[Funland] Cách can thiệp bé tự kỷ

xuandai

Xe buýt
Biển số
OF-38795
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
775
Động cơ
179,625 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em cũng có bé 11 tuổi, nhẹ hơn con cụ Công Minh HN nhiều, em cũng cho đi khám, can thiệp và trao đổi với bác sỹ tâm lý. Nên hoàn toàn đồng ý với quan điểm của cụ Công Minh HN về nguyên nhân và cách khắc phục.
Em note lại một số ý thế này:
- Về nguyên nhân: không hẳn do xem tivi, điện thoại, nên gia đình đừng nghe một số người nói lại quy lỗi cho người trông cháu.
- Chữa tự kỷ/tăng động: Gần như ko có hy vọng con mình đc như các bạn bình thường, mình phải xác định con mình ở đâu, và ghi nhận từng tiến bộ nhỏ nhất của con.
- Nên làm gì: Tạo môi trường đi con giao tiếp nhiều: cho đi chơi ở những chỗ nhiều trẻ em chơi, bố/mẹ người thân phải ở cùng chơi cùng con (có thể rất nhanh con sẽ quay ra đánh bạn)
Tìm hiểu xem con thích gì: vẽ, đọc sách (con nhà em thích đọc sách khoa học, con nhà mợ chủ thì có thể cho con xem tranh rồi giải thích), chơi đồ chơi công nghệ (kiểu như thích quay bánh xe hơn là để nó tự chạy), Đàn, hát ,... => Cho con phát triển theo hướng thế mạnh của con. Mọi người hay nói người không bình thường sẽ có năng khiếu đăng biệt ở một mảng nào đó mà.

- Ở HN có trung tâm Hừng Đông (trước con em học), có thể SG chỗ mợ cũng có trung tâm tương tự, mợ cho con đến trung tâm sẽ tốt hơn kèm riêng ở nhà, ở TT thày/cô sẽ nói con nghe hơn, tạo được tâm lý hòa nhập hơn, và tư vấn cho mình cách chăm con tốt hơn
 

Huyphucru

Xe tải
Biển số
OF-114390
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
369
Động cơ
388,061 Mã lực
Chào cụ!

Em có con tự kỷ rất nặng (cháu đã hơn 10 tuổi mà đến giờ chưa biết nói bất cứ một từ nào) xin chia sẻ đôi điều với cụ:

- Bé nhà cụ thì khả năng cao là tự kỷ rồi tuy nhiên tự kỷ có rất nhiều dạng, nặng - nhẹ khác nhau. Chẳng hạn như con em là thuộc diện cực nặng, chiếm số ít (vì không có ngôn ngữ) còn lại thì đa phần các bé tự kỷ vẫn có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ (tất nhiên cũng tùy mức độ, có cháu nói nhưng là nói vu vơ, không có chủ đích).

- Theo quan điểm của em thì cái đầu tiên là vấn đề ngôn ngữ. Nếu giải quyết được việc này thì mấy vấn đề khác sẽ cải thiện dần dần, tất nhiên mình đừng kỳ vọng cháu nó sẽ như người bình thường vì nếu thực sự là tự kỷ, chắc chắn không bao giờ thành một người bình thường xét trên đầy đủ mọi yếu tố. Như kinh nghiệm của em và cũng do học được từ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì nói sớm hay nói chậm không quan trọng bằng việc nhận thức của trẻ. Cái nhận thức ở đây chủ yếu là nhận thức tự thân.

Em lấy ví dụ trẻ bình thường thì đôi khi cụ chẳng cần phải dạy, bé vẫn biết cái này cái kia xung quanh bé, biết về tên cũng như công dụng. Nếu trẻ bình thường ở chuyện này thì em tin sớm muộn sẽ biết nói. Vậy cụ thử xem bây giờ nhận thức của bé nhà cụ như thế nào. Chẳng hạn bảo bé chỉ ông - bà bố mẹ hay các đồ vật xung quanh như bàn, ghế,....thì bé có làm được không. Lưu ý cái này là nhận thức tự thân nhé còn nếu được dạy câu chuyện sẽ khác.

Sở dĩ em nói như vậy là bé bị tự kỷ của em thì ngay cả nhận thức gần như không có. Tất nhiên bây giờ tuy không nói nhưng cháu đã biết nhiều song chủ yếu do nhà em dạy dỗ chứ không hẳn là bé tự biết. Thêm nữa tuy được dạy nhưng không phải lúc nào bé cũng làm đúng. Chẳng hạn bảo cháu đi lấy bát ăn cơm thì đôi khi vẫn lấy sang những thứ khác. Em còn 2 bé nữa và do các cháu hoàn toàn bình thường nên về nhận thức như em đề cập chẳng có vấn đề gì cả. Chính vì em có con cả tự kỷ lẫn bình thường nên thông qua quan sát sự phát triển của các bé, em đi đến kết luận như vậy.

- TỰ KỶ bây giờ đã được khoa học chứng minh là do một tổn thất bẩm sinh trong não bộ, hình thành từ lúc sinh ra chứ không phải do các yếu tố môi trường tạo ra đâu cụ nhé. Có chẳng các yếu tố môi trường chỉ làm bệnh nặng thêm chứ không thể sinh ra tự kỷ được như một số người vẫn quan điểm (chẳng hạn đổ lỗi cho tivi, các thiết bị công nghệ hay nhốt cháu ở nhà không cho giao tiếp với ai). Chỉ là khoa học đến giờ chưa thể chứng minh vì sao lại sinh ra căn bệnh này và cách chữa trị. Hiện tại ở Việt Nam đang có liệu pháp ghép tế bào gốc (bên Vinmec hình như đang mạnh về cái này) nhưng cũng đến giờ chưa ai chứng minh được liệu pháp này đạt kết quả. Có chăng chỉ là có bệnh thì ai cũng vái tứ phương và nghe đồn liệu pháp này làm càng sớm càng tốt. Cụ tham khảo thử.
Đấy tư vấn như Cụ/Mợ này thì chuẩn này....rất chia sẻ và lấy làm đáng tiếc với Bé nhà Cụ. Ở Việt Nam! chắc chưa có cơ sở đào tạo giáo viên chuyên biệt, nên Bố,Mẹ, người thân chính là những giáo viên tốt nhất, tự học, đọc và bằng tình thân mới hiểu cũng như hết lòng với bé được. Bồi đắp mỗi ngày một chút để Bé tiến bộ, sớm hoà nhập.
 

kia2008

Xe tải
Biển số
OF-321108
Ngày cấp bằng
26/5/14
Số km
353
Động cơ
293,287 Mã lực
Con mợ giống con nhà em 100% trừ vấn đề nói.
1. Bé rất khó tiếp cận những điều mới lạ. Con em h 3 tuổi mà ko biết uống cốc, ko biết ăn (chỉ uống sữa), ko biết hút, ko cho đánh răng. Bố nó cuống lên, cứ cách 1 tháng lại mang đi gặp bác sỹ. Nhưng mà e kệ nó, vẫn phát triển bình thưòng là được. Càng lớn khi nó hiểu biết hơn sẽ khá dần.

