[Funland] Cách viết- hành văn, do cách giáo dục hay thói tùy tiện của tư duy?

Kim J. Ủn

Xe tăng
Biển số
OF-507696
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
1,632
Động cơ
196,158 Mã lực
Tuổi
35
Do thói quen lão ạ! Nhiều khi em ngồi chấm bài sv ... đọc ko thôi cũng đủ mệt~X(
Cụ Hiếu cũng là giáo làng à.
Em cũng giáo làng của lũ cấp 4 đơi ạ. Đọc luận văn của nó thì thôi rồi, chấm phẩy lung tung cả, chưa kế các lỗi hành văn khác :D
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,364
Động cơ
1,229,138 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ có thể vui lòng triển khai thêm ý không ạ? Đặc biệt về văn hóa Đọc?
Cụ cứ đi dạo 1 vòng các phố sách, nhà sách sẽ thấy vị trí best seller thường là truyện ngôn tình, nó sử dụng các từ mới như: Thụ, đam mỹ, hủ nữ, sủng, sắc, ngược tâm...Em không hiểu gì luôn mà một số đứa bạn em nó sử dụng ầm ầm.
Giờ cũng ít các bạn trẻ đọc sách giấy, mà thường đọc online vì tính tiện dụng. Nhưng online có nhiều loại: ebook bản quyền ko nhiều, pdf cũng ko nhiều, những bản gõ lại- kể cả trên vnthuquan - khá nhiều bản gõ tắt, lược bớt, viết theo ngôn ngữ của người gõ, từ đó cũng làm mất đi tính hàn lâm. Trước em có đọc "Đèn không hắt bóng" online, gõ lại, em không nhớ trang nào nhưng gõ tắt, lược bớt tùm lum.
Chưa kể nhiều sách dịch tối nghĩa. Trong tay em có cuốn Ông trùm cuối cùng- nxb Mũi Cà Mau là ví dụ.
Một số NXB tiếp tay cho những thể loại mì ăn liền kiểu của gã Pín chẳng hạn. Status trên mạng xã hội, nhất là của những người được theo dõi nhiều, like, share tùm lum cũng ảnh hưởng khá nhiều đến người đọc.
(KLQ: Em là mợ ạ :D)
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cụ cứ đi dạo 1 vòng các phố sách, nhà sách sẽ thấy vị trí best seller thường là truyện ngôn tình, nó sử dụng các từ mới nh
ư: Thụ, đam mỹ, hủ nữ, sủng, sắc, ngược tâm...Em không hiểu gì luôn mà một số đứa bạn em nó sử dụng ầm Giờ cũng ít các bạn trẻ đọc sách giấy, mà thường đọc online vì tính tiện dụng. Nhưng online có nhiều loại: ebook bản quyền ko nhiều, pdf cũng ko nhiều, những bản gõ lại- kể cả trên vnthuquan - khá nhiều bản gõ tắt, lược bớt, viết theo ngôn ngữ của người gõ từ đó cũng làm mất đi tính hàn lâm. Trước em có đọc Đèn không hắt bóng online, gõ lại, em không nhớ trang nào nhưng gõ tắt, lược bớt tùm lum.
Chưa kể nhiều sách dịch tối nghĩa. Trong tay em có cuốn Ông trùm cuối cùng- nxb Mũi Cà Mau là ví dụ.
Một số NXB tiếp tay cho những thể loại mì ăn liền kiểu của gã Pín chẳng hạn. Status trên mạng xã hội, nhất là của những người được theo dõi nhiều, like, share tùm lum cũng ảnh hưởng khá nhiều đến người đọc.
(KLQ: Em là mợ ạ :D)
Rõ nữa đi cụ, em thấy cụ khá tinh tế trong comment này nhưng thực sự ý chưa thoát ( cá nhân em thấy thế) hoặc cụ chưa muốn viết hết ý.
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,364
Động cơ
1,229,138 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Rõ nữa đi cụ, em thấy cụ khá tinh tế trong comment này nhưng thực sự ý chưa thoát ( cá nhân em thấy thế) hoặc cụ chưa muốn viết hết ý.
Em gõ mổ cò bằng điện thoại nên em lười viết dài lắm. Cụ thông cảm cho em ạ. :D
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
28,292
Động cơ
1,653,577 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Ngược thời gian, chở về quá khứ (thời các cụ 3, 4, 5x hoặc xa hơn nữa) chắc cũng khó mà hiểu được đội 7x nói í chứ ;;)
 

