[Funland] Các vấn đề liên quan tới điện, EVN và các bên liên quan

HLong_HN

Xe máy
Biển số
OF-834442
Ngày cấp bằng
26/5/23
Số km
70
Động cơ
385 Mã lực
Tuổi
44
Cụ hình dung bán điện như bán gạo ấy nhỉ? 🙂
Thị trường bán lẻ giống như sàn thương mại điện tử: cụ tìm người bán và ký hợp đồng mua hàng hóa (điện). EVN (hoặc đơn vị mới sở hữu lưới phân phối) sẽ làm shipper cho cụ. Có khác một chút là xử lý cái công tơ ở cửa nhà để người bán và cụ chốt được số.
 

Tranhoanevn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-834265
Ngày cấp bằng
23/5/23
Số km
682
Động cơ
5,081 Mã lực

HLong_HN

Xe máy
Biển số
OF-834442
Ngày cấp bằng
26/5/23
Số km
70
Động cơ
385 Mã lực
Tuổi
44
Lại là vấn đề A0 ạ: Theo em thì: Khi các bên đều có đủ điều kiên nuôi dưỡng!? Vị chủ tọa nên hỏi ý kiến A0: " Bây giờ con muốn ở với ai?":))

Phức tạp cụ nhỉ, còn sinh hoạt Đảng ở đâu nữa chứ :)
 

ThanhLong69

Xe tăng
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
1,758
Động cơ
770,624 Mã lực
Ví dụ như:
Nếu sau này thì rất có thể sẽ có:
Có thể có ông A bán điện một giá cố định 3k/số chẳng hạn ai thích thì mua của ông đó. Ông A',A''.. sẽ có các giá khác và kèm vài thứ dịch vụ khác hoặc quà tặng, chúc mừng các kiểu...
Ông B bán giá cũng cố định nhưng theo bậc thang ( có vài ba kiểu bậc thang khác nhau)
Ông C thì thả nổi giá theo thị trường giá TT hạ thì người mua được lợi so với giá cố định TT tăng thì trả nhiều tiền hơn.
....
Khách hàng ưng ông nào thì ký hợp đồng với ông đó, không thích hay không biết chọn ai thì mua của EVN.
Một số nước bán điện theo "gói" cho người tiêu dùng ạ.
Em nói thêm chút là về cơ bản thì hạ tầng vẫn thế thôi chỉ là cách mua bán khác đi ( tất nhiên tiền cũng khác) cái được là dù sao thì khách hàng cũng có lưạ chọn nên đỡ bức xúc hơn dù tiền có trả nhiều hơn :D .
 
Chỉnh sửa cuối:

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,051
Động cơ
135,458 Mã lực
À, tiện đây cho em hỏi bao giờ thì EVN bỏ được điện "Hợp tác xã" nhỉ ? Mô hình này thật thiệt thòi cho khách hàng và thiếu công bằng.
Có 1 số công ty họ ko dám đặt xưởng ở nơi có Hợp tác xã bán điện như vậy.
Ở quê em (xã phát triển vì có làng nghề và cách Hà Nội tầm 50km) thì cách đây vài năm đã bỏ "hợp tác xã" bán điện rồi. Nhưng ông bác em đã từng làm EVN (nghỉ hưu khoảng gần 5 năm rồi) thì kêu là nhận lại lưới điện của HTX thì tùy chỗ thôi vì đúng là nhiều chỗ, lưới điện rất "thiếu quy chuẩn", EVN lấy về tốn một mớ tiền đầu tư, cải tạo lưới. Cái này đúng thôi vì các HTX điện thì họ phải nghĩ ngắn, đầu tư nhỏ với mức tối thiểu theo điều kiện thôi.
 

bat_kha_tu_nghi

Xe điện
Biển số
OF-345567
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
2,657
Động cơ
317,440 Mã lực
Đúng cụ ạ, hầu hết dân tình các nước phát triển họ xài điện đại loại như kiểu đó ạ.
Ở họ thì là CTY phân phối, còn khái niệm htx bán điện nó gắn với VN ngày xưa.
Cụ đưa một khái niệm cũ lạc hậu của VN gắn với mô hình hiện đại em thấy hơi kiên cưỡng.
Em thấy hợp hơn nếu nói: EVN tách thành các CTY bán điện cạnh tranh nhau trong cả nước or lập thêm cty bán lẻ điện cạnh tranh với EVN...
 

ThanhLong69

Xe tăng
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
1,758
Động cơ
770,624 Mã lực
Ở họ thì là CTY phân phối, còn khái niệm htx bán điện nó gắn với VN ngày xưa.
Cụ đưa một khái niệm cũ lạc hậu của VN gắn với mô hình hiện đại em thấy hơi kiên cưỡng.
Em thấy hợp hơn nếu nói: EVN tách thành các CTY bán điện cạnh tranh nhau trong cả nước or lập thêm cty bán lẻ điện cạnh tranh với EVN...
HTX có gì đâu mà cụ bỉ bôi nó cũ với lạc hậu thế nhỉ, cho đến hiện nay thì nó vẫn là tổ chức kinh tế phù hợp với điều kiện của VN, hoàn toàn hợp pháp, được pháp luật công nhận bảo hộ cơ mà.
Theo em thấy thì có thể sẽ có thêm các đơn vị bán lẻ điện còn chuyện chia nhỏ EVN thì chắc là chưa để tránh các ông bán lẻ tăng giá quá cao thì vẫn cần có người bán cuối cùng kìm không cho giá tăng phi mã.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,966
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Không biết giờ lắp NLMT thì dùng loại biến tấn gì, bộ lưu trữ gì thì bền nhỉ, thêm Pin NLMT loại gì
 

