[Funland] Cái thẻ bảo hiểm y tế này giờ đây hữu dụng hơn hẳn bảo hiểm nhân thọ mua của tư nhân ?

phucbonguyen

Xe điện
Biển số
OF-178444
Ngày cấp bằng
24/1/13
Số km
2,471
Động cơ
346,509 Mã lực
Khi phải nằm viện dài ngày và bệnh trọng thì mới thấy giá trị của thẻ này. Không có nó, nhiều nhà coi như tán gia bại sản nếu không may dính trọng bệnh.
Bạn Gấu nhà e làm Phòng Lđ cũng có liên quan đến mảng này.e thấy nó rất quan trọng,dù bệnh nặng hay nhé.E thấy nhiều người đi mổ mà ko có cái giấy nhỏ này là xác định tốn rất nhiều tiền.Bạn nhà e rất hay giúp đỡ mấy người nghèo mà ko có cái BH này.
 

xemay_oto89

Xe điện
Biển số
OF-437878
Ngày cấp bằng
17/7/16
Số km
3,424
Động cơ
236,366 Mã lực
Cụ cầm hộ khẩu lên phường làm thủ tục là được. Đơn giản mà
Hộ khẩu nhà cháu có 2 bố con , bố công an về hưu có bảo hiểm yt rồi , cháu muốn mua thì mang hộ khẩu với j theo nữa cụ nhỉ?
 

29A.56789

Xe máy
Biển số
OF-725882
Ngày cấp bằng
17/4/20
Số km
67
Động cơ
75,490 Mã lực
Tuổi
44
Khám phải đúng tuyến đc giảm ko vẫn mất tiền
 

L.C.D

Xe container
Biển số
OF-160156
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
9,891
Động cơ
437,619 Mã lực
Nơi ở
HN
Cả nhà em có thẻ này, cơ mà em chửa dùng bao giờ. Mấy lần nằm viện Bạch Mai và Việt Đức, do em toàn vào thẳng các viện lớn nên ko đúng tuyến bảo hiểm, nếu dùng BH chỉ đc giảm 10-15%, ko đáng bao nhiêu nên em bỏ qua luôn BH. nhưng phải nói là chi phí viện công quá rẻ so với viện tư. Lại có thêm bảo hiểm thì ng bệnh đc giảm rất nhiều (nếu tuân thủ các thủ tục về chuyển tuyến BH để đc hưởng 90-100% BH).
Vừa rồi nhà em có ca tán sỏi ở viện Việt Đức, chi phí tán sỏi bệnh viện thu có 1,5tr, chi phí phẫu thuật sớm (ko đợi xếp lịch) là 2tr. Em thuê riêng 1 phòng dịch vụ cũng chỉ 1,5tr/ngày. Nếu so với viện cuốc tế thì chi phí 1 trời 1 vực. Mà bs toàn bàn tay vàng đầu ngành. Phòng dvu rộng rãi sạch sẽ. Mỗi cái là lúc khám đầu vào hơi đông do viện tuyến đầu mà.
 

DaewooBC212MA

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-294254
Ngày cấp bằng
29/9/13
Số km
5,378
Động cơ
362,766 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Khu đô thị Văn Quán
Cụ đang bán Dai-ichi à? Xin lỗi cụ nhé!
Chả sao cả đâu cụ. Ý kiến cá nhân của cụ thì em tôn trọng. Bản thân em tư vấn thật đấy nhưng em toàn hỏi là có hài lòng về bhyt ko? Nếu có thì cũng chả nhất thiết cần bảo hiểm sức khỏe đâu (cần thì càng tốt). Còn tích lũy thì em cũng chả ngu gì để nói đó là tích luỹ (lãi bank mới tích lũy đúng nghĩa) mà nói bảo hiểm là của để dành thì chuẩn hơn - đặc biệt là nếu...toang thôi.
 