NgaoDa

Xe buýt
Biển số
OF-425401
Ngày cấp bằng
27/5/16
Số km
912
Động cơ
223,110 Mã lực
"Văn viết" khác "văn nói". Tuy nhiên, rất nhiều người lại đưa văn nói vào văn viết, nên mới có chuyện. Không rõ, có yếu tố liên quan nào đến chất lượng chương trình và cách dạy văn ở các trường phổ thông không? Cá nhân em rất sợ cách tư duy "chân dép lốp vẫn lên tàu vũ trụ" trong giáo dục.
Đến sách của các giáo sư biên soạn, cũng nhiều cuốn sử dụng văn nói.
Cách hành văn của mỗi người trở thành thói quen từ nhỏ. Đã là thói quen, nếu không được uốn nắn kịp thời và đúng cách, rất khó sửa.
Tuổi trẻ, thì do môi trường, giáo dục, gia đình, vốn sống và đặc biệt là tính cách, nên không tránh khỏi việc lạm dụng "văn nói" cho "văn viết". Âu cũng là lẽ thường tình. Chỉ tiếc rằng, nếu cứ như vậy, sẽ thành thói quen đến già.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Ngược thời gian, chở về quá khứ (thời các cụ 3, 4, 5x hoặc xa hơn nữa) chắc cũng khó mà hiểu được đội 7x nói í chứ ;;)
Chị chưa chính xác.

3x thì hiếm còn người minh mẫn nhưng cá nhân em, thuở còn đọc ở Thư viện quốc gia hơn 20 năm trước, được hầu chuyện và trao đổi với các Tiền bối 3x, 4x mà vui vẻ, sảng khoái và bổ ích biết bao:-)
 

nxuhn

Xe buýt
Biển số
OF-194890
Ngày cấp bằng
20/5/13
Số km
880
Động cơ
333,201 Mã lực
E nghĩ trách thế hệ trẻ một thì phải tự trách mình hơn thế. Các cụ 7x có phải là bố mẹ của f1 mà các cụ đang bàn không ạ? Các cụ 7x có phải là những người đang nắm nhũng cương vị chủ chốt không? Cũng như các cụ đang hàng ngày đứng lớp không? Các cụ cứ nêu cao ngày trước thế này, ngày trước thế kia, nghĩa là các cụ được hưởng nền giáo dục tốt vậy sao các cụ không đào tạo được thế hệ sau như mình? Đừng trách tụi trẻ, nó là sản phẩm của mình chứ không phải của một ông ất ơ nào đâu ạ!
 

G810

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-117955
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
7,714
Động cơ
440,355 Mã lực
Xét về mặt tư duy logic thì ngôn ngữ nó luôn vận động và biến đổi theo sự phát triển của xã hội - nói cách khác sự biến đổi của ngôn ngữ đại diện cho trạng thái biến đổi của xã hội.

Nếu ép buộc theo nguyên tắc thì ngôn ngữ sẽ bị hạn chế, nếu ngôn ngữ hạn chế thì sự phát triển, sáng tạo cũng hạn chế vì giao tiếp hạn chế-ý tưởng hạn chế.

Ngôn ngữ nó đại diện cho hiện tượng thực tế, đấy mới là bản chất vấn đề. Giáo dục chỉ là phương tiện cho sự biến đổi hiện tượng nên không thể nói giáo dục có tùy tiện hay như nào.

Hãy lấy tiếng Anh là một ví dụ, tiếng Anh qua mỗi quốc gia sử dụng đều bị biến đổi đi một chút - không theo khuôn phép đấy là sự sáng tạo, các nước sử dụng vẫn chát chít có viết tắt nhưng không thái quá - đấy là theo hiện tượng xã hội, các chính khách khi hùng biện vẫn luôn tìm cho mình một cách diễn đạt mới (chứ không phải khái niệm mới, khái niệm nó phải được tạo ra bởi cộng đồng) mà không được dạy - đấy là giáo dục không khiên cưỡng.