X0000

Xe điện
Biển số
OF-383918
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
2,075
Động cơ
188,015 Mã lực
HTX có gì đâu mà cụ bỉ bôi nó cũ với lạc hậu thế nhỉ, cho đến hiện nay thì nó vẫn là tổ chức kinh tế phù hợp với điều kiện của VN, hoàn toàn hợp pháp, được pháp luật công nhận bảo hộ cơ mà.
Theo em thấy thì có thể sẽ có thêm các đơn vị bán lẻ điện còn chuyện chia nhỏ EVN thì chắc là chưa để tránh các ông bán lẻ tăng giá quá cao thì vẫn cần có người bán cuối cùng kìm không cho giá tăng phi mã.
Cụ xách xô đi mua điện à?
Đặc thù các HTX bán điện của Việt Nam là toàn ở vùng tương đối sâu xa, họ đầu tư hạ tầng và kết nối với mạng điện EVN, vì vùng tương đối sâu xa, nên nhóm khách hàng cũng không nhiều, không ai/không công ty nào lại đi thêm một lưới điện để bán cạnh tranh nhau cả
Còn EVN, nếu đã đi lưới điện đến vùng đó, đến từng căn nhà đó rồi, thì mắc mớ gì phải bán qua HTX nữa
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,361
Động cơ
80,531 Mã lực
Ở họ thì là CTY phân phối, còn khái niệm htx bán điện nó gắn với VN ngày xưa.
Cụ đưa một khái niệm cũ lạc hậu của VN gắn với mô hình hiện đại em thấy hơi kiên cưỡng.
Em thấy hợp hơn nếu nói: EVN tách thành các CTY bán điện cạnh tranh nhau trong cả nước or lập thêm cty bán lẻ điện cạnh tranh với EVN...
Evn tập đoàn có tổng công ty truyền tải muốn bán lẻ điện cạnh tranh thì tách ông truyền tải độc lập ở các tỉnh ra thôi. Tây lông nó có phí truyền tải và hao phí cho các họp còn các hộ muốn mua của ai thì mua.
Nhưng rất khó để có giá rẻ vì thiếu nguồn phát
 

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
3,586
Động cơ
503,558 Mã lực
Mời các cụ đọc bài biết của bác Đào Văn Hưng - nguyên chủ tịch hội đồng thành viên EVN
--------
NGUYÊN NHÂN THIẾU ĐIỆN VÀ ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Ngành Điện Việt Nam xây dựng và phát triển dựa trên các TỔNG SƠ ĐỒ ĐIỆN ( TSD)đây là cách làm bài bản, khoa học, do 1 Viện chuyên ngành tiến hành khảo sát nhu cầu điện từng giai đoạn 5-10 năm của từng ngành kinh tế, từng khu đô thị , theo qui hoạch phát triển kinh tế , các khu công nghiệp,phát triển đô thị, nông thôn, của từng vùng miền.
Căn cứ quan trọng nhất là Nghị Quyết của Đại Hội Đảng toàn quốc
từng nhiệm kỳ đều có ghi cụ thể định hướng phát triển Điện lực từng thời kỳ.
Các cơ quan chức năng thẩm định kỹ dự thảo TSĐ ,lấy ý kiến địa phương.
Sau khi thống nhất cao, trình
Chính Phủ ký ban hành TSĐ Điện.
Đến nay đã thực hiện qua 7 TSĐ Điện. Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà Nước, sự ủng hộ của nhân dân, ngành ĐIỆN ( bao gồm EVN và các đơn vị ngoài EVN)
đã vượt qua nhiều khó khăn để duy trì và ổn định đến ngày hôm nay.
Đây là sự cố gắng rất lớn của cả cộng đồng người Việt Nam và Quốc tế .
Trước hết phải kể đến nguồn vốn của Nhà Nước cấp cho giai đoạn đầu( từ 1993 doanh nghiệp tự vay tự trả có bảo lãnh của Chính Phủ), sự giúp đỡ quí báu của Ngân hàng Thế Giới (WB)ngân hàng phát triển
Châu Á (ADB), tổ chức SIDA của Thụy Điển, vốn ODA & vay thương mại của nhiều nước Nhật, Trung Quốc , Nga, Đức, Pháp, Hàn Quốcv.v.. Đặc biệt là sự hỗ trợ hết mình của các Ngân hàng trong nước như Vietinbank,Vietcombank, BIDV, Ngân hàng Nông nghiệp …
Chính nhờ sức mạnh tổng hợp đó, nên giai đoạn 2000- 2020, ngành ĐIỆN phát triển rất nhanh, từ chỗ “nghèo” điện, không đủ điện cho các bệnh viện, trường học, cắt điện luân phiên nhà máy xí nghiệp phải đóng cửa, điện năng bình quân đầu người trước năm 2000 chỉ khoảng 200-500kwh đầu người. Chỉ số điện năng lúc đó gần như thấp nhất trong 10 nước ASEAN( điều này cũng dễ hiểu vì đất nước vừa bước ra khỏi 3 cuộc chiến tranh chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía Nam, chiến tranh biên giới
phía Bắc).
Nhờ sức mạnh tổng hợp , ngành Điện VN từng bước vươn lên mạnh mẽ, có 426 nhà máy điện của các nhà đầu tư khác nhau, đưa công suất đặt lên đến 79.000MW
đứng trong nhóm 29 nước có điện lực phát triển nhất của Thế Giới và đứng đầu trong ASEAN, điện bình quân đầu người tăng rất nhanh lên
2500kwh.
Cung cấp điện ổn định hơn mười năm qua và có lãi.
ĐIỆN PHÁT TRIỂN NHANH, VÌ SAO THIẾU ĐIỆN ???
Muốn biết ngọn ngành của vấn đề, cần phải có thời gian để xem xét nhiều mặt,trong phạm vi bài viết chỉ nêu lên vài ý nhìn thấy trước mắt.
Căn cứ pháp lý quan trọng nhất để đối chiếu và đánh giá điện thừa hay thiếu là dựa vào TSĐ ĐIỆN 6&7. Nguyên tắc xây dựng TSD Điện là phải cân bằng cung cầu điện
và có dự phòng 10-15%.
*VỀ NHU CẦU ĐIỆN
Nhu cầu điện tăng liên tục ( trừ 2 năm COVID)do mấy nguyên nhân:
Nhờ chính sách mở cửa của Nhà nước, khuyến khích các cơ sở sản xuất trong nước phát triển, đây là
điều rất đáng mừng.
- Do giá điện VN rẻ nên nhiều NĐT nước ngoài đem các thiết bị tiêu thụ nhiều điện sang VN lắp đặt như các nhà máy sản xuất sắt thép,hóa chất, xi măng, phân bón, dệt may… chính vì thế hệ số đàn hồi của VN kém( 2012 là 2,27 lần ;2021 là1,49 lần) trong khi các nước khác xấp xỉ 1 hoặc < 1.). Nôm na là hiệu quả sử dụng điện của VN thấp, các nước sử dụng 1 điện thì ra 1 giá trị sản phẩm, còn ta thì từ 1,49 đến 2,27 điện thì ra 1 giá trị sản phẩm.
- Do điều kiện sống nhân dân được cải thiện đáng kể , các thiết bị dùng điện của hơn 27
- triệu hộ dùng điện ngày càng nhiều.
- Hầu hết các hộ gia đình từ thành thị đến nông thôn đều bỏ các nguồn nhiên liệu truyền thống như củi, rơm rạ, than tổ ong, ga chuyển sang dùng điện vì rẻ ,thuận tiện và sạch,đun nấu nhanh,trên 2 7 triệu hộ tăng bình quân mỗi hộ tăng từ 200-500 w ( ví dụ nồi cơm điện hầu như nhà nào cũng có, công suất 800-1000w)thì tổng cộngtăng4.000-10.000MW tương đương công suất 2-5 nhà máy thủy điện Hoà Bình)
Giai đoạn 2000-2020, như cầu điện tăng rất cao bình quân 10-14%/ năm.
Trước tình hình đó EVN đề xuất cấp trên điều chỉnh TSD 6, xin
chuyển các nhà máy điện dự kiến xây dựng sau 2010 trong TSD 6 lên xây dựng sớm hơn , nhờ vậy mới
kịp đáp ứng nhu cầu điện.
THỰC HIỆN TSĐ 7 HIỆU CHỈNH TỪ 2010 -2020 CÓ XÉT ĐẾN 2030:

