Thảo luận Cách đi xe côn

hunglawyer

Xe buýt
Biển số
OF-52977
Ngày cấp bằng
16/12/09
Số km
802
Động cơ
460,300 Mã lực
Nơi ở
Đông Anh, Hà Nội
côn ra ga vào,chân số kết hợp tay côn nhịp nhàng thôi
Nhà cháu chỉ dùng khi khởi động. Còn khi chạy rồi thì khỏi cần côn luôn :) . Tất nhiên, chỉ hạn chế trong trường hợp tay trái không dùng được côn thôi vì nếu về hoặc vào số chết thì hay bị giật nếu không đi quen.
 

Ông Lão

Xe tăng
Biển số
OF-363820
Ngày cấp bằng
21/4/15
Số km
1,203
Động cơ
269,261 Mã lực
Nơi ở
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
xe e kết cấu hộp số thằng 1 N 2345
e toàn lên thằng 2 để đi, ít dùng 1 (gần như chưa dùng, vì ở HN thì có đi đoạn nào căng thẳng đâu)
liệu có sao ko các cụ nhỉ
 

hornet_600

Xe tăng
Biển số
OF-375746
Ngày cấp bằng
30/7/15
Số km
1,843
Động cơ
265,757 Mã lực
Nơi ở
everywhere
Nhà cháu chỉ dùng khi khởi động. Còn khi chạy rồi thì khỏi cần côn luôn :) . Tất nhiên, chỉ hạn chế trong trường hợp tay trái không dùng được côn thôi vì nếu về hoặc vào số chết thì hay bị giật nếu không đi quen.
vào côn sống hại lắm
 

thotn

Đi bộ
Biển số
OF-318315
Ngày cấp bằng
4/5/14
Số km
7
Động cơ
292,370 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Với mấy xe PKL tầm 800 phân khối khi bạn nổ máy bóp côn vào số 1 xong chỉ cần thả nhẹ côn ra xe đã tự bon rồi. Nhớ đừng ga trước xong mới nhả côn là toi đấy
 

Trungbeokaka

Xì hơi lốp
Biển số
OF-361771
Ngày cấp bằng
6/4/15
Số km
490
Động cơ
263,520 Mã lực
cách chạy i chang 4 bánh mà Cụ,
 

raisomoon

Xe tăng
Biển số
OF-28345
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
1,365
Động cơ
458,092 Mã lực
xe e kết cấu hộp số thằng 1 N 2345
e toàn lên thằng 2 để đi, ít dùng 1 (gần như chưa dùng, vì ở HN thì có đi đoạn nào căng thẳng đâu)
liệu có sao ko các cụ nhỉ
Híc, em thì ngược với cụ, em chạy nội thị phần lớn chạy số 1, đại loại lên 50km/h em mới nhảy số 2, còn đường ngon thoáng vít lên trên 8-90 thì e đá số 3...

Dĩ nhiên đã lên 2 rồi thì bao giờ mất tốc độ về dưới 20 thì e thấy xe hết đà mới nhảy lại về 1. Đại loại là em thích đi số thấp cho bốc và máy bền.

Xe em 850cc ạ. Cũng tuỳ cảm giác vòng tua máy của từng nài nữa cơ, ko có công thức cho mọi xe
 

Ông Lão

Xe tăng
Biển số
OF-363820
Ngày cấp bằng
21/4/15
Số km
1,203
Động cơ
269,261 Mã lực
Nơi ở
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Híc, em thì ngược với cụ, em chạy nội thị phần lớn chạy số 1, đại loại lên 50km/h em mới nhảy số 2, còn đường ngon thoáng vít lên trên 8-90 thì e đá số 3...

Dĩ nhiên đã lên 2 rồi thì bao giờ mất tốc độ về dưới 20 thì e thấy xe hết đà mới nhảy lại về 1. Đại loại là em thích đi số thấp cho bốc và máy bền.

Xe em 850cc ạ. Cũng tuỳ cảm giác vòng tua máy của từng nài nữa cơ, ko có công thức cho mọi xe
vâng, e nghĩ cũng là cảm giác vòng tua thôi
xe e còi chứ ko phải pkl :( chứ e cũng thích đi số thấp trong nội thành
 

bourdinnguyen

Xe buýt
Biển số
OF-84662
Ngày cấp bằng
9/2/11
Số km
792
Động cơ
418,262 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
Hai nguyên tắc cơ bản cách chạy xe côn tay:
1/ Thao tác bóp côn: "bóp nhanh thả từ từ" tức là khi bóp côn phải nhanh và dứt khoát. Ngược lại khi nhả côn thì nhả từ từ để tránh tình trạng bị giật (bốc đầu).


