[Thảo luận] Cảm nhận đi trên Đường cao tốc trên cao - Đáng đồng tiền bát gạo

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
6,701
Động cơ
362,003 Mã lực
Nhà cháu hôm qua đi đường Phạm Hùng buổi tối. Ôi! Thật là yên bình khi không còn lo các hung thần hay xe ô tô chạy qua lại. Cả đường chỉ có xe máy và lác đác ô tô, thoáng và an toàn. Cụ bẩu cho cầu vượt. Ok cụ thôi. Tuy nhiên, cụ có tính đến số lượng xe tập trung dưới đường không? Cụ cũng tính giúp cháu an toàn của người tham gia giao thông với. Suy cho cùng, đầu óc cụ chắc cũng đen tối như nick cụ. Huhu.
cụ giải thích em chưa thông lắm, vì cụ phải xem cái diện tích lưu thông có tăng lên không? Nó vẫn thế thôi cụ ạ. Còn nếu cụ cắt cái trụ đi, thì ở dưới đất sẽ có cái đường riêng cho ô tô với 4 làn, cấm xe máy đi vào là xong. Đến chỗ nào có giao cắt thì làm cái cầu vượt thì như thế theo cụ tốc độ có thay đổi không. Tối đa vẫn 80 cụ nhóe. Cái chỗ cụ bôi đen lên em chả hiểu cụ nói gì, vì lưu lượng xe nó đi song song với diện tích đường lưu thông. ở trên hay dưới thì khác gì nhau hở cụ??? Thế 1 mét đường trên cao nó to hơn 1 mét đường dưới đất phỏng cụ?

Ps cụ cái: anh em ở đây tranh luận nhưng không xúc phạm nhau. Có vấn đề thì có tranh luận, tranh luận xong rồi lại (b), thế nó mới hay chứ còn như cụ nói thì ... khó ngồi với nhau lắm.
 

Defender_Cruise

Xe buýt
Biển số
OF-34984
Ngày cấp bằng
9/5/09
Số km
993
Động cơ
475,519 Mã lực
Cháu không phải kỹ sư giao thông nên không dám còi to. Cái đường trên cao, theo cháu cảm nhận, thì giữ cho tốc độ xe được đều. Ai lên dốc và xuống dốc đều phải thay đổi tốc độ cả nên nếu xây cầu vượt cũng làm ảnh hưởng đến tốc độ. Thứ nữa, các cầu vượt kia sẽ ảnh hưởng thẩm mỹ đô thị. Tự nhiên Hà Nội lại trở nên đồi núi hóa thế thì buồn cười lắm. Thêm tiếng ồn của các phương tiện, rồi tỉ lệ xe trên 1 km đường. Đặc biệt, dân mình cũng chẳng ý thức cao. Cụ thấy đấy, đến cầu trên cao cấm 2b rõ ràng mà còn dám lên thì đường ở dưới, cháu đồ với cụ, rồi sẽ lại như đường thường thôi. Nhà cháu chưa bao giờ thấy đường cao tốc xen lẫn đường bình thường khi không phải trong đường quốc lộ cả. Ý tưởng đường của cụ cũng hay và tiết kiệm nhưng không hợp ở HN đâu. Ở Paris, họ có đường giữa dành riêng cho xe bus, taxi. Nhưng đường đó hợp trong nội thành và không phải cao tốc. Người dân cũng ý thức không tự tiện cho xe vào đường đó. Khi khẩn cấp, tắc đường, người ta có thể cho ô tô cá nhân tham gia, nhưng hãn hữu lắm. Nếu đường cao tốc của cụ mà như vậy thì sẽ thế nào?
Tính cháu nó hơi bỗ bã nên cụ góp ý thì cháu xin nghe. Để chuộc lỗi, cháu mời cụ 1 ly vậy. Hé hé!
 

polizia

Xe container
Biển số
OF-13671
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
6,463
Động cơ
634,243 Mã lực
Nơi ở
3801
cụ giải thích em chưa thông lắm, vì cụ phải xem cái diện tích lưu thông có tăng lên không? Nó vẫn thế thôi cụ ạ. Còn nếu cụ cắt cái trụ đi, thì ở dưới đất sẽ có cái đường riêng cho ô tô với 4 làn, cấm xe máy đi vào là xong. Đến chỗ nào có giao cắt thì làm cái cầu vượt thì như thế theo cụ tốc độ có thay đổi không. Tối đa vẫn 80 cụ nhóe. Cái chỗ cụ bôi đen lên em chả hiểu cụ nói gì, vì lưu lượng xe nó đi song song với diện tích đường lưu thông. ở trên hay dưới thì khác gì nhau hở cụ??? Thế 1 mét đường trên cao nó to hơn 1 mét đường dưới đất phỏng cụ?