2. Ko có biểu hiện quyến luyến ba mẹ. Nếu mợ đi làm cả ngày thì nó ko quyến luyến đâu. Đặc biệt nếu mợ ko hay bế và cho nó đi chơi. Bé nhà em ở với bà ngoại cả ngày ở nhà, bà chơi với nó suốt ngày cũng ko hề thích bà. Bố thì coi như ng lạ. Nhưng mẹ dù về chơi 1 ngày có 1 tiếng nhưng bế suốt. Sáng ra cũng bế, bế đi loanh quanh nhà, đứng trước cửa nhà v..v., Thế là bé quấn mẹ kinh khủng luôn. Đứa thứ 1 nhà em từ 3 tháng đã ngủ riêng, 1 ngày chỉ gặp mẹ 30 phút nhưng bế suốt nên cũng cực kỳ quấn mẹ, trong khi ko theo ông, bà hay bố.

3. Xem tivi ở mức vừa phải rất tốt cho phát triển của bé. (ko xem ipad hoặc điện thoại vì ko tốt cho mắt). Tivi phải là các chương trình có tuơng tác, nói nhiều. Ngày nào em cũng bật cho bé xem tổng cộng phải 2-3 tiếng. Vì bà ở nhà nói với cháu chỉ loanh quanh ngữ cảnh trong nhà nên nó ko biết nhiều. Chứ xem tivi nó biết được bao nhiêu là thứ: núi, sông, tàu hoả, các con vật, máy bay v..v... 90% vốn từ trong giai đoạn đầu của con em toàn từ tivi. Nếu thằng lớn mà bật video nào ít nói hoặc nói khó hiểu là em bắt tắt vì ko có tác dụng gì. Ví dụ các video của Cocomelon, nó thích xem lắm mà học được rất nhiều.

4. Bé không biết dùng lời nói để diễn đạt yêu cầu. Con em toàn kêu i i mỗi lần muốn cái gì, thậm chí còn ko chỉ. Tự mẹ phải đoán ra thôi. Dạy chả có tác dụng gì. Nhưng gần 3 tuổi, nó nói tốt rồi thì tự bật thôi.

5. Bé sợ người lạ, sợ âm thanh lớn, sợ chỗ đông người, sợ không gian hẹp, gọi ko nghe. Thích các thứ quay là đặc tính chung của trẻ, nên các khu vui chơi luôn có mấy cái xoay xoay để chúng nó tự quay.

6. la hét, đập phá nếu ko được như ý. Cái này em nghĩ đa số bé trai sẽ như vậy

Thằng lớn 3 tuổi mới biết nói (nhưng giờ cực thông minh, học top của trưòng). Thằng bé hiểu biết chậm hơn các đứa xung quanh nhưng vẫn khá hơn anh nó nhiều nên em cũng ko quan tâm, tự nó phát triển.

Con của mợ chỉ có biểu hiện lạ duy nhất là tự nhiên không nói, có thể là dấu hiệu của tự kỷ (em ko khẳng định). Mợ xem làm cách nào phát huy được ko. Ví dụ dạy các từ mới là bé ko thích đâu (bé nhà em nếu ko thích thì còn lâu mới học, từ mới toàn do xem tivi hoặc chơi với anh trai). Phải trong hoàn cảnh bé thích bé mới chịu tiếp thu.

Đi học cũng rất quan trọng, có bạn chơi, có môi trưòng giao tiếp sẽ tăng khả năng của bé. Theo ý kiến cá nhân em thì mợ đăng ký ngay lập tức nhà trẻ nào cũng được cho bé quen dần. Các trung tâm cho trẻ tự kỷ thì để tìm hiểu dần
 

Công Minh HN

Xe tải
Biển số
OF-653030
Ngày cấp bằng
16/5/19
Số km
232
Động cơ
113,028 Mã lực
Tuổi
43
Chưa sẻ với cụ, dựa trên những hành vi mà cụ nêu trên e thấy bé nhà cụ không phải bị tự kỷ đâu, con e lúc gần 2 tuổi cũng có những biểu hiện bất thường, e cho đi test ở viện Nhi các bác sĩ cũng kết luận là tự kỷ, vợ em lúc đấy rất suy sụp. Em có đọc thêm sách tìm hiểu thì thấy rằng nếu cứ đánh giá nhanh theo cách khám của viện thì hầu như trẻ hơi bất thường 1 chút cũng sẽ có kết luận là tự kỉ. Bằng sự tiếp xúc và giao tiếp hàng ngày e nhận định con mình không tự kỷ mà cảm thấy con nhận thức thế giới quan chậm so với các bạn. Sau đó e cho bé đi học chuyên biệt với cô giáo, ngoài ra trong cuộc sống hàng ngày e cũng để ý rèn luyện cho bé. Hay cho bé ra nơi đông người như công viên, khu vui chơi,....tiếp xúc trò chuyện với nhiều người, dần dần dạy bé những kỹ năng của trẻ e cùng tuổi. Sau khoảng 6 tháng học chuyên biệt thì cô giáo nói con e không phải bị tự kỷ mà bé có cá tính mạnh hơn các bạn khác nên có những thứ bạn muốn tự mình làm, tự mình học hỏi hơn là nghe người khác dạy. Từ đó cô k dạy bé nữa mà khuyên bố mẹ tự dạy bé ở nhà. Giờ bé sắp vào lớp 1, phát triển rất tốt về các mặt, đặc biệt về khả năng học tiếng Anh. Vì vậy cụ nên bình tĩnh đánh giá, không nên quá hoang mang, tìm cho bé một cô giáo dạy chuyên biệt để vừa dạy vừa để cô giáo đánh giá đưa ra những lời khuyên phù hợp.
Đúng rồi cụ ơi. Em nói thật chẳng phải chê bai gì nhiều ông bác sỹ, chuyên gia chẳng rõ có phải bệnh nghề nghiệp hay không mà nhìn đâu cũng ra tự kỷ hoặc do thời gian tiếp xúc quá ít nên nhiều khi kết luận bừa. Em nhớ lại câu chuyện một đồng nghiệp cũ của em có con gái cũng có vài biểu hiện được xem là không như bình thường. Thế là được một bà cô ruột hẳn hoi được xem là chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm phán câu xanh rờn là bé bị tự kỷ rất nặng, chúng mày không cẩn thận là toi.

