[Funland] Cái sự Học hành của F1...CCCM vào chia sẻ, lăn tăn phết!...

wagonbean

Xe buýt
Biển số
OF-126888
Ngày cấp bằng
7/1/12
Số km
549
Động cơ
69,102 Mã lực
Tiểu học cho chơi thoải mái, lên cấp 2 rồi tính. Ngày xưa em cũng thế, giờ đag còng lưng kiếm cháo qua ngày :(
 

Mợ Yến

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-188888
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
12,145
Động cơ
1,327,941 Mã lực
Nơi ở
132 Hàng Bạc
Dạy bảo trẻ con đau đầu lắm. Em vừa đọc được bài này, mời cả nhà cùng tham khảo:




Vì sao tình yêu bao bọc lại tạo ra những kẻ vô ơn?


Trên đời này, người mẹ tốt nhất là người biết lui về một cách thích hợp, tình thân vĩ đại nhất là biết buông tay đúng lúc. Tước đoạt những cơ hội trưởng thành về nhân cách của con cái, thì chúng sẽ không có tâm hồn, tín ngưỡng của bản thân. Chúng chỉ là những em bé to xác và những kẻ vô ơn.

Cách chung sống tốt nhất giữa con người với con người chính là: Cuộc sống của bạn tôi chỉ chúc phúc chứ không can thiệp, quyết định của bạn tôi chỉ tôn trọng chứ không ép buộc.

Sự nuông chiều của một người mẹ và cái kết buồn

Ngọc Mai 36 tuổi, sau khi ly hôn cô đưa con về sống với mẹ đẻ. Cũng từ đó cô ấy mang theo những rắc rối bất tận cho mẹ của mình. Trước kia cô cũng nợ một khoản tiền lớn. Sau này cô cả tin vào một “người bạn” không hề quen biết, cùng hùn vốn làm ăn với họ. Chẳng bao lâu sau số tiền vốn ấy cũng đội nón ra đi.

Điều khiến người ta không thể hiểu được là: Cô ấy biết rõ rằng người bạn này có hành vi không ngay chính, nhưng vẫn giấu kỹ sự thực này khiến mẹ cô phải vay mượn họ hàng cả trăm triệu cho cô buôn bán.

Kết quả là việc làm ăn thất bát và mẹ cô phải cõng cả một khoản nợ kếch xù trên lưng. Chủ nợ thường tới nhà đòi nợ, đe dọa liên miên, khiến người nhà luôn phập phồng lo sợ, bất an. Nhưng thu nhập của cô ấy không cao lại chẳng có tiền tiền kiệm.

Cho nên hai món nợ này đều do mẹ cô gánh vác. Nhưng kỳ lạ là trong hoàn cảnh túng quẫn như vậy, cô vẫn không chăm chỉ làm ăn mà lại để con cho mẹ già chăm sóc. Còn cô suốt ngày bù khú ăn chơi nhậu nhẹt với đám bạn xấu.

Quá bất lực hai hàng nước mắt của bà lăn dài. Bà vừa khóc vừa nói:“Nếu con vẫn không hối cải mẹ sẽ không tiếp tục lo lắng cho hai mẹ con con nữa. Con hãy ra khỏi nhà của mẹ và học cách sống tự lập!”.Nhưng cô con gái không thấy xấu hổ mà cầu xin mẹ tha thứ.

Ngược lại, sự oán hận của cô còn lớn hơn cả mẹ mình. Cô nói rằng cô mới là người phải chịu oan ức, đây đều là sai lầm của mẹ. Mẹ cô tròn mắt kinh ngạc, không ngờ cả đời che chở và yêu thương, chăm lo cho con gái lại đổi lại những lời vong ơn bội nghĩa như thế này.



Sự đùm bọc của anh trai và người em chỉ biết ăn chơi hưởng thụ

Câu chuyện của Ngọc Mai khiến tôi nhớ đến Nam, một người họ hàng xa, cũng chẳng để tâm đến việc nhà hay ngó ngàng đến con cái. Suốt ngày anh ấy chỉ biết ăn chơi hưởng thụ và kết bạn kết bè. Nam cũng bị một người bạn không đáng tin cậy lừa đến mức suýt chút nữa phải lưu lạc đầu đường xó chợ. Cuối cùng nhờ anh trai chạy đôn chạy đáo vay mượn tiền mới giúp Nam giữ được căn nhà.

“Những em bé lớn xác” chưa trưởng thành về tâm hồn và trí tuệ

Nam và Ngọc Mai có khá nhiều điểm tương đồng. Họ đều không biết chịu trách nhiệm về những việc mình làm, đầu óc khá đơn giản, cả tâm hồn và trí huệ đều chưa trưởng thành.

Những người như thế này trong tâm lý học gọi là “Những em bé lớn xác”.

Đặc điểm chủ yếu của những em bé lớn xác là tuổi sinh lý đã đạt được tiêu chuẩn của người trưởng thành, nhưng tâm hồn và trí tuệ lại chỉ như những đứa trẻ.

Nhân cách của những em bé lớn xác này rốt cuộc được hình thành như thế nào?

Kỳ thực chủ yếu bắt nguồn từ hai phương diện: Một là giáo dục gia đình, hai là môi trường xã hội.

Mẹ của Ngọc Mai là một phụ nữ khá cứng rắn. Nghe nói mọi chuyện trong nhà từ việc lớn đến việc nhỏ đều do bà quyết định. Con cái và chồng xưa nay chỉ đóng vai những người phục tùng vâng lệnh. Tức là mọi chuyện đều do mẹ cô nắm giữ. Ngay cả hai món nợ của Ngọc Mai cũng do mẹ cô chịu trách nhiệm bồi hoàn.

Còn anh trai của Nam thì vô cùng gia trưởng. Khi cha mẹ qua đời, Nam vẫn là một đứa trẻ. Mọi chuyện trong nhà đều do một mình anh trai quyết định. Ngay cả việc Nam lấy vợ như thế nào, làm công việc gì, thậm chí con cái Nam sẽ học trường nào, cũng đều phải nghe theo sự sắp đặt của anh trai. Anh trai thường không yên tâm về Nam và cho rằng em trai mình không biết cách giải quyết việc nhà. Vậy nên trước sau anh trai Nam vẫn không chịu buông tay, không để cho Nam có cơ hội tự mình lo liệu mọi chuyện.