NHIỆM VỤ CỦA EVN ĐƯỢC GIAO:
EVN được giao xây dựng 21 nhà máy điện, tổng công suất phải lắp đặt 8615 MW.
chủ yếu là các dự án qui mô lớn như thủy điện Sơn La, Lai Châu…. đến nay đã xây dựng xong đưa vào vận hành 17 nhà máy , Có 2 nhà máy Omon 3&4 mua khí lô B để phát điện cung cấp cho miền Nam,đã lập xong báo cáo nghiên cứu khả thi từ2012 nhưng do dự án khí lô B (có liên quan đến NĐT nước ngoài không thuộc thẩm quyền điều hành của EVN)bị dừng nên chưa thể xây dựng được, năm 2022, EVN lỗ lớn quá, khả năng vay vốn đầu tư khó,cấp trên dự kiến chuyển cho đơn vị khác làm chủ đầu tư.
Về cơ bản EVN đã hoàn thành các danh mục nguồn điện trong TSD ĐIỆN 7 hiệu chỉnh.Đến nay chỉ còn 2 dự án thủy điện mở rộng, qui mô nhỏ, đang khẩn trương xây dựng, (thủy điện Hoà Bình mở rộng 480 MW bị sự cố địa chất,năm 2025 sẽ xây dựng xong và Yaly mở rộng 360 MW, 2024 vào vận hành)
Như vậy, EVN CƠ BẢN HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ ĐƯỢC
GIAO TRONG TSĐ ĐIỆN 7 & TSD
ĐIỆN 7 HIỆU CHỈNH

-CÁC DỰ ÁN GIAO CHO CÁC NĐT NGOÀI EVN
-Các dự án nhà máy điện do các NĐT ngoài EVN đến 2023 có 110
danh mục nhà máy , tổng công suất khoảng 34.000MW,
Đến nay các NĐT ngoài EVN
đã thực hiện xong , đưa vào vận hành tổng công suất đặt khoảng 8.000MW, đã góp phần hết sức quan trọng việc cung cấp điện.
Các nhà máy chưa xây dựng mà TSĐ ĐIỆN giao các CĐT ngoài EVN
trên 30-40 nhà máy, tổng công suất chưa xây dựng là khoảng 26.000 MW
* VỀ KHẢ NĂNG CUNG CẤP
ĐIỆN
Từ 2010 đến 2021, EVN
đều cung cấp đủ điện và 1 số năm có dự phòng lên đến 15%. Có lãi liên tục nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp < 1%.
* NGUYÊN NHÂN THIẾU ĐIỆN
* DO THIÊN TAI: đây là phạm trù linh thiên, thời xưa ông cha ta phải lập Đàn tế Trời , tế Đất, Thiên tai khắc nghiệt con người phải chấp nhận. EVN hàng năm cũng học theo Tổ Tiên cầu Trời Đất cho mưa thuận gió hòa,mưa nhiều đủ nước để có điện cho dân.
* DO CON NGƯỜI: việc chưa xây dựng 26.000 MW, (bao gồm hàng chục dự án được ghi rõ họ tên, sinh ra ở ở địa phương nào, năm xây dựng, năm vào vận hành)như giấy khai sinh trong TSD điện 7. Riêng tại miền Bắc có 27 danh mục dự án nhà máy chưa xây dựng,tổng công suất 7.800MW . nếu những nhà máy đó xây dựng đúng tiến độ TSD 7 thì có thể nói miền Bắc không bị cắt điện ( công suất thiếu giờ cao điểm khoảng 4000MW)kể cả các hồ thủy điện xuống mực nước chết,hệ lụy này đáng báo động ,nếu như không muốn nói là thảm họa, lượng công suất này sẽ tiếp tục gây thiếu điện ngày một lớn hơn ,diện rộng hơn cho đến khi nào các dự án này xây dựng xong , khó thể nói vài ba năm ( thời gian xây dựng 4-5 năm trở lên nếu như mọi thứ đều trôi chảy).Có thể nói thêm rằng theo TSD 7 & TSD 7 điều chỉnh , trong giai đoạn 2010 đến nay, EVN đã nỗ lực xây dựng được 10 nhà máy qui lớn tại miền Bắc, với tổng công suất lắp đặt là 9.080 MW,góp phần đáng kể giảm thiếu điện miền Bắc.
Việc nhiều nhà máy chưa đầu tư cũng dể hiểu, do không thu xếp được vốn, lý do không thu xếp được vốn là do giá điện thấp, không cân đối được dòng tiền , các chỉ tiêu kinhtế của dự án đều thấp ,không có khả năng thu hồi vốn thì ngân hàng không cho vay. Ngoài ra NDT còn tính toàn nhiều rủi ro khác như đền bù đất đai, thời gian phê duyệt dự án kéo dài, trượt giá,
đặc biệt 1 số địa phương không cho xây dựng nhà máy nhiệt điện than
do sợ ô nhiễm nên chậm đầu tư là điều khó tránh khỏi.
Một thực tế vừa qua cho thấy lợi nhuận là động lực mạnh mẽ nhất, hàng trăm nhà máy điện mặt trời , xây dựng rất nhanh, chỉ có 3 năm, xây dựng gần 20.000 MW,sau khi được cấp phép thì NĐT tự quyết định, số vốn huy động trên 10 tỷ USD , giá bán qui định 9,35 cent/ 1 kWh ,có lợi nhuận . Vay dể dàng. Đầu tư thần tốc ,như cuộc chạy đua nước rút,đưa vào vận hành tổng công suất lớn hơn 10 năm xây dựng các loại nguồn khác ( chỉ được 16.000 MW. ).Qua diễn biến thực tế cho thấy một số dư luận cứ qui trách nhiệm Uỷ Ban này, Cơ quan kia chưa chắc đã đúng, rồi nói
do anh A “ không” điều độ điện
cũng chưa chắc đã đúng, mà nguyên nhân chính là do cái chị B“ không“ lợi nhuận gây ra.Mong dư luận đừng bàn cải nữa, đúng là chị ấy rồi.
Việc thiếu điện những ngày đầu
còn do 1 nguyên nhân nữa là có 1 số nhà máy nhiệt điện của EVN và các NĐT khác bị sự cố ( do trời nắng nóng thường dẫn đến sự cố, nhưng đến nay đã khắc phục)
Nguyên nhân này nhỏ , khắc phục nhanh, không phải quan tâm nhiều.