Vợ chồng nhà này cũng khóc hết nước mắt nhưng sau nhớ ra là vợ chồng em có con bị tự kỷ nặng nên gọi điện thoại hỏi han. Sau khi hỏi xong mới ra là trẻ bình thường, chỉ là gia đình chiều quá mà thôi nên bị một số biểu hiện như tự kỷ. Thế là vợ chồng em khuyên là cho đi mẫu giáo, thậm chí nhét vào trường công (vì đòi hỏi yếu tố tự lập tự làm rất cao chứ không làm hộ như trường tư), trong cách giao tiếp với cháu thì tuyệt đối không được chiều kể cả khóc lóc cũng kệ. Thế là một thời gian đâu vào đấy hết. Suy ra là bé có bị tự kỷ đâu nhưng bị chuyên gia giàu kinh nghiệm, lại còn là người thân phán câu xanh rờn. Sau em không hỏi lại là chuyên gia đó khi thấy cháu mình như thế có ý kiến ý cò gì không.

Nên em khẳng định lại là yếu tố quan trọng nhất xác định trẻ tự kỷ hay không, nặng hay nhẹ nằm ở vấn đề NHẬN THỨC. Trẻ nhận thức bình thường thì sẽ là bình thường, có chăng nhanh hay chậm, kém hay giỏi hơn các bạn khác về một số kỹ năng (vận động, giao tiếp, nói năng).
 

ACDELCO434

Xe điện
Biển số
OF-394468
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
2,345
Động cơ
256,224 Mã lực
Đúng rồi cụ ơi. Em nói thật chẳng phải chê bai gì nhiều ông bác sỹ, chuyên gia chẳng rõ có phải bệnh nghề nghiệp hay không mà nhìn đâu cũng ra tự kỷ hoặc do thời gian tiếp xúc quá ít nên nhiều khi kết luận bừa. Em nhớ lại câu chuyện một đồng nghiệp cũ của em có con gái cũng có vài biểu hiện được xem là không như bình thường. Thế là được một bà cô ruột hẳn hoi được xem là chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm phán câu xanh rờn là bé bị tự kỷ rất nặng, chúng mày không cẩn thận là toi.

Vợ chồng nhà này cũng khóc hết nước mắt nhưng sau nhớ ra là vợ chồng em có con bị tự kỷ nặng nên gọi điện thoại hỏi han. Sau khi hỏi xong mới ra là trẻ bình thường, chỉ là gia đình chiều quá mà thôi nên bị một số biểu hiện như tự kỷ. Thế là vợ chồng em khuyên là cho đi mẫu giáo, thậm chí nhét vào trường công (vì đòi hỏi yếu tố tự lập tự làm rất cao chứ không làm hộ như trường tư), trong cách giao tiếp với cháu thì tuyệt đối không được chiều kể cả khóc lóc cũng kệ. Thế là một thời gian đâu vào đấy hết. Suy ra là bé có bị tự kỷ đâu nhưng bị chuyên gia giàu kinh nghiệm, lại còn là người thân phán câu xanh rờn. Sau em không hỏi lại là chuyên gia đó khi thấy cháu mình như thế có ý kiến ý cò gì không.

Nên em khẳng định lại là yếu tố quan trọng nhất xác định trẻ tự kỷ hay không, nặng hay nhẹ nằm ở vấn đề NHẬN THỨC. Trẻ nhận thức bình thường thì sẽ là bình thường, có chăng nhanh hay chậm, kém hay giỏi hơn các bạn khác về một số kỹ năng (vận động, giao tiếp, nói năng).
Nhiều chuyên gia tự phong và thậm chí chưa trải qua việc chăm sóc điều trị trẻ thuộc dạng này nên hay phán lung tung. Phải cho gặp trực tiếp, quan sát, trao đổi, và làm nhiều thủ thuật khác thì mới biết. Đến những giáo viên chuyên dạy cho trẻ như vậy họ cũng cần phải gặp trực tiếp để đánh giá mức độ. Những phụ huynh có con bị bệnh này, trải qua thời gian với con và gặp nhiều cảnh với nhiều mức độ khác nhau thì họ hiểu rõ hơn nên có đánh gia chuẩn hơn.
 
Biển số
OF-772862
Ngày cấp bằng
31/3/21
Số km
36
Động cơ
40,367 Mã lực
Tuổi
32
Chưa sẻ với cụ, dựa trên những hành vi mà cụ nêu trên e thấy bé nhà cụ không phải bị tự kỷ đâu, con e lúc gần 2 tuổi cũng có những biểu hiện bất thường, e cho đi test ở viện Nhi các bác sĩ cũng kết luận là tự kỷ, vợ em lúc đấy rất suy sụp. Em có đọc thêm sách tìm hiểu thì thấy rằng nếu cứ đánh giá nhanh theo cách khám của viện thì hầu như trẻ hơi bất thường 1 chút cũng sẽ có kết luận là tự kỉ. Bằng sự tiếp xúc và giao tiếp hàng ngày e nhận định con mình không tự kỷ mà cảm thấy con nhận thức thế giới quan chậm so với các bạn. Sau đó e cho bé đi học chuyên biệt với cô giáo, ngoài ra trong cuộc sống hàng ngày e cũng để ý rèn luyện cho bé. Hay cho bé ra nơi đông người như công viên, khu vui chơi,....tiếp xúc trò chuyện với nhiều người, dần dần dạy bé những kỹ năng của trẻ e cùng tuổi. Sau khoảng 6 tháng học chuyên biệt thì cô giáo nói con e không phải bị tự kỷ mà bé có cá tính mạnh hơn các bạn khác nên có những thứ bạn muốn tự mình làm, tự mình học hỏi hơn là nghe người khác dạy. Từ đó cô k dạy bé nữa mà khuyên bố mẹ tự dạy bé ở nhà. Giờ bé sắp vào lớp 1, phát triển rất tốt về các mặt, đặc biệt về khả năng học tiếng Anh. Vì vậy cụ nên bình tĩnh đánh giá, không nên quá hoang mang, tìm cho bé một cô giáo dạy chuyên biệt để vừa dạy vừa để cô giáo đánh giá đưa ra những lời khuyên phù hợp.
Dạ, cảm ơn anh đã chia sẻ, con em cũng cá tính mạnh, tự chủ động làm theo ý thích , mọi thứ e dạy bé ko bao giờ làm ngay mà đợi 1 thời gian sau mới làm theo ạ. Nếu được, mong anh cho em xin fb, or zalo để đc anh chia sẻ thêm ạ
 

