- Biển số
- OF-803212
- Ngày cấp bằng
- 25/1/22
- Số km
- 398
- Động cơ
- 14,422 Mã lực
- Tuổi
- 57
làm rào toàn bộ vỉa hè hn thế nào cũng cắt ra ối tiền trong ngân sách nhỉ ... 10% phế ..
nên chống cà người đi bộ tuỳ tiên nữa cụ ạ, chẳng đâu đi bộ thích cái là sang đường như Việt Nam.Theo em để chống xe máy thì làm thấp thôi cũng OK, như vậy ít gây khó khăn cho người đi bộ
Hongkong toàn xe bus với taxi có xe máy mấy đâu. Ở VN thì xe máy nhiều, vào quán ăn mà có rào chắn như vầy thì giá nhà mặt đường với trong ngõ bằng sau hết thôi.em thấy bt mà, ở HK họ cũng rào vỉa hè kiểu này nhìn vẫn đẹp mà an toàn, đen đời có ô tô nào mất lái thì hàng rào này gánh cho còng lưng
View attachment 6913502
Tốt quá...em thấy đẹpGiá 1 mét rào chắn này khoảng bao nhiêu tiền các cụ nhỉ.
Rào chắn thép chặn vỉa hè ngăn xe máy đã phát sinh bất cập
Nhiều đoạn vỉa hè của Hà Nội dựng rào chắn thép cố định ngăn xe máy, song lại làm giảm công năng và nảy sinh nhiều rắc rối cho người đi bộ.dantri.com.vn
Rào chắn vỉa hè ngăn xe máy gây khó, người đi bộ bất đắc dĩ phải "trèo" qua
Thực hiện: Hữu Nghị 23/02/2022
(Dân trí) - Nhiều tuyến đường của Hà Nội dựng rào chắn thép cố định ngăn xe máy tràn lên vỉa hè, song lại làm giảm công năng và phát sinh nhiều rắc rối cho người đi bộ.
Phát Video
Phát
Rào chắn thép chặn vỉa hè ngăn xe máy phát sinh bất cập, gây khó người đi bộ.
Tại đường Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy, Hà Nội) đoạn vỉa hè trước cổng trường Đại học Thương mại có hàng trăm mét rào chắn được dựng lên. Hàng rào này nhằm ngăn các xe cơ giới (chủ yếu là xe gắn máy) lấn chiếm, giành lại đường cho người đi bộ song đang phát sinh nhiều bất cập.
Hàng rào thép chặn ngang vỉa hè được dựng 3 lớp, có các lối đi nhỏ so le nhau. Kiểu thiết kế này chặn đứng xe cơ giới không thể xâm phạm, nhưng người đi bộ cũng rất khó để vượt qua.
Tại cổng trường Đại học Thương mại có lưu lượng người đông, các rào chắn thường gây khó khăn khi tiếp cận vỉa hè, đặc biệt xe của người khuyết tật, xe đẩy trẻ em không thể vượt qua.
Vỉa hè bị rào kín, chỉ có lối mở cho trạm chờ xe buýt đón trả khách. Nếu không đi xe buýt mà chờ người nhà đón sẽ phải "nhảy rào" vì không thể đứng chung tại lối mở chờ xe buýt, lối mở là nơi vào ra của xe.
Thời điểm học sinh, sinh viên tan trường, lượng người tràn xuống lòng đường tăng đột biến trong khi vỉa hè vẫn còn trống, do khó tiếp cận với điểm đỗ xe buýt hoặc người nhà đến đón bất chấp lưu lượng ô tô, xe máy đi lại đông đúc.
Trong ảnh, ngay tại vạch sang đường cho người đi bộ cũng không có lối mở cho người đi lên xuống vỉa hè.
Chuyện vượt rào thường xuyên xảy ra. Đây là một giải pháp mà nhiều người đi bộ tham gia giao thông cho rằng "tránh được vỏ dưa thì lại gặp vỏ dừa".
Theo ý kiến chuyên gia, vỉa hè được thiết kế xây dựng để phục vụ người đi bộ, đây là một trong các hạng mục chính của một công trình giao thông, do vậy khi được đưa vào sử dụng vỉa hè phải được xem như là công trình giao thông, không ai được phép xâm phạm, làm thay đổi chức năng, sai thiết kế. Các rào chắn thép này phần nào đang cản trở người đi bộ tham gia giao thông một cách hợp pháp trên phần đường (vỉa hè, vạch sang đường...) họ được phép hoạt động.
Cảnh người nhà chờ đón sinh viên bên ngoài rào sắt đông đúc cũng gây cản trở các phương tiện khác lưu thông dưới lòng đường.
Tại những điểm lắp rào chắn, nếu đứng chờ ngoài thì chật hẹp thậm có khi mất an toàn. Nhưng nếu đứng trong hàng rào thì kiểu gì cũng phải vượt rào.
Ngoài khu vực đường Hồ Tùng Mậu, còn có đường Phạm Hùng; đường Lê Trọng Tấn; đường Nghiêm Xuân Yêm và ngã ba cầu Mộ Lao - Tố Hữu lắp rào chắn thép quây kín vỉa hè.