Hoàng_Phú Thọ

Xe container
Biển số
OF-307823
Ngày cấp bằng
14/2/14
Số km
8,194
Động cơ
1,013,514 Mã lực
Nơi ở
huyện Cẩm Khê - Phú Thọ
Theo em:
- BHYT là an sinh xã hội, nên có 100% trong đời; ốm đau dài ngày mới phát huy tác dụng.
- BHNT và thẻ YT gia tăng: có điều kiện thì dự phòng, vì BHYT chưa thể giải quyết hết được; * 2 thứ này giống như cơm bình dân và nhà hàng vậy, có nhà hàng vừa vừa, có nhà hàng đặc sản, với các phân khúc khách hàng khác nhau.
 

Hoa Anh Túc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52066
Ngày cấp bằng
3/12/09
Số km
2,833
Động cơ
476,349 Mã lực
cái này ai phải đi nằm viện mới thấy nó quý vô cùng kể cả k ốm đau như chị em đẻ đái cũng rất ưu việt, E nhớ năm 2002 vợ E nằm treo chân mấy tháng trước khi đẻ xong tổng khoảng 40 tri lúc ấy tiền khá to, may có cái này E phải trả đâu 8 củ thì phải, k có nó thì quả đấy vỡ mồm đấy =))
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,361
Động cơ
229,046 Mã lực
5 năm liên tục khám trái tuyến thì xử lý thế nào cụ ơi ?
Em trình bày có gì sai các cụ hiểu biết sửa cho nhé.
1. Thực ra khái niệm "trái tuyến" không còn nữa, chỉ còn "đúng tuyến" và "không đúng tuyến".

- Đúng tuyến: Nghĩa là đi KCB tại cơ sở đăng ký (ghi trên thẻ, nó có thể là trạm y tế, bệnh viện tuyến quận hoặc tỉnh). Được hưởng theo "mức đúng tuyến" (trình bày ở dưới), cả nội và ngoại trú.
- Không đúng tuyến: có 3 trường hợp
+ KCB tại trạm y tế, BV tuyến quận: Giống như "mức đúng tuyến" (coi như "đúng tuyến"), cả nội và ngoại trú.
+ KCB tại BV tuyến tỉnh (không có giấy chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, hoặc tại BV tuyến tỉnh khác với tỉnh được chỉ định): Được hưởng 60% "mức đúng tuyến" dành cho nội trú. Từ ngày 01/01/2021, được hưởng như "mức đúng tuyến" dành cho nội trú. Ngoại trú không được hưởng. => từ 01/01/2021 điều trị nội trú coi như liên thông tỉnh - huyện, muốn KCB ở đâu cũng được.
+ KCB tại BV tuyến TW: Được hưởng 40% "mức đúng tuyến" dành cho nội trú. Ngoại trú không được hưởng.
+ Ngoại lệ: Những người thuộc vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo được mặc nhiên coi như đúng tuyến ở mọi nơi (từ trạm y tế đến TW), trừ KCB ngoại trú ở tuyến tỉnh và tuyến TW không được hưởng.

=> ta gọi tỷ lệ này là A

2. Thế nào là hưởng "mức đúng tuyến"? Nếu đi KCB tại cơ sở đăng ký (dành cho các dịch vụ tạm gọi là "dịch vụ bình thường" nếu nó không nằm trong danh mục "Dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn". Tỷ lệ hưởng là 100% và không có trần)
- 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu là bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở
- 95% chi phí khám, chữa bệnh nếu là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
- 80% chi phí khám, chữa bệnh nếu là đối tượng khác.

=> ta gọi tỷ lệ này là B.