VCHDHN

Xe lăn
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
10,662
Động cơ
468,690 Mã lực
Từ thực tế quan sát trường hợp nhà có con tự kỷ mà em biết. Chỉ góp í với mợ 1 chi tiết, theo em là quan trọng: đó là không được dấu giếm bệnh. Không phải là đi khoe...:)), nhưng hãy để cộng đồng, những ng xung quanh biết. Từ đó cho con hòa nhập theo cách của nó:). Rất logic ở chỗ bệnh này là dạng khuyết tật thần kinh làm ảnh hưởng đến não bộ. Trẻ đã k bình thường ở nhận thức, giao tiếp....mà nhiều nhà vì ngại, lo sợ, ngượng.......mà dấu. Điều này càng khiến đứa trẻ thu mình, xa lánh cộng đồng:)
 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
8,962
Động cơ
2,950,243 Mã lực
Nơi ở
Internet
Xin chào các cụ/mợ:
Hiện em có 1 bé trai 28 tháng, đã đi test ở Nhi Đồng 1, Bs đưa ra kết luận bé chậm phát triển ngôn ngữ, giảm tương tác, rối loạn phát triển (em đưa đi test lúc 25 tháng).
Sau khi thức 2 ngày đọc thớt của cụ Godfather77 thì em lập nick và tạo thớt này, mong đc mọi người giúp đỡ chỉ em địa chỉ trung tâm can thiệp theo giờ hoặc mời cô giáo về nhà dạy can thiệp tại nhà ạ, em lên mạng đăng hỏi tìm giáo viên, nhưng quá nhiều người vào quảng cáo nên em cũng phân vân, chưa biết chọn chỗ nào? (Hiện e đã nghỉ làm vài tháng để theo dõi, tự dạy bé, nhưng thấy tiến triển chậm).
Nói sơ qua về bé nhà em:
- Em có cho bé đi học mầm non trường công, bé chống đối rất dữ, học 3 tuần vẫn không quen cô (bé rất khó giao tiếp, làm quen với người lạ) , tuyệt thực cả ngày, gào thét khàn tiếng đổ bệnh ra, nói chung là cô giáo bảo bé nhà e ko hợp tác nên sẽ trả lại cho gia đình.
- Về phần hành vi thì bé nhà em có biểu hiện và thói quen như sau:
* Bé rất khó tiếp cận những điều mới lạ khi đc dạy vd như tập hút ống hút (giờ vẫn ko chịu hút), tập mang giày, mang nón, mặc quần áo, đánh răng...nói tóm lại là lần đầu dạy bé các kỹ năng cơ bản thì rất cực, phải mất 1 thời gian dài bé mới chấp nhận.
* Từ nhỏ, bé cũng ko có biểu hiện quyến luyến ba mẹ, ba mẹ đi làm về thì ko chạy ra mừng (gần đây thì mới bắt đầu đòi mẹ).
* Bé biết bật âm từ 18 tháng, đọc đc rất nhiều thứ, biết tất cả tên con vật, tranh ảnh, lá quốc kì các nước trong sách vở em dạy cho bé, nhưng tới đoạn 24 tháng thì lại ko nói gì nữa, chỉ múa hát, đặc biệt thích múa, hát tiếng anh.
* Tần suất xem tv, điện thoại, khoảng 1 tiếng 1 ngày lúc cho ăn (mỗi bữa ăn xem 10ph để ăn) do trước kia em gởi cho bà để đi làm, bà dụ ăn bằng cách đó. Em hiện tại chưa cai đc vì bé chống đối dữ dội, nếu bỏ đói thì bé sẽ nhịn cho xỉu,hạ đường huyết luôn. ( nên e chỉ giảm tần suất xem tv,dt lúc cho ăn, giới hạn 1 ngày xem 1 tiếng).
* Bé chơi tất cả các loại xe có bánh bằng cách lật ngược xe lên, xoay mỗi bánh xe (gần đây thì biết chạy cót cho xe chạy bình thường).
* Bé không biết dùng lời nói để diễn đạt yêu cầu (vd bé muốn uống sữa thì chỉ cầm tay mẹ chỉ bình sữa miệng khóc đòi,chứ ko nói, dù em đã thị phạm rất nhiều lần cho bé).
* Bé đặc biệt thích nhìn quạt quay tròn, dạo này có bớt nhìn hơn, nhưng còn thích, bé cũng sợ âm thanh máy khoan, máy xay, máy đánh trứng.
Em chỉ kể sơ 1 vài vấn đề về bé, mong các cụ, mợ tư vấn, giới thiệu cô giáo về dạy can thiệp tại nhà mỗi chiều 1 2 tiếng (ban ngày em cũng cho bé đi học mầm non bình thường thôi ạ - do kinh tế cũng eo hẹp)
PS: Nhà em ở Bình Thạnh, gần chợ Bà Chiểu ạ, mong admin duyệt bài sớm giúp em để sớm tìm đc cô can thiệp cho bé ạ.
Em ủn lên và chúc mợ có thật nhiều động lực để đồng hành cùng con. Nghe kể thì em cũng chưa thấy có gì nghiêm trọng. Trước nhóc nhà em cũng thuộc dạng khó đi học mẫu giáo em phải chuyển lung tung cả, đưa đi muộn, đến đón sớm để làm quen. Hồi đấy em cũng không có chút kiến thức gì về vấn đề này, cộng với lúc đó cuộc sống cũng nhiều căng thẳng nói chung, nghĩ lại cũng thấy thiệt thòi cho con. Thế rồi nó vẫn lớn, vẫn ổn. Mợ cố gắng, nhưng cũng đừng lo lắng quá.
 

taychoiboi

Xe tải
Biển số
OF-70268
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
200
Động cơ
430,220 Mã lực
trước hết cụ phải hỏi lại rõ bác sĩ tình trạng cháu, các thông số denver II, sau đó cụ thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày của cháu, nếu cháu thích nói về chủ để gì thì cụ nắm bắt đc và nói chuyện với cháu về vấn đề đó rồi mở dần dần các chủ đề khác, nếu có đk thì cho cháu học với cô giáo riêng ngày khoảng 1h, sau khoảng 1 tháng test lại denver nếu có tiến triển thì nâng dần lên, chứ đừng chủ quan thấy các cháu bình thường rồi lại không can thiệp
 