Đoạn hàng rào chặn vỉa hè tại đường Phạm Hùng dài hơn 200m (đối diện bến xe Mỹ Đình). Các rào chắn này giúp ngăn dòng xe cơ giới đi lên, đặc biệt vào khung giờ cao điểm buổi sáng và chiều, chỉ có một lối mở để xe buýt đón trả khách. Bên trong phần hè vẫn có rất nhiều xe máy của cánh xe ôm phi lên hè qua lối mở cho xe buýt.
Hàng rào này gần như chặn đứng các loại xe cơ giới, nhưng công năng của vỉa hè cũng vì thế giảm theo.
Đoạn kết hàng rào trên đường Phạm Hùng.
Đoạn rào chắn tại đường Tố Hữu, đây là một điểm nóng về việc xe cơ giới tràn lên vỉa hè đi ngược chiều, lấn chiếm phần đường của người đi bộ vào khung giờ cao điểm.
Khi hàng rào được dựng lên, hiện tượng "leo lề" đã không còn.
Trèo là cái hội băng qua đường nhưng rồi ko chịu đi dọc đến chỗ hở mà trèo luôn vào. Có phải họ bít hết đâu. Đúng là báo chí vớ vẩn.Báo chí viết tào lao. Đến Nhật nó cũng làm ntn, thậm chí còn xấu hơn. Không có cái này thì người đi bộ làm gì có vỉa hè mà đi. Điểu del gì cũng nói được. Em đề nghị nhân rộng ra toàn Hà nội. Nói chung làm rào chắn này người đi bộ không kêu đâu, mà mấy nhà mặt phố mới kêu ca kìa. Không cho xe máy tạt lề phi vào thì kinh doanh mặt phố sẽ khó hơn. Bọn báo chí giả cầy chắc nhặn phong bì của mấy nhà mặt phố đó kêu lên thôi, nhưng viết lệch đi là người đi bộ phải leo vỉa hè. Đi lách qua thì bình thường chứ có méo gì đâu mà chửi.
Thấy nhiều ông đi ô tô mà hồn nhiên như xe máy, đánh lái ngoằn ngoèo tỉnh bơ. HN thì đi 1 đoạn kiểu gì chả ùn, rồi sẽ đến lượt, đây thấy xe trước đi chậm là ông sau đã tìm cách chuyển làn, mà có nhanh hơn được đâu vì làn khác cũng thế.E ủng hộ , làm thêm cái vụ phân làn ở hà nội, gắn nhiều cam phạt nguội, chứ đi đường thủ đô e thấy chán cảnh xe máy, oto đi kiểu điền vào ô trống rồi
Đúng là em vẫn đi như cụ nhưng nhiều lúc cũng thấy nó không ổn...Em ví dụ đoạn ngã tư chỗ Xã đàn chiều đi từ Hoàng Cầu về Kim Liên thường xuyên đèn xanh rất ngắn chỉ dưới 30giây mà xe cần đi thì nhiều nên khi xanh tất cả lao lên nhưng do ngã tư rộng vì vậy nhiều xe ở chiều Nguyễn Lương Bằng vẫn tà tà đi nên có xe dừng lại giữa làn luôn thế là ùn lại...Nếu lúc đó mình đã vào ngã tư rồi mà cứ từ từ chờ không lách tránh thì hết đèn rồi làn kia nó lại ào sang nhất là xe máy thế là chơ vơ ở giữa ngã tư một lúc. Ngán nhất là dính phát phạt nguội như chơi....Thấy nhiều ông đi ô tô mà hồn nhiên như xe máy, đánh lái ngoằn ngoèo tỉnh bơ. HN thì đi 1 đoạn kiểu gì chả ùn, rồi sẽ đến lượt, đây thấy xe trước đi chậm là ông sau đã tìm cách chuyển làn, mà có nhanh hơn được đâu vì làn khác cũng thế.
Lái xe nên học cách thấy chướng ngại vật thì đi chậm chứ ko đánh lái, tập đi thẳng cho quen, sẽ chả thấy có gì khó. Em khéo 1 năm chả cần còi, vẫn đi được.
Hậu quả của thực thi luật không hiệu quả, sao lại đổ cho "không có hàng rào"?Làm cầu vượt cho sang đường nhưng dân vẫn thích băng ngang qua đường cơ mà .
Vâng cụ, những tình huống bất khả kháng thì phải chuyển làn chứ. Đây em nói thói quen ở trạng thái đi bình thường, nhiều ông lạng lách lắm vì đi sau xe khác là sốt ruột, tính ra cũng ko hơn người đi thẳng là bao.Đúng là em vẫn đi như cụ nhưng nhiều lúc cũng thấy nó không ổn...Em ví dụ đoạn ngã tư chỗ Xã đàn chiều đi từ Hoàng Cầu về Kim Liên thường xuyên đèn xanh rất ngắn chỉ dưới 30giây mà xe cần đi thì nhiều nên khi xanh tất cả lao lên nhưng do ngã tư rộng vì vậy nhiều xe ở chiều Nguyễn Lương Bằng vẫn tà tà đi nên có xe dừng lại giữa làn luôn thế là ùn lại...Nếu lúc đó mình đã vào ngã tư rồi mà cứ từ từ chờ không lách tránh thì hết đèn rồi làn kia nó lại ào sang nhất là xe máy thế là chơ vơ ở giữa ngã tư một lúc. Ngán nhất là dính phát phạt nguội như chơi....