3. Trường hợp dành cho người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở:
- 5 năm liên tục được hiểu là đóng tiền BHYT liên tục 5 năm, không ngắt quãng quá 3 tháng.
- Khi bắt đầu năm, người được BH vẫn chi trả bình thường. Tuy nhiên, sau khi số tiền phải cùng chi trả đúng tuyến vượt quá 6 * 1490k ~ 9tr thì sẽ được cấp 1 "GCN không cùng chi trả", sau này không còn phải cùng chi trả nữa (không phải móc tiền túi ra trả nữa mà BHYT sẽ thanh toán hết không phân biệt tỷ lệ)


4. Dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn: Một dịch vụ y tế (bao gồm tất tật từ thuốc men, xét nghiệm, chụp chiếu, thủ thuật, phẫu thuật, máy móc...):
- Được gọi là "Dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn" nếu nó nằm trong danh mục của BHYT. Các cụ tự google danh mục. Mức hưởng bao gồm tỷ lệ hưởng và mức trần hưởng cho 1 lần sử dụng dịch vụ, được ghi trong 1 bảng chi tiết.

=> ta gọi tỷ lệ này là C

5. VD minh hoạ: Giả sử như ông X là công chức về hưu, đăng ký KCB tại BV huyện, nhưng lại đến BV tỉnh để khám (tức là không đúng tuyến). Khám 1 hồi, bác sĩ kết luận là bệnh nhân suy thận, chỉ định lọc máu 3 ngày. Hết 3 ngày, bác sĩ kê đơn thuốc về nhà uống, hẹn 1 tuần tái khám.

Hoá đơn của ông X sẽ tách ra thành 2 phần: Phần nội trú và phần ngoại trú.
- Phần nội trú: Bao gồm các loại xét nghiệm, tiền lọc máu, thuốc uống 3 ngày lọc máu, vật tư y tế, giường bệnh, công khám... Phần này lại được tách ra thành 2 tiểu phần:
+ Lọc máu: Là "dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn", được hưởng BH = A * C = 60% (BV tuyến tỉnh) * 95% (theo bảng) = 57%. Lưu ý là có trần hưởng BH (do ông X là người hưởng lương hưu => 40 tháng lương cơ bản * 1490k ~ 60tr cho mỗi 1 lần nằm viện nội trú).
+ Các thứ khác: được hưởng bảo hiểm = A * B = 60% (BV tuyến tỉnh) * 95% (hưởng lương hưu) = 57%. Phần còn lại 43% trả tiền túi.
- Phần ngoại trú: Gồm thuốc men uống tại nhà và công tái khám, xét nghiệm... không được hưởng bảo hiểm.

Cộng hết bên trên lại là số tiền mà ông X trả: Gồm phần cùng chi trả cho dịch vụ lọc máu (tối thiểu là 43%, có thể cao hơn nếu vượt trần); 43% cùng chi trả tiền nội trú khác; và toàn bộ thuốc men và công tái khám ngoại trú.

Ông X không được hưởng ưu đãi BHYT 5 năm liên tục vì KCB "không đúng tuyến".
 

kiepdodenhp

Xe máy
Biển số
OF-716631
Ngày cấp bằng
18/2/20
Số km
96
Động cơ
81,800 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Hóng vỡ đc bao thứ
 

ConCaoVaChumNho

Xe buýt
Biển số
OF-533524
Ngày cấp bằng
23/9/17
Số km
536
Động cơ
172,018 Mã lực
ngày xưa bọn em được bà giáo trường làng dậy: BHYT là việc cần làm bởi nó lấy tiền đóng bảo hiểm của người khỏe chi cho người ốm. Có những người nghèo, người mắc bệnh hiểm nghèo sống được là nhờ vào cái BHYT này. Do đó, không được nghĩ mình chẳng ốm đau gì cả thì cần gì mua và mức đóng BHYT từ xưa cũng đâu có nhiều. Từ dạo đó, lớp bọn em được bà giáo yêu cầu mua 100%, không bàn cãi . . . và giờ BHYT toàn dân ( bắt buộc ).

Em chưa bao giờ thấy BHYT là vô ích cả, dù cho đến giờ em chưa 1 lần sử dụng đến
 

SangSangVu

Xe buýt
Biển số
OF-600796
Ngày cấp bằng
26/11/18
Số km
822
Động cơ
129,638 Mã lực
Bảo hiểm này ngon, năm ngoái cụ nhà em tiết kiệm được hơn trăm củ vì cái này.
 