Ps cụ cái: anh em ở đây tranh luận nhưng không xúc phạm nhau. Có vấn đề thì có tranh luận, tranh luận xong rồi lại (b), thế nó mới hay chứ còn như cụ nói thì ... khó ngồi với nhau lắm.
Cụ nói hài vãi.
Đố cụ lái xe giữ chân ga ở mức 80 km/h và đi đến cầu vượt cụ không giảm tốc đấy. Nếu làm đường bên dưới thì đi qua bao nhiêu ngã tư là bấy nhiêu cái cầu vượt, tương ứng với số làn phải giảm ga và đệm phanh của tài xế, như thế có còn là đường cao tốc không.
Chưa kể là làm đường bên dưới thì kiểu gì dân đi bộ cũng đi ngang qua, đấy là điều chắc chắn vì đây là ở trong phố, 2 bên đường dân sống chi chít chứ không phải 2 bên đươn là ruộng như đường Cầu Giẽ
 

d-cash

Xe buýt
Biển số
OF-28858
Ngày cấp bằng
11/2/09
Số km
673
Động cơ
489,850 Mã lực
Nơi ở
DASPACE - Cát Linh, Hà Nội
Ở nước ngoài đường nội đô nhất là ở trên cao thường giới hạn tốc độ chứ chả ai làm cao tốc trong nội đô lại ở trên cao cả. Đặc biệt ở VN lại càng cần phải hạn chế khi chất lượng xe lộ cộ và thói vô trách nhiệm trong đăng kiểm. Em dự là chỉ 1 thời gian ngắn nữa nó sẽ hạn chế tốc độ trên đoạn đường này. Bó tay với suy nghĩ thiển cận của mấy cụ.
chả hiểu cụ đi nước ngoài ở đâu, chứ tất cả những chỗ em từng đến thì đường trên cao trong nội đô nó thường hạn chế 80, chỗ đường gom, đường xuống thì mới 60,50..., cụ dự thì cứ dự, chắc éo đã đúng mà chê bai người ta suy nghĩ thiển cận ...
 

HaJolie

Xe buýt
Biển số
OF-139456
Ngày cấp bằng
22/4/12
Số km
780
Động cơ
374,390 Mã lực
Nơi ở
Nơi đâu cũng là nhà - vợ cả để cho ai
cụ giải thích em chưa thông lắm, vì cụ phải xem cái diện tích lưu thông có tăng lên không? Nó vẫn thế thôi cụ ạ. Còn nếu cụ cắt cái trụ đi, thì ở dưới đất sẽ có cái đường riêng cho ô tô với 4 làn, cấm xe máy đi vào là xong. Đến chỗ nào có giao cắt thì làm cái cầu vượt thì như thế theo cụ tốc độ có thay đổi không. Tối đa vẫn 80 cụ nhóe. Cái chỗ cụ bôi đen lên em chả hiểu cụ nói gì, vì lưu lượng xe nó đi song song với diện tích đường lưu thông. ở trên hay dưới thì khác gì nhau hở cụ??? Thế 1 mét đường trên cao nó to hơn 1 mét đường dưới đất phỏng cụ?