Tóm lại ngôn ngữ nó phải hỗn tạp như sự chuyển động của các nguyên tử Uranium thì mới tạo ra được năng lượng hạt nhân, nhưng năng lượng làm bom thì xấu - làm điện thì tốt - vấn đề là sự chuyển động hỗn tạp của nguyên tử nó đại diện cho mức giàu-nghèo của Uranium -> để sử dụng năng lượng hạt nhân hiệu quả thì cần quan tâm tới mức làm giàu vật liệu hạt nhân chứ không ai đi ép hay dạy nguyên tử nó đừng chuyển động hỗn tạp và phải theo quỹ đạo nào đấy. ;))
 

kuhanoi

Xe điện
Biển số
OF-147924
Ngày cấp bằng
3/7/12
Số km
2,048
Động cơ
372,984 Mã lực
Nơi ở
Xóm bãi
lên OF thì e cũng chịu ko phân biệt được ai với ai, nam mà lại hoá nữ, zà mà lại hoá trẻ, do đó với chủ đề này vẫn hướng quan điểm fun là chính. Tư duy tuỳ tiện cũng có mục đích giải phóng sự bó buộc khéo lại là cách để ngôn ngữ phát triển hướng mới phù hợp với thời đại công nghệ cần truyền tải càng nhanh, càng gọn càng tốt, như chữ quốc ngữ phát triển đc đến ngày hôm nay cũng phải thay đổi nhiều do xã hội môi trg sống và tiếp xúc định hướng cho sự cần thiết phải thay đổi, đơn cử các vb cũ e thấy đổi từ chữ k thành c, f thành ph... do đó có thể thấy yếu tố môi trường xh là ảnh hưởng nhiều nhất đến cách hành văn truyền tải thông tin. Thứ 2, yếu tố ảnh hưởng cũng từ sự khác biệt thế hệ, bé thì chưa nói nên ê với a, lớn tí có tí chữ học đòi hành văn chơi chữ, các cụ nhiều chữ sẽ có thể thấy phản cảm với cách e đang hành văn là đương nhiên.Chung quy lại e kết 1 câu là do tuổi tác nào thì dùng ngôn ngữ tầm tuổi tác ấy để dễ thấu hiểu. Cuối cùng, e cũng căn từ bản thân e thấy tâm trạng cũng sẽ xúc tác đến tư duy theo hướng tích cực/tiêu cực, tập trung hay ko tập trung, từ đó dẫn đến cách hành văn ntn, vd nếu comment buổi sáng bài này của cụ thì e viêt ít ko tập trung vì mải việc khác, nhưng đêm e lại comm kiểu này, nhiều chữ, tư duy lệch lạc vì thừa thời gian vẽ hươu vẽ vượn để cccm đọc cho mỏi mắt dễ ngủ hơn, hị hị. chúc cccm ngủ ngon và ko hiểu e đang huyên thuyên gì ;)
Bẩm các cụ!

Thời gian vài năm gần đây, em để ý thấy cách dùng từ, cách viết và hành văn của nhiều người lứa 8x cuối- 9x rất có vấn đề.

Đơn cử như cách viết của giới teen thì em chắc kể cả ông tổ của máy Enigma có sống lại cũng phải quỳ lạy về tính mã hóa cực cao. Lứa lớn hơn, 8x cuối cũng vậy, hành văn thì cụt lủn, tối nghĩa khiến người đọc luận mãi mà chả hiểu diễn đạt gì?!

Đó chỉ là mặt hiện tượng, cái mà em muốn hỏi ý kiến các cụ là về mặt tư duy hay nói cách khác là cách giáo dục hiện nay liệu có biến giới trẻ thành người tùy tiện và cẩu thả không vì rõ ràng họ sẵn sàng dùng thứ từ ngữ văn nói vào văn viết và khi được nhắc nhở thì chống chế là để cho fun và vui!

Đồng ý là là khi fun thì có thể biến tấu từ ngữ để diễn đạt cho phù hợp nhưng cũng chính yếu tố phù hợp này lại không được họ hiểu đúng và vận dụng đúng nên tùy tiện và dễ dãi trong việc dùng từ ngữ, câu văn không đúng văn cảnh.

Đương nhiên, sẽ có phản biện là nếu trong hợp đồng rồi bla bla bla thì họ vẫn viết đúng đấy chứ !

