(.........) = Gái làng ta, có ổn ko cụ?
Á à, thế tức là nhân cái lúc mẹ Đốp chuẩn bị vỡ chum là cũng ngấm ngầm "lại gạo" nhá
Ấy ấy, ý là nhân cái thú làng quê, thì mở rộng ra "1 thời để nhớ" về các em, các bạn, các u các mẹ thôi, chêm vào những hoài niệm hoặc tếu táo, hoặc đau đáu nhưng đậm chất VĂN HÓA DÂN GIAN của cái hồn đồng đất chất phác cụ ợ.
Em xin góp nhời ntn, để cụ châm cứu cái mạch xem sao. Các em các mẹ quê ta:
Cấp độ 1: là cái thời “
Mới ngày nào chưa biết cái chi chi”
Ấy là khi “
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích...
…………..
…………..
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi ”
Cấp độ 2: là cái thời “
Ngoảnh mặt lại đã tới kì tơ liễu” hay “
Bướm ơi, bướm hãy vào đây!
Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi...”
Ấy là khi mơn man chớm nở để
“Bảy năm về trước, em mười bảy
Anh mới đôi mươi, trẻ nhất làng
Xuân Dục, Đoài Đông hai cánh lúa
Bữa thì em tới, bữa anh sang”
Cũng chính là thời “chéo ngoe” như cụ Quỳnh và Thị Điểm, ưng cái lòng nhưng lại đường chia đôi ngả.
Khi thì đỏng đảnh đối đáp:
“Trướng nội vô phong phàm tự lập “ & “ Sàng trung bất vũ thủy trường lưu”
(dự là cấp độ này nhiều chuyện để hồi nhất)
Cấp độ 3: là cái thời “
nuôi đủ năm con với một chồng” hay cũng là khi “
Vai gồng đòn gánh cong lên / Đầu chai cứng đội lua chiêm lúa mùa”
Ấy là khi
“Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa”
(dành cho những cụ…..
”Sông còn nhớ chăng khi ta ngồi ngóng mẹ / Vời vợi tuổi thơ 1 xu bánh đa vừng”)
Cấp độ 4: là cái thời “tiếng mẹ hòa cùng tiếng nước non” hay cũng là khi…
“Mẹ già tóc bạc hoa râm
Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con”
Tùy theo mặn mòi đau đáu về cấp độ nào thì hoài niệm theo cấp độ đó ạ
Ý kiến cá nhân của em là vậy
Mạn phép mời các cụ
pain ,
chuot08 ,
hungalpha ,
LeTai1979 mợ
114hangbong cùng cccm khác tiếp lời cho chốn hoài niệm của cụ chủ thêm phần xốn xang, để tiếp cái mạch làng quê.