2/ Thao tác về số: ”vận tốc nào thì số đó“ tức là vận tốc nhỏ thì đi số nhỏ để tránh tình trạng tắt máy và còn để tiết kiệm xăng thông thường thì từ 0 km/h – 10km/h đi số 1, từ 10km/h – 30 km/h đi số 2, từ 30km/h – 50km/h đi số 3 , từ 50km/h - 80km/h đi số 4, trên 80km/h đi số 5 hoặc 6 (nếu có).

Bài tập thực hành cách chạy xe côn tay:
Nổ máy ( bằng đề hoặc cần đạp ) chờ cho máy về galtanty.
Nhích một chút ga và nhả từ từ tay côn, nếu nhả nhanh là chết máy. Khi nhả côn từ từ thì xe sẽ dần dần dịch chuyển, lúc này nhích tiếp ga sao cho ga lên một chút thì tay côn nhả ra 1 chút.
Trường hợp này có hai hiện tượng nếu nhả côn nhanh thì làm cho xe bi giật mạnh.
Nếu nhả côn chậm thì làm cho xe đi hơi bị sựng lại. Tốt nhất là nhả ra đều tay (khi chạy quen thì chuyện này thật là rất dễ dàng).
Đi đc 1 đoạn thì vào tiếp số 2 (móc cần số lên hay đạp cần số xuống) , ko khác gì xe thường chỉ phải bóp côn ( nếu đi quen xe và thành thục thì có thể ko dùng đến tay côn mà vẫn vào số ngọt ngào )
Cứ thế tương tự cho các số 3, 4, 5, 6 (nếu có).


Một vài điểm cần lưu ý khi chạy xe côn tay(mẹo) :
- Khi dừng đèn đỏ có nghĩa chúng ta đang dừng lại với tốc độ bằng 0km/h và theo qui cách vận hành khi xe dừng lại hẳn chúng ta sẽ cho số về số 0 và khi bắt đầu chạy là số 1,nếu không trả về số 0 thì không thể nhả tay côn vì sẽ tắt máy. ( tùy thuộc vào tâm lý người lái).

- Bóp côn là nhằm tách ly hợp của máy, để vào số (xe tự động cũng có côn, nhưng nó đã kết hợp cả 2 vào một, bạn đã bao giờ âm côn để thả dốc chưa?), nếu không bóp côn mà vào số thì rất dễ làm mòn các chi tiết của hộp số và làm mòn bố nồi.

- Khi đang chạy mà bốp tay côn thì tốc độ xe sẽ giảm dần đến khi dừng lại nếu vẫn còn bốp tay côn nhưng nếu không giảm ga thì pitong vẫn làm việc với vận tốc lúc chưa bốp côn. Thông thường khi đang chạy bốp côn đột ngột thi tay ga phải giảm. đó là phản xạ có điều kiện.

- Bị đứt dây côn: Để ý rằng khi xe đang nổ máy, ta có thể vào số, trả số, mà không cần phải bóp côn, một cách êm ái tùy sự khéo léo của người điều khiển ở tất cả các số trừ khi vào số 1. Kỹ thuật này gọi nôm na là đi côn sống, dựa trên đặc điểm là khi vòng tua máy tương hợp với tốc độ xe thì côn hầu như không còn bám nữa, cho nên chuyển số rất nhẹ nhàng, ít giật hoặc lực khực. Vấn đề khó nhất là làm sao vào được số 1 để đề-ba mà xe không bị tắt máy hoặc giựt ta bật ngửa.

- Bị đứt dây ga: Cái này khá đơn giản, chỉ cần vặn ốc chỉnh ga-răng-ti ở bình xăng con cho ga cao thêm là có thể chạy với tốc độ 30-40 km/h.
Cùng xem clip hướng dẫn nhé:
 

bourdinnguyen

Xe buýt
Biển số
OF-84662
Ngày cấp bằng
9/2/11
Số km
792
Động cơ
418,262 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
Có 2 nguyên tắc cần ghi nhớ khi chạy xe côn tay:

1. Bóp côn vào nhanh và nhả ra tử từ. Khi bóp côn để vào số thì phải bóp nhanh và dứt khoát. Ngược lại thì nhả côn để cho xe chạy thì phải nhả từ từ, để tránh tình trạng xe bị giật, có thể là bốc đầu nếu xe mạnh, hoặc tắt máy nếu xe yếu, hoặc đang để số lớn.