Ps cụ cái: anh em ở đây tranh luận nhưng không xúc phạm nhau. Có vấn đề thì có tranh luận, tranh luận xong rồi lại (b), thế nó mới hay chứ còn như cụ nói thì ... khó ngồi với nhau lắm.
Đoạn từ ngã tư Nguyễn Trãi đến Mai Dịch khoảng 5km (em dự tính theo đồng hồ xe của em). Cụ tính có bao nhiêu đoạn giao cắt???
Các giao lộ lớn gồm có: Lê Văn Lương, Trần Duy Hưng, Đỗ Đức Dục, Mễ Trì, Tôn Thất Thuyết và Duy Tân chưa kể những lỗi rẽ vào các khu đô thị, các khu dân cư và những chỗ cho xe quay đầu.
Chỉ với 6 giao lộ lớn trong phạm vi 5km, trung bình 850m có một giao lộ => đồng nghĩa với có một cây cầu vượt (hoặc đường hầm). Nếu làm như ý cụ có phải đang đi TRÊN NÚI giữa THỦ ĐÔ hay không??? khi mà cụ cứ phải lên, xuống - nhấp nhô????
Đoạn từ cầu TT đến PV người ta đắp đường cao lên và làm cầu chui bên dưới, nhưng tổng kết lại chi phí nâng đường cao hơn chi phí làm cầu cụ ợ!
 

trumdathanoi

Xe máy
Biển số
OF-60365
Ngày cấp bằng
30/3/10
Số km
58
Động cơ
442,470 Mã lực
sẽ còn thích hơn nữa,nếu đơn vị thi công ko phải là vn cụ ah
 

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
6,701
Động cơ
362,003 Mã lực
Cái đường trên cao, theo cháu cảm nhận, thì giữ cho tốc độ xe được đều. Ai lên dốc và xuống dốc đều phải thay đổi tốc độ cả nên nếu xây cầu vượt cũng làm ảnh hưởng đến tốc độ. Thứ nữa, các cầu vượt kia sẽ ảnh hưởng thẩm mỹ đô thị. Tự nhiên Hà Nội lại trở nên đồi núi hóa thế thì buồn cười lắm.
Tốc độ chả liên quan gì giữa đường trên cao và đường mặt đất cả cụ ạ, đường Pháp Vân - Cầu Giẽ có phải trên cao đâu mà vưỡn vít 1 lít đó thôi. Quan trọng ở đường trên cao là đường dưới bé quá, làm trên cao thì chỉ cần 1 trụ cầu rồi bành ra 2 bên, làm tăng diện tích đường lưu thông. Còn để tránh xung đột thì ở đâu cũng phải làm cầu vượt cả, mất mỹ quan là đương nhiên. Đường nào chả mất mỹ quan.
Đặc biệt, dân mình cũng chẳng ý thức cao. Cụ thấy đấy, đến cầu trên cao cấm 2b rõ ràng mà còn dám lên thì đường ở dưới, cháu đồ với cụ, rồi sẽ lại như đường thường thôi.
Cái này không liên quan đến việc thiết kế đường trên cao hay dưới đất cụ ạ. Cái này do quản lý yếu kém

