Thế em viết khó hiểu quá rùi. Túm lại, muốn nối lưới thì nguồn muốn nối phải trùng khớp tần số điện áp/ dòng điện xoay chiều của lưới và phải chọn thời điểm để nối chứ không phải cứ nối bừa là bùm! Trong điện dân dụng thì các máy phát chạy 3 pha và dùng cuộn dây vì thế nên việc hoà lưới sẽ làm các động cơ đồng bộ được về tốc độ một cách dễ dàng nhờ việc chọn thời điểm đóng mạch hoà lưới. Ngày trước họ chưa có máy tính tì họ dùng các biện pháp kiểu này!
cụ có thể xem qua video này - phút 1:30 là lúc hoà lưới
Tại video thứ 2 (phút 2:30), ngay khi nối lưới và quá trình hoà lưới bắt đầu với máy phát điện (bản chất nó là một động cơ ba pha), lúc chưa hoàn toàn đồng bộ thì nó hút điện từ lưới vào để tăng dần tốc độ và sau đó đồng bộ và bắt đầu đấy vào lưới.
còn đây là khởi động quá trình hoà lưới bằng tay cơm ở các nhà máy cũ: Họ đợi đạt được cùng tần số, đồng pha rồi mới dám đóng mạch hoà lưới để sau đó là nhiệm vụ của lưới sẽ điều chỉnh. Thuỷ điện Hoà Bình nhà ta ngày xưa (theo em biết qua một lần đi dịch thì được coi là nhà máy tham chiếu của lưới điện quốc gia sau khi nó hoà lưới vì nó có công suất lớn nên nó kéo các nhà khác phải theo), trước khi hoà lưới điện cũng phải có giai đoạn chuẩn bị kiểu bằng cơm như này để nối lưới. Sau này có nhiều nhà máy to hơn thì việc hoà lưới được thực hiện bằng máy tính hết ạ!
Với 3 pha thì tương đối đơn giản do tính năng đồng bộ của động cơ xoay chiều 3 pha, nhưng với 1 pha thì câu chuyện lại quay về bài viết
151 của tôi.