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THIẾU ĐIỆN
-Đối với Elnino:
Theo chuỗi thủy văn thì sau vài chục năm xuất hiện 1 lần cũng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, kinh nghiệm 1 số quốc gia có nhiều thủy điện( Nauy gần 100%, New Zealand khoảng 90%, Canada khoảng 70% ) thì họ phải xây dựng nguồn điện dự phòng, những nước này giàu, dân sẵn sàng trả tiền phần công suất dự phòng đấy nhưng cũng rất đắt, theo tính toán sơ bộ nếu xây dựng 1 nhà máy chạy DO công suất 4.000 MW bù đắp công suất thiếu hụt do Elnino như vừa rồi
Tổng chi phí 4 tỷ USD, giá điện khoảng 18cent/1kwh, đất nước ta còn nghèo nên cần cân nhắc kỹ,
( chỉ phí rất lớn đều phải tính vào giá điện)có chăng chỉ nên xây dựng nhà máy quy mô nhỏ để cứu những phụ tải đặc biệt quan trọng như
an ninh quốc phòng.

PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI
Trước đây Chính Phủ đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng đường dây siêu cao áp 500kv phải nói đây là công trình vĩ đại với nhiều nghĩa ( nhìn xa trông rộng, ý chí thép, quyết đoán) nhờ vậy cứu được thiếu điện miền Nam, EVN nhờ sự thành công đó đã xây dựng thành công thêm
2 đường dây 500kv mạch 2&3 đang phát huy tác dụng rất tốt, nhưng với diễn biến phức tạp về truyền tải vừa qua cho thấy cần phải nghĩ đến một phương án mới,có thể nghiên cứu xây dựng sớm đường dây siêu cao áp một chiều 800-1000 kv để hỗ trợ điện Bắc- Nam. Tính toán sơ bộ tổng chỉ phí cho đường dây 800 kv một chiều khoảng 4.5 tỷ USD, tải được công suất khoảng 6.000 MW,sau này theo tính toán TSD 8 khi công suất hệ thống điện lên đến 150.000 MW (2030), thì tất yếu phải có các đường dây này, làm trước thì đền bù đất dểhơn về sau và bây giờ còn đất để xây dựng.
* VỚI CÁC DỰ ÁN CHƯA XÂY DỰNG TRONG TSĐ 7
* Cơ quan chức năng cần tổ chức hội thảo lắng nghe ý kiến CĐT, để nghe đâu là những vấn đề chính đáng bị tắc nghẽn từ lâu mà chưa có giải pháp, đâu là những vấn đề thuộc trách nhiệm chủ quan của CĐT,và có giải pháp, tiến độ xây dựng từng dự án, phải làm dứt điểm , phải sơ kết đánh giá tiến độ hàng 6 tháng để xử lý kịp thời các vướng mắc.
* Vấn đề lớn mà các CĐT thường hay than vãn đó là giá điện đầu ra thấp quá,không có lãi thậm chí lỗ( có 2 nhà máy BOT chạy than nhập khẩu chào giá 14-18 cent/1 kwh, giá quá cao , nhiều lúc phải dừng , rất rủi ro, nếu là doanh nghiệp Nhà nước thì sẽ bị xử lý trách nhiệm) đảm bảo lợi nhuận, đây là thắt nút cổ chai ,thui chột động lực của CĐT. Nói cụ thể hơn là giá đầu ra phải theo thị trường, vấn đề này phải được người dùng điện đồng thuận, theo nguyên tắc lợi ích hài hòa.
* Triển khai nhanh thị trường điện cạnh tranh là một giải pháp quan trọng để thúc đẩy đầu tư.