Không sai nhưng chưa đủ vì nếu một người thực sự nghiêm túc với câu chữ hoặc có tư duy chặt chẽ thì họ sẽ luôn biết, ý thức chắc chắn hơn khi soạn thảo các văn bản chính thức.

Em để ý trên OF này, lúc nào fun thì các bố văng đủ từ ngữ rất vui nhưng chủ đề nào nghiêm túc thì các cụ viết rất chuẩn, kể cả dấu phảy.

Quay lại câu chuyện đang nói, em thấy một thực tế là nhiều bạn trẻ giờ quá dễ dãi trong việc dùng từ ngữ và lạm dụng ý "fun" để bao biện mà không phân biệt nổi đang nói chuyện với ai, đang nói về vấn đề gì??!

Em đặt câu hỏi là do Tùy tiện tư duy hay do giáo dục mà ra nông nỗi này?

Các cụ vào chém cho em thông với !
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
28,292
Động cơ
1,653,577 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Chị chưa chính xác.

3x thì hiếm còn người minh mẫn nhưng cá nhân em, thuở còn đọc ở Thư viện quốc gia hơn 20 năm trước, được hầu chuyện và trao đổi với các Tiền bối 3x, 4x mà vui vẻ, sảng khoái và bổ ích biết bao:-)
Em vẫn biết vậy, nhưng em thấy ưng còm dưới của cụ í à :)
E nghĩ trách thế hệ trẻ một thì phải tự trách mình hơn thế. Các cụ 7x có phải là bố mẹ của f1 mà các cụ đang bàn không ạ? Các cụ 7x có phải là những người đang nắm nhũng cương vị chủ chốt không? Cũng như các cụ đang hàng ngày đứng lớp không? Các cụ cứ nêu cao ngày trước thế này, ngày trước thế kia, nghĩa là các cụ được hưởng nền giáo dục tốt vậy sao các cụ không đào tạo được thế hệ sau như mình? Đừng trách tụi trẻ, nó là sản phẩm của mình chứ không phải của một ông ất ơ nào đâu ạ!
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
E nghĩ trách thế hệ trẻ một thì phải tự trách mình hơn thế. Các cụ 7x có phải là bố mẹ của f1 mà các cụ đang bàn không ạ? Các cụ 7x có phải là những người đang nắm nhũng cươn
g vị chủ chốt không? Cũng như các cụ đang hàng ngày đứng lớp không? Các cụ cứ nêu cao ngày trước thế này, ngày trước thế kia, nghĩa là các cụ được hưởng nền giáo dục tốt vậy sao các cụ không đào tạo được thế hệ sau như mình? Đừng trách tụi trẻ, nó là sản phẩm của mình chứ không phải của một ông ất ơ nào đâu ạ!
Một góc nhìn rất hay và một lời phản biện rất khoa học!

Như em đã viết ở vài comment trước khi trả lời một cụ thì cái ô nhận thức để tạo ra một cá nhân gốm 3 trụ cột là : Tác động xã hội, Giáo dục và ý chí cá nhân.

Vậy theo cụ, dù chúng em có gắng tới mấy và ở phương diện dù Nhà giáo, dù Cha mẹ thì cũng chỉ là 1 trong 3 trụ cột của cái ô làm ra sản phẩm cá nhân. Há làm được gì kể cả là hai trụ?
 

Hài

Xe tăng
Biển số
OF-363499
Ngày cấp bằng
18/4/15
Số km
1,127
Động cơ
265,713 Mã lực
Bẩm các cụ!

Thời gian vài năm gần đây, em để ý thấy cách dùng từ, cách viết và hành văn của nhiều người lứa 8x cuối- 9x rất có vấn đề.

Đơn cử như cách viết của giới teen thì em chắc kể cả ông tổ của máy Enigma có sống lại cũng phải quỳ lạy về tính mã hóa cực cao. Lứa lớn hơn, 8x cuối cũng vậy, hành văn thì cụt lủn, tối nghĩa khiến người đọc luận mãi mà chả hiểu diễn đạt gì?!