Daisynguyen78

Xe buýt
Biển số
OF-656330
Ngày cấp bằng
20/5/19
Số km
681
Động cơ
102,404 Mã lực
em đã cho đi mẫu giáo trường công, nhưng bé ko hợp tác với cô ạ, còn về hành vi thì sàn nhà dơ hay chân dơ thì bé mới nhón chân, trò quay tròn bánh xe thì hồi lúc 1t hay chơi, giờ thỉnh thoảng mới chơi và chỉ chơi đc 1 2 lần rồi thôi, giao tiếp mắt kém, gọi ko quay lại, nhưng thỉnh thoảng em làm gì cho bé thì bé cảm thấy biết ơn mẹ và quay lại nhìn mẹ kiểu cảm kích, mừng rỡ
Sai lầm của em là khi biết con bị tự kỷ (tuy bị nhẹ hơn con của mợ) mà cho con đi học mẫu giáo (con đi học từ lúc 16 tháng). Vì khi đó con chưa biết cách chơi với bạn khác, chỉ thui thủi chơi một mình. Chỉ cần 1 cái ô tô hoặc cái nắp hộp là con có thể cầm chơi cả ngày. Các cô thấy con ngoan, không quấy, không phá, ăn ngủ tốt là ổn. Nhưng như vậy sẽ làm hại con mình.
4 tuổi, em quyết tâm cho con đi học can thiệp cả ngày ở trung tâm vì lúc đó con vẫn chưa nói đc. Mọi ng trong nhà đả kích em ghê lắm vì cứ bảo em lo lắng không đâu. Con trông nhanh nhẹn, thông minh và ngoan thế kia mà bảo con bị tự kỷ. Nó chỉ là chậm nói thôi. Nhưng em mặc kệ.
Học được 2 tháng thì con nói được 1 số từ, hay nhại lại lời, biết cách chơi hơn, có tiến bộ hơn,em mừng lắm.
Con được 5 tuổi (đúng dịch covid năm ngoái) thì em khó khăn nên xin về trường công học để giảm tải kinh tế. Khi đó con cũng hòa nhập chơi với bạn được một chút, biết cách chơi hơn, nói được nhiều hơn, nhưng vẫn có tình trạng nói linh tinh không rõ ý nghĩa, vẫn chưa hiểu được nhiều. Trí tuệ chỉ tầm đứa trẻ 2 tuổi.
Ở nhà em chơi cùng con nhiều, cho con đi ra ngoài chạy nhảy, vui đùa để con khám phá. Mua truyện tranh về đọc cho con, .....
Hiện giờ con em đã nói được nhiều hơn, hiểu được nhiều hơn, giờ cậu ấy còn đọc được chữ nữa. Nhưng so với các bạn cùng lứa tuổi thì cậu ấy chỉ bằng đứa 3 tuổi
Em vẫn đăng ký cho con đi học lớp 1 để cho con hòa nhập, nhưng vẫn xác định là con sẽ cực cực chậm so với các bạn, có thể ở lại lớp.
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
24,895
Động cơ
757,371 Mã lực
Đọc thớt này em thấy quan điểm của cụ Công Minh HN là rất chuẩn.
Có quá nhiều người thấy trẻ không bình thường là kết luận tự kỷ mà không cần quan tâm đó là do bẩm sinh hay tác động của xã hội.



PS: mà em thấy một số cha mẹ có con bị như thế này thì hình như họ cũng bị "tự kỷ" hay sao ấy. Chạm vào là xù lông nhím lên ngay.
 
Biển số
OF-772862
Ngày cấp bằng
31/3/21
Số km
36
Động cơ
40,367 Mã lực
Tuổi
32
Con mợ giống con nhà em 100% trừ vấn đề nói.
1. Bé rất khó tiếp cận những điều mới lạ. Con em h 3 tuổi mà ko biết uống cốc, ko biết ăn (chỉ uống sữa), ko biết hút, ko cho đánh răng. Bố nó cuống lên, cứ cách 1 tháng lại mang đi gặp bác sỹ. Nhưng mà e kệ nó, vẫn phát triển bình thưòng là được. Càng lớn khi nó hiểu biết hơn sẽ khá dần.

2. Ko có biểu hiện quyến luyến ba mẹ. Nếu mợ đi làm cả ngày thì nó ko quyến luyến đâu. Đặc biệt nếu mợ ko hay bế và cho nó đi chơi. Bé nhà em ở với bà ngoại cả ngày ở nhà, bà chơi với nó suốt ngày cũng ko hề thích bà. Bố thì coi như ng lạ. Nhưng mẹ dù về chơi 1 ngày có 1 tiếng nhưng bế suốt. Sáng ra cũng bế, bế đi loanh quanh nhà, đứng trước cửa nhà v..v., Thế là bé quấn mẹ kinh khủng luôn. Đứa thứ 1 nhà em từ 3 tháng đã ngủ riêng, 1 ngày chỉ gặp mẹ 30 phút nhưng bế suốt nên cũng cực kỳ quấn mẹ, trong khi ko theo ông, bà hay bố.

3. Xem tivi ở mức vừa phải rất tốt cho phát triển của bé. (ko xem ipad hoặc điện thoại vì ko tốt cho mắt). Tivi phải là các chương trình có tuơng tác, nói nhiều. Ngày nào em cũng bật cho bé xem tổng cộng phải 2-3 tiếng. Vì bà ở nhà nói với cháu chỉ loanh quanh ngữ cảnh trong nhà nên nó ko biết nhiều. Chứ xem tivi nó biết được bao nhiêu là thứ: núi, sông, tàu hoả, các con vật, máy bay v..v... 90% vốn từ trong giai đoạn đầu của con em toàn từ tivi. Nếu thằng lớn mà bật video nào ít nói hoặc nói khó hiểu là em bắt tắt vì ko có tác dụng gì. Ví dụ các video của Cocomelon, nó thích xem lắm mà học được rất nhiều.

4. Bé không biết dùng lời nói để diễn đạt yêu cầu. Con em toàn kêu i i mỗi lần muốn cái gì, thậm chí còn ko chỉ. Tự mẹ phải đoán ra thôi. Dạy chả có tác dụng gì. Nhưng gần 3 tuổi, nó nói tốt rồi thì tự bật thôi.

5. Bé sợ người lạ, sợ âm thanh lớn, sợ chỗ đông người, sợ không gian hẹp, gọi ko nghe. Thích các thứ quay là đặc tính chung của trẻ, nên các khu vui chơi luôn có mấy cái xoay xoay để chúng nó tự quay.

6. la hét, đập phá nếu ko được như ý. Cái này em nghĩ đa số bé trai sẽ như vậy

Thằng lớn 3 tuổi mới biết nói (nhưng giờ cực thông minh, học top của trưòng). Thằng bé hiểu biết chậm hơn các đứa xung quanh nhưng vẫn khá hơn anh nó nhiều nên em cũng ko quan tâm, tự nó phát triển.