Bao nhiêu năm qua, anh trai Nam đã dốc biết bao tâm sức hoạch định cuộc đời cho em trai mình, hết lòng lo lắng, vun vén cho Nam. Nhưng kết quả lại khiến lòng người băng giá. Anh ấy càng quản chặt thì Nam lại càng không có chí tiến thủ. Nam càng không có chí tiến thủ thì anh trai lại càng lo lắng. Lâu dần đã hình thành nên một vòng luẩn quẩn.

Trên thực tế, trong một mối quan hệ, những người được người khác “chăm sóc” đương nhiên dễ hình thành một lối tư duy dựa dẫm, ỷ lại. Ngược lại những người bao bọc quá phận sự lại cho rằng họ đang che mưa che gió, giúp người thân của mình giải quyết những phiền phức. Vậy nên những người được chăm sóc kỹ càng trên thực tế đều không thực sự trưởng thành. Nói cách khác là họ đã bị tước đoạt cơ hội trưởng thành.

Càng nắm chặt càng mất nhiều, hãy trao sự tôn trọng và tự do cho những người bạn yêu thương

Trong quá trình trưởng thành của những em bé lớn xác, hầu như không có ngoại lệ, bên cạnh họ đều có một người thân có cá tính khá mạnh mẽ và hết lòng yêu thương họ. Cả ngày họ được coi sóc và chăm chút và không được có ý kiến của riêng mình. Nên sự quan tâm quá mức của người thân lại trở thành sự khống chế, tình yêu lại trở thành sự tổn thương.

Kết quả là: Những bậc phụ huynh cứ dốc cạn tâm huyết của mình cho tới tận khi tóc bạc da mồi. Nhưng cuối cùng họ không thể nuôi dạy nên những người con hiếu thuận, thay vào đó lại tạo ra những kẻ vô ơn, bất tài vô dụng.

Thiếu cảm giác về sự giới hạn, thiếu ý thức tôn trọng, chính là vấn đề phổ biến tồn tại trong tình thân kiểu gia trưởng.

Những đứa trẻ trưởng thành trong hoàn cảnh này luôn được người thân che chắn, bảo vệ, chăm bẵm. Họ sẽ dần mất đi khả năng tự phán đoán và sức chịu đựng rất mong manh. Họ không có cơ hội tự mình đối diện với cuộc sống và tiếp xúc trực tiếp với xã hội. Vậy nên họ không thể nhìn thấy những khiếm khuyết cần hoàn thiện và những kỹ năng cần học hỏi.

Tình yêu tốt nhất giữa những người thân kỳ thực là: Hãy buông tay cho họ tự do bay lượn bằng đôi cánh của chính mình

Quang có hai cô con gái song sinh 10 tuổi. Hai năm trước, cô bé nói rằng muốn nuôi thú cưng trong nhà. Khi nghe thấy đề nghị của cô con gái bé bỏng, Quang đề nghị hai cha con trước tiên hãy lên một kế hoạch nhận nuôi chúng, bao gồm: Tới nhà nào nhận nuôi thú cưng, đường đi như thế nào, thủ tục cần những gì. Hai bố con còn phân công những công việc sau đó như ai phụ trách vệ sinh, ai phụ trách cho chúng ăn uống… Sau này khi không có cha mẹ ở nhà hai cô bé đã tự mình đi nhận nuôi một chú cún nhỏ, tự mình ký tên và lăn vân tay.
Vài năm qua chú chó nhỏ này đều do 2 cô bé chăm sóc, mà không làm phiền gì tới cha mẹ. Hai cô bé tỏ ra rất có tinh thần trách nhiệm. Quang mỉm cười nói với tôi:“Tôi không hy vọng là bọn trẻ sẽ có thói quen hứng thú nhất thời, sau đó lại để lại hậu quả cho cha mẹ giải quyết”.Anh ấy mong rằng qua việc này sẽ gây dựng ý thức về tinh thần trách nhiệm cho con mình.

Mỗi người đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Kỳ thực, Quang luôn áp dụng cách này để giáo dục con trẻ, anh chỉ tham gia, cố gắng trao quyền tự chủ, chứ không bắt ép chúng.

Sự thực chứng minh rằng điều Quang làm rất đúng đắn. Điều này khiến hai cô bé trở nên ưu tú hơn, có kỷ luật hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi khác. Trong việc học hành hai cô bé cũng không cần cha mẹ phải đốc thúc mà rất tự giác. Chúng hiểu rõ rằng học là vì tương lai của chính bản thân mình, chứ không phải vì cha mẹ.

Quang thường nói:“Tình yêu tốt nhất giữa những người thân kỳ thực là hãy buông tay cho họ tự do bay lượn bằng chính đôi cánh của chính mình”.

Con cái có trở thành kẻ vô ơn hay không, quan trọng là ở những người làm cha mẹ

Khi kết hôn, mẹ chồng nói với chúng tôi rằng:“Các con đều đã trưởng thành rồi, chuyện của mình các con tự lo. Mẹ chỉ chúc phúc, chứ tuyệt đối không can thiệp.”

Sau này tôi và chồng quyết định mua nhà như thế nào, đổi công việc gì, tiêu tiền vào đâu, khi nào sinh con, cha mẹ chồng đều không hề can thiệp.

Mặc dù tôi thường hỏi ý kiến của các cụ, nhưng cha mẹ đều nói:“Con làm chủ, con cứ tự mình quyết định.”

Tôi không biết mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu như thế nào mới được coi là hòa hợp. Tôi chỉ biết rằng khi những người cô ruột của tôi tâm sự về mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu khó khăn và đau đầu như thế nào tôi chẳng nói được lời nào. Bởi lẽ tôi không hề có cảm giác đó.

Kỳ thực mẹ chồng rất yêu mến chúng tôi. Nhưng chính vì tình yêu của mình, cha mẹ mới lựa chọn cách thông minh và lý trí hơn. Đó chính là ủng hộ và tôn trọng quyết định của chúng tôi.

Vài năm nay, điều duy nhất mà tôi và chồng làm là báo đáp sự tôn trọng mà cha mẹ dành cho chúng tôi bằng tình yêu thương sâu sắc hơn. Trong mắt ông bà, chúng tôi chắc chắn là những người con trai và con dâu tốt nhất trên đời này. Cho nên, con cái có trở thành kẻ vô ơn hay không thì điều quan trọng là ở những người làm cha làm mẹ.