Đó chỉ là mặt hiện tượng, cái mà em muốn hỏi ý kiến các cụ là về mặt tư duy hay nói cách khác là cách giáo dục hiện nay liệu có biến giới trẻ thành người tùy tiện và cẩu thả không vì rõ ràng họ sẵn sàng dùng thứ từ ngữ văn nói vào văn viết và khi được nhắc nhở thì chống chế là để cho fun và vui!

Đồng ý là là khi fun thì có thể biến tấu từ ngữ để diễn đạt cho phù hợp nhưng cũng chính yếu tố phù hợp này lại không được họ hiểu đúng và vận dụng đúng nên tùy tiện và dễ dãi trong việc dùng từ ngữ, câu văn không đúng văn cảnh.

Đương nhiên, sẽ có phản biện là nếu trong hợp đồng rồi bla bla bla thì họ vẫn viết đúng đấy chứ !

Không sai nhưng chưa đủ vì nếu một người thực sự nghiêm túc với câu chữ hoặc có tư duy chặt chẽ thì họ sẽ luôn biết, ý thức chắc chắn hơn khi soạn thảo các văn bản chính thức.

Em để ý trên OF này, lúc nào fun thì các bố văng đủ từ ngữ rất vui nhưng chủ đề nào nghiêm túc thì các cụ viết rất chuẩn, kể cả dấu phảy.

Quay lại câu chuyện đang nói, em thấy một thực tế là nhiều bạn trẻ giờ quá dễ dãi trong việc dùng từ ngữ và lạm dụng ý "fun" để bao biện mà không phân biệt nổi đang nói chuyện với ai, đang nói về vấn đề gì??!

Em đặt câu hỏi là do Tùy tiện tư duy hay do giáo dục mà ra nông nỗi này?

Các cụ vào chém cho em thông với !
Cụ cũng viết tùy tiện bỏ bu ra, một câu dài dằng dặc đến thánh đọc cũng phải tắc thở.
Cụ thử đọc một lèo, nếu đọc không tụt hơi thì em vái cụ cả nón!
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cụ cũng viết tùy tiện bỏ bu ra, một câu dài dằng dặc đến thánh đọc cũng phải tắc thở.
Cụ thử đọc một lèo, nếu đọc không tụt hơi thì em vái cụ cả nón!
Cụ mắng em thì em xin nghe còn việc tụt hơi thì có lẽ lại do việc không tùy tiện trong việc lấy và xả hơi ạ:D
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Xét về mặt tư duy logic thì ngôn ngữ nó luôn vận động và biến đổi theo sự phát triển của xã hội - nói cách khác sự biến đổi của ngôn ngữ đại diện cho trạng thái biến đổi của xã hội.


Nếu ép buộc theo nguyên tắc thì ngôn ngữ sẽ bị hạn chế, nếu ngôn ngữ hạn chế thì sự phát triển, sáng tạo cũng hạn chế vì giao tiếp hạn chế-ý tưởng hạn chế.

Ngôn ngữ nó đại diện cho hiện tượng thực tế, đấy mới là bản chất vấn đề. Giáo dục chỉ là phương tiện cho sự biến đổi hiện tượng nên không thể nói giáo dục có tùy tiện hay như nào.

Hãy lấy tiếng Anh là một ví dụ, tiếng Anh qua mỗi quốc gia sử dụng đều bị biến đổi đi một chút - không theo khuôn phép đấy là sự sáng tạo, các nước sử dụng vẫn chát chít có viết tắt nhưng không thái quá - đấy là theo hiện tượng xã hội, các chính khách khi hùng biện vẫn luôn tìm cho mình một cách diễn đạt mới (chứ không phải khái niệm mới, khái niệm nó phải được tạo ra bởi cộng đồng) mà không được dạy - đấy là giáo dục không khiên cưỡng.