Con của mợ chỉ có biểu hiện lạ duy nhất là tự nhiên không nói, có thể là dấu hiệu của tự kỷ (em ko khẳng định). Mợ xem làm cách nào phát huy được ko. Ví dụ dạy các từ mới là bé ko thích đâu (bé nhà em nếu ko thích thì còn lâu mới học, từ mới toàn do xem tivi hoặc chơi với anh trai). Phải trong hoàn cảnh bé thích bé mới chịu tiếp thu.

Đi học cũng rất quan trọng, có bạn chơi, có môi trưòng giao tiếp sẽ tăng khả năng của bé. Theo ý kiến cá nhân em thì mợ đăng ký ngay lập tức nhà trẻ nào cũng được cho bé quen dần. Các trung tâm cho trẻ tự kỷ thì để tìm hiểu dần
Em cũng thấy con em giống con mợ 100%, còn vấn đề nói thì bé ko tự chủ động đưa yêu cầu, nhưng vẫn bật âm nói đc và nhại theo lời nói khi bé thíc, nhưng bé giống tính con cụ hunter0710 , đó là cá tính quá mạnh, chỉ thích tự tìm tòi, và làm theo ý mình, em dạy bé khá nhiều, nhưng cả 1 thời gian sau bé mới làm theo (dù e đã ko dạy lại việc đó khá lâu rồi)
 

tieudaovnt

Xe tăng
Biển số
OF-371193
Ngày cấp bằng
22/6/15
Số km
1,839
Động cơ
271,915 Mã lực
Nhẹ thì đi học hoà nhập kèm can thiệp trên lớp hoặc giờ cá nhân 1-2h/ ngày. Nếu nặng thì nên đi vào trung tâm riêng biệt, sẽ học đầy đủ vận động, trị liệu, nhận thức, ngôn ngữ. Tuỳ tình trạng bé mà có chiến lược phù hợp.
 

ganghiadan

Xe buýt
Biển số
OF-135188
Ngày cấp bằng
20/3/12
Số km
658
Động cơ
289,100 Mã lực
em xin chia sẻ một chút vì con em cũng đã từng bị rối loạn ngôn ngữ và hành vi. Cháu có một số biểu hiện sau ở thời điểm 3 tuổi:
- chỉ nói được mấy từ: mẹ, đói, nước
- đi chơi ra ngoài đến giờ ko chịu về, bế về thì giãy dụa hoặc nằm lăn ra đất
- lúc bực mình thì cầm được đồ vật gì là ném hết
- chỉ làm theo ý của mình, khi người khác yêu cầu làm là chống đối
- rất hay đánh bạn, cào cấu bạn
- đang xem tắt TV là khóc, sáng dậy ko chịu đi học...
em có đưa cháu đến 1 trung tâm tư nhân để test; trước tiên cô hỏi cháu thích gì rồi đưa các flash card ra để hỏi; ví dụ đây là gì: nếu cháu trả lời được thì cô mới đưa cho cái cháu thích là ô tô để cháu chơi. Em thấy giống như cây gậy và củ cà rốt nên em ko thích lắm, lại đưa về.

Sau đó cô chủ trường mẫu giáo con em học mới giới thiệu một trung tâm khác, cô này là giảng viên tâm lý ở ĐHSP Đà Nẵng, khi em đưa cháu đến thì cô ấy cho cháu chơi với một cô khác và quan sát; sau đó cô ấy có trao đổi với em là trung tâm sẽ giúp cháu bằng phương pháp sử dụng tình yêu thương, em thấy có vẻ ảo ảo nhưng cứ thử xem sao.

Thế là mỗi ngày em chở cháu đến trung tâm, trị liệu với 1 cô trong vòng 1 tiếng, nói là trị liệu chứ thực ra là đến chơi thôi, cháu thích gì là cô trò và bố con chơi trò đó: đá bóng, cầu trượt, tưới cây, nghịch cát, xếp mô hình, ô tô... thời gian đầu thì chủ yếu ở trong một căn phòng trống không, không có gì cả, chỉ có hộp đồ chơi hoặc đồ vẽ theo bài thực hành hôm đó, sau khi bé quen rồi thì mới ra ngoài không gian rộng hơn. Trong quá trình chơi đó cô cứ nói chuyện liên tục bất kể cháu có nghe hay ko; em mới thắc mắc thì cô nói là mình cứ nói chuyện, kể cả cháu ko lắng nghe nhưng những từ mình nói ra đó vẫn đọng trong đầu cháu, "đầy rồi sẽ tràn", khi cháu có đủ vốn từ thì tự nhiên sẽ nói bật ra thôi, sau 8 tháng miệt mài thì cuối cùng cũng ổn, cháu nói chuyện được bình thường, mặc dù ko được tốt như các bạn khác nhưng so với xuất phát điểm là một sự tiến bộ vượt bậc, kiểm soát cảm xúc được tốt hơn.

Sau này các cô mới nói đó là phương pháp Son-Rise (mợ Hoàn Châu Cách Cách có thể xem video ở đây: phần 1phần 2), nó là phương pháp giúp ba mẹ hoặc những người tương tác với cháu đi vào thế giới riêng của cháu bằng cách bắc một cây cầu, đi qua đó, đồng cảm với cháu, thấu hiểu cháu và từ từ giúp cháu bước ra thế giới bình thường. Nó có 3 bước đơn giản:
1. Loại bỏ những thứ gây sao nhãng: có thể là phòng ngủ hoặc phòng khách nhưng dọn dẹp gọn gàng, tắt các thiết bị có âm thanh, hình ảnh ... giữ mọi thứ ở mức tối giản nhất có thể để tránh sự sao nhãng, đó là lý do thời gian đầu con em được chơi trong 1 căn phòng trống không.
2. Hòa mình: làm theo những gì cháu đang làm: nếu cháu đang nhảy, hãy nhảy theo; nếu cháu lật sách, hãy lật sách; nếu cháu đang nhịp ngón tay, hãy nhịp ngón tay; hãy biến mình thành một bản sao hành động của cháu. Tại sao lại phải làm vậy? Vì đó là cách để mình giữ kết nối với bé, mình đang cố gắng nói với bé bằng ngôn ngữ của bé, và mình đang bước vào thế giới của bé thông qua cây cầu hành động/ngôn ngữ đó, chúng ta cần đi vào thế giới của bé nơi bé quen thuộc chứ ko phải nơi chúng ta quen thuộc. Việc này phải thực sự làm với thái độ yêu thương, chấp nhận và tôn trọng. Nói như các mợ các cụ hay nói là làm phải có tâm.
3. Tập trung vào giao tiếp bằng ánh mắt: giao tiếp bằng ánh mắt giúp chúng ta giữ kết nối với bé, khi bé chủ động nhìn ta là lúc bé thấy được nụ cười, thấy tình thương của ta với bé, cũng là lúc bé học được nhiều điều về thế giới ngoài kia: cách giao tiếp, cách yêu thương, cách thể hiện cảm xúc, giọng điệu. Các bước thực hiện:
a. Vị trí: chọn vị trí nào mà bé có thể dễ dàng nhìn thấy mình nhất; luôn ở trước mặt con khi chơi với con, ở cùng tầm mắt con hoặc thấp hơn 1 chút, cách con khoảng 2 bước chân
b. Tán dương: thực hiện ngay khi bé nhìn mình bằng cách cổ vũ, hát, huýt sáo, nhảy, đưa 2 tay... làm bất cứ hành động gì xuất phát từ con tim