Dẫu là người bạn thương yêu nhất thì họ cũng có quyền tự quyết định cuộc sống của mình

Cách chung sống tốt nhất giữa con người với con người chính là: Cuộc sống của bạn tôi chỉ chúc phúc chứ không can thiệp, quyết định của bạn tôi chỉ tôn trọng chứ không ép buộc. Nếu bạn mong muốn tự lập tôi sẽ không hoa chân múa tay chỉ trỏ này nọ. Đây chính là cảm giác về giới hạn.

Trong những gia đình mà ít có cảm giác về giới hạn hợp lý, đa phần đều tồn tại những vấn đề nghiêm trọng như: cha mẹ con cái không hòa hợp, con cái chẳng thành tài. Còn trong những gia đình có thể buông tay một cách phù hợp, đa số cuộc sống đều rất hạnh phúc, hai thế hệ yêu thương và kính trọng lẫn nhau. Mối quan hệ giữa các thành viên vô cùng hòa hợp.

Suy nghĩ độc lập, tự do tín ngưỡng chính là một đôi cánh bay vào thế giới của chính mình

Một tác gia nổi tiếng từng nói:“Chúng tôi hy vọng có 2 di sản vĩnh viễn có thể truyền lại cho con cháu: Một là nguồn cội, hai là đôi cánh”.

Nguồn cội là gì? Nguồn cội chính là tinh thần và tín ngưỡng của một gia đình. Nhưng một người không độc lập về nhân cách sao có thể nhắc tới một tinh thần vĩ đại và một tín ngưỡng cao quý? Những đứa trẻ còn cần có một đôi cánh. Điều cần làm là để chúng học cách tự bay lượn bằng đôi cánh của chính mình. Các bậc phụ huynh đừng mãi làm chiếc ô bao bọc cho con cái mà tước đoạt quyền trưởng thành và tự do bay lượn của chúng.

Đối với người thân, vợ chồng, buông tay chính là buông tay mà thôi. Bởi lẽ không ai là tài sản của riêng bạn cả, họ lại càng không phải là một phần của bạn. Điều bạn cần làm chính là ủng hộ người bạn đời của mình được là chính bản thân họ, được theo đuổi lý tưởng nhân sinh của mình.

Dẫu con đường phía trước đầy trông gai trắc trở, hay là hoa nở giữa trời xuân ấm áp thì mỗi người cũng đều cần tự bước đi trên chính đôi chân mình. Hãy tạo nên một con đường tràn ngập ánh sáng rạng rỡ vạn dặm của chính mình.

Trên đời này, tình mẹ tốt nhất chính là sự rút lui một cách phù hợp. Tình thân vĩ đại nhất là biết buông tay đúng lúc. Tình yêu chân chính kỳ thực lại là bớt yêu đi một chút: Cho phép, ủng hộ, tôn trọng người bạn đời của mình nhiều hơn. Hãy để họ được là chính mình, sống thực với những gì mình mong muốn. Đó mới là lời chúc phúc tốt đẹp nhất.

Theo Soundofhope
Đào Viên biên dịch
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,479
Động cơ
387,435 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Học dốt hay giỏi phần nhiều do giáo dục của gia đình. Trẻ không thông minh nếu được giáo dục tốt chắc chắn sẽ không dốt, đứa thông minh giáo dục kém vẫn dốt như thường. Hiện tại là giáo dục PHỔ THÔNG, thế cho nên học dốt, học kém, dưới mức phổ thông là cá biệt nếu được dạy và học đúng cách.
Nhiều gia đình nhìn vào có vẻ rất quan tâm đến việc học hành, nhưng quan tâm không đúng cách dù có học trường tốt, học thêm nhiều thì dốt vẫn hoàn dốt.
Quan trọng là phải dạy trẻ có ý thức học tập, hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao và có tí ganh đua thì càng tốt.
Thứ nữa là phải quan tâm đến trẻ học hành có thực sự hiểu không, chứ cứ thấy điểm cao với học sinh giỏi thì nhiều khi trong đầu chả có tí kiến thức gì. Nhiều gia đình khoán cho nhà trường, gia sư, học thêm mà không biết được thực chất học lực của trẻ thì rất nguy hiểm, lúc thi chuyển cấp mới lòi cái dốt ra.
Thế cho nên việc cơ bản vẫn là đồng hành học cùng với trẻ, biết được thực chất học lực của con mình thì ắt sẽ có cách bổ xung sự thiếu hụt đấy kịp thời.
Cá nhân em vẫn cho rằng học là một quá trình liên tục, xuyên xuốt từ c1 đến c3, giai đoạn nào cũng quan trọng gần như nhau. Có thể không cần giỏi vì giỏi còn phụ thuộc vào tố chất cá nhân nhưng không thể để học dưới mức trung bình.
 

Dung773vit

Xe buýt
Biển số
OF-435655
Ngày cấp bằng
8/7/16
Số km
878
Động cơ
218,813 Mã lực
Bẩm CCCM!

F1 nhà em năm nay 7t, học lớp 2 trường công, trường cũng điểm điếc :)...Vẫn biết là ở các tuổi này thì ham chơi, cần chơi. Em cũng ko có chủ trương bắt chúng nó học hành miệt mài, cô giao bài nào thì làm bài ấy thôi, nhưng e thấy F1 nhà em tiếp thu có phần chậm...

- KHÔNG TẬP TRUNG...cái này khá quan trọng vì nó có cái tính là ko tập trung là cái j cả, ăn cũng phải mang nghịch nghịch cái j đó, ngồi giảng bài mà sểnh cái là nghĩ đi đâu đâu...

-TIẾP THU CHẬM...vd, nói cái hình tứ giác là có 4 cạnh, ok, đến khi có mấy cái hình hỏi là đâu là tứ giác thì chỉ được, hỏi "vì sao" thì tl ko rành mạch, bảo nó có điểm A,B....M,N nói chung không rành mạch lắm (hỏi ngay sau khi giảng)
Giải cái bài: 45-y = 35-18 là thấy khoai rồi, còn 45-y=17 thì còn được, tức là cứ phức tạp 1 tý là sai lung tung... Phải làm mẫu viết ra rõ ràng ngay sau đó thì làm tạm ổn, đến mai lại quên.. ko hiểu phương pháp sư phạm của các cô trên lớp có ổn lắm ko mà chúng nó ko hiểu bản chất?