Lúc trước mình đi học lái xe ô tô thì thầy có dạy một câu đó là “Côn ra thì ga vào.” Nghĩa là khi tay trái nhả côn thì đồng thời tay phải phải tăng ga. Các bạn mới tập chạy xe côn tay cũng cần nhớ câu này.



2. Xe ở vận tốc nào thì chạy ở số đó. Nghĩa là xe chạy càng chậm, vận tốc càng nhỏ thì cần phải đi số nhỏ để tránh xe bị tắt máy, ngoài ra còn giúp tiết kiệm xăng. Các mức tốc độ tương ứng với cấp số cần lưu ý là:

+ 0 - 10 km/h đi số 1.
+ 10 - 30 km/h đi số 2.
+ 30 - 50 km/h đi số 3.
+ 50 - 80 km/h đi số 4.
+ Trên 80 km/h đi số 5 hoặc 6 (nếu có).



3. Cấu trúc hộp số của các xe mô tô sử dụng côn tay đa số là 1 thì dậm tới, và các cấp còn lại là móc ngược, hoặc dậm nửa sau của cần số xuống. Khi trả số thì chúng ta làm ngược lại.



Thực hành:

1. XUẤT PHÁT:

Trả số về số 0 trước khi nổ máy. Sau khi đã nổ máy xe, bóp hết côn và dậm cần số về phía trước để vào số 1. Nhả tay côn từ từ, cho tới khi cảm giác xe hơi chồm về phía trước, nhích nhẹ tay ga và bắt đầu xuất phát.

Với những bạn mới tập lái xe côn tay thì nên để ga-răng-ti lớn hơn một chút so với bình thường để ít bị tắt máy hơn. Tuy nhiên khi đã chạy thành thục thì nên chỉnh lại mức cân bằng.

2. SANG SỐ VÀ VỀ SỐ

Sau khi xe đã di chuyển được một đoạn, và tốc độ đạt đủ mức để sang số thì các bạn cần bóp côn, đồng thời nhả hết ga, sau đó móc ngược cần số về sau (hoặc dậm nửa sau) để vào số 2. Lúc này các bạn cũng cần nhả côn nhịp nhàng như khi xuất phát.



Có 2 lỗi dễ bị mắc phải lúc chuyển số trên xe côn tay đó là nếu nhả côn quá nhanh thì xe sẽ bị giật mạnh, còn nếu nhả chậm thì xe sẽ hơi bị đuối đà, hoặc giật giật.

Với việc về số thì chúng ta cũng cần những thao tác tương tự, đó là bóp côn rồi đạp về số mong muốn. Lúc này thì hành trình đạp cần số sẽ ngược lại so với lúc sang số. Ví dụ từ số 4 muốn về số 3 thì đạp cần số về phía trước.

3. TRẢ SỐ VỀ SỐ 0

Để trả số về số 0 thì bạn cần bóp côn và dậm hết cần số về phía trước, lúc này hộp số sẽ ở cấp số 1. Sau đó bạn móc nhẹ 1/2 cần số về phía sau, xe sẽ về số 0, lưu ý nếu sẽ đang dừng ở ga-răng-ti thì bạn cần hơi vặn nhẹ tay ga, xe sẽ dễ về số hơn.

Nếu bạn quen xe thì có thể trả về số 0 ngay ở cấp số 2. Nghĩa là khi xe ở số 2, bạn đạp cần số 1/2 hành trình về phía trước, xe sẽ chuyển về số 0.



Lưu ý khi trả số thì cần để ý tốc độ và cấp số. Nếu giảm số nhanh khi xe vẫn đang ở tốc độ cao thì xe sẽ bị ghì lại. Tuy nhiên nếu bạn đã quen với xe tay côn thì đây cũng là một cách giảm tốc độ mà không cần dùng phanh.

4. LƯU Ý

Khi xe dừng hẳn thì chúng ta cần trả số về số 0 rồi mới nhả tay côn vì nếu nhả côn ngay khi còn số sẽ khiến xe bị chết máy. Ví dụ lúc dừng xe ở đèn đỏ, tức là vận tốc xe bằng 0 km/h, lúc này cần trả số về 0 và khi xuất phát trở lại thì vào số 1. Còn nếu bạn vẫn muốn để xe ở số 1 thì tay phải bóp và giữ côn.