* EVN là doanh nghiệp Nhà Nước được giao nhiệm vụ cấp điện cho dân , nên phải tích cực xây dựng nguồn lưới điện theo đúng TSD điện, mua điện kể cả giá cao ( giá điện mặt trời 9.35 cent/1 kwh= 2.200 đ/1kwh , trong khi giá bán điện bình quân 1882 d/1kwh lỗ 318d/1 kWh. và khi thiếu điện phải huy động hết tất cả các nguồn điện chạy DO& FO, với giá thành 2.500-4.000đ/1 kwh mà không được suy nghĩ về lợi nhuận, phải cấp điện cho dân là mục tiêu tối thượng. Nhưng với các doanh nghiệp ngoài EVN thì hoàn toàn khác.Phải giải cho được bài toán lợi nhuận thì họ mới làm, điều đó không có gì đáng trách, nếu lỗ họ sẽ mất vốn ,phải gia nhập đội quân Juventus. Qua phân tích ở trên cho thấy, EVN và 1 số NĐT đã làm tương đối tốt việc đầu tư và cấp điện cho dân. Việc thiếu điện cũng đã rõ là do chưa đầu tư 26.000MW. Nhưng 1 số ý kiến ( có thể nắm được vấn đề hoặc chưa nắm được tình hình cụ thể) dẫn dắt dư luận đi theo 1 hướng khác, bỏ qua lỗ hổng lớn thiếu điện nói trên thì chưa chắc đã có lợi cho dân mà thậm chí họ tung hỏa mù,không biết đâu mà lần. Có thể tạm gọi EVN là con chim đầu đàn trong việc cung cấp điện, họ muốn đánh gãy cánh , thì hậu quả khó lường .Lúc này hơn lúc nào hết, chúng ta cần các giải pháp đặc biệt, có ý kiến cho rằng “ cắt điện giống như cháy nhà”,nếu lối ví von đấy là đúng, thì cộng đồng hãy chung tay cứu đám cháy , phải khuyến khích các NĐT, hãy đừng chỉ trích họ ( như chỉ trích EVN hiện nay) mà trải thảm mời họ vào xây dựng may mới cứu được Hệ thống điện đang dẫm chân tại chỗ, trong khi nhu cầu tăng trưởng không ngừng .Rất mong những người làm điện đọc và chia sẻ cho đồng nghiệp, hiểu rõ hơn tình hình ,tự trấn an tinh thần, và động viên nhau,tiếp tục giữ vững truyền thống ngành điện , giữ vững ý chí, tin tưởng vào sự lãnh đạo của ĐẢNG và NHÀ NƯỚC để phục vụ điện tốt hơn nữa.
* HN 18/6/2023
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,442
Động cơ
408,136 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ví dụ như:
Nếu sau này thì rất có thể sẽ có:
Có thể có ông A bán điện một giá cố định 3k/số chẳng hạn ai thích thì mua của ông đó. Ông A',A''.. sẽ có các giá khác và kèm vài thứ dịch vụ khác hoặc quà tặng, chúc mừng các kiểu...
Ông B bán giá cũng cố định nhưng theo bậc thang ( có vài ba kiểu bậc thang khác nhau)
Ông C thì thả nổi giá theo thị trường giá TT hạ thì người mua được lợi so với giá cố định TT tăng thì trả nhiều tiền hơn.
....
Khách hàng ưng ông nào thì ký hợp đồng với ông đó, không thích hay không biết chọn ai thì mua của EVN.


Em nói thêm chút là về cơ bản thì hạ tầng vẫn thế thôi chỉ là cách mua bán khác đi ( tất nhiên tiền cũng khác) cái được là dù sao thì khách hàng cũng có lưạ chọn nên đỡ bức xúc hơn dù tiền có trả nhiều hơn :D .
Cùng 1 đường dây điện đi vào 1 xóm. Nếu nhà Thắm muốn mua điện của ông A, còn nhà Tươi muốn mua điện của ông A' thì làm thế nào truyền được điện của cả 2 ông A và A' trên cùng 1 đường dây điện rồi lại tách riêng ra cho các nhà?

Đừng nghĩ đơn giản cụ nhé.
 

HLong_HN

Xe máy
Biển số
OF-834442
Ngày cấp bằng
26/5/23
Số km
70
Động cơ
385 Mã lực
Tuổi
44
Cùng 1 đường dây điện đi vào 1 xóm. Nếu nhà Thắm muốn mua điện của ông A, còn nhà Tươi muốn mua điện của ông A' thì làm thế nào truyền được điện của cả 2 ông A và A' trên cùng 1 đường dây điện rồi lại tách riêng ra cho các nhà?

Đừng nghĩ đơn giản cụ nhé.
Nhà Tươi lắp công tơ của A, nhà Thắm lắp công tơ A'. A và A' trả tiền thuê lưới cho EVN cụ nhé. Nước ngoài họ triển khai như vậy rồi.

Còn điện chạy trên dây thì không cần biết nó của ai.
 