- KHÔNG YÊU THÍCH: khi học hành, ko nói mấy môn tự nhiên hoặc ở trường, TIẾNG ANH ở lớp học thêm cũng học chương trình rất OK, (phần mền kiểu vừa chơi vừa học), giáo viên First lang guýt đã 3 năm trời mà cũng kém, bảo con ko thích học tiếng A...chỉ thích vẽ vời (mỹ thuật) cái này em nghĩ trẻ nào cũng thích vẽ vời thôi, chứ năng khiếu thì chưa biết...

- CÔ BÉ HÀNG XÓM: nó học trường tư có tý thương hiệu, chương trình nhanh hơn 1 tý, nhưng tháy nó nhanh và chắc hơn hẳn...Yếu tố di truyền thì e nghĩ 2 bố mẹ đều OK về học hành cả, cô bé kia thông minh hơn hay không thì e ko đánh giá được, nhưng thấy con mình kém hơn....
Chả nhẽ trường công lại kém thế! Bố mẹ thì ngay từ đầu em đã ko quan trọng trường lắm (tất nhiên cũng ko quá tệ) vì mới cấp 1, nhưng mới lớp 2 đã ngắc ngứ thế này, sau phức tạp hơn chút nữa sợ nó bị áp lực học kém thì căng! Điều này e hơi chủ quan vì ko nghĩ con mình lại thế, con ông anh đây thôi nó học khá tốt và tự giác, gần như ko cần giục (Lớp 6)

- NÓI CHUYỆN VỚI CÔ GIÁO HỒI LỚP 1: cô rất hiền và nói con cô cũng vậy, phải đến cấp 2 nó mới tự giác và có ý thức ganh đua bạn bè, rồi tư chất tốt nên học ngày càng tốt hơn, sau cũng đại học tốt lắm, e ko biết con mình có rơi vào tình trạng đó k, nhưng giờ sắp thi thố thấy hơi lo. Em chả cần đứng nhất nhì lớp làm j cả, nhưng yếu quá sợ con mặc cảm và áp lực, ngày càng tụt...Với lại những kiến thức cơ bản + - x : ko chắc, thì sau này sẽ khó!.. Haizzz...

- BUÔN BẠN BÈ: nói chuyện với mấy ông bạn con học Vin, rồi cũng học Engllish kiểu như con mình khoe giờ lớp 2 mà đã nói chuyện cơ bản được với người NN rồi thấy cũng sốt ruột :D... Em đang băn khoăn vì chất lượng giữa các trường công (cũng là loại tốt) với các trường tư có tiếng tăm, kiểu như ĐTĐ, Nguyễn SIêu... có thực sự thay đổi về phương pháp sư phạm ko, có khác biệt nhiều ko?...DO CON hay do PP SƯ PHẠM?
Nếu là do sự chênh lệnh về trường lớp, bố mẹ cháu sẽ chuyển, chỉ đang tiện học gần nhà, đưa đón...Còn trường quốc tế xịn 2 f1 nhà cháu thì bố mẹ chưa vay được ngân hàng :D

CCCM và chia sẻ giúp em, diệu em nhiều lắm :D
Cụ ơi, "KHÔNG TẬP TRUNG - TIẾP THU CHẬM - KHÔNG YÊU THÍCH học " là điều phổ biến ở lứa tuổi đầu tiểu học, cụ đừng cho rằng F1 như thế là khác biệt. Điều này cụ có thể hỏi các gv tiểu học nào lớn tuổi thì sẽ biết.

Kế đến là phương pháp giảng dạy cụ phải nắm được và phải linh hoạt cách dạy theo tâm tính con mình. VD : việc đơn giản nhất là dạy hs tiểu học thì cứ 30-35p phải nghỉ 5-10p, đó là vì trí nhớ lưu giữ thông tin tốt hơn khi có khoảng thời gian ngắt quãng. Trong thời gian học 35p thì đoạn thời gian đầu và đoạn cuối hay những kiến thức nào cụ truyền tải một cách độc đáo,... sẽ dễ nhớ nhất. Cái này cụ phải rất tận tâm tìm tòi rồi thử nghiệm với F1 thì mới rút ra cách tối ưu. Gia sư chưa chắc đã nắm pp sư phạm, cụ cũng lưu ý nhé.

Con em cũng chậm rồi luyện dần thành có khả năng tư duy logic. Nhiều cháu khác, kể cả con giáo viên dạy Toán cũng thế, nền tảng không thông minh vẫn cứ tìm tòi cách hay rồi kiên nhẫn luyện thì chắc chắc thành giỏi.

Riêng việc đọc sách cụ tìm sách truyện chữ nào hấp dẫn ly kỳ cho F1 đọc mỗi lần vài trang. Từ từ rồi cháu sẽ thích đọc sách. Con em thì bắt đầu từ hè lớp 2 với quyển truyện này, giờ cấp 2 nó vẫn còn đọc lại. Nếu không thì từ điển bách khoa dưới đây cũng hấp dẫn được tiểu học đấy cụ.