Nhà cháu chưa bao giờ thấy đường cao tốc xen lẫn đường bình thường khi không phải trong đường quốc lộ cả. Ý tưởng đường của cụ cũng hay và tiết kiệm nhưng không hợp ở HN đâu. Ở Paris, họ có đường giữa dành riêng cho xe bus, taxi. Nhưng đường đó hợp trong nội thành và không phải cao tốc. Người dân cũng ý thức không tự tiện cho xe vào đường đó. Khi khẩn cấp, tắc đường, người ta có thể cho ô tô cá nhân tham gia, nhưng hãn hữu lắm. Nếu đường cao tốc của cụ mà như vậy thì sẽ thế nào?
Cụ nói hài vãi.
Đố cụ lái xe giữ chân ga ở mức 80 km/h và đi đến cầu vượt cụ không giảm tốc đấy. Nếu làm đường bên dưới thì đi qua bao nhiêu ngã tư là bấy nhiêu cái cầu vượt, tương ứng với số làn phải giảm ga và đệm phanh của tài xế, như thế có còn là đường cao tốc không.
Chưa kể là làm đường bên dưới thì kiểu gì dân đi bộ cũng đi ngang qua, đấy là điều chắc chắn vì đây là ở trong phố, 2 bên đường dân sống chi chít chứ không phải 2 bên đươn là ruộng như đường Cầu Giẽ
Không ai xây cao tốc trong nội đô cả, mà họ đang làm đường trên cao để tăng diện tích mặt đường. Chứ còn có vài km cụ bảo xây cao tốc thì có mà dở hơi biết bơi. Những cái cụ nói chủ yếu liên quan đến vấn đề quản lý. Cháu chỉ nói đến việc xây đường trên cao vậy có phải lãng phí không trong khi diện tích mặt đường không tăng lên?
Dân đi bộ thì phải có cầu cho họ riêng cụ ạ. Còn cụ xây trên cao chắc cụ nghĩ là họ vẫn đi ở dưới hả??? Không chết mới là lạ.
Đoạn từ ngã tư Nguyễn Trãi đến Mai Dịch khoảng 5km (em dự tính theo đồng hồ xe của em). Cụ tính có bao nhiêu đoạn giao cắt???
Các giao lộ lớn gồm có: Lê Văn Lương, Trần Duy Hưng, Đỗ Đức Dục, Mễ Trì, Tôn Thất Thuyết và Duy Tân chưa kể những lỗi rẽ vào các khu đô thị, các khu dân cư và những chỗ cho xe quay đầu.
Chỉ với 6 giao lộ lớn trong phạm vi 5km, trung bình 850m có một giao lộ => đồng nghĩa với có một cây cầu vượt (hoặc đường hầm). Nếu làm như ý cụ có phải đang đi TRÊN NÚI giữa THỦ ĐÔ hay không??? khi mà cụ cứ phải lên, xuống - nhấp nhô????
Đoạn từ cầu TT đến PV người ta đắp đường cao lên và làm cầu chui bên dưới, nhưng tổng kết lại chi phí nâng đường cao hơn chi phí làm cầu cụ ợ!
Cụ ơi, chỉ làm ở nhưng nơi giao cắt chính thôi cụ ạ, còn những giao cắt nhỏ thì phải đi thêm và quay đầu thôi cụ ợ. Em dự là nút Thanh Xuân - Nguyễn Xiển, nút Lê Văn Lương, Trần Duy Hưng và Xuân Thủy - Mai Dịch thôi cụ ạ, 4 nút cụ nhể?
 
Chỉnh sửa cuối:

TuanAnhDT

Xe tải
Biển số
OF-81240
Ngày cấp bằng
27/12/10
Số km
232
Động cơ
417,020 Mã lực
Em thì em đợi 6 tháng nữa rồi tung hê cũng chưa muộn...vả lại em cũng chả được lợi gì ở cái đường này :D. Em ở bên Long Biên làm ở Kim Liên, một năm chắc 2-3 lần được đi qua nớ ;;)
 

Mr Cute

Xe tải
Biển số
OF-151841
Ngày cấp bằng
6/8/12
Số km
420
Động cơ
360,110 Mã lực
Em nói hơi ác mồm 1 tý nhìn từ trên cao sợ thật. nhỡ có mất lái mất phanh thì... trên dưới đều khổ... chẹp
Không có con đường đó thì làm gì có bãi cỏ bên dưới hả cụ. Em đang định đấu thầu bãi cỏ đó để phát triển kinh tế trang trại, có khi làm đàn bò thả ở đó lại hay đấy nhể
 

erakenz

Xe tải
Biển số
OF-113628
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
212
Động cơ
390,020 Mã lực
Ở nước ngoài đường nội đô nhất là ở trên cao thường giới hạn tốc độ chứ chả ai làm cao tốc trong nội đô lại ở trên cao cả. Đặc biệt ở VN lại càng cần phải hạn chế khi chất lượng xe lộ cộ và thói vô trách nhiệm trong đăng kiểm. Em dự là chỉ 1 thời gian ngắn nữa nó sẽ hạn chế tốc độ trên đoạn đường này. Bó tay với suy nghĩ thiển cận của mấy cụ.
Nước ngoài của cụ không biết là nước lào ??? Cụ lại phán bừa rồi đấy ạ.
 