Điều quan trọng nhất ở đây là mình phải dành thời gian thật sự chất lượng với bé. Em vẫn nhớ vào ngày đầu tiên em đưa cháu đến, cô đã nói với em một câu, đại ý: con là một mảnh vườn, nhiệm vụ của cô là nhổ bớt cỏ dại và ươm hạt giống, còn hạt giống đó phát triển như thế nào là trách nhiệm của bố mẹ. Các cô chỉ giúp mình một đoạn đường thôi, nhiệm vụ chính vẫn là ở ba mẹ.

Em không biết SG có trung tâm nào tốt nên em ko giới thiệu cho mợ được; nếu mợ sắp xếp ra được ĐN 1-2 tuần để gặp cô thì cứ ới em nhé. Em thấy các cô ở trung tâm này rất có tâm và không đặt nặng chuyện tiền nong.
 
Biển số
OF-772862
Ngày cấp bằng
31/3/21
Số km
36
Động cơ
40,367 Mã lực
Tuổi
32
em xin chia sẻ một chút vì con em cũng đã từng bị rối loạn ngôn ngữ và hành vi. Cháu có một số biểu hiện sau ở thời điểm 3 tuổi:
- chỉ nói được mấy từ: mẹ, đói, nước
- đi chơi ra ngoài đến giờ ko chịu về, bế về thì giãy dụa hoặc nằm lăn ra đất
- lúc bực mình thì cầm được đồ vật gì là ném hết
- chỉ làm theo ý của mình, khi người khác yêu cầu làm là chống đối
- rất hay đánh bạn, cào cấu bạn
- đang xem tắt TV là khóc, sáng dậy ko chịu đi học...
em có đưa cháu đến 1 trung tâm tư nhân để test; trước tiên cô hỏi cháu thích gì rồi đưa các flash card ra để hỏi; ví dụ đây là gì: nếu cháu trả lời được thì cô mới đưa cho cái cháu thích là ô tô để cháu chơi. Em thấy giống như cây gậy và củ cà rốt nên em ko thích lắm, lại đưa về.

Sau đó cô chủ trường mẫu giáo con em học mới giới thiệu một trung tâm khác, cô này là giảng viên tâm lý ở ĐHSP Đà Nẵng, khi em đưa cháu đến thì cô ấy cho cháu chơi với một cô khác và quan sát; sau đó cô ấy có trao đổi với em là trung tâm sẽ giúp cháu bằng phương pháp sử dụng tình yêu thương, em thấy có vẻ ảo ảo nhưng cứ thử xem sao.

Thế là mỗi ngày em chở cháu đến trung tâm, trị liệu với 1 cô trong vòng 1 tiếng, nói là trị liệu chứ thực ra là đến chơi thôi, cháu thích gì là cô trò và bố con chơi trò đó: đá bóng, cầu trượt, tưới cây, nghịch cát, xếp mô hình, ô tô... thời gian đầu thì chủ yếu ở trong một căn phòng trống không, không có gì cả, chỉ có hộp đồ chơi hoặc đồ vẽ theo bài thực hành hôm đó, sau khi bé quen rồi thì mới ra ngoài không gian rộng hơn. Trong quá trình chơi đó cô cứ nói chuyện liên tục bất kể cháu có nghe hay ko; em mới thắc mắc thì cô nói là mình cứ nói chuyện, kể cả cháu ko lắng nghe nhưng những từ mình nói ra đó vẫn đọng trong đầu cháu, "đầy rồi sẽ tràn", khi cháu có đủ vốn từ thì tự nhiên sẽ nói bật ra thôi, sau 8 tháng miệt mài thì cuối cùng cũng ổn, cháu nói chuyện được bình thường, mặc dù ko được tốt như các bạn khác nhưng so với xuất phát điểm là một sự tiến bộ vượt bậc, kiểm soát cảm xúc được tốt hơn.

Sau này các cô mới nói đó là phương pháp Son-Rise (mợ Hoàn Châu Cách Cách có thể xem video ở đây: phần 1phần 2), nó là phương pháp giúp ba mẹ hoặc những người tương tác với cháu đi vào thế giới riêng của cháu bằng cách bắc một cây cầu, đi qua đó, đồng cảm với cháu, thấu hiểu cháu và từ từ giúp cháu bước ra thế giới bình thường. Nó có 3 bước đơn giản:
1. Loại bỏ những thứ gây sao nhãng: có thể là phòng ngủ hoặc phòng khách nhưng dọn dẹp gọn gàng, tắt các thiết bị có âm thanh, hình ảnh ... giữ mọi thứ ở mức tối giản nhất có thể để tránh sự sao nhãng, đó là lý do thời gian đầu con em được chơi trong 1 căn phòng trống không.
2. Hòa mình: làm theo những gì cháu đang làm: nếu cháu đang nhảy, hãy nhảy theo; nếu cháu lật sách, hãy lật sách; nếu cháu đang nhịp ngón tay, hãy nhịp ngón tay; hãy biến mình thành một bản sao hành động của cháu. Tại sao lại phải làm vậy? Vì đó là cách để mình giữ kết nối với bé, mình đang cố gắng nói với bé bằng ngôn ngữ của bé, và mình đang bước vào thế giới của bé thông qua cây cầu hành động/ngôn ngữ đó, chúng ta cần đi vào thế giới của bé nơi bé quen thuộc chứ ko phải nơi chúng ta quen thuộc. Việc này phải thực sự làm với thái độ yêu thương, chấp nhận và tôn trọng. Nói như các mợ các cụ hay nói là làm phải có tâm.
3. Tập trung vào giao tiếp bằng ánh mắt: giao tiếp bằng ánh mắt giúp chúng ta giữ kết nối với bé, khi bé chủ động nhìn ta là lúc bé thấy được nụ cười, thấy tình thương của ta với bé, cũng là lúc bé học được nhiều điều về thế giới ngoài kia: cách giao tiếp, cách yêu thương, cách thể hiện cảm xúc, giọng điệu. Các bước thực hiện:
a. Vị trí: chọn vị trí nào mà bé có thể dễ dàng nhìn thấy mình nhất; luôn ở trước mặt con khi chơi với con, ở cùng tầm mắt con hoặc thấp hơn 1 chút, cách con khoảng 2 bước chân
b. Tán dương: thực hiện ngay khi bé nhìn mình bằng cách cổ vũ, hát, huýt sáo, nhảy, đưa 2 tay... làm bất cứ hành động gì xuất phát từ con tim