PI ZIN

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-558891
Ngày cấp bằng
16/3/18
Số km
2,017
Động cơ
169,163 Mã lực
-Giả sử họ giữ ko cho chuyển ngay thì sao (có thể xảy ra ko)?
- Giả sử họ chuyển đến bv ko như mình mong muốn, thì phải làm sao?
- Mức độ viện phí được thanh toán thế nào trong trường hợp đc chuyển lên bv tuyến trên?
Em chưa dùng bhyt bao giờ nên hỏi có ngu ngơ các cụ thông cảm ạ,
giờ định lượng bệnh nào tuyến nào rồi, bệnh nhẹ lên cao vừa đông vừa xa, còn bệnh nặng họ ko giữ như trc đâu, chuẩn hoá rùi nên cụ yên tâm
 

Dr Thanh Bùi

Xe lăn
Biển số
OF-46445
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
10,587
Động cơ
88,697 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Nhiều cụ ca ngợi BHYT quá nhỉ.
Thực ra đưa ra vài ca bệnh hiểm nghèo ra làm gương thôi, chứ hàng chục triệu người mua hàng chục ngàn tỷ mỗi năm và lĩnh vực này ăn kín và khủng khiếp nhất luôn.
Bản chất bhyt này là sự chia sẻ rủi ro giữa người khỏe cho người ốm , người trẻ cho người già ... Mang tính chất an sinh xã hội .
Rất nhiều người VN khôn vặt kiểu trẻ thì ko đóng bh , khỏe thì ko đóng , đến lúc già hoặc bệnh tật mới đóng . Đấy là hớt váng bhyt .
Cụ vào các bv thì mới thấy bên BH chi trả cho người bệnh ko phải ít đâu cụ ạ .
Còn ở VN thì ngành nào cũng chén thôi cụ
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
28,292
Động cơ
1,653,577 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Bản chất bhyt này là sự chia sẻ rủi ro giữa người khỏe cho người ốm , người trẻ cho người già ... Mang tính chất an sinh xã hội .
Cụ vào các bv thì mới thấy bên BH chi trả cho người bệnh ko phải ít đâu cụ ạ .
Còn ở VN thì ngành nào cũng chén thôi cụ
Cụ nói phải ah
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,396
Động cơ
531,137 Mã lực
Em trình bày có gì sai các cụ hiểu biết sửa cho nhé.
1. Thực ra khái niệm "trái tuyến" không còn nữa, chỉ còn "đúng tuyến" và "không đúng tuyến".

- Đúng tuyến: Nghĩa là đi KCB tại cơ sở đăng ký (ghi trên thẻ, nó có thể là trạm y tế, bệnh viện tuyến quận hoặc tỉnh). Được hưởng theo "mức đúng tuyến" (trình bày ở dưới), cả nội và ngoại trú.
- Không đúng tuyến: có 3 trường hợp
+ KCB tại trạm y tế, BV tuyến quận: Giống như "mức đúng tuyến" (coi như "đúng tuyến"), cả nội và ngoại trú.
+ KCB tại BV tuyến tỉnh (không có giấy chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, hoặc tại BV tuyến tỉnh khác với tỉnh được chỉ định): Được hưởng 60% "mức đúng tuyến" dành cho nội trú. Từ ngày 01/01/2021, được hưởng như "mức đúng tuyến" dành cho nội trú. Ngoại trú không được hưởng. => từ 01/01/2021 điều trị nội trú coi như liên thông tỉnh - huyện, muốn KCB ở đâu cũng được.
+ KCB tại BV tuyến TW: Được hưởng 40% "mức đúng tuyến" dành cho nội trú. Ngoại trú không được hưởng.
+ Ngoại lệ: Những người thuộc vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo được mặc nhiên coi như đúng tuyến ở mọi nơi (từ trạm y tế đến TW), trừ KCB ngoại trú ở tuyến tỉnh và tuyến TW không được hưởng.