upload-2017-12-26-22-33-45.png
upload-2017-12-26-22-35-15.png
 

Dung773vit

Xe buýt
Biển số
OF-435655
Ngày cấp bằng
8/7/16
Số km
878
Động cơ
218,813 Mã lực
Một bé tôi biết năm nay cũng đang học lớp 2, bé ấy cộng trừ đơn giản cũng sai chưa cần đến cộng trừ có nhớ. NHìn chung là rất kém trong việc học.
Bù lại, bé có năng khiếu vẽ, bé vẽ rất đẹp, đường nét bay bổng và có hồn, ngoài ra bé có trí thông minh vận động và sinh tồn. Quẳng bé ra ngoài thiên nhiên bé quan sát đường đi, vẽ lại sơ đồ và lên kế hoạch cho các hoạt động ngoài thiên nhiên tốt hơn các bạn "học giỏi" khác rất rất nhiều.
Để bé ở nhà cùng các bé khác thì bé luôn là người đầu têu bày trò để chơi, tự tìm đồ ăn, nấu nướng hoặc thậm chí sang nhà hàng xóm xin đồ về để nấu, nghịch. Bé này sinh cuối năm 2010 thôi.
Vậy tôi nghĩ rằng trí thông minh của các bé sẽ có rất nhiều kiểu, như bé này tuy là "học dốt" nhưng chẳng ai có thể phủ nhận bé rất thông minh và sáng tạo. Tôi nghĩ rằng chủ thớt thay vì đau khổ lo lắng vì con mình học hành kém cỏi thì có thể phát hiện ra năng khiếu của con để bồi dưỡng. Một vận động viên xuất sắc chẳng cần phải giỏi toán quá để làm gì :P
Em có đọc qua, nhưng k nhớ rõ trong quyển nào của alphabooks, thì lý thuyết các loại hình thông minh nó cũng cũ ở Tậy rồi mợ ợ. Vẫn nên dành một khoảng thời gian đầu tư rèn luyện tư duy logic, phản biện cho các cháu vì tiến bộ chút ít vẫn sẽ giúp chúng nó rất nhiều khi lập kế hoạch, định hướng cuộc sống , khi đi làm và cả ở trong việc giải quyết các gút mắc trong đời sống gia đình nữa.
 

Dung773vit

Xe buýt
Biển số
OF-435655
Ngày cấp bằng
8/7/16
Số km
878
Động cơ
218,813 Mã lực
Ba cái nghe nói của trẻ con cũng vớ vẩn thôi, là cái bọn TTTA nó làm tiền chứ 5-6 tuổi trí tuệ còn chưa vững diễn đạt tiếng mẹ đẻ còn chưa ăn ai bày đặt TA. Các cụ thích thì cứ theo thôi. Còn không tầm 15 tuổi bắt đầu cho học NN cũng được nhưng thuộc diện tiếng anh học thuật để du học.

Còn đọc thì mỗi người một kiểu như em ngày xưa không có điều kiện mua sách nên toàn ra thư việc đọc ké nên cũng thập cẩm nhưng con em học bên Mẽo thấy bọn nó cũng đọc nhiều thể loại từ truyện cổ tích, thần thoại, lịch sử (dạng đơn giản), hay kể cả science fiction. Xem YouTube nếu có điều độ vẫn tốt, em vẫn cho con em xem mấy cái film khoa học ở đó vì nó dễ hiểu và trực quan. Quan trọng nhất là liều lượng !
Về TA trẻ em thì cụ nói chính xác. Tiếc là cả xh đều đang quay cuồng với nhu cầu TA từ tấm bé, thật lãng phí thời gian và nguồn lực của các cháu.
 

Tranha131076

Xe điện
Biển số
OF-436950
Ngày cấp bằng
13/7/16
Số km
2,238
Động cơ
244,252 Mã lực
Tuổi
48
Về TA trẻ em thì cụ nói chính xác. Tiếc là cả xh đều đang quay cuồng với nhu cầu TA từ tấm bé, thật lãng phí thời gian và nguồn lực của các cháu.
Chả hiều j mà phán như đúng rồi! Thời điểm học ngoại ngữ tốt nhất là tầm 5, 6 tuổi vì khi đó trong đầu chúng nó chưa có nhiều khái niệm bằng tiếng Việt, các khái niệm nhập thẳng vào đầu bằng tiếng Anh chứ kg phải suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi mới dich ra tiếng Anh như lũ lớn học. Vì thế nhiều đứa trẻ 4, 5 tuổi theo bố mẹ ra nước ngoài thả vào nhà trẻ với bọn tây 1, 2 năm thôi đến khi về nói như gió, học tiếng Anh cực nhanh vì nó đã có nền tảng tốt. 14, 15 mới học thì sau học cực vất vả, học 10 vào đầu được 2, 3.
 

CV99

Xe buýt
Biển số
OF-177525
Ngày cấp bằng
19/1/13
Số km
959
Động cơ
345,265 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Chả hiều j mà phán như đúng rồi! Thời điểm học ngoại ngữ tốt nhất là tầm 5, 6 tuổi vì khi đó trong đầu thẳng bằng tiếng Anh chứ kg phải suy nghĩ bằng tiếng Việt mới dich ra tiếng Anh như lũ lớn học. Vì thế nhiều đứa trẻ 4, 5 tuổi theo bố mẹ ra nước ngoài thả vào nhà trẻ với bọn tây 1, 2 năm thôi đến khi về nói như gió, học tiếng Anh cực nhanh vì nó đã có nền tảng tốt. 14, 15 mới học thì sau học cực vất vả, học 10 vào đầu được 2, 3.
Em cũng đag nghĩ như cụ, chắc các cụ phảm biện cũng có lý do... Nhưng e thực sự chưa tìm thấy lý do thuyết phục lắm
 

deeplearning

Xe điện
Biển số
OF-417775
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
2,634
Động cơ
236,390 Mã lực
Chả hiều j mà phán như đúng rồi! Thời điểm học ngoại ngữ tốt nhất là tầm 5, 6 tuổi vì khi đó trong đầu chúng nó chưa có nhiều khái niệm bằng tiếng Việt, các khái niệm nhập thẳng vào đầu bằng tiếng Anh chứ kg phải suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi mới dich ra tiếng Anh như lũ lớn học. Vì thế nhiều đứa trẻ 4, 5 tuổi theo bố mẹ ra nước ngoài thả vào nhà trẻ với bọn tây 1, 2 năm thôi đến khi về nói như gió, học tiếng Anh cực nhanh vì nó đã có nền tảng tốt. 14, 15 mới học thì sau học cực vất vả, học 10 vào đầu được 2, 3.
Cái này áp dụng cho một đứa trẻ học ở nước ngoài, không có sự lựa chọn để tồn tại. Nó phải suy nghĩ bằng tiếng Anh khi mà tất cả các môn khác đều được dạy bằng tiếng Anh. Câu chuyện ở VN khác hẳn, đa số vẫn dạy bằng tiếng Việt. Muốn so sánh thì phải so khi nào bọn trẻ ở nước ngoài được học ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ. Tầm tuổi đó ở nước ngoài là khoảng 11 tuổi. Nếu tính độ chênh lệch về thể chất, điều kiện học/thực hành so với trẻ con ở VN thì khoảng 13-15 tuổi dạy tiếng Anh học thuật là đảm bảo.