TuanAnhDT

Xe tải
Biển số
OF-81240
Ngày cấp bằng
27/12/10
Số km
232
Động cơ
417,020 Mã lực
Gần ta nhất ở bên Thái đường trên cao em thấy nó vẫn chạy 80. Nhưng em cũng không rõ ở dưới là nội đô hay ngoại ô. Cụ nào sang Thái đi từ sb về bangkok thì thấy
 

duykhand

Xe tăng
Biển số
OF-155995
Ngày cấp bằng
9/9/12
Số km
1,076
Động cơ
363,632 Mã lực
mới làm xong mà đã có bến xe khách trên cao rồi các kụ ah,nản nhỉ
 

heroesdaubu

Xe điện
Biển số
OF-34649
Ngày cấp bằng
5/5/09
Số km
4,702
Động cơ
519,641 Mã lực
Nơi ở
Thiên đường
em chưa đi lên nhưng đi bên dưới thấy thoáng hẳn. Đắt nhưng nó dùng đúng mục đích còn hơn là đi vào tk cá nhân.
 

polizia

Xe container
Biển số
OF-13671
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
6,463
Động cơ
634,243 Mã lực
Nơi ở
3801
Tốc độ chả liên quan gì giữa đường trên cao và đường mặt đất cả cụ ạ, đường Pháp Vân - Cầu Giẽ có phải trên cao đâu mà vưỡn vít 1 lít đó thôi. Quan trọng ở đường trên cao là đường dưới bé quá, làm trên cao thì chỉ cần 1 trụ cầu rồi bành ra 2 bên, làm tăng diện tích đường lưu thông. Còn để tránh xung đột thì ở đâu cũng phải làm cầu vượt cả, mất mỹ quan là đương nhiên. Đường nào chả mất mỹ quan.

Cái này không liên quan đến việc thiết kế đường trên cao hay dưới đất cụ ạ. Cái này do quản lý yếu kém



Không ai xây cao tốc trong nội đô cả, mà họ đang làm đường trên cao để tăng diện tích mặt đường. Chứ còn có vài km cụ bảo xây cao tốc thì có mà dở hơi biết bơi. Những cái cụ nói chủ yếu liên quan đến vấn đề quản lý. Cháu chỉ nói đến việc xây đường trên cao vậy có phải lãng phí không trong khi diện tích mặt đường không tăng lên?
Dân đi bộ thì phải có cầu cho họ riêng cụ ạ. Còn cụ xây trên cao chắc cụ nghĩ là họ vẫn đi ở dưới hả??? Không chết mới là lạ.

Cụ ơi, chỉ làm ở nhưng nơi giao cắt chính thôi cụ ạ, còn những giao cắt nhỏ thì phải đi thêm và quay đầu thôi cụ ợ. Em dự là nút Thanh Xuân - Nguyễn Xiển, nút Lê Văn Lương, Trần Duy Hưng và Xuân Thủy - Mai Dịch thôi cụ ạ, 4 nút cụ nhể?
Cụ lên xe thì thích đi nhanh hay đi chậm hơn?
Cụ nhìn sang Thái nhé, nó làm đường trên cao trong thành phố đấy, đi đường trên nhanh hơn, trừ hôm nào quá nhiều xe thì mới tắc.
Hay như ở Quảng Châu, trong thành phố cũng đầy đường trên cao.
Hiệu quả của con đường này đã thấy rõ mà nhiều cụ vẫn cãi.
 

son_rua_sanbay

Xe buýt
Biển số
OF-78435
Ngày cấp bằng
20/11/10
Số km
743
Động cơ
425,670 Mã lực
cụ giải thích em chưa thông lắm, vì cụ phải xem cái diện tích lưu thông có tăng lên không? Nó vẫn thế thôi cụ ạ. Còn nếu cụ cắt cái trụ đi, thì ở dưới đất sẽ có cái đường riêng cho ô tô với 4 làn, cấm xe máy đi vào là xong. Đến chỗ nào có giao cắt thì làm cái cầu vượt thì như thế theo cụ tốc độ có thay đổi không. Tối đa vẫn 80 cụ nhóe. Cái chỗ cụ bôi đen lên em chả hiểu cụ nói gì, vì lưu lượng xe nó đi song song với diện tích đường lưu thông. ở trên hay dưới thì khác gì nhau hở cụ??? Thế 1 mét đường trên cao nó to hơn 1 mét đường dưới đất phỏng cụ?