=> ta gọi tỷ lệ này là A

2. Thế nào là hưởng "mức đúng tuyến"? Nếu đi KCB tại cơ sở đăng ký (dành cho các dịch vụ tạm gọi là "dịch vụ bình thường" nếu nó không nằm trong danh mục "Dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn". Tỷ lệ hưởng là 100% và không có trần)
- 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu là bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở
- 95% chi phí khám, chữa bệnh nếu là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
- 80% chi phí khám, chữa bệnh nếu là đối tượng khác.

=> ta gọi tỷ lệ này là B.

3. Trường hợp dành cho người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở:
- 5 năm liên tục được hiểu là đóng tiền BHYT liên tục 5 năm, không ngắt quãng quá 3 tháng.
- Khi bắt đầu năm, người được BH vẫn chi trả bình thường. Tuy nhiên, sau khi số tiền phải cùng chi trả đúng tuyến vượt quá 6 * 1490k ~ 9tr thì sẽ được cấp 1 "GCN không cùng chi trả", sau này không còn phải cùng chi trả nữa (không phải móc tiền túi ra trả nữa mà BHYT sẽ thanh toán hết không phân biệt tỷ lệ)


4. Dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn: Một dịch vụ y tế (bao gồm tất tật từ thuốc men, xét nghiệm, chụp chiếu, thủ thuật, phẫu thuật, máy móc...):
- Được gọi là "Dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn" nếu nó nằm trong danh mục của BHYT. Các cụ tự google danh mục. Mức hưởng bao gồm tỷ lệ hưởng và mức trần hưởng cho 1 lần sử dụng dịch vụ, được ghi trong 1 bảng chi tiết.

=> ta gọi tỷ lệ này là C

5. VD minh hoạ: Giả sử như ông X là công chức về hưu, đăng ký KCB tại BV huyện, nhưng lại đến BV tỉnh để khám (tức là không đúng tuyến). Khám 1 hồi, bác sĩ kết luận là bệnh nhân suy thận, chỉ định lọc máu 3 ngày. Hết 3 ngày, bác sĩ kê đơn thuốc về nhà uống, hẹn 1 tuần tái khám.

Hoá đơn của ông X sẽ tách ra thành 2 phần: Phần nội trú và phần ngoại trú.
- Phần nội trú: Bao gồm các loại xét nghiệm, tiền lọc máu, thuốc uống 3 ngày lọc máu, vật tư y tế, giường bệnh, công khám... Phần này lại được tách ra thành 2 tiểu phần:
+ Lọc máu: Là "dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn", được hưởng BH = A * C = 60% (BV tuyến tỉnh) * 95% (theo bảng) = 57%. Lưu ý là có trần hưởng BH (do ông X là người hưởng lương hưu => 40 tháng lương cơ bản * 1490k ~ 60tr cho mỗi 1 lần nằm viện nội trú).
+ Các thứ khác: được hưởng bảo hiểm = A * B = 60% (BV tuyến tỉnh) * 95% (hưởng lương hưu) = 57%. Phần còn lại 43% trả tiền túi.
- Phần ngoại trú: Gồm thuốc men uống tại nhà và công tái khám, xét nghiệm... không được hưởng bảo hiểm.

Cộng hết bên trên lại là số tiền mà ông X trả: Gồm phần cùng chi trả cho dịch vụ lọc máu (tối thiểu là 43%, có thể cao hơn nếu vượt trần); 43% cùng chi trả tiền nội trú khác; và toàn bộ thuốc men và công tái khám ngoại trú.

Ông X không được hưởng ưu đãi BHYT 5 năm liên tục vì KCB "không đúng tuyến".
Theo lộ trình hình như sắp tới không có khái niệm "Không đúng tuyến" nữa thì phải?
1/1/2021 khám bệnh thông tuyến Tỉnh vẫn được BH chi trả 100/100
 
Chỉnh sửa cuối:

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,361
Động cơ
229,046 Mã lực
Theo lộ trình hình như sắp tới không có khái niệm "Không đúng tuyến" nữa thì phải?
1/1/2021 khám bệnh thông tuyến Tỉnh vẫn được BH chi trả 100/100
Như em đã giải thích: Cơ sở KCB ban đầu có thể là BV tuyến quận, tỉnh hoặc TW (như của em là BV E là tuyến TW). Còn từ 01/01/2021 đi KCB "không đúng tuyến" được hưởng 100% chỉ áp dụng với BV tuyến quận hoặc tỉnh, và chỉ áp dụng với điều trị nội trú.
 