Tranhoanevn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-834265
Ngày cấp bằng
23/5/23
Số km
682
Động cơ
5,081 Mã lực
Mời các cụ đọc bài biết của bác Đào Văn Hưng - nguyên chủ tịch hội đồng thành viên EVN
--------
NGUYÊN NHÂN THIẾU ĐIỆN VÀ ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Ngành Điện Việt Nam xây dựng và phát triển dựa trên các TỔNG SƠ ĐỒ ĐIỆN ( TSD)đây là cách làm bài bản, khoa học, do 1 Viện chuyên ngành tiến hành khảo sát nhu cầu điện từng giai đoạn 5-10 năm của từng ngành kinh tế, từng khu đô thị , theo qui hoạch phát triển kinh tế , các khu công nghiệp,phát triển đô thị, nông thôn, của từng vùng miền.
Căn cứ quan trọng nhất là Nghị Quyết của Đại Hội Đảng toàn quốc
từng nhiệm kỳ đều có ghi cụ thể định hướng phát triển Điện lực từng thời kỳ.
Các cơ quan chức năng thẩm định kỹ dự thảo TSĐ ,lấy ý kiến địa phương.
Sau khi thống nhất cao, trình
Chính Phủ ký ban hành TSĐ Điện.
Đến nay đã thực hiện qua 7 TSĐ Điện. Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà Nước, sự ủng hộ của nhân dân, ngành ĐIỆN ( bao gồm EVN và các đơn vị ngoài EVN)
đã vượt qua nhiều khó khăn để duy trì và ổn định đến ngày hôm nay.
Đây là sự cố gắng rất lớn của cả cộng đồng người Việt Nam và Quốc tế .
Trước hết phải kể đến nguồn vốn của Nhà Nước cấp cho giai đoạn đầu( từ 1993 doanh nghiệp tự vay tự trả có bảo lãnh của Chính Phủ), sự giúp đỡ quí báu của Ngân hàng Thế Giới (WB)ngân hàng phát triển
Châu Á (ADB), tổ chức SIDA của Thụy Điển, vốn ODA & vay thương mại của nhiều nước Nhật, Trung Quốc , Nga, Đức, Pháp, Hàn Quốcv.v.. Đặc biệt là sự hỗ trợ hết mình của các Ngân hàng trong nước như Vietinbank,Vietcombank, BIDV, Ngân hàng Nông nghiệp …
Chính nhờ sức mạnh tổng hợp đó, nên giai đoạn 2000- 2020, ngành ĐIỆN phát triển rất nhanh, từ chỗ “nghèo” điện, không đủ điện cho các bệnh viện, trường học, cắt điện luân phiên nhà máy xí nghiệp phải đóng cửa, điện năng bình quân đầu người trước năm 2000 chỉ khoảng 200-500kwh đầu người. Chỉ số điện năng lúc đó gần như thấp nhất trong 10 nước ASEAN( điều này cũng dễ hiểu vì đất nước vừa bước ra khỏi 3 cuộc chiến tranh chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía Nam, chiến tranh biên giới
phía Bắc).
Nhờ sức mạnh tổng hợp , ngành Điện VN từng bước vươn lên mạnh mẽ, có 426 nhà máy điện của các nhà đầu tư khác nhau, đưa công suất đặt lên đến 79.000MW
đứng trong nhóm 29 nước có điện lực phát triển nhất của Thế Giới và đứng đầu trong ASEAN, điện bình quân đầu người tăng rất nhanh lên
2500kwh.
Cung cấp điện ổn định hơn mười năm qua và có lãi.
ĐIỆN PHÁT TRIỂN NHANH, VÌ SAO THIẾU ĐIỆN ???
Muốn biết ngọn ngành của vấn đề, cần phải có thời gian để xem xét nhiều mặt,trong phạm vi bài viết chỉ nêu lên vài ý nhìn thấy trước mắt.
Căn cứ pháp lý quan trọng nhất để đối chiếu và đánh giá điện thừa hay thiếu là dựa vào TSĐ ĐIỆN 6&7. Nguyên tắc xây dựng TSD Điện là phải cân bằng cung cầu điện
và có dự phòng 10-15%.
*VỀ NHU CẦU ĐIỆN
Nhu cầu điện tăng liên tục ( trừ 2 năm COVID)do mấy nguyên nhân:
Nhờ chính sách mở cửa của Nhà nước, khuyến khích các cơ sở sản xuất trong nước phát triển, đây là
điều rất đáng mừng.
- Do giá điện VN rẻ nên nhiều NĐT nước ngoài đem các thiết bị tiêu thụ nhiều điện sang VN lắp đặt như các nhà máy sản xuất sắt thép,hóa chất, xi măng, phân bón, dệt may… chính vì thế hệ số đàn hồi của VN kém( 2012 là 2,27 lần ;2021 là1,49 lần) trong khi các nước khác xấp xỉ 1 hoặc < 1.). Nôm na là hiệu quả sử dụng điện của VN thấp, các nước sử dụng 1 điện thì ra 1 giá trị sản phẩm, còn ta thì từ 1,49 đến 2,27 điện thì ra 1 giá trị sản phẩm.
- Do điều kiện sống nhân dân được cải thiện đáng kể , các thiết bị dùng điện của hơn 27
- triệu hộ dùng điện ngày càng nhiều.
- Hầu hết các hộ gia đình từ thành thị đến nông thôn đều bỏ các nguồn nhiên liệu truyền thống như củi, rơm rạ, than tổ ong, ga chuyển sang dùng điện vì rẻ ,thuận tiện và sạch,đun nấu nhanh,trên 2 7 triệu hộ tăng bình quân mỗi hộ tăng từ 200-500 w ( ví dụ nồi cơm điện hầu như nhà nào cũng có, công suất 800-1000w)thì tổng cộngtăng4.000-10.000MW tương đương công suất 2-5 nhà máy thủy điện Hoà Bình)
Giai đoạn 2000-2020, như cầu điện tăng rất cao bình quân 10-14%/ năm.
Trước tình hình đó EVN đề xuất cấp trên điều chỉnh TSD 6, xin
chuyển các nhà máy điện dự kiến xây dựng sau 2010 trong TSD 6 lên xây dựng sớm hơn , nhờ vậy mới
kịp đáp ứng nhu cầu điện.
THỰC HIỆN TSĐ 7 HIỆU CHỈNH TỪ 2010 -2020 CÓ XÉT ĐẾN 2030:

NHIỆM VỤ CỦA EVN ĐƯỢC GIAO:
EVN được giao xây dựng 21 nhà máy điện, tổng công suất phải lắp đặt 8615 MW.
chủ yếu là các dự án qui mô lớn như thủy điện Sơn La, Lai Châu…. đến nay đã xây dựng xong đưa vào vận hành 17 nhà máy , Có 2 nhà máy Omon 3&4 mua khí lô B để phát điện cung cấp cho miền Nam,đã lập xong báo cáo nghiên cứu khả thi từ2012 nhưng do dự án khí lô B (có liên quan đến NĐT nước ngoài không thuộc thẩm quyền điều hành của EVN)bị dừng nên chưa thể xây dựng được, năm 2022, EVN lỗ lớn quá, khả năng vay vốn đầu tư khó,cấp trên dự kiến chuyển cho đơn vị khác làm chủ đầu tư.
Về cơ bản EVN đã hoàn thành các danh mục nguồn điện trong TSD ĐIỆN 7 hiệu chỉnh.Đến nay chỉ còn 2 dự án thủy điện mở rộng, qui mô nhỏ, đang khẩn trương xây dựng, (thủy điện Hoà Bình mở rộng 480 MW bị sự cố địa chất,năm 2025 sẽ xây dựng xong và Yaly mở rộng 360 MW, 2024 vào vận hành)
Như vậy, EVN CƠ BẢN HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ ĐƯỢC
GIAO TRONG TSĐ ĐIỆN 7 & TSD
ĐIỆN 7 HIỆU CHỈNH