Tóm lại ngôn ngữ nó phải hỗn tạp như sự chuyển động của các nguyên tử Uranium thì mới tạo ra được năng lượng hạt nhân, nhưng năng lượng làm bom thì xấu - làm điện thì tốt - vấn đề là sự chuyển động hỗn tạp của nguyên tử nó đại diện cho mức giàu-nghèo của Uranium -> để sử dụng năng lượng hạt nhân hiệu quả thì cần quan tâm tới mức làm giàu vật liệu hạt nhân chứ không ai đi ép hay dạy nguyên tử nó đừng chuyển động hỗn tạp và phải theo quỹ đạo nào đấy. ;))
Em hiểu và tán thành ý của cụ viết nhưng vấn đề em nhấn mạnh ở đây là ngôn ngữ được thể hiện dưới dạng văn bản và chữ viết chứ không đơn thuần là phát âm và thể hiện bằng âm thanh.:D

Và như vậy, dù ngôn ngữ có biến thể theo sự phát triển của xã hội thì bắt buộc vẫn phải có một chuẩn mực chung cho mọi tầng lớp trong xã hội đó để giao tiếp, để hiểu và để tuân thủ mọi bộ qui tắc ứng xử ( cả về lý và tình).
 

quasin3000

Xe điện
Biển số
OF-1800
Ngày cấp bằng
5/10/06
Số km
2,373
Động cơ
586,788 Mã lực
Bẩm các cụ!

Thời gian vài năm gần đây, em để ý thấy cách dùng từ, cách viết và hành văn của nhiều người lứa 8x cuối- 9x rất có vấn đề.

Đơn cử như cách viết của giới teen thì em chắc kể cả ông tổ của máy Enigma có sống lại cũng phải quỳ lạy về tính mã hóa cực cao. Lứa lớn hơn, 8x cuối cũng vậy, hành văn thì cụt lủn, tối nghĩa khiến người đọc luận mãi mà chả hiểu diễn đạt gì?!

Đó chỉ là mặt hiện tượng, cái mà em muốn hỏi ý kiến các cụ là về mặt tư duy hay nói cách khác là cách giáo dục hiện nay liệu có biến giới trẻ thành người tùy tiện và cẩu thả không vì rõ ràng họ sẵn sàng dùng thứ từ ngữ văn nói vào văn viết và khi được nhắc nhở thì chống chế là để cho fun và vui!

Đồng ý là là khi fun thì có thể biến tấu từ ngữ để diễn đạt cho phù hợp nhưng cũng chính yếu tố phù hợp này lại không được họ hiểu đúng và vận dụng đúng nên tùy tiện và dễ dãi trong việc dùng từ ngữ, câu văn không đúng văn cảnh.

Đương nhiên, sẽ có phản biện là nếu trong hợp đồng rồi bla bla bla thì họ vẫn viết đúng đấy chứ !

Không sai nhưng chưa đủ vì nếu một người thực sự nghiêm túc với câu chữ hoặc có tư duy chặt chẽ thì họ sẽ luôn biết, ý thức chắc chắn hơn khi soạn thảo các văn bản chính thức.

Em để ý trên OF này, lúc nào fun thì các bố văng đủ từ ngữ rất vui nhưng chủ đề nào nghiêm túc thì các cụ viết rất chuẩn, kể cả dấu phảy.

Quay lại câu chuyện đang nói, em thấy một thực tế là nhiều bạn trẻ giờ quá dễ dãi trong việc dùng từ ngữ và lạm dụng ý "fun" để bao biện mà không phân biệt nổi đang nói chuyện với ai, đang nói về vấn đề gì??!

Em đặt câu hỏi là do Tùy tiện tư duy hay do giáo dục mà ra nông nỗi này?

Các cụ vào chém cho em thông với !
Xã hội có nhiều loại người, trên diễn đàn, thế giới ảo có cần quy chuẩn không?

Theo em cũng không cần thiết, nhưng những bài như cụ sẽ có nhiều người theo dõi, viết ra để có người đọc và chia sẻ vẫn hơn, đúng không cụ. Cụ tâm tư quá đấy thôi.
 

Hài

Xe tăng
Biển số
OF-363499
Ngày cấp bằng
18/4/15
Số km
1,127
Động cơ
265,713 Mã lực
Cụ mắng em thì em xin nghe còn việc tụt hơi thì có lẽ lại do việc không tùy tiện trong việc lấy và xả hơi ạ:D
Cá nhân em không rõ cụ ở thế hệ nào, thế hệ mấy X? Nhưng cụ thử phán đoán xem, trong cách viết của em, thì em thuộc thế hệ nào?
Tuyệt nhiên, thế hệ nào cũng có những người quan tâm đến câu từ, ngữ nghĩa, và cũng có những người họ chẳng quan tâm.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top