MinhLe153

Xe buýt
Biển số
OF-597759
Ngày cấp bằng
6/11/18
Số km
689
Động cơ
135,819 Mã lực
Cái cộng hưởng và cắt lớp đi khám thường mà lôi ra khéo còn ko đc chụp luôn. Trừ khi bác sĩ chỉ định.
Chắc là cụ khám dịch vụ chứ không khám qua đăng kí thẻ BHYT. Mình mức 2 có đóng gì đâu?
E khám qua thẻ BHYT nhé cụ
[/QUOTE]
Nếu tham gia BHYT tự nguyện thì theo quy định về thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng tại điểm b khoản 3 Điều 16 Luật BHYT như sau: “Đối với người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật này (đối tượng tham gia BHYT tự nguyện) đóng bảo hiểm y tế lần đầu hoặc đóng bảo hiểm y tế không liên tục thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT; riêng đối với quyền lợi về dịch vụ kỹ thuật cao thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 180 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế”

Đây cụ xem trường hợp của cụ có nằm trong danh mục này ko
 

MinhLe153

Xe buýt
Biển số
OF-597759
Ngày cấp bằng
6/11/18
Số km
689
Động cơ
135,819 Mã lực
Cả nhà em có thẻ này, cơ mà em chửa dùng bao giờ. Mấy lần nằm viện Bạch Mai và Việt Đức, do em toàn vào thẳng các viện lớn nên ko đúng tuyến bảo hiểm, nếu dùng BH chỉ đc giảm 10-15%, ko đáng bao nhiêu nên em bỏ qua luôn BH. nhưng phải nói là chi phí viện công quá rẻ so với viện tư. Lại có thêm bảo hiểm thì ng bệnh đc giảm rất nhiều (nếu tuân thủ các thủ tục về chuyển tuyến BH để đc hưởng 90-100% BH).
Vừa rồi nhà em có ca tán sỏi ở viện Việt Đức, chi phí tán sỏi bệnh viện thu có 1,5tr, chi phí phẫu thuật sớm (ko đợi xếp lịch) là 2tr. Em thuê riêng 1 phòng dịch vụ cũng chỉ 1,5tr/ngày. Nếu so với viện cuốc tế thì chi phí 1 trời 1 vực. Mà bs toàn bàn tay vàng đầu ngành. Phòng dvu rộng rãi sạch sẽ. Mỗi cái là lúc khám đầu vào hơi đông do viện tuyến đầu mà.
đấy là chi phí của cụ đang dưới 5-10 triệu thôi
còn khi nào lên đến cả trăm triệu thì mới thấy ý nghĩa cụ ạ

Còn đối với các gia đình ko có điều kiện thì tiết kiệm được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu
 

mackyphong

Xe tải
Biển số
OF-186361
Ngày cấp bằng
21/3/13
Số km
210
Động cơ
334,758 Mã lực
Nơi ở
Bắc ninh
Mức chi trả được bao nhiêu % tùy thuộc vào thời gian các cụ đóng nhé. Các cụ có thấy câu "thời gian đủ 5 năm liên tục kể từ ngày ... " không?. Đủ 5 năm liên tục có thể được thanh toán tới 100% viện phí.
 

phantkien

Xe hơi
Biển số
OF-612844
Ngày cấp bằng
30/1/19
Số km
115
Động cơ
120,260 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Lai Xá - Hoài Đức - Hà Nội
BHYT giờ bắt buộc toàn dân mà cụ, còn BHNT thì cụ mua phòng rủi ro thôi chứ. Như em hay phải đi lại công tác, nên mua 1 cái của manulife để phòng.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top