ vĩ đai không thể chứng minh đấy ạ. Vậy, thế nào là mê tín?
Tiếp, các cụ nói rằng không thấy thì không tin? Giờ khoa học cơ bản, là nền tảng cho phát triển, hiện nghiên cứu đến hạt mịn, rồi hạt siêu mịn. Các cụ có nhìn thấy không? Và các cụ có tin không?
Còn rất nhiều thứ. Nhưng em tham gia chút để ta có quan điểm xem xét, đánh giá mọi thứ xung quanh. Khoa học hiện đại đi tìm mọi thứ dựa trên sự "Nghi ngờ", và chúng ta, kể cả bản thân em, cũng nên luôn nghi ngờ để mà tìm hiểu, chứ không phải nghi ngờ cái là phán nó sai, trong khi chưa có cơ hội tìm hiểu rõ nó.