Điều quan trọng nhất ở đây là mình phải dành thời gian thật sự chất lượng với bé. Em vẫn nhớ vào ngày đầu tiên em đưa cháu đến, cô đã nói với em một câu, đại ý: con là một mảnh vườn, nhiệm vụ của cô là nhổ bớt cỏ dại và ươm hạt giống, còn hạt giống đó phát triển như thế nào là trách nhiệm của bố mẹ. Các cô chỉ giúp mình một đoạn đường thôi, nhiệm vụ chính vẫn là ở ba mẹ.

Em không biết SG có trung tâm nào tốt nên em ko giới thiệu cho mợ được; nếu mợ sắp xếp ra được ĐN 1-2 tuần để gặp cô thì cứ ới em nhé. Em thấy các cô ở trung tâm này rất có tâm và không đặt nặng chuyện tiền nong.
Vâng ạ, hiện tại em sẽ cho bé thử can thiệp ở trung tâm gần nhà, nếu ko ổn thì chắc em sẽ ra ĐN, mợ ibox em thông tin liên lạc của mợ nhé ạ, em cảm ơn ah
 

Công Minh HN

Xe tải
Biển số
OF-653030
Ngày cấp bằng
16/5/19
Số km
232
Động cơ
113,028 Mã lực
Tuổi
43
Sai lầm của em là khi biết con bị tự kỷ (tuy bị nhẹ hơn con của mợ) mà cho con đi học mẫu giáo (con đi học từ lúc 16 tháng). Vì khi đó con chưa biết cách chơi với bạn khác, chỉ thui thủi chơi một mình. Chỉ cần 1 cái ô tô hoặc cái nắp hộp là con có thể cầm chơi cả ngày. Các cô thấy con ngoan, không quấy, không phá, ăn ngủ tốt là ổn. Nhưng như vậy sẽ làm hại con mình.
4 tuổi, em quyết tâm cho con đi học can thiệp cả ngày ở trung tâm vì lúc đó con vẫn chưa nói đc. Mọi ng trong nhà đả kích em ghê lắm vì cứ bảo em lo lắng không đâu. Con trông nhanh nhẹn, thông minh và ngoan thế kia mà bảo con bị tự kỷ. Nó chỉ là chậm nói thôi. Nhưng em mặc kệ.
Học được 2 tháng thì con nói được 1 số từ, hay nhại lại lời, biết cách chơi hơn, có tiến bộ hơn,em mừng lắm.
Con được 5 tuổi (đúng dịch covid năm ngoái) thì em khó khăn nên xin về trường công học để giảm tải kinh tế. Khi đó con cũng hòa nhập chơi với bạn được một chút, biết cách chơi hơn, nói được nhiều hơn, nhưng vẫn có tình trạng nói linh tinh không rõ ý nghĩa, vẫn chưa hiểu được nhiều. Trí tuệ chỉ tầm đứa trẻ 2 tuổi.
Ở nhà em chơi cùng con nhiều, cho con đi ra ngoài chạy nhảy, vui đùa để con khám phá. Mua truyện tranh về đọc cho con, .....
Hiện giờ con em đã nói được nhiều hơn, hiểu được nhiều hơn, giờ cậu ấy còn đọc được chữ nữa. Nhưng so với các bạn cùng lứa tuổi thì cậu ấy chỉ bằng đứa 3 tuổi
Em vẫn đăng ký cho con đi học lớp 1 để cho con hòa nhập, nhưng vẫn xác định là con sẽ cực cực chậm so với các bạn, có thể ở lại lớp.
Chia sẻ với mợ. Cho cháu đi học là đúng rồi ạ vì nghe mợ kể thì em thấy cháu cũng không bị nặng. Còn việc con học dốt, chậm thì cũng chẳng gì nghiêm trọng. Giống như trẻ bình thường đi học, cũng có bé nhanh bé chậm, bé giỏi bé kém chứ làm gì ai cũng nhanh, cũng giỏi hết. Cái quan trọng hành vi của con phải bình thường vì em biết rất nhiều trường hợp không đi học được. Ở đây không phải là học dốt hay kém mà bởi vào giờ học, nhiều trẻ đi lang thang chứ không ngồi một chỗ hoặc phá phách các bạn hoặc làm những việc gì khác không phải là học. Dĩ nhiên con sẽ thiệt thòi hơn các bạn (chẳng hạn rất dễ bị bắt nạt, ăn hiếp) nhưng dù sao đi học được là mừng lắm mợ ạ vì không phải trẻ tự kỷ điển hình nào cũng có thể đi học bình thường.
 

maiyeu129

Xe tải
Biển số
OF-326521
Ngày cấp bằng
9/7/14
Số km
233
Động cơ
287,980 Mã lực
Tuổi
37
Bé nhà em cũng đang bị như vậy nhưng nhẹ hơn. Mợ nên đưa bé đi can thiệp
 

thanhvn8020

Xe buýt
Biển số
OF-544981
Ngày cấp bằng
8/12/17
Số km
532
Động cơ
168,241 Mã lực
Em không giúp được gì mợ, chỉ biết chúc mợ luôn giữ được quyết tâm và kiên nhẫn bên cạnh con, có thể phải 10 năm, 20 năm quả ngọt mới tới, nhưng còn quyết tâm là còn hy vọng. Cái bệnh này đòi hỏi phụ huynh sự kiên trì vô cùng, bởi có những thứ tưởng quá đơn giản nhưng phải dạy dỗ, thực hành không biết bao nhiêu lần. Đọc tới đoạn coi điện thoại lúc ăn, em thấy xót xa. Quá nhiều người phạm phải sai lầm này khiến con hình thành nết ăn uống xấu không thể tả, tay cầm, mắt nhìn điện thoại và được đút ăn như một cái máy. Cụ nào còn ở trong trường hợp tương tự thì cảnh tỉnh nhé
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top