-CÁC DỰ ÁN GIAO CHO CÁC NĐT NGOÀI EVN
-Các dự án nhà máy điện do các NĐT ngoài EVN đến 2023 có 110
danh mục nhà máy , tổng công suất khoảng 34.000MW,
Đến nay các NĐT ngoài EVN
đã thực hiện xong , đưa vào vận hành tổng công suất đặt khoảng 8.000MW, đã góp phần hết sức quan trọng việc cung cấp điện.
Các nhà máy chưa xây dựng mà TSĐ ĐIỆN giao các CĐT ngoài EVN
trên 30-40 nhà máy, tổng công suất chưa xây dựng là khoảng 26.000 MW
* VỀ KHẢ NĂNG CUNG CẤP
ĐIỆN
Từ 2010 đến 2021, EVN
đều cung cấp đủ điện và 1 số năm có dự phòng lên đến 15%. Có lãi liên tục nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp < 1%.
* NGUYÊN NHÂN THIẾU ĐIỆN
* DO THIÊN TAI: đây là phạm trù linh thiên, thời xưa ông cha ta phải lập Đàn tế Trời , tế Đất, Thiên tai khắc nghiệt con người phải chấp nhận. EVN hàng năm cũng học theo Tổ Tiên cầu Trời Đất cho mưa thuận gió hòa,mưa nhiều đủ nước để có điện cho dân.
* DO CON NGƯỜI: việc chưa xây dựng 26.000 MW, (bao gồm hàng chục dự án được ghi rõ họ tên, sinh ra ở ở địa phương nào, năm xây dựng, năm vào vận hành)như giấy khai sinh trong TSD điện 7. Riêng tại miền Bắc có 27 danh mục dự án nhà máy chưa xây dựng,tổng công suất 7.800MW . nếu những nhà máy đó xây dựng đúng tiến độ TSD 7 thì có thể nói miền Bắc không bị cắt điện ( công suất thiếu giờ cao điểm khoảng 4000MW)kể cả các hồ thủy điện xuống mực nước chết,hệ lụy này đáng báo động ,nếu như không muốn nói là thảm họa, lượng công suất này sẽ tiếp tục gây thiếu điện ngày một lớn hơn ,diện rộng hơn cho đến khi nào các dự án này xây dựng xong , khó thể nói vài ba năm ( thời gian xây dựng 4-5 năm trở lên nếu như mọi thứ đều trôi chảy).Có thể nói thêm rằng theo TSD 7 & TSD 7 điều chỉnh , trong giai đoạn 2010 đến nay, EVN đã nỗ lực xây dựng được 10 nhà máy qui lớn tại miền Bắc, với tổng công suất lắp đặt là 9.080 MW,góp phần đáng kể giảm thiếu điện miền Bắc.
Việc nhiều nhà máy chưa đầu tư cũng dể hiểu, do không thu xếp được vốn, lý do không thu xếp được vốn là do giá điện thấp, không cân đối được dòng tiền , các chỉ tiêu kinhtế của dự án đều thấp ,không có khả năng thu hồi vốn thì ngân hàng không cho vay. Ngoài ra NDT còn tính toàn nhiều rủi ro khác như đền bù đất đai, thời gian phê duyệt dự án kéo dài, trượt giá,
đặc biệt 1 số địa phương không cho xây dựng nhà máy nhiệt điện than
do sợ ô nhiễm nên chậm đầu tư là điều khó tránh khỏi.
Một thực tế vừa qua cho thấy lợi nhuận là động lực mạnh mẽ nhất, hàng trăm nhà máy điện mặt trời , xây dựng rất nhanh, chỉ có 3 năm, xây dựng gần 20.000 MW,sau khi được cấp phép thì NĐT tự quyết định, số vốn huy động trên 10 tỷ USD , giá bán qui định 9,35 cent/ 1 kWh ,có lợi nhuận . Vay dể dàng. Đầu tư thần tốc ,như cuộc chạy đua nước rút,đưa vào vận hành tổng công suất lớn hơn 10 năm xây dựng các loại nguồn khác ( chỉ được 16.000 MW. ).Qua diễn biến thực tế cho thấy một số dư luận cứ qui trách nhiệm Uỷ Ban này, Cơ quan kia chưa chắc đã đúng, rồi nói
do anh A “ không” điều độ điện
cũng chưa chắc đã đúng, mà nguyên nhân chính là do cái chị B“ không“ lợi nhuận gây ra.Mong dư luận đừng bàn cải nữa, đúng là chị ấy rồi.
Việc thiếu điện những ngày đầu
còn do 1 nguyên nhân nữa là có 1 số nhà máy nhiệt điện của EVN và các NĐT khác bị sự cố ( do trời nắng nóng thường dẫn đến sự cố, nhưng đến nay đã khắc phục)
Nguyên nhân này nhỏ , khắc phục nhanh, không phải quan tâm nhiều.

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THIẾU ĐIỆN
-Đối với Elnino:
Theo chuỗi thủy văn thì sau vài chục năm xuất hiện 1 lần cũng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, kinh nghiệm 1 số quốc gia có nhiều thủy điện( Nauy gần 100%, New Zealand khoảng 90%, Canada khoảng 70% ) thì họ phải xây dựng nguồn điện dự phòng, những nước này giàu, dân sẵn sàng trả tiền phần công suất dự phòng đấy nhưng cũng rất đắt, theo tính toán sơ bộ nếu xây dựng 1 nhà máy chạy DO công suất 4.000 MW bù đắp công suất thiếu hụt do Elnino như vừa rồi
Tổng chi phí 4 tỷ USD, giá điện khoảng 18cent/1kwh, đất nước ta còn nghèo nên cần cân nhắc kỹ,
( chỉ phí rất lớn đều phải tính vào giá điện)có chăng chỉ nên xây dựng nhà máy quy mô nhỏ để cứu những phụ tải đặc biệt quan trọng như
an ninh quốc phòng.

PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI
Trước đây Chính Phủ đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng đường dây siêu cao áp 500kv phải nói đây là công trình vĩ đại với nhiều nghĩa ( nhìn xa trông rộng, ý chí thép, quyết đoán) nhờ vậy cứu được thiếu điện miền Nam, EVN nhờ sự thành công đó đã xây dựng thành công thêm
2 đường dây 500kv mạch 2&3 đang phát huy tác dụng rất tốt, nhưng với diễn biến phức tạp về truyền tải vừa qua cho thấy cần phải nghĩ đến một phương án mới,có thể nghiên cứu xây dựng sớm đường dây siêu cao áp một chiều 800-1000 kv để hỗ trợ điện Bắc- Nam. Tính toán sơ bộ tổng chỉ phí cho đường dây 800 kv một chiều khoảng 4.5 tỷ USD, tải được công suất khoảng 6.000 MW,sau này theo tính toán TSD 8 khi công suất hệ thống điện lên đến 150.000 MW (2030), thì tất yếu phải có các đường dây này, làm trước thì đền bù đất dểhơn về sau và bây giờ còn đất để xây dựng.
* VỚI CÁC DỰ ÁN CHƯA XÂY DỰNG TRONG TSĐ 7
* Cơ quan chức năng cần tổ chức hội thảo lắng nghe ý kiến CĐT, để nghe đâu là những vấn đề chính đáng bị tắc nghẽn từ lâu mà chưa có giải pháp, đâu là những vấn đề thuộc trách nhiệm chủ quan của CĐT,và có giải pháp, tiến độ xây dựng từng dự án, phải làm dứt điểm , phải sơ kết đánh giá tiến độ hàng 6 tháng để xử lý kịp thời các vướng mắc.
* Vấn đề lớn mà các CĐT thường hay than vãn đó là giá điện đầu ra thấp quá,không có lãi thậm chí lỗ( có 2 nhà máy BOT chạy than nhập khẩu chào giá 14-18 cent/1 kwh, giá quá cao , nhiều lúc phải dừng , rất rủi ro, nếu là doanh nghiệp Nhà nước thì sẽ bị xử lý trách nhiệm) đảm bảo lợi nhuận, đây là thắt nút cổ chai ,thui chột động lực của CĐT. Nói cụ thể hơn là giá đầu ra phải theo thị trường, vấn đề này phải được người dùng điện đồng thuận, theo nguyên tắc lợi ích hài hòa.
* Triển khai nhanh thị trường điện cạnh tranh là một giải pháp quan trọng để thúc đẩy đầu tư.
* EVN là doanh nghiệp Nhà Nước được giao nhiệm vụ cấp điện cho dân , nên phải tích cực xây dựng nguồn lưới điện theo đúng TSD điện, mua điện kể cả giá cao ( giá điện mặt trời 9.35 cent/1 kwh= 2.200 đ/1kwh , trong khi giá bán điện bình quân 1882 d/1kwh lỗ 318d/1 kWh. và khi thiếu điện phải huy động hết tất cả các nguồn điện chạy DO& FO, với giá thành 2.500-4.000đ/1 kwh mà không được suy nghĩ về lợi nhuận, phải cấp điện cho dân là mục tiêu tối thượng. Nhưng với các doanh nghiệp ngoài EVN thì hoàn toàn khác.Phải giải cho được bài toán lợi nhuận thì họ mới làm, điều đó không có gì đáng trách, nếu lỗ họ sẽ mất vốn ,phải gia nhập đội quân Juventus. Qua phân tích ở trên cho thấy, EVN và 1 số NĐT đã làm tương đối tốt việc đầu tư và cấp điện cho dân. Việc thiếu điện cũng đã rõ là do chưa đầu tư 26.000MW. Nhưng 1 số ý kiến ( có thể nắm được vấn đề hoặc chưa nắm được tình hình cụ thể) dẫn dắt dư luận đi theo 1 hướng khác, bỏ qua lỗ hổng lớn thiếu điện nói trên thì chưa chắc đã có lợi cho dân mà thậm chí họ tung hỏa mù,không biết đâu mà lần. Có thể tạm gọi EVN là con chim đầu đàn trong việc cung cấp điện, họ muốn đánh gãy cánh , thì hậu quả khó lường .Lúc này hơn lúc nào hết, chúng ta cần các giải pháp đặc biệt, có ý kiến cho rằng “ cắt điện giống như cháy nhà”,nếu lối ví von đấy là đúng, thì cộng đồng hãy chung tay cứu đám cháy , phải khuyến khích các NĐT, hãy đừng chỉ trích họ ( như chỉ trích EVN hiện nay) mà trải thảm mời họ vào xây dựng may mới cứu được Hệ thống điện đang dẫm chân tại chỗ, trong khi nhu cầu tăng trưởng không ngừng .Rất mong những người làm điện đọc và chia sẻ cho đồng nghiệp, hiểu rõ hơn tình hình ,tự trấn an tinh thần, và động viên nhau,tiếp tục giữ vững truyền thống ngành điện , giữ vững ý chí, tin tưởng vào sự lãnh đạo của ĐẢNG và NHÀ NƯỚC để phục vụ điện tốt hơn nữa.
* HN 18/6/2023
Cảm ơn Cụ đã đưa bài của Chú lên! Chú là người đã nhận em vào ngành! Cho đến ngày hôm nay đã 26 năm. Chưa một lần em cảm thấy hối hận vì là Công nhân Ngành Điện!!!
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,299 Mã lực
Tuổi
40

HLong_HN

Xe máy
Biển số
OF-834442
Ngày cấp bằng
26/5/23
Số km
70
Động cơ
385 Mã lực
Tuổi
44
Miền nam nhà em không có thiếu điện.
Trước khi có đường dây 500kV Bắc Nam thì miền Nam thiếu to cụ nhé. Miền nam chỉ bắt đầu hết thiếu điện khi có đường dây 500kV chuyển điện từ Hòa Bình, và sau đó là cụm nhà máy điện Phú Mỹ đi vào vận hành.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top