Còn nhà ai có điều kiện thì cứ theo thôi, chứ không có điều kiện theo kiểu phong trào thì khổ con. Mà tiếng Anh cũng chỉ là tí công cụ thôi, chục năm nữa nó ra cái máy dịch Real-time, context-aware thì một cơ số nghề kiếm ăn bằng tiếng Anh lại ra đường (em fun tí nhưng coi cái bọn Google nó demo NLP thì cũng choáng)
 
Chỉnh sửa cuối:

Tranha131076

Xe điện
Biển số
OF-436950
Ngày cấp bằng
13/7/16
Số km
2,238
Động cơ
244,252 Mã lực
Tuổi
48
Cái này áp dụng cho một đứa trẻ học ở nước ngoài, không có sự lựa chọn để tồn tại. Nó phải suy nghĩ bằng tiếng Anh khi mà tất cả các môn khác đều được dạy bằng tiếng Anh. Câu chuyện ở VN khác hẳn, đa số vẫn dạy bằng tiếng Việt. Muốn so sánh thì phải so khi nào bọn trẻ ở nước ngoài được học ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ. Tầm tuổi đó ở nước ngoài là khoảng 11 tuổi. Nếu tính độ chênh lệch về thể chất, điều kiện học/thực hành so với trẻ con ở VN thì khoảng 13-15 tuổi dạy tiếng Anh học thuật là đảm bảo.

Còn nhà ai có điều kiện thì cứ theo thôi, chứ không có điều kiện theo kiểu phong trào thì khổ con. Mà tiếng Anh cũng chỉ là tí công cụ thôi, chục năm nữa nó ra cái máy dịch Real-time, context-aware thì một cơ số nghề kiếm ăn bằng tiếng Anh lại ra đường (em fun tí nhưng coi cái bọn Google nó demo NLP thì cũng choáng)
Chả phải đâu xa, con tôi nó học trường tư, học song ngữ từ lớp 1, nhìn cái nhuỵ hoa nó chỉ biết khái niệm bằng tiếng Anh, tiếng Việt còn chả biết gọi là gì. Học hành đối với nó cũng như chơi, tối về chả phải viết từ mới học j thêm. Thầy cô ngoại quốc dạy nó trên lớp đến đâu nó nhớ đến đấy. Tôi làm việc giao dịch chủ yếu bằng tiếng Anh mà giờ về nhà kg dám nói từ nào tiếng Anh với nó vì nó bảo tôi toàn nói ngọng, kg giống thầy cô người Mỹ của nó. Đồng ý tiếng Anh chỉ là công cụ nhưng thời đại hội nhập quốc tế thì nó là công cụ kg thể thiếu. Hơn nữa cái cần nhấn mạnh ở đây là lúc bé nó học rất dễ, kg tốn quá nhiều thời gian mà hiệu quả lại cao, lên lớp 6 lớp 7 tự đọc chuyện nghe vô tuyến được rồi, chả cần phải học thêm nữa, thời gian để tập trung thứ khác. Chứ để 15, 16 mới học thì rất mất nhiều thời gian mà lại cực khó vào. Đây là phương pháp khoa học chứ kg phải phong trào j. Túm lại mỗi ng 1 quan điểm, nhưng đừng lấy quan điểm phản khoa học của mình ra để anti vớ vẩn!
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
7,994
Động cơ
406,116 Mã lực
Bẩm CCCM!

F1 nhà em năm nay 7t, học lớp 2 trường công, trường cũng điểm điếc :)...Vẫn biết là ở các tuổi này thì ham chơi, cần chơi. Em cũng ko có chủ trương bắt chúng nó học hành miệt mài, cô giao bài nào thì làm bài ấy thôi, nhưng e thấy F1 nhà em tiếp thu có phần chậm...

- KHÔNG TẬP TRUNG...cái này khá quan trọng vì nó có cái tính là ko tập trung là cái j cả, ăn cũng phải mang nghịch nghịch cái j đó, ngồi giảng bài mà sểnh cái là nghĩ đi đâu đâu...

-TIẾP THU CHẬM...vd, nói cái hình tứ giác là có 4 cạnh, ok, đến khi có mấy cái hình hỏi là đâu là tứ giác thì chỉ được, hỏi "vì sao" thì tl ko rành mạch, bảo nó có điểm A,B....M,N nói chung không rành mạch lắm (hỏi ngay sau khi giảng)
Giải cái bài: 45-y = 35-18 là thấy khoai rồi, còn 45-y=17 thì còn được, tức là cứ phức tạp 1 tý là sai lung tung... Phải làm mẫu viết ra rõ ràng ngay sau đó thì làm tạm ổn, đến mai lại quên.. ko hiểu phương pháp sư phạm của các cô trên lớp có ổn lắm ko mà chúng nó ko hiểu bản chất?

- KHÔNG YÊU THÍCH: khi học hành, ko nói mấy môn tự nhiên hoặc ở trường, TIẾNG ANH ở lớp học thêm cũng học chương trình rất OK, (phần mền kiểu vừa chơi vừa học), giáo viên First lang guýt đã 3 năm trời mà cũng kém, bảo con ko thích học tiếng A...chỉ thích vẽ vời (mỹ thuật) cái này em nghĩ trẻ nào cũng thích vẽ vời thôi, chứ năng khiếu thì chưa biết...

- CÔ BÉ HÀNG XÓM: nó học trường tư có tý thương hiệu, chương trình nhanh hơn 1 tý, nhưng tháy nó nhanh và chắc hơn hẳn...Yếu tố di truyền thì e nghĩ 2 bố mẹ đều OK về học hành cả, cô bé kia thông minh hơn hay không thì e ko đánh giá được, nhưng thấy con mình kém hơn....
Chả nhẽ trường công lại kém thế! Bố mẹ thì ngay từ đầu em đã ko quan trọng trường lắm (tất nhiên cũng ko quá tệ) vì mới cấp 1, nhưng mới lớp 2 đã ngắc ngứ thế này, sau phức tạp hơn chút nữa sợ nó bị áp lực học kém thì căng! Điều này e hơi chủ quan vì ko nghĩ con mình lại thế, con ông anh đây thôi nó học khá tốt và tự giác, gần như ko cần giục (Lớp 6)

- NÓI CHUYỆN VỚI CÔ GIÁO HỒI LỚP 1: cô rất hiền và nói con cô cũng vậy, phải đến cấp 2 nó mới tự giác và có ý thức ganh đua bạn bè, rồi tư chất tốt nên học ngày càng tốt hơn, sau cũng đại học tốt lắm, e ko biết con mình có rơi vào tình trạng đó k, nhưng giờ sắp thi thố thấy hơi lo. Em chả cần đứng nhất nhì lớp làm j cả, nhưng yếu quá sợ con mặc cảm và áp lực, ngày càng tụt...Với lại những kiến thức cơ bản + - x : ko chắc, thì sau này sẽ khó!.. Haizzz...