Khi xe đang có đà, bạn có thể bóp tay côn và nhả hết ga để xe chạy theo trớn. Lúc này thì ly hợp bị ngắt hoàn toàn, động cơ sẽ không truyền động nữa. Nếu bạn không nhả côn thì xe sẽ chạy cho đến khi nào hết đà thì dừng lại.

Có thể bạn sẽ nghe một số người nói rằng là có thể vào số ngay cả khi không cần bóp côn. Tuy nhiên cách này là dành cho những ai đã rất nhuần nhuyễn việc đi xe côn tay. Còn với những người mới chạy xe côn tay thì nên sử dụng côn khi vào số, nếu không sẽ rất dễ làm mòn các chi tiết của hộp số, làm mòn bố nồi, nếu xui thì còn có thể bị vỡ hộp số.

Các bạn mới tập chạy xe côn tay nên chọn xe có phân khối nhỏ để đảm bảo an toàn, đừng chủ quan mà chọn những chiếc mô tô PKL cỡ 800cc hoặc 1000cc. Những chiếc PKL cỡ 800cc hay 1000cc vừa mạnh, vừa nặng, vì thế sẽ khó làm chủ xe hơn, nếu bạn không quen điều khiển có thể gây ra tai nạn.

Các bạn càng chạy nhiều thì khả năng làm chủ chiếc xe càng lớn, việc kết hợp giữa côn và ga sẽ càng nhịp nhàng hơn, vì thế thực hành rất là cần thiết. Chúc các bạn lái xe vui vẻ và an toàn.
 

bourdinnguyen

Xe buýt
Biển số
OF-84662
Ngày cấp bằng
9/2/11
Số km
792
Động cơ
418,262 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
Xe côn tay - phải biết dùng 'chiêu' mới thấy thú
Nếu chỉ quan niệm côn dùng để vào số sẽ không thể hiểu được cái thú của người đi xe côn tay hoặc số sàn.
Năm 1975, lần đầu tôi tiếp xúc các loại xe máy từ côn tay, ga, côn tự động. Xe côn tự động phổ thông nhất hồi đó là xe 50 phân khối, gọi là xe dam hay Honda nữ. Xe côn tay phổ thông nhất là Honda 67, trên đó là Honda 90. Vespa, Sprint, Lambretta hồi đó được coi là "quý tộc". Thời đó, thực sự xe côn dành cho nam giới, xe côn tự động của phụ nữ nên Honda 50 mới có tên là xe dam hoặc Honda nữ. Tuy nhiên cũng có những chị em cưỡi 67 trông rất ngầu mà đẹp.

Qua năm tháng, tôi thấy xe côn tay thực sự có nhiều ưu điểm. Bởi thế nhiều lần đổi đời vẫn thích Honda 67, Win 100, Dealim 125 và giờ là Yamaha FZ16. Ôtô thì vẫn số sàn. Chỉ có điều bạn phải hiểu những ưu điểm để khai thác nó, phải biết dùng “chiêu".


Xe côn tay như Exciter đang trở lại sôi động trong vài năm gần đây.

Nếu quan niệm côn chỉ để vào số thì không có gì để nói cả. Giống như ngựa hay mà không biết huấn luyện sẽ chỉ là ngựa thường. Qua bài này xin chia sẻ với bạn đọc kinh nghiệm sử dụng xe côn.

Loại bỏ cảm giác giật khi đường xấu

Gặp đường xấu, người đi xe ga hay côn tự động cảm thấy bị giằng giật dù giảm tốc. Người ngồi ôtô ngoài mệt mỏi còn có thể bị say. Nhưng với xe côn chỉ cần cắt côn khi xe hụt xuống, nhả ra khi nó nhoi nên sẽ giảm giằng giật. Nếu chạy nhanh có đủ trớn qua mô thì cứ cắt côn vượt qua, tùy cảm nhận tốc độ và tình trạng mặt đường. Ấn nhả côn, ga nhịp nhàng tùy tốc độ. Nếu kỹ thuật tốt thì xe vượt qua đường xấu trơn tru hơn rất nhiều.

Trường hợp mang tải lớn vượt đường xấu nếu không sử dụng kỹ năng này, hoặc tốc độ không hợp lý sẽ gây giật mạnh. Phản lực từ đường có thể phá vỡ hộp số hoặc gẫy trục láp.