Ps cụ cái: anh em ở đây tranh luận nhưng không xúc phạm nhau. Có vấn đề thì có tranh luận, tranh luận xong rồi lại (b), thế nó mới hay chứ còn như cụ nói thì ... khó ngồi với nhau lắm.
chốt lại 1 câu là nếu ngã tư nào cũng làm cầu vượt thì mất mĩ quan.
riêng quan điểm của cụ em thấy tư duy cụ chưa rộng rồi.
 

nGageQD

Xe hơi
Biển số
OF-69490
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
132
Động cơ
430,900 Mã lực
em hỏi thế nếu nó đập hết tất cả các trụ cầu đi thì có được không cụ? Việc gì phải xây trụ để đưa nó lên cao cho nó nguy hiểm hơn lại tốn kém? Rồi với mỗi nút giao cắt em cho làm cầu vượt lên để tránh xung đột thì cụ có đi chậm hơn tí nào không? Em dự là cụ vẫn mất chỉ 20 phút thôi. Tự dưng lại đôn cái đường từ mặt đất lên cao để rồi dưới đó trồng cỏ với lại để xe thì đúng là ... làm để kiếm chác chứ lợi ích gì.

Cụ tính giúp cho cháu xem có bao nhiêu giao cắt suốt chiều dài 9km với??? Nếu làm cầu vượt tại các giao cắt thì tiết kiệm đc bao nhiêu tiền? Cụ cứ làm cái đường trên cao đúng như đường dẫn từ Cầu Thanh Trì đến Pháp Vân-Cầu Giẽ xem tốc độ nó có đúng là như thế không? Đoạn đấy chỉ là đắp cho nó cao hơn đất thôi chứ không phải trên cao (vì không có trụ). Đường nó vẫn cấm xe máy đi vào, vẫn mỗi bên 2 làn cho ô tô thì tốc độ đường dưới và đường trên cao nó khác nhau hả? Có chăng khác là trên cao thì mát hơn, không sợ lụt, thủy kích. Còn việc giải quyết tốc độ và tăng lưu lượng xe trên mặt đường thì chả thay đổi tí nào, vì ở dưới cái đường trên cao là trồng cỏ và sắp tới chắc bố trí trông coi xe.

Em thích cụ rồi đới. Cá nhân cháu không phản đối đường trên cao, nhưng nếu họ tính toán làm 1 trụ ở giữa, thì phần đường ở dưới ít nhất mỗi bên cũng thêm được làn xe nữa. Thế mới có ý nghĩa. Đằng này chiều rộng của đường thì vẫn như cũ mà có cụ bảo cám ơn này nọ thì cũng chịu.
Hehe,
cụ khảo giá xem một cái cầu vượt tháo lắp được ở chỗ Thái Hà, ... giá bao nhiêu nhé. Đâu đó 300 tỷ một cái cầu dài ~500m thì phải.

Cụ suy nghĩ kiểu giống em, có ít tiền nên làm việc gì cũng tính toán chắt bóp.
Nhưng mà chắt bóp quá thì về tổng thể lại thiệt hại nặng.

Cụ thì tính làm sao tiền bỏ ra ít nhất & hạ tầng không phải thay đổi nhiều nên không quan tâm là chỗ thời gian rút ngắn được khi đi từ cầu Thanh Trì, PV-CG về cầu Thăng Long. Chỗ đấy quy ra xăng và thời gian cũng kha khá đấy.

Khoảng 20 năm nữa mà làm xong 2 tuyến cao tốc vòng quanh HN rồi làm được 2 trục xuyên tâm nữa thì không phải nghĩ.

Sáng thứ 7 hoặc CN em đi làm thì chỉ mất 30' bằng xe máy :D
Mà thôi, em stop bàn về cao tốc trên cao ở đây để chuyển sang chủ đề nâng cấp lên 4b.
 

son_rua_sanbay

Xe buýt
Biển số
OF-78435
Ngày cấp bằng
20/11/10
Số km
743
Động cơ
425,670 Mã lực
Tốc độ chả liên quan gì giữa đường trên cao và đường mặt đất cả cụ ạ, đường Pháp Vân - Cầu Giẽ có phải trên cao đâu mà vưỡn vít 1 lít đó thôi. Quan trọng ở đường trên cao là đường dưới bé quá, làm trên cao thì chỉ cần 1 trụ cầu rồi bành ra 2 bên, làm tăng diện tích đường lưu thông. Còn để tránh xung đột thì ở đâu cũng phải làm cầu vượt cả, mất mỹ quan là đương nhiên. Đường nào chả mất mỹ quan.