- BUÔN BẠN BÈ: nói chuyện với mấy ông bạn con học Vin, rồi cũng học Engllish kiểu như con mình khoe giờ lớp 2 mà đã nói chuyện cơ bản được với người NN rồi thấy cũng sốt ruột :D... Em đang băn khoăn vì chất lượng giữa các trường công (cũng là loại tốt) với các trường tư có tiếng tăm, kiểu như ĐTĐ, Nguyễn SIêu... có thực sự thay đổi về phương pháp sư phạm ko, có khác biệt nhiều ko?...DO CON hay do PP SƯ PHẠM?
Nếu là do sự chênh lệnh về trường lớp, bố mẹ cháu sẽ chuyển, chỉ đang tiện học gần nhà, đưa đón...Còn trường quốc tế xịn 2 f1 nhà cháu thì bố mẹ chưa vay được ngân hàng :D

CCCM và chia sẻ giúp em, diệu em nhiều lắm :D
Tất cả do MẤT TẬP TRUNG mà ra đấy cụ ạ.

Em hồi bé học dốt lắm, y xì kiểu F1 nhà cụ. Học cứ mơ màng về... gái :))
 

quangsot

Xe lăn
Biển số
OF-106745
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
12,211
Động cơ
537,096 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
bác chắc là người nguyên thủy hiện về of à. trường nào sỉ sô 5060 . trường điểm tp sỉ số chỉ 24 đến 26 thôi . còn trường công lập làng nhàng thì hết đát 40 e .
60 cháu thì hơi quá nhưng 55-56 cháu thì nhiều cụ ơi. F1 nhà cháu hồi còn cấp 1 cũng từng phải học thế rồi.
 

deeplearning

Xe điện
Biển số
OF-417775
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
2,634
Động cơ
236,390 Mã lực
Chả phải đâu xa, con tôi nó học trường tư, học song ngữ từ lớp 1, nhìn cái nhuỵ hoa nó chỉ biết khái niệm bằng tiếng Anh, tiếng Việt còn chả biết gọi là gì. Học hành đối với nó cũng như chơi, tối về chả phải viết từ mới học j thêm. Thầy cô ngoại quốc dạy nó trên lớp đến đâu nó nhớ đến đấy. Tôi làm việc giao dịch chủ yếu bằng tiếng Anh mà giờ về nhà kg dám nói từ nào tiếng Anh với nó vì nó bảo tôi toàn nói ngọng, kg giống thầy cô người Mỹ của nó. Đồng ý tiếng Anh chỉ là công cụ nhưng thời đại hội nhập quốc tế thì nó là công cụ kg thể thiếu. Hơn nữa cái cần nhấn mạnh ở đây là lúc bé nó học rất dễ, kg tốn quá nhiều thời gian mà hiệu quả lại cao, lên lớp 6 lớp 7 tự đọc chuyện nghe vô tuyến được rồi, chả cần phải học thêm nữa, thời gian để tập trung thứ khác. Chứ để 15, 16 mới học thì rất mất nhiều thời gian mà lại cực khó vào. Đây là phương pháp khoa học chứ kg phải phong trào j. Túm lại mỗi ng 1 quan điểm, nhưng đừng lấy quan điểm phản khoa học của mình ra để anti vớ vẩn!
Nếu tôi là phụ huynh của con bạn, tôi lại thấy điều đó là đáng buồn khi con bạn đang ở VN mà hỏi tiếng Việt còn không rành. Điều thứ 2 tôi không được học tiếng Anh từ 5-6 tuổi như con tôi, tôi học khi đã 20 tuổi khi tôi có một cơ hội học bổng mà tôi không muốn bỏ lỡ. Cho đến giờ tôi cũng ở nước ngoài khoảng 20 năm tiếng Anh kiểu gì tôi cũng quen được. Nhưng một đứa trẻ mà bắt/so sánh bố mẹ mình phải nói như người Anh người Mỹ thì đó là một điều mà bố mẹ cần phải xem lại và uốn nắn nó. Bạn nên dạy cho nó ra đời không chỉ có tiếng Anh của người Anh người Mỹ mà còn có cả tiếng Anh của Ấn độ, Trung quốc và cả VN, nếu nó chỉ chấp nhận nổi tiếng Anh của người Mỹ đó là điều đáng buồn cho nó, và phản lại cái tư duy hội nhập QT mà bạn đang mong đợi

Giờ nói về KH, bạn đưa một nghiên cứu KH về độ tuổi học TA lên đây tôi sẽ cho bạn một phản chứng luôn.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,111
Động cơ
382,794 Mã lực
Mấy ông Luật Sư OF đâu, giúp các ông bà phụ huynh trường công khởi kiện hệ thống giáo dục tiểu học ở HN đi.
Lớp ở trường tiểu học không được quá 35 học sinh, mà các trường tiểu học ở thủ đô tòan nhồi 50-60 học sinh vào một lớp.
Kiện trái luật GD được đó :))

hơi bị vô lý:
"Theo Điều 17 Điều lệ trường tiểu học quy định:

- Học sinh đ¬ược tổ chức theo lớp học. Lớp học có lớp trưởng, một hoặc hai lớp phó do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học. Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh."
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,111
Động cơ
382,794 Mã lực
Nhìn nick và cách hành văn tôi đoán cụ này chắc làm A.I.
5 năm gần đây deep learning, một mảng của machine learning lại được quan tâm đầu tư mạnh.

Tiếng Anh học từ lúc nhỏ với người bản ngữ có 1 ưu điểm là phát âm tốt, ngôn ngữ tự nhiên. Sau này nếu trẻ hướng đến kinh doanh, luật, truyền thông, thì học sớm như thế là tốt. Tuy nhiên nếu trẻ hướng đến khoa học hoặc công nghệ, khoa học máy tính, kỹ sư, vv. thì không cần. Đầu tư quá sớm, tốn kém nhiều và không hiệu quả.