Vượt đường lầy

Trên đường lầy lội, vào số thấp rồi nhấn ga cố vượt qua đôi khi làm bánh chìm sâu hơn trong vũng lầy. Nếu làm cách thông thường mà xe chìm sâu hơn hãy sử dụng phương pháp "Triệu Tử Long cứu chúa khi ngựa sa xuống hố". Đạp côn, về số 1, nhấn ga hết cỡ, nhả côn nhẹ khi bạn cảm thấy đã ăn với máy, bánh xe hơi quay thì lập tức nhả côn nhanh để làm cú nhảy vọt giống như Triệu Tử Long quẩn cho con ngựa cú roi bất ngờ để nó chồm lên vọt qua hố sâu. Ôtô hay xe máy đều làm phương pháp như vậy.

Thoát ổ gà

Triệu Tử Long dùng phương pháp rất hay nhưng người ta bình rằng nếu không có ngựa tốt thì cũng chẳng có hiệu quả. Vì vậy chiếc xe côn của bạn trong trường hợp này nó chính là con ngựa tốt giúp bạn thoát khỏi cảnh nằm lại giữa rừng hoặc cánh đồng mông quạnh nào đó.

Vượt "sông" bất đắc dĩ

Vào mùa mưa nhiều khi ngay trong thành phố vẫn phải vượt "sông" bất đắc dĩ. Các đoạn xe nối đuôi nhau, làn sóng nước đôi khi khiến xe chết máy, khởi động lại ở ngay chỗ ngập thật nguy hiểm. Những lúc thế này mới thấy giá trị. Chỉ cần âm côn, rú ga, nhả côn nhích tới nếu thấy xe rung có xu hướng lịm thì ngay lập tức đạp côn. Cứ làm như vậy để vượt.

Tránh tai nạn bất ngờ

Đang chạy với tốc độ cao, bất ngờ gặp ổ gà hay "sóng lượn trâu" phanh không kịp và ít có tác dụng. Hãy bóp côn giữ chặt tay lái, nhiệm vụ còn lại để xem lực đó có hất văng bạn vào lề đường không? Thông thường cách này xe côn sẽ thoát. Với xe ga hoặc côn tự động giữ chặt tay lái đồng nghĩa với không giảm ga đôi khi còn tăng ga làm lực giật còn tăng mạnh hơn và chắc hẳn sẽ dễ bị "ăn trầu".

Nhiều người nói rằng khi tông vào chó đến 99,9 % bạn bị hạ. Thế nhưng với phản xạ trên tôi từng thoát nạn. Hồi ấy, tôi đang cưỡi em Honda 67 chạy tốc độ 60 km/h bất ngờ tôi đâm vào một chú chó. Đến giờ nghĩ lại, tôi nghĩ nếu lúc chạy Honda 50 không ngã gãy tay, gãy chân thì cũng "mẻ" trán.

Khó chiều ngựa quý khi say

Nếu chẳng may quá chén say khướt, và cầm cương chú ngựa khó tính như xe côn, tôi tin chắc bạn sẽ không thể về nhà được. Còn với cái tính dễ dãi của xe máy ga hoặc xe số tự động đôi khi lại dẫn "chàng say' tới thẳng bệnh viện.
 

MasterUW

Xe hơi
Biển số
OF-424028
Ngày cấp bằng
22/5/16
Số km
111
Động cơ
218,620 Mã lực
Bài hướng dẫn đầy đủ và chi tiết quá ạ.
 

thinhvi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-419152
Ngày cấp bằng
26/4/16
Số km
109
Động cơ
221,100 Mã lực
Để bền thì nên đi đúng số, phù hợp với địa hình. Mấy bác có tiền mua xe mới mà không biết đi thì cũng
ngang phá xe. Đầu tiên phải bóp côn dứt khoát, lên ít ga sau đó nhả côn từ từ thấy côn bám, xe di chuyển thì nhả hẳn, khi xe đã di chuyển rồi bạn có thể nhả côn nhanh hơn, lúc thay đổi số bạn cần nhớ đồng tốc tua máy với tốc độ xe vào số sẽ êm, đỡ hại máy. Một số người thích đá số sống, kiểu này cũng được nhưng không quen dễ hỏng số với lại có tay côn cần gì phải đá số sống. Lúc xuống số vd từ 5-4-3 bạn nên ga lên một chút vào số sẽ êm hơn không bị giật xe, lết bánh!
kinh nghiệm rất hay, cảm ơn cụ :))
 

HĐN

Xe hơi
Biển số
OF-462043
Ngày cấp bằng
17/10/16
Số km
138
Động cơ
204,115 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân, Hà Nội
Cảm ơn kinh nghiệm của cụ ạ! :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top