Cái này không liên quan đến việc thiết kế đường trên cao hay dưới đất cụ ạ. Cái này do quản lý yếu kém



Không ai xây cao tốc trong nội đô cả, mà họ đang làm đường trên cao để tăng diện tích mặt đường. Chứ còn có vài km cụ bảo xây cao tốc thì có mà dở hơi biết bơi. Những cái cụ nói chủ yếu liên quan đến vấn đề quản lý. Cháu chỉ nói đến việc xây đường trên cao vậy có phải lãng phí không trong khi diện tích mặt đường không tăng lên?
Dân đi bộ thì phải có cầu cho họ riêng cụ ạ. Còn cụ xây trên cao chắc cụ nghĩ là họ vẫn đi ở dưới hả??? Không chết mới là lạ.

Cụ ơi, chỉ làm ở nhưng nơi giao cắt chính thôi cụ ạ, còn những giao cắt nhỏ thì phải đi thêm và quay đầu thôi cụ ợ. Em dự là nút Thanh Xuân - Nguyễn Xiển, nút Lê Văn Lương, Trần Duy Hưng và Xuân Thủy - Mai Dịch thôi cụ ạ, 4 nút cụ nhể?
cụ này càng nói càng tỏ ra nguy hiểm.
 

son_rua_sanbay

Xe buýt
Biển số
OF-78435
Ngày cấp bằng
20/11/10
Số km
743
Động cơ
425,670 Mã lực
Cụ lên xe thì thích đi nhanh hay đi chậm hơn?
Cụ nhìn sang Thái nhé, nó làm đường trên cao trong thành phố đấy, đi đường trên nhanh hơn, trừ hôm nào quá nhiều xe thì mới tắc.
Hay như ở Quảng Châu, trong thành phố cũng đầy đường trên cao.
Hiệu quả của con đường này đã thấy rõ mà nhiều cụ vẫn cãi.
đầu cụ ý đen tối.đến oto ở vn còn chưa dc ngồi lên thử lái huống chi ra nc ngoài
đọc comment của cụ Black mà thấy ức chế
 
Chỉnh sửa cuối:

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
6,701
Động cơ
362,003 Mã lực
đầu cụ ý đen tối.đến oto ở vn còn chưa dc ngồi lên thử lái huống chi ra nc ngoài
đọc comment của cụ Black mà thấy ức chế
Em không phản đối đường trên cao mà ý muốn nói về cái đường ở dưới ấy, làm đường trên cao thì phải nghĩ cách tận dụng cái làn ở dưới đường trên cao ấy. Bẩm baó với các cụ làm 1 cầu vượt nhẹ chi phí sẽ rất ít so với cái 5 nghìn tỉ mà chỉ giải quyết 9 km thôi cụ ạ. 5000 tỉ ấy cụ làm cái quy hoạch giao thông thì tốt hơn nhiều, chí ít thì trong giai đoạn tiền chả còn mà chỉ đi giải quyết mỗi cái trụ để lên cao. Cụ bảo mặt đường không tăng diện tích thì đường trên cao với số tiền như thế so với cách làm đường dưới mặt đất, và thêm 4 cái cầu vượt nhẹ??? Bằng đấy tiền làm khối thứ cụ ạ. Cái cần làm là quy hoạch chứ không phải lãng phí kiểu như này. Tắc vẫn hoàn tắc vì nó tắc ở các đầu xuống. Giải quyết được tí chút thì không đáng phải mất nhiều tiền thế
 
Chỉnh sửa cuối:

vmtuan

Xe tải
Biển số
OF-138871
Ngày cấp bằng
17/4/12
Số km
359
Động cơ
370,190 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Nghĩa Tân- Cầu Giấy- Hà Nội
Em thấy nước ngoài cũng có cái hay cái dở, em sang Thái thấy nó cũng đủ các loại đường trên cao dưới thấp rồi đến tàu điện nhưng giao thông của nó vẫn tắc như thường ạ. Còn ở Việt Nam thì đường trên cao đúng là một giải pháp hợp lý rồi, về lâu về dài có khi xuất hiện thêm nhiều tuyến đường trên cao nữa cơ ạ. Em vote cho hiệu quả của đường trên cao.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top