Cái này áp dụng cho một đứa trẻ học ở nước ngoài, không có sự lựa chọn để tồn tại. Nó phải suy nghĩ bằng tiếng Anh khi mà tất cả các môn khác đều được dạy bằng tiếng Anh. Câu chuyện ở VN khác hẳn, đa số vẫn dạy bằng tiếng Việt. Muốn so sánh thì phải so khi nào bọn trẻ ở nước ngoài được học ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ. Tầm tuổi đó ở nước ngoài là khoảng 11 tuổi. Nếu tính độ chênh lệch về thể chất, điều kiện học/thực hành so với trẻ con ở VN thì khoảng 13-15 tuổi dạy tiếng Anh học thuật là đảm bảo.

Còn nhà ai có điều kiện thì cứ theo thôi, chứ không có điều kiện theo kiểu phong trào thì khổ con. Mà tiếng Anh cũng chỉ là tí công cụ thôi, chục năm nữa nó ra cái máy dịch Real-time, context-aware thì một cơ số nghề kiếm ăn bằng tiếng Anh lại ra đường (em fun tí nhưng coi cái bọn Google nó demo NLP thì cũng choáng)
 

Getz30p

Xe buýt
Biển số
OF-102111
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
678
Động cơ
402,510 Mã lực
Tuổi
48
ngay thủ đô luôn hả:( có chém ko đó. báo phòng GD là hiệu trưởng lên đĩa à nha.
Cụ đúng là người rừng rồi. Con em học trường làng, sĩ số lớp chọn cũng lên đến hơn 50 vì nhiều phụ huynh "chạy lớp" cho con quá. Trường còn có chiêu lớp chọn thật là lớp E, thêm lớp chọn là lớp A nữa (lớp chọn đểu) cho đủ nhu cầu chạy lớp của phụ huynh.
 

Getz30p

Xe buýt
Biển số
OF-102111
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
678
Động cơ
402,510 Mã lực
Tuổi
48
Bẩm CCCM!

F1 nhà em năm nay 7t, học lớp 2 trường công, trường cũng điểm điếc :)...Vẫn biết là ở các tuổi này thì ham chơi, cần chơi. Em cũng ko có chủ trương bắt chúng nó học hành miệt mài, cô giao bài nào thì làm bài ấy thôi, nhưng e thấy F1 nhà em tiếp thu có phần chậm...

- KHÔNG TẬP TRUNG...cái này khá quan trọng vì nó có cái tính là ko tập trung là cái j cả, ăn cũng phải mang nghịch nghịch cái j đó, ngồi giảng bài mà sểnh cái là nghĩ đi đâu đâu...

-TIẾP THU CHẬM...vd, nói cái hình tứ giác là có 4 cạnh, ok, đến khi có mấy cái hình hỏi là đâu là tứ giác thì chỉ được, hỏi "vì sao" thì tl ko rành mạch, bảo nó có điểm A,B....M,N nói chung không rành mạch lắm (hỏi ngay sau khi giảng)
Giải cái bài: 45-y = 35-18 là thấy khoai rồi, còn 45-y=17 thì còn được, tức là cứ phức tạp 1 tý là sai lung tung... Phải làm mẫu viết ra rõ ràng ngay sau đó thì làm tạm ổn, đến mai lại quên.. ko hiểu phương pháp sư phạm của các cô trên lớp có ổn lắm ko mà chúng nó ko hiểu bản chất?

- KHÔNG YÊU THÍCH: khi học hành, ko nói mấy môn tự nhiên hoặc ở trường, TIẾNG ANH ở lớp học thêm cũng học chương trình rất OK, (phần mền kiểu vừa chơi vừa học), giáo viên First lang guýt đã 3 năm trời mà cũng kém, bảo con ko thích học tiếng A...chỉ thích vẽ vời (mỹ thuật) cái này em nghĩ trẻ nào cũng thích vẽ vời thôi, chứ năng khiếu thì chưa biết...

CCCM và chia sẻ giúp em, diệu em nhiều lắm :D
Cu nhà em cũng học lớp 2 như con nhà cụ. Cũng có các biểu hiện "đáng lo" như cụ từ hồi lớp 1. Mặc dù có bà nội nguyên là giáo viên tiểu học kèm cặp nhưng chưa bao giờ thích học mà chỉ thích đọc chuyện, đọc báo và chơi games thôi. Giờ mỗi tối cháu chỉ học khoảng 45 phút tập trung là xong hết bài vở cô giao, bắt học thêm là hắn chống đối bằng cách không tập trung ngay. Hồi cuối năm lớp 1, khi thi trạng nguyên để vào lớp chọn bà nội phải bảo là thi tốt sẽ cho nghỉ học sớm 1 tuần hắn mới "quyết tâm", thi nhất trường là đòi nghỉ học luôn, nhất quyết không đến lớp nữa.
 

deeplearning

Xe điện
Biển số
OF-417775
Ngày cấp bằng
21/4/16
Số km
2,634
Động cơ
236,390 Mã lực
Nhìn nick và cách hành văn tôi đoán cụ này chắc làm A.I.
5 năm gần đây deep learning, một mảng của machine learning lại được quan tâm đầu tư mạnh.
DL với AI là em tự học thôi cụ, trước đó em không có nền tảng AI gì hết, cũng được hơn một năm thôi. Em cũng không làm A.I hiện nay, nghề kiếm cơm của em là IT nhưng không thuộc về A.I. Đợi cứng nghề thêm chút chắc em cũng thử nhảy sang, trúng thì tốt trượt thì lại quay đầu lui.

Tiếng Anh học từ lúc nhỏ với người bản ngữ có 1 ưu điểm là phát âm tốt, ngôn ngữ tự nhiên. Sau này nếu trẻ hướng đến kinh doanh, luật, truyền thông, thì học sớm như thế là tốt. Tuy nhiên nếu trẻ hướng đến khoa học hoặc công nghệ, khoa học máy tính, kỹ sư, vv. thì không cần. Đầu tư quá sớm, tốn kém nhiều và không hiệu quả.
Với một đứa trẻ <10 tuổi, em đố cụ biết nó thích "kinh doanh, luật, truyền thông" hay là "khoa học hoặc công nghệ, khoa học máy tính, kỹ sư" ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top